Tuesday, January 23, 2018

Âm Nhạc Của Một Thời Phần 8: Nỗi buồn sông nước trong nhạc chiều Phạm Duy

Nỗi buồn sông nước
trong nhạc chiều Phạm Duy
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(“Tràng giang”, Huy Cận)
Show truyền hình tên là “Một thời để nhớ”. Khách mời là một ca sĩ và một nhạc sĩ tây ban cầm. Được hỏi sẽ hát bài gì, chàng ca sĩ nói “Hoa rụng ven sông”. Chàng nhạc sĩ vừa đàn vừa hát phụ họa…
Còn đâu em ơi
Còn đâu m i cỏ dại
Chút tình thơ ngây không còn trên đôi m
Dứt tiếng hát, lặng đi mấy giây mới có tiếng vỗ tay... “Nghe bài này nhớ nhà quá!” ca sĩ T.L.–người dẫn chương trình–thốt lên. “Chị nói đúng,” chàng ca sĩ tiếp lời, “hát bài này nhớ nhà thật.”
Không chỉ ba người trên màn ảnh nhỏ thôi mà cả đến “khán thính giả” ngồi trước máy truyền hình vào lúc ấy–vợ chồng tôi và mấy người bạn đến chơi–đều có chung một cảm giác tương tự, cảm giác man mác, bùi ngùi, và đều như chìm đắm vào khoảng không yên lặng. Dễ chừng lâu lắm rồi chúng tôi mới gặp lại cảm xúc nao nao, buồn buồn quyện lẫn nỗi tiếc nhớ và khát khao mơ hồ về một nơi chốn nào, một quá khứ nào xa xăm. Cảm xúc ấy có tên gọi là “nỗi nhớ nhà”. Có phải vì đời sống tất bật bên này đã có lúc làm chúng tôi quên đi nỗi nhớ nhà ấy, hay là từ lâu chúng tôi đã cố giấu đi, cố quên đi, để mà sống?...
Người hát nhớ nhà, người nghe cũng nhớ nhà. Nỗi nhớ nhà ấy còn có một tên gọi khác: nỗi buồn nhớ quê hương.
“Ngày như theo sông, bóng xế tàn rơi”
Không chỉ bài “Hoa rụng ven sông”, nhạc sĩ Phạm Duy có những bài hát làm cho người ta mỗi lần nghe là mỗi lần nhớ nhà, nhớ quê hương đến chảy nước mắt. Tôi nhớ, những giọt nước mắt của ca sĩ Thái Thanh khi chị hát đến câu hát cuối bài “Tình hoài hương”, trong lần trình diễn đầu tiên sau ngày chị đặt chân lên miền đất tự do này. Những giọt nước mắt còn đọng lại rất lâu trong lòng người.
Xa quê hương / yêu quê hương
Những nốt ngân rưng rưng, rạn vỡ, như một giấc mơ rạn vỡ... ài hát như thế nào nhỉ?
Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn
nước tuôn trên đồng vuông vắn
Người phiêu lãng
nước mắt có về miền quê lai l ng
Chỉ có thế, chỉ là con sông đào xinh xắn, chỉ là nước tuôn trên đồng vuông vắn Chỉ là sông với nước, nhưng đã làm cho không biết bao nhiêu người nghe Thái Thanh hôm ấy phải ứa nước mắt.
Thế còn “Hoa rụng ven sông” thì sao? Vì sao bỗng dưng lại có vụ nhớ nhà ở đây? Vì sao bài hát (phổ thơ Lưu Trọng Lư) lại đánh thức trong chúng tôi cảm xúc ấy? Vì những câu hát ấy, hay vì nhạc điệu ấy? Tôi cho là… cả hai. Nhạc điệu thì mênh mang, dìu dặt, lời hát thì man mác, ngậm ngùi, làm dâng lên nỗi buồn vời vợi quyện lẫn những tiếc nuối xa xôi.
Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời
Chiều tàn, hoa rụng (không phải rụng “từng cánh, rơi từng cánh” mà rụng tơi bời). Còn cảnh chiều nào buồn hơn!
Còn đâu nh trăng vàng mơ trên làn tóc rối?
Còn đâu bước chân người mơ trên đường chiều rơi?
Còn đâu đêm sang l đổ rộn ràng?
L đổ rộn ràng… “Rộn ràng”, “rộn rã” là những tiếng lẽ ra phải nghe vui vui nhưng câu hát lại nghe… buồn buồn.
Còn đâu sương tan trăng nội mơ màng?
Còn đâu em ngoan tóc rối ngổn ngang?
Tóc rối ngổn ngang… Và chữ “ngổn ngang” ấy nữa (chữ của Phạm Duy, không có trong bài thơ), nghe mà lòng… ngổn ngang trăm mối.
Còn đâu em ơi / còn đâu m i cỏ dại?
Ngay đến cái m i cỏ dại ấy cũng là mùi rất riêng của cây cỏ ruộng vườn, của “hương đồng gió nội” ở chốn xa quê nhà.
Những còn đâu, còn đâu lặp đi lặp lại như một chuỗi những luyến tiếc không nguôi về những gì thật đẹp thật quý đã mất đi, chẳng bao giờ còn tìm lại được. ài thơ “Còn chi nữa” của Lưu Trọng Lư vốn đã rất thơ được Phạm Duy làm cho “thơ” thêm một lần nữa. Câu thơ:
“Đừng vỗ nữa, tình ơi! Lòng anh đã rời rụng” đổi thành câu hát:
Lòng anh tan hoang / thôi vỗ tình ơi
Hai chữ “tan hoang” nghe thật… tan hoang, và thật não lòng. Câu thơ:
“Đêm ấy xuân vừa sang Em vừa hai mươi tuổi” đổi thành câu hát:
Tuổi em đôi mươi / xuân mới vừa sang
“Hoa rụng ven sông”, cái tựa bài hát ấy không có chữ “chiều”, vậy mà bài hát nghe còn “chiều” hơn cả chiều nữa.
Ngày như theo sông / bóng xế tàn rơi
Những nốt nhạc chơi vơi, lơ lửng trên không, nhỏ dần, nhỏ dần… Như vạt nắng chiều vàng vọt sắp tắt trên bến sông. Như nỗi buồn vướng vất, không trôi đi được.
Ngày như theo sông, bóng xế tàn rơi cho ta một cảm giác luyến tiếc, không toàn vẹn… Kết bài đã không đóng lại hoàn toàn mà để mở cho trôi theo dòng sông,” Học Trò, trong bài phân tích về nhạc thuật của “Hoa rụng ven sông”, đã đưa ra lời nhận định tinh tế ấy. (1)
“Trên sông ngày tàn rơi
Tình anh đà xế bóng”
Câu thơ đã ngậm ngùi, lại thêm cảnh hoa rụng tơi bời nữa khiến ta nghe mà lòng cũng… tơi bời
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (2)
Những nốt nhạc lơ lửng, chơi vơi ấy cũng nghe thấy trong “Chiều về trên sông”.
Chiều buông trên dòng sông Cửu Long
Không phải “chiều xuống” hay “chiều rơi” hay “chiều trôi” mà… chiều buông, nghe như màn sương chiều lướt thướt, như vạt áo choàng mềm mại của chiều tà đang chầm chậm phủ trùm lên một vùng sông nước mênh mông.
Như một cơn ước mong / ơi chiều
Cơn ước mong ấy đọc được trong những dòng hồi ký phơi trải nỗi niềm của người nhạc sĩ:
“Tôi nhớ đồng quê, tôi nhớ thiên nhiên vô cùng. Tôi tìm mọi cách để ra đi. Rồi tôi có những buổi chiều ngồi bên dòng sông Cửu Long:
Chiều buông trên dòng sông Cửu Long như một cơn ước mong, ơi chiều
... để mong được như hàng cây gỗ rong, nghiêng mình (trôi) trên sóng sông yêu kiều.
Tôi còn muốn theo đò ngang qu giang, thương chiều(3)
Phạm Duy cho biết ông ngẫu hứng soạn ra “Chiều về trên sông” do cảm khái bài thơ tả tình tả cảnh sông nước của Huy Cận.
“ èo dạt về đâu, hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang”
“Tràng giang” là bài thơ về sông Hồng, là tâm trạng kẻ tha hương, lưu lạc ngay trên đất nước mình.
“Chiều về trên sông” là bài nhạc về sông Cửu Long, là nỗi buồn dằng dặc, là nỗi “ám ảnh” triền miên về cảnh “sông dài, trời rộng, bến cô liêu” của “Tràng giang”:
“Chuyến đi về miền Cửu Long Giang này không kích thích sự tò mò của tôi vì ở trong Nam không có nhiều danh lam thắng cảnh như ở các miền ngoài. Nhưng tôi cũng được sống với cảnh vật của quê hương tôi, sống với những nhánh sông của ‘chín con rồng’ để chiều chiều, giống như thi sĩ Huy Cận, nhìn ra mình là ‘củi một cành khô lạc mấy dòng’ trôi trên sông ‘mênh mông không một chuyến đò ngang’..., để mấy chục năm sau, có bài hát nhan đề ‘Chiều về trên sông’…
‘Tràng giang’ là bài thơ đã từng ám ảnh tôi từ lâu. Nhưng ngồi bên bờ một con sông quê hương, nếu Huy Cận không có một chuyến đò thì tôi lại muốn có một đò ngang, có lẽ bởi tôi là người luôn luôn sợ ngăn cách.” (4)
Buồn tôi không vì sao bỗng dưng theo đò ngang qu giang thương chiều
Câu hát, theo tôi, hay nhất trong bài. Nỗi buồn sông nước những muốn “quá giang” theo đò ngang trôi đi trong chiều.
Hình ảnh con đò lênh đênh trên sóng nước là hình ảnh rất quê hương Việt Nam.
“Tràng giang” gửi gấm nỗi niềm của Huy Cận:
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
“Chiều về trên sông” ký thác tâm sự của Phạm Duy:
Bể sầu không nhiều nhưng cũng đủ yêu
Người làm thơ, kẻ viết nhạc cùng chung một nỗi buồn sông nước, một mối sầu cô quạnh, một thân phận nhỏ nhoi của kiếp người giữa bao la vô cùng tận của đất trời.
Bởi vì chiều buồn chiều về dòng sông
ởi vì người buồn người ra ngắm dòng sông. Người thả trôi theo dòng nước những phiền muộn âu lo, những hệ lụy của cuộc sống bộn bề.
Bởi vì đời còn nhiều khi là mơ
Mơ gì đây? iết có phải là mơ…
Ngày mai sông về quê mến yêu cho tr ng dương cũng theo hương chiều
Nỗi niềm hoài hương cũng theo sông theo biển chảy xuôi về miền quê lai l ng, như trăm suối ngàn sông đều đổ ra biển cả, như mạch nước xuôi về nguồn, như dòng máu chảy về tim, như chiếc lá rụng về cội.
Bởi vì tình đời nào chỉ th o n
Nốt nhạc cuối rướn lên, như lời giải bày thiết tha.
Hãy cất tiếng ca cho đời thêm (ý) buồn
Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo
Nốt nhạc cuối lại rướn lên, rồi đọng lại, nghe ray rứt, não nuột.
Có khi vui lững lờ / Có khi tuôn sầu u
Vui thì lững lờ như chiều trôi, mây trôi, nước trôi. uồn thì dào dạt như mạch suối tuôn tràn.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”, dòng sông thì mênh mông bát ngát, lòng người thì vời vợi mênh mang như câu thơ Huy Cận. “Sóng gợn”, buồn cũng “gợn”. Nỗi buồn trải rộng như từng lớp sóng bập bềnh trên sông trong bóng chiều quạnh quẽ.
Cảnh chiều buông trên dòng sông Cửu Long có thể gặp ở bất kỳ cảnh trời rộng sông dài nào ở quê nhà chứ chẳng phải riêng gì sông Cửu Long. Cảm giác vui lững lờ, buồn man mác, dào dạt ấy có thể gặp ở bất kỳ cảnh chiều nào trên những bến sông xa. Nghe những bài hát như thế cần chút tĩnh lặng, cần nhắm mắt lại, để nghe chiều đi lặng lẽ, nghe nỗi buồn trôi đi chầm chậm và nghe...
Chiều buông trên dòng sông cuốn mau
“Biết là bao sầu trên xứ người”
Nỗi buồn trôi đi chầm chậm ấy cũng gặp trong những bài nhạc chiều khác của Phạm Duy, như bài “Đường chiều lá rụng”.
Chiều rơi trên đường vắng / có ta rơi giữa chiều
Hồn ta theo vạt nắng / theo làn gió đìu hiu
Cảm giác nào chơi vơi hơn một người đang “rơi” lặng lẽ trong chiều? Như cánh lá vàng nhẹ xoay trong gió, như nỗi buồn lơ lửng, lửng lơ.
Nhiều người thích “Đường chiều lá rụng” vì những câu hát nghe đẹp như là câu thơ (ít người biết rằng nguồn nhạc hứng của người nhạc sĩ đến từ một bài thơ của Lệ Lan, “Đường chiều lá rơi”).
Lá vàng bay! Lá vàng bay! như dĩ vãng gầy / tóc buông dài
bước ra khỏi tình phai
Chiều ôm vòng tay / một bó thuyền say
thuyền lơ lửng mãi
Từng chiếc thuyền hồn lướt trôi neo đứt một lần cuối thôi cho c nh buồm lộng gió vơi / gió đầy
Dòng sông như dòng đời, cho thuyền hồn lướt trôi.
Chiếc thuyền hồn là lối ví von mang tính ẩn dụ của Phạm Duy, người mà cuộc đời ví như con thuyền nổi trôi theo mệnh nước. Con thuyền lênh đênh ấy được ông hơn một lần đưa vào trong lời nhạc, Về đây nhé Cắm xong chiếc thuyền hồn / Ôi tho ng nghe dây lòng tiếc đờn (“Trở về mái nhà xưa”, lời Việt bài “Come back to Sorrento”).
Cắm xong chiếc thuyền hồn, người tìm về chiếc cầu trên bến nước, nhìn dòng sông đời mình chảy xiết, nhìn nước trôi, trôi mãi về bến nào…
Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ Cầu cao nghiêng dốc bên dòng sông sâu Sầu vương theo gió xuôi về cuối trời ột v ng đau thương chốn làng cũ quê xưa
Bên cầu biên giới tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi Sông nước xa xôi / mây núi khắp nơi không tỏ một đôi lời
(“ ên cầu biên giới”)
Dòng sông trong lời nhạc Phạm Duy còn gợi lên ý niệm về nỗi cách ngăn, chia lìa. Nước sông còn chia đôi bờ, vì đời còn nhiều ngăn cách, vì lòng người còn lắm nỗi phân ly.
Nước đi là nước không về
chia đôi dòng nước chia lìa dòng sông
Chiều chiều ra đứng bờ sông
muốn về quê mẹ mà không có đò
(“Những dòng sông chia rẽ” – Sông Mẹ /Trường ca “Mẹ Việt Nam”)
Những “dòng sông ly biệt” ấy cũng là những định mệnh trái ngang trong tình yêu lứa đôi. Những kẻ yêu nhau không đến được với nhau vì nỗi cách chia “người đầu sông, kẻ cuối sông”.
Sông này đây chảy một dòng thôi
ây đầu sông thẫm tóc người cuối sông
(“Đưa em tìm động hoa vàng”, phổ thơ Phạm Thiên Thư)
Yêu nhau nhưng không đi chung được một đường vì “người ở một phương, ta một phương”, tìm nhau nhưng không gặp được nhau vì nước sông ngăn cách đôi dòng.
ột người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu một người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau c ch một biển sâu
Nước vẫn trôi mau / mắt vẫn hoen sầu
Số kiếp hay sao / không cho bắc cầu
thì xin sông nước sẽ cho gần nhau
(“Hẹn hò”)
Sông nước sẽ cho gần nhau, đấy là nỗi khát khao của những đôi tình nhân cách trở và của bao người còn khắc khoải ở đôi bờ thương nhớ vì những khoảng cách không gian và thời gian.
Nhớ quê hương là nhớ biển rộng sông dài, nhớ những con sông hiền hòa xuôi chảy qua những miền đất nước, thấm vào từng mạch đất quê hương...
Tôi yêu những sông trường
Biết i tình ở dòng sông Hương
Sống no đầy là nhờ Cửu Long
u sông Hồng đỏ vì chờ mong
(“Tình ca”)
Nhớ quê hương là nhớ thành phố cũ, nhớ con sông xưa, nhớ ghe thuyền ngược xuôi trên sóng nước, nhớ tiếng hát câu hò vẳng trên sông mơ màng.
Về miền Trung / miền th y dương bóng dừa ngàn thông thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông dài
Đêm hôm nao gió u buồn trên sông vắng có tiếng h t xao xuyến nh trăng vàng
(“Về miền Trung”)
Xao xuyến nh trăng vàng… Chữ “xao xuyến” ấy nghe mới… xao xuyến làm sao!
Sông nước mênh mông, mây núi chập chùng, bến nước tiêu điều, những hàng thùy dương, những bờ lau sậy và không gian chiều tịch lặng dễ làm gợn lên nỗi buồn viễn xứ.
Chiều nay sương khói lên khơi Th y dương rũ bến tơi bời
Thuyền ơi Viễn xứ xa xôi ột lần qua giạt bến lau thưa Hò ơi Giọng h t thiên thu Suối nguồn xa vắng / chiều mưa ngàn về
Nhạc điệu, tiết tấu dìu dặt, nghe như tiếng sóng dạt dào vỗ mạn thuyền, như con thuyền dập dềnh trên sóng nước, lướt lướt trên sông.
Chiều nay gửi tới quê xưa biết là bao thương nhớ cho vừa Trời cao chìm rơi xuống đời biết là bao sầu trên xứ người
(“Thuyền viễn xứ”, phổ thơ Huyền Chi)
“Thuyền viễn xứ” và “Viễn du” là hai bài hát “tiên tri” về định mệnh lịch sử của dân tộc, về nỗi niềm u uẩn của người Việt ly hương, và cả về những chuyến hải trình đầy mạo hiểm vượt qua bao phong ba bão táp để đặt chân lên được những bến bờ tự do.
Ra khơi Biết mặt tr ng dương
biết đời viễn vông / biết ta hãi h ng
(“Viễn du”)
* * *
Có lắm bài nhạc chiều rất đẹp rất thơ trong nhạc Việt, nhưng lạ một điều, chỉ những cảnh chiều trên sông nước mới gợi cho ta nỗi thương quê nhớ nhà, như câu thơ nặng trĩu nỗi niềm hoài hương của Tản Đà (dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu):
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Ai cũng mang theo trong lòng mình “Hình ảnh một buổi chiều” (5) nào ở quê nhà trong những năm dài biền biệt xa quê. Ai cũng có một dòng sông để luyến tiếc, để nhớ về. Ai cũng muốn được về thăm lại những nhánh sông đời mình, những nhánh sông hiền hòa hay cuồn cuộn sóng. Ai cũng muốn được về ngồi lại bên cầu nhìn nước sông trôi êm đềm để lặng nghe dòng đời từ từ trôi.
Phải yêu lắm những buổi chiều ở quê nhà, phải đau lắm nỗi đau chia lìa của đất nước, phải buồn lắm nỗi buồn nổi trôi của kiếp người, phải nhớ lắm nỗi nhớ rưng rức một quê hương lìa bỏ, mới “ngấm” được những bài nhạc chiều ấy của Phạm Duy.
“Chiều trên quê hương tôi” (6) khác với chiều ở Mỹ, chiều ở Úc, chiều ở Gia-nã-đại… Không có buổi chiều nào ở xứ người giống như buổi chiều ở quê nhà. Không có màu “nắng chiều rực rỡ” (7) nào trên xứ người làm mờ phai hình ảnh những buổi chiều vàng trên quê hương trong tâm tưởng người Việt xa quê.
Phạm Duy, ông từng có biết bao chuyến “viễn du” (7) trong đời mình, những chuyến phiêu du khắp nẻo đây đó. Ông từng có biết bao buổi chiều ngắm nhìn cảnh hoàng hôn trên những bãi biển thơ mộng, ngắm nhìn cảnh trời chiều đẹp như tranh vẽ trên những bến sông, bến nước. Sau cùng, ông đã bỏ lại, bỏ lại hết những cảnh chiều ở quê người. Ông đi tìm cảnh chiều khác.
Một người bạn tôi nói rằng, “Nghe những bài nhạc quê hương của Phạm Duy sau ngày ông ‘dứt áo ra đi’, có một cảm giác khang khác, không như là trước đây…” Người bạn không nói r “khang khác” là khác thế nào (có lẽ chỉ cảm thấy vậy mà không diễn được ý…). Nói thế không phải là không đúng, và tôi phải nhận rằng anh bạn khá tinh tế. Cũng bài hát ấy, cũng giọng hát ấy, nhưng nghe có gì… khang khác. Không chỉ “cảm thấy” như người bạn, tôi cho rằng mỗi người có thể “cảm thấy” khác nhau, tùy vào tâm cảnh thế nào trong lúc nghe bài hát và tùy cả vào tình cảm yêu, ghét thế nào dành cho người viết bài hát ấy nữa. Cái khác nhau ấy có thể hiểu được, cũng tựa như cái khác nhau trong cảm xúc và suy nghĩ của những người từng nghe, từng hát nhạc Phạm Duy trước việc ông “dứt áo ra đi”.
Người nhạc sĩ ấy đã bỏ đi; nói đúng hơn, đã bỏ về, về lại nơi ông đã ra đi, về lại nơi ông đã viết nên những câu hát Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn / nước tuôn trên đồng vuông vắn , những câu hát Chiều buông trên dòng sông Cửu Long / như một cơn ước mong, ơi chiều
Người nhạc sĩ ấy đã bỏ đi, những bài hát vẫn còn ở lại. Những bài hát về những dòng sông lờ lững ở chốn quê nhà, những bài hát về cảnh sông nước mênh mông, cảnh chiều xuống êm đềm, cảnh “hoa rụng ven sông”... thỉnh thoảng vẫn nghe thấy cất lên đâu đó trên những làn sóng phát thanh, phát hình, trong những chương trình ca nhạc của người Việt xa quê. Và mỗi lần như thế, mỗi lần nghe những bài hát như thế cất lên, người ta lại cảm thấy… nhớ nhà.
Giờ đây trên sông hoa rụng tơi bời
_________________________
(1) Học Trò, Tìm hiểu nghệ thuật sáng tác nhạc qua ca khúc
“Hoa rụng ven sông” của nhạc sĩ Phạm Duy
(2) Câu thơ “đề từ” bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận
(3) Phạm Duy, Hồi Ký Phạm Duy (Tập III, Chương 7)
(4) Phạm Duy, Hồi Ký Phạm Duy (Tập I, Chương 27)
(5) Tên bài nhạc của Lâm Tuyền & Dạ Chung
(6) Tên bài nhạc của Trịnh Công Sơn

No comments:

Post a Comment