Trong thời
dịch bệnh, Facebook xiết chặt ngôn luận ở Việt Nam như công an
Thứ Bảy, 03/28/2020
tuankhanh
Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Facebook nhiều lần được
nhắc tên trên báo chí về những việc ngăn cản ngôn luận đầy khó hiểu, đặc biệt
liên quan đến vấn đề dịch bệnh Coronavirus.
Trên tờ The Verge, giữa tháng 3, có nhắc đến chuyện này. Tờ báo
nói Facebook liên tục đánh dấu một số bài đăng, dẫn đường liên kết (link) đến
thông tin và bài viết về coronavirus và COVID-19 là thư rác, hoặc coi là tin
giả hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, theo quan sát của một phóng viên Verge
và nhiều người dùng trên Twitter.
Tuy nhiên, khi chuyện lớn lên, thì ông Guy Rosen, phó chủ tịch
liêm chính của Facebook (Facebook’s vice president of integrity) là vấn đề này
là do lỗi của công cụ lọc trong hệ thống chống thư rác. Ông Rosen cũng
cho biết công ty bắt đầu tiến hành khắc phục ngay khi phát hiện ra vấn đề.
Tuy nhiên đây không phải là chuyện nhầm lẫn mang tính đơn lẻ.
Dường như Facebook đang nhân cơ hội đợt dịch bệnh trên toàn cầu và áp dụng các
biện pháp lọc, duyệt tin tức dựa trên các công cụ AI – trí thông minh nhân tạo
– để có thể phác thảo ra các không gian ngôn ngữ, vùng địa phương – mà các
thuật toán của Facebook có thể kiếm soát được khuynh hướng các nguồn tin mà
minh muốn.
Nói một cách nào khác, thì Facebook đang tạo dựng ra một ban
tuyên giáo của mình, hoạt động theo thời sự và kiểm soát theo ý mình, hoặc hợp
tác kiểm soát theo ý một nhà nước, nhóm người nào đó.
Thời cơ là vấn đề quan trọng. Và biết tận dụng thời cơ, thì mọi
thứ đều có hình ảnh tốt đẹp của nó. Giống như kiểu Bắc Kinh đẩy mạnh các công
cụ nhận dạng công dân để kiểm soát bằng hệ thống camera AI trong thời dịch
bệnh. Khi Bắc Kinh rằng đây là cách để tracking – theo dấu các người nhiễm bệnh
thì không ai có thể bắt bẻ gì. Nhưng cũng chính hệ thống này ở ngày thường, đã
bị vô số lòi chỉ trích về vấn đề nhân quyền.
Các tờ như Business Insider hay Guardian cũng có đưa các tin tức
về việc công ty Facebook “rà soát” chặt chẽ các nguồn tin về dịch bệnh để
chống tin giả, nhưng hầu hết các tờ báo lớn và uy tín trên thế giới cũng bị đưa
vào diện spam và người đăng lại bài cũng có thể bị khóa trang của mình một thời
gian.
Ông Rosen cho biết Facebook đã giải quyết vấn đề và khôi phục
các bài đăng bị ảnh hưởng. “Chúng tôi đã khôi phục tất cả các bài đăng bị xóa
không chính xác, bao gồm các bài đăng về tất cả các chủ đề - không chỉ những
bài liên quan đến COVID-19”, Rosen giải thích. Theo Facebook, vấn đề là do một
công cụ kiểm duyệt tự động và không liên quan đến bất kỳ quan điểm riêng hay
chủ trương nào từ phía người điều hành.
Nhưng ở Việt Nam thì không phải vậy. Không phải người nào bị
Facebook khóa hay xóa bài vô lý cũng được phục hồi một cách công bằng. Hơn như
vậy, những người bị xóa bài và khóa bài… trở thành một danh sách dài của các
người dùng mạng xã hội bị công an Việt Nam tìm tới sách nhiễu, hăm dọa, và cả
phạt tiền.
Những điều đó khiến giới quan sát hoạt động của Facebook tại
Việt Nam trở nên tò mò hơn. Ngoài những danh sách bị Facebook trừng phạt ở màn
một, sau đó họ còn bị công an Việt Nam đến nhà, gửi giấy triệu tập là màn hai
của vở kịch mờ ảo này.
Nhiều cây bút trên Facebook do thận trọng hơn,lách né tốt hơn
trong từng câu chữ và sự kiện nên không thể bắt bẻ, cũng lên tiếng nói rằng
dường như họ bị một thuật toán nào đó của Facebook nên bài viết của họ giống
như bị che đi (hide) trên dòng timeline, ít người nhìn thấy hay đọc được. Thậm
chí có những người luôn có những lượng view và like ổn định từ 500 đến 1000 ở
mỗi bài, đã nhận ra sự khác thường khi liên tục giảm số người biết và đọc bài
của họ trong một thời gian.
Cuối tháng 3, Cục An ninh mạng và Phòng chống Tội
phạm Sử dụng Công nghệ cao thuộc Bộ Công an Việt Nam báo
công cho biết họ đã có hồ sơ đầy đủ những người trên mạng Facebook bị gọi là
đưa tin ngoài luồng, khác với tin tức của Bộ Y tế và Ban tuyên giáo Việt Nam
muốn. Cục này nói đã có hơn 300 trên gần 700 trường hợp bị cho đưa
tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 trên mạng xã hội trong 2 tháng qua đã bị
cơ quan chức năng xử lý.
Đại diện Cục An ninh mạng cho biết như trên vào ngày 26/3
và được truyền thông trong nước loan tin cùng ngày. Theo thống kê của
Cục An ninh mạng thì từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên không gian
mạng Việt Nam đã có hơn 900 ngàn thông tin liên quan đến dịch bệnh được đăng
tải. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong một phát biểu hồi đầu tháng 2/2020 cũng đã ca
ngợi Facebook và Google luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông
để xử lý các đối tượng xấu, theo quan điểm nhà nước.
Cũng giống như Trung Quốc đang gia tăng kiếm
soát công dân bằng kỹ thuật số, người ta đang tự hỏi Facebook đang làm gì, đóng
vai trò nào trong việc xiết chặt ngôn luận tự do ở Việt Nam của Nhà nước Việt
Nam.
No comments:
Post a Comment