Tuesday, January 23, 2018

Âm Nhạc Của Một Thời Phần 7: Phạm Duy, tôi còn yêu, tôi cứ yêu

Phạm Duy,
tôi còn yêu, tôi cứ yêu
Con đường thảnh thơi nằm nghe chuyện tình quanh năm
(“Con đường tình ta đi”, Phạm Duy)
“Ông yêu thích chủ đề nào hơn hết trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của ông, bao gồm những dân ca, tình ca, tâm ca, đạo ca, rong ca, kháng chiến ca, quê hương ca... vân vân?” người dẫn chương trình văn nghệ Phạm Duy, Người Tình đặt câu hỏi. “Tình ca,” câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát, không chút lưỡng lự. Nói thẳng, nói r , không ngại ngùng, không quanh co, đó là tính cách, là con người Phạm Duy.
Câu hỏi ấy tôi nghĩ, nếu không phải đặt ra cho Phạm Duy mà cho đối tượng đông đảo người yêu nhạc của ông, chắc cũng sẽ nhận được câu trả lời tương tự.
Tình ca và tình ca đôi lứa
“Tình khúc”, “tình ca”..., những cách gọi này lâu nay đã trở thành phổ biến, và dễ được hiểu theo nghĩa những bài nhạc tình, cũng tựa như thơ tình, truyện tình… vậy. Điều này có đúng, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng, nhất là đối với trường hợp Phạm Duy.
Người dẫn chương trình đêm ấy không hỏi thêm, nên Phạm Duy cũng không giải thích thêm về câu trả lời ngắn, gọn của ông; tuy nhiên, trong một lần tiếp xúc, khi đề cập đến những “Đêm nhạc tình Phạm Duy” do những người yêu ông, yêu nhạc của ông thực hiện ở nơi này nơi nọ dạo gần đây, tôi được ông cho biết: “Nhạc tình yêu của tôi xưa nay không chỉ thu hẹp trong phạm vi và chủ đề tình yêu nam nữ, tình yêu trong âm nhạc còn được hiểu là: yêu tiếng nói, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu đến cả những vật thể nhỏ b , vô tri vô giác như hòn đá, mảng rêu...” Qua cách nói ấy, ta hiểu rằng chủ đề tình yêu trong âm nhạc Phạm Duy rộng khắp, đa dạng. “Tình yêu”, hai chữ ấy nghe vậy mà rộng lớn quá, mênh mông quá: tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người, lứa đôi... iết nói sao cho vừa! Có thể nêu một ví dụ, “Tình ca”, một trong những ca khúc quen thuộc của ông được nhiều người yêu thích, lại không phải là một... “tình khúc”. ài nhạc tên là vậy, thế nhưng không phải chỉ yêu cô g i bên nhà / miệng xinh ăn nói mặn mà... (mà) có duyên, ta thấy ông còn yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..., yêu câu h t Truyện Kiều..., yêu đất nước tôi / nằm phơi phới bên bờ biển xanh..., yêu những sông trường..., yêu bác nông phu / đội sương nắng bên bờ ruộng sâu..., nghĩa là, đúng như ông nói, bất kể thứ gì yêu được là ông “yêu” thôi. Thử hỏi, làm sao không khỏi nghe lòng dấy lên nỗi kiêu hãnh, niềm tự hào dân tộc khi nghe đến những câu hát:
Tôi yêu biết bao người
Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa
Những anh h ng của thời xa xưa
Những anh h ng của một ngày mai
Nghe ông yêu nhiều, yêu hết mức đến như vậy, ta cũng muốn “yêu” theo ông.
“Tình ca” là một trong những bài nhạc ta gặp nhiều “chất Phạm Duy” nhất.
Với “Tình ca” ông mở lòng ra phơi phới. Ở “Tình ca” là tình yêu thật rộng lớn, thoát ra ngoài, vượt lên trên mọi thứ tình yêu khác, kể cả tình yêu đôi lứa. “Tình ca” là một “tình yêu tổng hợp”, là bản tình ca lớn nhất: bản tình ca của đất nước. Đất nước nơi ông đã lọt lòng, nơi ông đã được nghe câu hát đầu tiên trong đời mình, là lời Mẹ hiền ru những câu xa vời... Lời mẹ ru ấy, bản tình ca của đất nước ấy, là mối tình đầu đời, là cuộc tình lớn nhất của ông. Cuộc tình ấy có khi vui, khi buồn (bốn ngàn năm ròng rã buồn vui...), có lúc khóc, lúc cười (khóc cười theo mệnh nước nổi trôi...).
Ta hiểu vì sao hình tượng “chiếc nôi” vẫn luôn được Phạm Duy nhắc tới, vẫn luôn theo ông đi vào trong những lời nhạc, khi thì Tiếng nước tôi / tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi (“Tình ca”), khi thì Việt Nam / hai câu nói bên vành nôi (“Việt Nam, Việt Nam”), khi thì đặt tên cho người / đặt tình yêu nước vào nôi (“Huyền sử ca một người mang tên Quốc”)...
Đâu phải chỉ “Tình ca”, ta còn gặp những “Tình hoài hương”, “Xin tình yêu giáng sinh”, “Tình nhân loại, nghĩa đồng bào”... Những bài nhạc có cái tựa mang theo chữ “tình” ấy đều không phải là những ca khúc viết riêng cho tình yêu nam nữ.
Nhạc tình Phạm Duy, hệt như tính cách của ông, đã không hề tự đặt cho mình một giới hạn, một ràng buộc trong khuôn khổ nhất định nào mà luôn luôn muốn đi tới tận cùng những bến bờ.
Nhạc tình yêu nói chung của Phạm Duy là như vậy. Thế còn nhạc tình yêu… nói riêng, dành cho đôi lứa, thì sao?
Câu hỏi nhiều người muốn biết. Như chuẩn bị sẵn cho câu trả lời, nhạc sĩ Phạm Duy có tạm đưa ra một “ ảng phân loại” khái quát dành cho những bản tình ca mà đối tượng, ông cho biết, “chỉ thu hẹp trong phạm vi và chủ đề tình yêu nam nữ”. Đường tình trăm vạn lối, biết đâu là đâu; tuy nhiên, cũng xin thử làm công việc hệ thống hóa, qua các tiểu đề bên dưới, những nẻo đường tình từng in dấu chân người nhạc sĩ trong suốt cuộc “hành trình âm nhạc Phạm Duy”, khởi đi từ “tuổi bâng khuâng” (1) cho đến khi là “người tình già trên đầu non”, (1) chỉ mong phần nào giúp người yêu nhạc Phạm Duy vừa có được cái nhìn tổng thể, vừa hình dung được những khuôn mặt khác nhau của tình yêu thể hiện qua dòng nhạc của ông.
Công việc này thực ra không đơn giản chút nào vì thật khó mà đạt được sự chính xác tuyệt đối trong lúc sắp xếp, phân loại theo từng đề mục. Một bài nhạc có khi không biết nên sắp vào “cột” nào cho phù hợp, hoặc vừa có thể cho vào “cột” này, lại vừa có thể cho vào “cột” khác, chưa nói là “Con đường tình ta đi” (1) của Phạm Duy có lúc thênh thang, có lúc ngoằn ngoèo, nhiều ng ngách, lắm ngã ba ngã tư đường tình, đặt chân vào dễ mơ mơ màng màng, có khi lạc lối, chẳng biết đường nào ra...
“Tình ca” trong bài này, từ đây trở đi, xin được hiểu theo nghĩa nhiều người vẫn quen hiểu: tình ca đôi lứa.

A. Con đường tình ta đi (1)

Sáng tác đầu tay, năm 1942, “Cô hái mơ” (phổ thơ Nguyễn ính), khởi đầu cuộc hành trình âm nhạc dài hơn nửa thế kỷ
của Phạm Duy, từ khi ông khoác cây đàn lên vai, là một bài tình ca, và có thể được xem như “mối tình đầu” của Phạm Duy với nền tân nhạc Việt nam.
1. Tình Đầu
“Con đường tình” của Phạm Duy, như bao nhiêu con đường tình của bất cứ ai khác, cũng đã khởi đi từ những mối tình đầu. Tình yêu là những nụ hoa vừa chớm nở, hay nói như Phạm Duy, là trái táo thơm, chỉ đến khi ghé răng cắn vào thì... giấc mơ não nùng vội tan (“ Bao giờ biết tương tư”).
Tình đầu thường là những mối tình e ấp, hoặc ngu ngơ, vụng dại (Phạm Duy vẫn gọi đùa là “tình ấp úng”) và vẫn được xem là mối tình đẹp nhất, khó quên nhất. Từ những mối tình “lãng mạn tiền chiến”:
Hôm xưa tôi đến nhà em
ra về mới nhớ rằng quên cây đàn...
Hôm sau tôi đến nhà em
cây đàn còn đó nhưng em đâu rồi?...
Tôi nâng niu cây đàn / tình tang...
Yêu tôi hay yêu đàn?
(“Cây đàn bỏ quên”)
Đến những mối tình thầm lặng, kh p kín, chỉ mình ta biết với riêng ta:
Cô h i mơ ơi Không trả lời tôi lấy một lời
Cứ lặng mà đi / rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt l mơ rơi
(“Cô hái mơ”, theo thơ Nguyễn ính)
Hay nỗi niềm bâng khuâng của “người em sầu mộng” tuổi đôi mươi, tuổi cuống quýt, dạt dào / em biết yêu lần đầu.(2)
Ngày em hai mươi tuổi / mới chớm biết yêu người
đã buồn vì duyên mới / rồi đây sẽ nhạt phai
(“Ngày em hai mươi tuổi”)
Tình đầu là mộng ước, là giấc mơ tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ:
Tôi đang mơ giấc mộng dài
đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh...
Đừng lay tôi nhé cuộc đời
tôi còn trẻ dại / cho tôi mơ mộng
(“Tôi đang mơ giấc mộng dài”)
Đừng lay tôi nhé cuộc đời, đừng đánh thức những giấc mộng đầu, hãy cứ để yên cho tuổi trẻ mơ giấc mộng dài với con đường dài phía trước, con đường cỏ cây hoa lá xanh tươi.
Con đường của đôi mình
Ôi, chuyện tình thư sinh
(“Con đường tình ta đi”)

2. Tình Thư Sinh
“Một hôm trận gió tình yêu lại
đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư”
Nỗi niềm tâm sự của chàng Huy Cận thuở xưa cũng đâu có khác chi những xuyến xao rung động của những cô cậu học trò thời nay, được Phạm Duy đưa vào nhạc.
Em tan trường về / đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở / tóc dài tà o vờn bay / vờn bay...
Anh trao vội vàng / ch m hoa mới nở / ép vào cuốn vở...
Mai vào lớp học / anh còn ngẩn ngơ / ngẩn ngơ
(“Ngày xưa Hoàng Thị”, theo thơ Phạm Thiên Thư)
Có chàng trai nào thuở ấy lại chẳng có một đôi lần đứng ngẩn ngơ trước cổng trường vì tương tư một mầu áo nữ sinh.
Ngày nào biết mong chờ
biết rộn rã buồn vui / đợi em dưới mưa
(“ ao giờ biết tương tư”, với Ngọc Chánh) hoặc:
Ngoài đường em bước chậm
qu n chiều anh nôn nao
(“Hai năm tình lận đận”, theo thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Đó cũng là những mối tình luýnh quýnh giữa sân trường trao thư... (“Hai năm tình lận đận”), hoặc nỗi “đau khổ” vì... thất tình, Ta hỏng tú tài / ta hụt tình yêu... (“Thà như giọt mưa”).
Đó cũng là những mối tình của những háo hức, rạo rực ôi tìm làn môi ngon / nhưng còn thẹn th ng... (“Con đường tình ta đi”) và của những say sưa, ngất ngây vì vị ngọt tình yêu, Uống ly chanh đường / uống môi em ngọt (“Trả lại em yêu”).
Con đường tình của tuổi học trò trải dài suốt những năm tháng còn ngồi ghế nhà trường, từ thuở học sinh qua hết thời sinh viên. Những chuyện tình vẫn gắn liền những ngôi trường, có thể là những ngôi trường có tên như ngôi trường của những người tình Trưng Vương, người tình Gia Long, người tình Văn Khoa... (“Con đường tình ta đi”), hoặc bất kỳ ngôi trường nào không tên như ngôi trường thân yêu / bạn bè cũ mới... (“Trả lại em yêu”). Những chuyện tình vẫn gắn liền những con đường, có thể là những con đường có tên như con đường Duy Tân, cây dài bóng m t, hoặc bất kỳ con đường nào không tên như con đường trời mưa êm / chiếc d che mầu tím... (“Con đường tình ta đi”), con đường của những ngọn đèn hiu hiu / nỗi buồn cư x (“Trả lại em yêu”), con đường của những hàng me, hàng phượng.
Con đường tình của tuổi học trò cứ thế trải dài, trải dài mãi, cho đến lúc bỏ trường bỏ lớp, cho đến lúc em vừa thôi kẹp tóc... / anh vừa thôi học xong (“Tóc mai sợi vắn sợi dài”).
ao nhiêu là con đường, những con đường mộng mơ, những con đường xanh thắm của một mùa nào lãng mạn. Tất cả, đều là những…
Con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm
(“Con đường tình ta đi”)
3. Tình Quê
Chàng là thanh niên / mạch sống khơi trên luống cày
nói năng hiền lành như thóc với khoai
Nàng là con g i nết na trong xóm
nước da đen ròn với nụ cười son
(“Vợ chồng quê”)
Hiền lành như thóc với khoai, hiền như không thể hiền hơn. Tôi thích lối ví von rất “quê” ấy. Những lời lẽ như thế, mộc mạc đơn sơ, chân chất bình dị, nhưng đầy những ý, tình, được tìm thấy khá nhiều ở những câu hát của Phạm Duy trong những bài dân ca, tình ca quê hương..., và cả những bài về tình yêu trai làng, gái quê.
Ngoan như cơn gió đêm hè...
Yêu nhau khi lúa chưa mòng
thương nhau khi nắng khô đồng
Ôm nhau nghe nước mưa ròng
chảy vào lòng cặp tình nhân
(“Lúa Mẹ”) hoặc:
iếng trầu cau nên đôi vợ chồng
(“Tình nghèo”, thơ Hồng Nam) hoặc:
Ai về / về có nhớ / nhớ cô mình chăng?
Tôi về / về tôi nhớ / nhớ hàm răng cô mình cười
(“Tình hoài hương”) hoặc:
Yêu em đôi mắt hạt huyền
Yêu làn tóc rối / yêu liền nước da...
Yêu tấm o thô sơ / dãi dầu mưa nắng vẫn chưa phai mối tình
(“Hò lơ”) hoặc:
Em ở lại nhà / em ơi em ở lại nhà
vườn dâu em đốn / mẹ già em thương
(“Dặn dò”)
“Tình quê” luôn gắn liền tình yêu quê hương đất nước, gắn liền với giấc mơ thanh bình của những làng quê nghèo chìm trong lửa khói chiến tranh.
Nằm mơ / mơ thấy trăm họ tốt tươi
mơ thấy bên lề cuộc đời / o dài đ a trong tiếng cười
(“Quê nghèo”)
Trong những giấc mơ ấy không thiếu giấc mơ của những đóa hoa thấm tho t mười năm nhớ anh vắng xa về một ngày trở về của người chiến binh...
Ôi, ngày trở về
có đôi uyên ương sống đời mặn nồng
(“Ngày trở về”)
Phạm Duy được biết đến nhiều nhất và trước hết như là người nhạc sĩ “dân ca”, hơn là “tâm ca”, “tình ca”... Tình quê chan chứa trong làn điệu dân ca và những câu ca dao ngọt ngào được phổ nhạc.
Đố ai nằm ngủ không mơ?
Biết em nằm ngủ hay mơ
Nửa đêm trăng xuống đứng chờ ngoài hiên
Nửa đêm anh đến bến bờ... yêu đương
(“Đố ai”)
Những chuỗi nốt nhạc uốn lượn, luyến láy rập rờn. Câu ca dao tình tứ lại càng thêm tình tứ.
Tình quê, như bức tranh quê, vẫn một màu trời xanh thắm, trong vắt.
4. Tình Một Thuở
Đấy là những chuyện tình ngày đó chúng mình, những chuyện tình của Ngày đó có em đi nhẹ vào đời / và đem theo trăng sao đến với lời thơ nuối..., của Ngày đôi môi, đôi môi đã quyết trói đời rồi / Ôi, những c nh tay đan vòng tình ái!..., và của xe tơ kết tóc giam em vào lòng thôi...
Những lời ấy ghi lại được từ một trong những bản tình ca hay nhất, đẹp nhất của Phạm Duy. Nhịp điệu chậm rãi, dìu dặt sánh đôi với giai điệu mềm mại, dịu dàng, như bước chân ai khe khẽ, rón r n “đi nhẹ vào đời”. “Ngày đó chúng mình” chắc phải là bản tình ca của một thời để yêu, một thời để... soạn nhạc.
Có rất nhiều những lời nhạc, lời thơ như vậy trên “con đường tình Phạm Duy”.
Đường em có đi / hằng đêm gót hoa
nở những đóa thơ / ôi, dị kỳ
(“Đường em đi”)
Nhưng không phải con đường ấy lúc nào cũng là trăng là sao, là “những đóa thơ”, là “xe tơ kết tóc”, là “những cánh tay đan vòng tình ái”... mà còn có cả những đêm “rách rưới”, những cơn mơ “lẻ loi”. 
Ngày đó có anh mê mải tìm lời
tìm trong đêm r ch rưới / cơn mơ nào lẻ loi
(“Ngày đó chúng mình”)
Hạnh phúc hay khổ đau, tình vui hay tình buồn, cũng mang đến những nguồn cảm hứng và chất liệu âm thanh cho người nhạc sĩ sáng tác để, nói như nhạc sĩ Y Vân, “đem nhạc tình ghi tràn đầy cung điệu buồn”.
Nỗi tiếc nhớ, nỗi cô đơn chẳng hạn:
Tôi đi vào thương nhớ / tôi xây lại mộng mơ năm nào...
Đêm xưa biển này / người yêu trong c nh tay
Đó là “Nha Trang ngày về”, là một mình một bóng đi tìm lại dấu tích kỷ niệm. Ca khúc ấy, cùng với những bài tình ca lẻ loi như “Giết người trong mộng”, “Mùa thu chết” (theo thơ Apollinaire), “Thu ca điệu ru đơn” (theo thơ Verlaine), “Nước mắt mùa thu”, “Còn gì nữa đâu”, “Đừng bỏ em một mình” (theo thơ Minh Đức Hoài Trinh)... được Phạm Duy gọi chung là những bài “tình ca một mình”.
Nỗi chia cách người đầu sông, kẻ cuối sông chẳng hạn:
ột người ngồi bên kia sông / im nghe nước chảy về đâu
ột người ngồi đây
trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
(“Hẹn hò”)
Và cả những nỗi vất vả, lao đao lận đận trên con đường tình gập ghềnh:
Ta yêu em lầm lỡ / Bây giờ đường nào đi...
Ta yêu em vất vả / Ôi, lần cuối / lần đầu
(“Ta yêu em lầm lỡ”, theo thơ Đào Văn Trương)
Hai năm tình lận đận / hai đứa c ng xanh xao
(“Hai năm tình lận đận”, theo thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Hai năm, năm năm, mười năm..., không chỉ những khoảng cách thời gian, những đổi thay của khí hậu, của mùa màng, của xuân hạ thu đông cũng theo nhau đi vào nhạc Phạm Duy. Có khi là “Xuân nồng”, là “Đêm xuân”.
Đêm qua say tiếng đàn
đôi chim uyên đến giường
Có khi là “Hạ hồng”, là “Phượng yêu”.
Yêu người / yêu Phượng / yêu hoa đầu m a
Yêu mầu rực rỡ / yêu em m lòa...
Yêu người yêu cả cơn mơ rụt rè
Có khi là “Tình thu”, là “Chiều đông”..., tất cả góp lại thành bản “tình ca bốn mùa”. Với bản tình ca ấy, chắc hẳn con người nghệ sĩ Phạm Duy cũng đã muốn bày tỏ nỗi ước mơ của riêng mình: những mùa màng của đất trời cũng sẽ là những mùa màng của tình yêu, để những cặp tình nhân trên đời này có đủ “bốn mùa yêu nhau.”
5. Tình Muôn Thuở
Tìm nhau trong muôn thuở
Tìm nhau như Thiên Cổ tìm Ngàn Thu
(“Tìm nhau”)
Tình muôn thuở, đấy là chuyện tình của những “ngàn thu”, “ngàn trùng”..., của những “muôn đời”, “muôn kiếp”..., những mối tình bất tử, bất diệt, dẫu có “nghìn trùng xa cách”. (1)
Còn theo nhau tới muôn đời sau
(“Đừng xa nhau”)
Kiếp nào có yêu nhau / thì xin tìm đến mai sau
(“Kiếp nào có yêu nhau”, theo thơ Minh Đức Hoài Trinh)
Nếu một mai / không còn ai đứng bên kia đời
trông vòi või
(“Nếu một mai em sẽ qua đời”)
Nghìn thu / anh là suối trên ngàn
Nghìn thu / em là sóng xô bờ...
Cuộc tình đi vào cõi thiên thu
(“Nghìn thu”)
Đừng cho trăng tan dưới gót
Đừng cho không gian đụng thời gian
(“Thương tình ca”)
“‘Không gian đụng thời gian’ thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra?” tôi nhớ từng hỏi nhạc sĩ Phạm Duy câu ấy. Ông có giải thích, có viện dẫn những nguyên tắc vật lý, và cả siêu hình nữa: “Là đời sống sẽ tan biến, là tận thế của tình yêu.” Và ông kết luận, “Yêu như thế là đẩy tình yêu đến tận cùng hai c i sống, chết”.
Tình muôn thuở, đấy cũng là những chuyện tình muốn quên mà không sao quên được.
Làm sao giết được người trong mộng
để trả th duyên kiếp phũ phàng
(“Giết người trong mộng”, theo thơ Hàn Mặc Tử)
Phải yêu như thế nào mới tính chuyện giết người trong mộng đã bội thề, mới hiểu vì sao nhưng người trong mộng vẫn hiện về. Phải yêu đến mức nào mới tính chuyện “trả thù”, mới hiểu vì sao “tình hận” lại là khuôn mặt khác của tình yêu.
Muôn thuở hay ngàn thu, trăm năm hay nghìn năm, chỉ là cách nói, thực ra mỗi người chỉ có một đời để sống, một thời để yêu thôi, và khi đã yêu thực tâm thực lòng thì:
Trăm năm d lỗi hẹn
nghìn năm vẫn không quên
(“Nghìn năm vẫn chưa quên”)
Lại còn phải kể đến những duyên và số nữa. Nếu chẳng phải duyên, phải số thì dẫu có đi hết một đời cũng chẳng ai gặp được ai.
Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
chứ cây đa bến cũ con đò kh c đưa
(“Trăm năm hò hẹn”, theo thơ Lưu Trọng Văn)
Tình muôn thuở, nói như Phạm Duy: phải yêu, phải đi đến tận cùng của tình yêu mới hiểu được vì sao đừng cho không gian đụng thời gian, mới hiểu được thế nào là đưa nhau vào cõi vô biên, đưa nhau vào chốn không tên, và dìu nhau, đưa nhau vào ngàn thu...
6. Tình Sử
Tình sử có thể là những câu chuyện tình có thật và không có thật, đôi lúc huyền hoặc như truyền thuyết, có thể bắt đầu bằng:
ột đàn chim tóc trắng / bay về qua trần gian
b o tin rằng “Có nàng Gi ng Hương...”
Và kết thúc bằng:
Trời đày cô tiên nữ / xuống đầu thai thành hoa
giữa đêm mờ / hoa nở chóng phai
(“Cành hoa trắng”)
Tình sử cũng có thể là những truyện tích tự ngàn xưa về những cuộc tình duyên (thường là o le, ngang trái hay bi thảm) vẫn được người đời truyền tụng, bắt đầu bằng:
Đêm năm xưa / khi cung đàn lên tơ
hoa lá quên giờ tàn / mây trắng bay tìm đàn
hồn người thổn thức trong phòng loan
Và kết thúc bằng:
Ôm ấp bao mộng vàng / cho đến khi gặp chàng
thì đành tan vỡ câu chờ mong...
Duyên kiếp trong cuộc đời /đem xuống nơi tuyền đài
để thành ngọc đ mong chờ ai
(“Khối tình Trương Chi)
Hoặc cũng có thể là những câu chuyện tình xưa và nay, lồng trong bối cảnh thời chiến chinh, những chuyện tình thường là đẹp và buồn.
Từ chàng ra đi / lưng kho c chiến y
và hồn nương bóng quốc kỳ...
Chàng ngồi trên yên / mơ bóng d ng em
mịt m sau đ m khói tên
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm
không sao giấu đôi lệ hiền
(“Chinh phụ ca”)
ài hát chất chứa mối sầu dằng dặc và một “khí hậu” mang mang thi vị của hơi thơ cổ, bằng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thích ứng (những “phòng loan”, “tơ đàn”, “khúc hoan”, “ngày vàng”, “tiếng diều trong”, “làn du phong”, “mây ráng hồng”, “tiếng rừng xao xuyến”, “lệ thắm tơ vàng”...), tái tạo bức họa đẹp và buồn của “người chinh phụ” mòn mỏi đợi chồng buổi chinh chiến điêu linh, gợi nhiều cảm xúc, đưa người nghe về lại khoảng không gian xa thẳm “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”, nhuốm vẻ bi tráng, hào hùng và lãng mạn.
Có khác chăng, vì thương cảm nỗi niềm chinh phụ, thay vì “Ngựa hồng đã đến bên yên / Chị ơi trên ngựa chiếc yên... vắng người” (“Mòn mỏi”, thơ Thanh Tịnh), Phạm Duy đã chuyển sang một kết thúc đẹp của “người chinh phu về”, để người cô phụ không phải chôn vùi tuổi xuân chốn khuê phòng lạnh lẽo.
Rồi nhìn qua song / em thấy trước sân
ngựa hồng âu yếm bước sang
Trên lưng có chàng trai tr ng
mang theo biết bao nhiêu ngày vàng
Và những câu chuyện tình thời nay, như chuyện tình mùa chinh chiến “Màu tím hoa sim”, dẫu cho thời gian có phôi pha vẫn không xóa nhòa, vẫn còn đọng lại trong từng câu thơ, n t nhạc.
Áo anh sứt chỉ đường tà
vợ anh chết sớm / mẹ già chưa khâu
(“Áo anh sứt chỉ đường tà”, theo thơ Hữu Loan)
Huyền thoại, huyền sử, hay truyền thuyết, hay những truyện tích được dân gian truyền tụng, hay chỉ là những câu chuyện kể không r tính xác thực, tất cả những chuyện tình ái đi vào trong thơ, trong nhạc vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định trong thi ca và trong lòng người.
7. Tình Phiêu Lãng
Đêm nay đôi người kh ch giang hồ
gặp nhau tình trăng nước
(“Tình kỹ nữ”)
“Tình trăng nước” trong câu hát ấy có thể hiểu được như mối tình qua đường, không hẹn mà gặp, có chút duyên tri ngộ. Phạm Duy, chàng phiêu lãng ôm đàn tới giữa đời (4), ôm đàn đi trên những cuộc tình, hẳn đã có không ít những mối tình trăng nước như vậy. Những cuộc tình ngắn ngủi nhưng đọng lại ít nhiều dư vị.
Vì cuộc tình đã chết một đêm nao
lúc trăng hãy còn thơ ấu...
ênh mông à ơi... / thuyền về trên bến mê rồi
Khoan khoan hò ơi... / lệ sầu nhỏ xuống đàn tôi
(“Tiếng đàn tôi”)
Cuộc đời Phạm Duy là những chuyến đi nối tiếp những chuyến đi. Những chuyến đi dài hay ngắn, xa hay gần, ngược xuôi khắp ba miền đất nước, hay vượt qua những đại dương, những biên giới để thực hiện giấc mộng đời phiêu lãng giang hồ. Những chuyến đi kỳ thú ấy đôi lúc cũng là những chuyến “viễn du” (1) trong tình yêu để lại có thêm những chuyện “tình không biên giới”.
Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
hay là chết bên dòng sông Danube
những đêm sáng sao
(“ Bên cầu biên giới”)
Con “thuyền viễn xứ” (1) Phạm Duy lênh đênh trên sóng nước, dạt tới những bến bờ, chở theo những chuyện tình viễn phương.
Bên bờ sông Seine ta thành tượng đ
Ta lặng thinh bỏ mặc những nhân tình
(“ ên bờ sông Seine ta ngồi ta khóc”)
“ ao nhiêu bến, bấy nhiêu tình”, bên dòng nhạc tình lững lờ của Phạm Duy vẫn thấp thoáng những người em mắt nâu / tóc vàng sợi nhỏ, những mùa thu âm thầm / bên vườn Lục-xâm (“Mùa thu Paris”, theo thơ Cung Trầm Tưởng) hay những m a đông Paris / suốt đời thèm trăng soi (“Tiễn em”, theo thơ Cung Trầm Tưởng).
Làm sao em không rét
cho ấm mộng đêm nay
Câu hát trong “Tiễn em”, bản tình ca có một khí hậu r t mướt rất “Paris”, vẽ ra cảnh tượng chia tay buồn bã của đôi tình nhân, giữa lúc tuyết rơi mỏng manh buồn ở ngoài trời và tuyết rơi phủ con tầu ở sân ga.
Sau những chuyến viễn du, sau những cuộc tình phiêu lãng, chàng nghệ sĩ Phạm Duy vẫn có lúc muốn quay về bến cũ, về ngồi lại bên chiếc cầu biên giới, bên dòng sông đời mình để lặng nghe dòng đời từ từ trôi
Về đây nhé Cắm xong chiếc thuyền hồn
Ôi, lãng du quay về điêu tàn
(“Trở về mái nhà xưa”, lời Việt bài “Come back to Sorrento”)
8. Tình Cuồng
“Tình yêu của tôi là có thực, là có môi hôn, có tay ôm, có âu yếm, có vuốt ve...,” nhạc sĩ Phạm Duy cho biết thế và, hệt như tính cách của ông, ông cũng chẳng ngại ngùng gì mà không cho tình yêu “thực” ấy đi vào trong dòng nhạc mình.
Phạm Duy là vậy, là sống hết mình, là yêu hết mình, là tận hưởng tình yêu như tận hưởng cuộc sống. Yêu, theo nghĩa của ông, là yêu tới nơi tới chốn, tới ngọn tới nguồn, là “đẩy tình yêu tới tận cùng”. Tình yêu trong nhạc Phạm Duy có lúc dịu dàng, đằm thắm thì cũng có khi mê đắm, cuồng nhiệt, hay hơn thế, cháy bỏng, trên những ngọn đồi ái ân, trong những khu rừng hực lửa. Yêu quên trời quên đất, yêu như loài thú hoang nghiêng nghiêng nghe mặt trời yêu đương (“Cỏ hồng”).
“Cỏ hồng” thể hiện trọn vẹn ý đó. Trong “Cỏ hồng” có đủ tất cả. Có đôi tình nhân và đồi cỏ rộng, có hai kẻ yêu nhau giữa đất trời lồng lộng, có màu cỏ non phơn phớt đổi ra màu hồng lóng lánh trong phút giây choáng váng vì run lên c ng gió bốn miền.
Cỏ chênh vênh chờ đôi nhân tình
Trời mênh mông / đồi thênh thênh
Đồi nghiêng nghiêng / cỏ lóng l nh...
Cỏ không tên nằm thênh thang
rồi vươn lên vì ta yêu nàng...
“Cỏ hồng” là một kết hợp tuyệt diệu giữa tình yêu và thân xác. “Cỏ hồng”, bài tình ca “lạ” nhất và cũng mang nhiều “chất Phạm Duy” nhất, không giống bất cứ bài tình ca nào khác của Phạm Duy, từ giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu và cả lời nhạc nữa.
Những nốt ngân dài, rướn lên ở chờ nắng sớm... lên, rước em lên đồi... tiên , lên đồi... trinh... nghe như từng ngọn lá cỏ... vươn lên vì ta yêu nàng...
Những chuỗi nốt nhạc luyến láy mềm mại rót xuống ở cuối câu bước đi ôm... cỏ mềm nghe mượt mà như... cỏ mềm.
Cỏ “lóng lánh”, là những giọt sương mai hay... dấu tích ái ân(?). Ở đây người và người yêu nhau theo nghĩa “người” nhất, trần trụi nhất, hòa lẫn với thiên nhiên, hòa lẫn vào trong nhau trong những khu vườn địa đàng, nơi những tình nữ tho t y đang chờ chàng ong.../ mở cuộc tình với bàn tay bàng hoàng.../ chọn từng mảng tóc / khoảng da thịt thơm...
rồi thẳng đường tới tình yêu ngọn nguồn... (“Nhục tình”).
Ta yêu nhau trên bãi cỏ hoang
Ta yêu nhau giữa nh mặt trời
Cỏ vàng khô cũng là chăn gối...
Ta đưa nhau tới cõi địa đàng
(“Địa đàng tìm thấy”)
Mùa hè trong nhạc Phạm Duy là mùa hè “đỏ hoe”, ngùn ngụt lửa.
Mùa hè trong ta đã đỏ hoe
Mùa hè đôi ta bốc lửa ch y
Mùa hè đưa ta tới hồng hoang
Trần truồng yêu nhau trong trời đất
Mùa hè của uyên ương
(“Hạ hồng”)
Tình yêu là hơi thở, là da thịt.
Yêu chàng / chàng hôn tình đầy cho ngực em căng
Hãy yêu chàng / hãy yêu chàng
Như yêu những giọt sương tươi m t / cỏ hoang thơm ngát
Yêu chàng / chàng kết tình vào hơi thở em nồng
(“Hãy yêu chàng”, theo thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Tình yêu “thực” của Phạm Duy, như “Cỏ hồng” của ông, liệu có phải là khuôn mặt trọn vẹn nhất của tình yêu(?).
9. Tình Mùa Chinh Chiến
Hành trình âm nhạc Phạm Duy cũng là cuộc hành trình đi suốt chiều dài cuộc chiến tranh dai dẳng của đất nước, từ những ngày đầu kháng chiến cho đến ngày tàn chiến cuộc; vì vậy, không thể không kể đến những bài tình ca trong lửa đạn trong dòng nhạc tình Phạm Duy. Chuyện tình “Màu tím hoa sim”, một trong số những ca khúc được phổ từ những bài thơ tình trong chiến tranh.
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
mà chết người g i nhỏ miền xuôi
(“Áo anh sứt chỉ đường tà”, theo thơ Hữu Loan)
Chuyện “tình trong khói lửa” thường ít khi vui. Những chàng “trai thời loạn” đành “xếp bút nghiên theo việc đao cung”, giã biệt tình yêu đầu, không hẹn một ngày về vì “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”.
Anh sẽ ra đi / về miền cát nóng
nơi có quê hương mịt m thuốc súng
Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về
(“Trả lại em yêu”)
Tình yêu thường xen lẫn thân phận người lính xa nhà, xa người yêu. Một người đi, một người ở lại và những năm chờ tháng đợi mỏi mòn.
Người đi vì lý tưởng / em ở lại hờn căm...
ột trời hoa gạo đỏ / và mưa nắng hai m a
(“Tâm sự gửi về đâu”, theo thơ Lê Minh Ngọc)
Th ng S u anh vẫn miệt mài
hành quân chưa về thăm em
Đừng khóc / ve sầu m a hạ
xa thì xa / tình vẫn chưa quên
(“Mười hai tháng anh đi”, theo thơ Phạm Văn ình)
Tình yêu, bên cạnh những nỗi bất trắc, vẫn nở hoa, như những đóa hồng vẫn nở bên những hầm hố và hàng rào kẽm gai. Vẫn có chút tình yêu làm quà tặng và lẽ sống cho những người lính cầm súng chiến đấu.
ay mà có em đời còn dễ thương...
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một m i tóc mềm
ai xa lắc nơi đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ, để quên
(“Còn chút gì để nhớ”, theo thơ Vũ Hữu Định)
“Chút gì để nhớ”, không nhiều lắm, như tên bài hát ấy, như câu hát ấy. Câu hát phổ biến, quen thuộc, thể hiện chút tình cảm đơn sơ mà thực lòng của những người lính.
Khi chiến tranh lan rộng đến mức khốc liệt, phía sau những hình tượng đẹp, hào hùng và lãng mạn của người lính chiến là nỗi bi thảm của những hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến.
Anh trở về trên đôi nạng gỗ...
Anh trở về dang dở đời em
(“Kỷ vật cho em”, theo thơ Linh Phương)
Hay nỗi đau xót của những “cánh hoa thời loạn”, những người vợ trẻ “lấy chồng chiến binh, mấy người đi trở lại”. Chiến tranh nào cũng là hủy diệt, là mất mát, là chia lìa.
Ngày mai đi nhận x c chồng
Say đi để thấy mình không là mình
(“Tưởng như còn người yêu”, theo thơ Lê Thị Ý)
Tình yêu luôn cận kề nỗi chết, luôn đi giữa lằn ranh của sống và chết.
Gửi tới em / gửi tới em / những gì còn sống sót trên đời...
Hạnh phúc nào không tả tơi / không đắng cay
(“Tình khúc trên chiến trường tồi tệ”, theo thơ Ngô Đình Vận)
Chiến tranh đã đi qua nhưng những bài nhạc tình thời chiến ấy, nghe lại, vẫn như còn chút gì để nhớ.
10. Tình Ngát Hương Thiền
Thôi thì em... chẳng còn yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng
(“Đưa em tìm động hoa vàng”, theo thơ Phạm Thiên Thư)
Tôi vẫn cho rằng câu hát ấy, phổ từ câu thơ phảng phất ca dao, là câu hay nhất trong bài nhạc, chứ không phải là những câu như:
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đ nh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì em chỉ là ph vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi
Cái gì “phù vân”, sao lại “có ngần ấy thôi”?... Câu hát tưởng như vô nghĩa ấy vẫn được xem là “đẫm hương thiền”. Những “thôi thì em, thôi thì thôi”, những “mây trôi”, “ôm trăng”... ấy cùng với những “phù vân”, “vô thường”... đã sớm trở thành cái mốt “thời thượng” khá phổ biến trong thời buổi ấy, thời buổi của nhiều biến động thời cuộc và chiến tranh vừa rẽ sang một lối khác có tính cách quyết định chung cuộc. Mọi người sống bên cạnh nỗi bất an thường trực trong lúc đời sống như bị nhận chìm trong những âu lo và bất trắc.
Phản ứng thụ động của con người khi ấy là đi tìm một lối thoát, là tìm kiếm một nơi ẩn trú, một c i yên bình giả tạo, như một cách tự đánh lừa mình. Ai cũng muốn lên non tìm động hoa vàng ngủ say, cũng muốn ôm trăng đ nh giấc bên đồi dạ lan. Ai cũng muốn xem cuộc đời là “phù vân”, là “vô thường”..., để không phải làm gì cả và không còn phải lo lắng, bận tâm về bất cứ điều gì. Tới đâu hay tới đó, muốn ra sao thì ra. Thực tế, con người tự thu mình vào sâu trong vỏ ốc của chính mình chứ không phải du sơn du thủy, không phải “động hoa vàng”, hoa tím gì cả.
Nhạc sĩ Phạm Duy khi ấy đã kịp thời dọn ra món ăn hợp khẩu vị, đáp ứng nhu cầu người “tiêu thụ” âm nhạc, đồng thời cũng vẽ ra khuôn mặt khác của tình yêu trong dòng nhạc của ông. Mối duyên tri ngộ “tình cờ như núi gặp mây” (4) giữa hai chàng nghệ sĩ tài hoa họ Phạm, một thi sĩ một nhạc sĩ, là một kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa để từ đó mang đến một khuôn mặt mới, lạ và đẹp của tình yêu trong âm nhạc.
“Đưa em tìm động hoa vàng”, một trong những bài phổ thơ lục bát hay nhất của Phạm Duy. Tình yêu ở đây không nhuốm chút tục lụy nào mà đầy vẻ thanh khiết, và “tâm linh” nữa, nói như nhạc sĩ Phạm Duy. Có thể kể thêm ít bài “thiền” khác như “Gọi em là đóa hoa sầu”, “Em lễ chùa này”... và một ít bài trong “thiền ca”, “đạo ca”. Như “Pháp thân” (Đạo Ca 1) chẳng hạn, tình yêu len cả vào những trang kinh, phả hơi thở vào mỗi câu kinh, tiếng kệ.
Xưa em là chữ biếc / nằm giữa lòng cuốn kinh
Anh là thiền sư buồn/ ngồi tụng dưới nh trăng
Xưa ta hẹn với nhau / tìm nhau giữa vô thường
Anh hóa thân làm mực / thấm vào cuốn kinh thơm
Như “Chiều” (Thiền Ca 6) chẳng hạn, tình yêu thoắt ẩn thoắt hiện, lúc có lúc không:
Trong chiều lên, có loài người và cây cỏ h t êm
Ta tìm em và gặp em / Ta chưa ôm em thì mất em
“Con đường tình ta đi” trong phút chốc bỗng hóa thành:
Con sông đời trăm hướng
đưa nhau tới vô thường
(“Nghìn năm vẫn chưa quên”)
11. Tình Thơ Ý Nhạc
Yêu anh / yêu anh em làm thơ
Yêu em / yêu em anh soạn nhạc
(“Tóc mai sợi vắn sợi dài”)
Câu hát ấy quả có đúng với trường hợp Phạm Duy (ông viết cho chính ông không chừng). Có không ít những bài thơ tình gửi tới ông từ những người yêu ông, yêu nhạc của ông. Có không ít bài thơ trong số ấy được ông phổ nhạc, và có không ít những mối tình khởi đi từ đó. Không phải chỉ từ những bài thơ ấy, những chuyện tình ấy, ông còn phổ nhiều bài thơ, nhiều chuyện tình của nhiều người khác nữa.
Ở đây ta không làm công việc so sánh nghệ thuật phổ thơ của Phạm Duy và những nhạc sĩ khác cùng thời với ông; tuy nhiên, chắc chắn một điều, Phạm Duy là nhạc sĩ có số lượng nhạc phổ thơ nhiều hơn cả, và có nhiều bài phổ thơ hay nhất, vì vậy người ta dễ biết đến ông như là một nhạc sĩ “khó ai qua mặt nổi” về kỹ thuật và nghệ thuật phổ thơ (chẳng thế mà có những người, ganh tị với tài nhạc của ông, đưa ra lời bình phẩm: “Phạm Duy chỉ được mỗi cái tài... phổ thơ.”).
Phạm Duy phổ nhạc đủ thể loại thơ: lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ tự do... Có vẻ sở trường của ông là phổ thơ ngũ ngôn và lục bát hơn là các thể thơ khác. Thường, những bài phổ từ hai thể thơ này của ông đều thành công.
Khởi đi từ “Cô hái mơ”, bài tình ca “lấy thơ gh p nhạc” đầu tiên, những bài thơ tình được Phạm Duy phổ nhạc tiếp theo sau đó là thơ của nhiều thời kỳ: thơ tình thời chiến, thời tiền chiến và hậu chiến, thơ tình trước và sau năm 1975... Có thể kể ra một ít bài nhạc tình khá quen thuộc, được phổ hay lấy ý (Phạm Duy không nói “phổ thơ” hay “theo ý thơ”, ông nói “theo thơ”) từ những bài thơ tình của nhiều tác giả:
- Thơ lục bát: “Ngậm ngùi” (thơ Huy Cận), “Mộ khúc” (thơ Xuân Diệu), “Tiếng sáo thiên thai” (thơ Thế Lữ), “Thuyền viễn xứ” (thơ Huyền Chi), “Đưa em tìm động hoa vàng” (thơ Phạm Thiên Thư), “Tôi đang mơ giấc mộng dài” (thơ Lệ Lan), “Con quỳ lạy Chúa trên trời” (thơ Nhất Tuấn), “Tưởng như còn người yêu” (thơ Lê Thị Ý), “Vết sâu” (thơ Nguyên Sa), “Đố ai” (ca dao)...
- Thơ ngũ ngôn: “Tiếng thu” (thơ Lưu Trọng Lư), “Tiễn em” (thơ Cung Trầm Tưởng), “Kiếp nào có yêu nhau” (thơ Hoài Trinh), “Em hiền như Ma Soeur”, “Hai năm tình lận đận” (thơ Nguyễn Tất Nhiên), “Chuyện tình buồn” (thơ Phạm Văn ình), “Tâm sự gửi về đâu” (thơ Lê Minh Ngọc), “Ta yêu em lầm lỡ” (thơ Đào Văn Trương)...
- Các thể thơ khác: “Cô hái mơ” (thơ Nguyễn ính), “Hoa rụng ven sông”, “Vần thơ sầu rụng” (thơ Lưu Trọng Lư), “Tình cầm” (thơ Hoàng Cầm), “Mùa thu Paris” (thơ Cung Trầm Tuởng), “Quán bên đường” (thơ Minh Phẩm), “Ngày xưa Hoàng Thị” (thơ Phạm Thiên Thư), “Mùa xuân yêu em” (thơ Đỗ Quý Toàn), “Tình sầu” (thơ Du Tử Lê), “Thà như giọt mưa” (thơ Nguyễn Tất Nhiên), “Còn chút gì để nhớ” (thơ Vũ Hữu Định), “Kỷ vật cho em” (thơ Linh Phương), “Nụ tầm xuân” (ca dao)...
Tâm hồn Phạm Duy vốn nhạy b n với thơ, dễ bắt được những tần số rung động của thơ. “Tôi yêu thơ từ ngày còn b ,” ông nói. Ông tìm thấy trong thơ có nhạc và chỉ ghi lại những note, những ký hiệu âm thanh trên những dòng kẻ nhạc. Công việc tưởng như đơn giản ấy (nhưng không phải ai cũng làm được) đã thực sự “nâng” thơ lên, đã chắp cho thơ “đôi cánh nhạc”. Ngôn ngữ nhạc quyện vào ngôn ngữ thơ đã khiến thơ “thơ” thêm một lần nữa. Ông phổ những bài thơ hay của những tác giả tên tuổi và không tên tuổi. Nhiều người làm thơ chỉ được mọi người biết đến khi đọc thấy tên (nằm cạnh tên ông) trên bìa một bài nhạc phổ thơ của Phạm Duy.
Nếu ta có thể thẩm định, một bài nhạc phổ thơ hay là khiến người ta “yêu” bài nhạc ấy đến không còn nhớ tới bài thơ hoặc không biết rằng đã được phổ từ một bài thơ, thì Phạm Duy quả đã thành công ở nhiều bài phổ thơ. Nghệ thuật phổ thơ của Phạm Duy là nghệ thuật “nâng” thơ lên một bậc, chứ không phải là “hát thơ”.
Người nhạc sĩ đã “làm mới” thơ, đã làm thơ “thơ” hơn, và tất nhiên, “nhạc” hơn.
12. Tình Già
Nếu những bài Tình Đầu có thể xem là “tình trẻ” thì Phạm Duy cũng không thiếu những bài “tình già”.
Người tình già trên đỉnh khơi
muốn lãng quên trăm năm một đời...
Người tình còn nhớ tuổi son
cúi xuống hôn bông hoa thật gần
Người trở thành cây m a đông
(“Người tình già trên đầu non”)
Cây m a đông là nỗi cô đơn bất chợt, không mang ý nghĩa của một mùa băng giá hay trái tim cằn cỗi mà chỉ là những chuyển đổi giữa hai trạng thái “động” và “tĩnh” khi tình vừa đổi mùa, như chiếc lá đổi màu, như bông hoa nở xòe hết cánh. “Tình già” vẫn ấm áp và thiết tha như những bài phổ thơ Hoàng Cầm:
Nếu anh còn trẻ như năm cũ
quyết đón em về sống với anh
Những khi chiều vàng phơ phất đến
anh đàn em h t níu xuân xanh
(“Tình cầm”, theo thơ Hoàng Cầm)
Nếu “Tình già” Phan Khôi vẫn còn “liếc mắt, đưa tình”:
“Tình cờ đất khách gặp nhau, đôi mái đầu đều bạc...
Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi”
Thì “tình già” Phạm Duy cũng mặn nồng đâu k m:
D đôi m i tóc không còn xanh nữa
mây bạc trăng vàng vẫn thướt tha
(“Tình cầm”)
Nếu có khác, chỉ là chút nuối tiếc, thoáng ngậm ngùi.
Lá vàng khô / l vàng khô như nét môi già đã nhăn
Chờ lên nẻo đường băng gi
(“Đường chiều lá rụng”)
Hay chút ngỡ ngàng phút hội ngộ, sau nhiều năm xa biệt.
Đừng nhìn em / đừng nhìn em nữa anh ơi
Đôi mi đã buông xuôi / môi nhăn đã quên cười
(“Kiếp nào có yêu nhau”, theo thơ Hoài Trinh)
Ảnh: Phong Quang (12/2012)
“Tình già” trong dòng nhạc Phạm Duy không đắm say, không sôi nổi, nhưng thật đằm thắm, thật dịu dàng.
Em cười như l mỏng / khép cửa vào chiêm bao...
Anh tới nơi ước hẹn / chiều nay như thuở nào
Anh nhìn em trong nắng / trăm năm như một chiều
(“Trăm năm như một chiều”, theo thơ Hoàng Cầm)
Nhưng không phải là không có những háo hức “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ. Em, em ơi, tình non đã già rồi” (5), vì “tuổi già bóng xế” thì lại càng phải gấp gáp “yêu nhau đi chiều hôm tối rồi”.
Hai mươi tuổi trời / yêu không kịp nói
Bảy mươi tuổi rồi / yêu cũng vội thôi...
Người tình tuyệt vời / đường tình đi mãi
(“Người tình”)
Tình đầu, tình cuối khi ấy cũng không khác nhau là mấy. Hành trình âm nhạc Phạm Duy, theo nghĩa nào đó, cũng là cuộc hành trình rong chơi khắp nẻo đường tình.
Anh đã rong chơi khắp nẻo đường tình...
Thôi nhé / cho anh giã từ tr i đất...
Cuộc hành trình nào rồi cũng phải đi tới cuối đường, cũng phải tới hồi kết thúc. Hơn ai hết, Phạm Duy biết r điều đó và từng có lúc muốn treo đàn gác bút, muốn lặng lẽ xa rời sân khấu, xa rời ánh đèn...
Nhưng nếu mai sau ai gọi người tình
anh sẽ quay lưng bước về nẻo xanh
(“Rong khúc”)
Liệu có chắc là, ở cuối con đường tình, nghe “tiếng gọi của tình yêu”, ông còn đủ sức quay về để... yêu thêm một lần
nữa, hay là đã... thấm mệt, ông đành bỏ cuộc chơi và chỉ muốn được làm Người tình già trên đầu non(?).
B. Tôi còn yêu, tôi cứ yêu (1)
“Tình già”, “tình cuối”, chỉ là cách nói, cách gọi. Thực sự, với Phạm Duy, làm gì có tình cuối, làm sao có tình già.
Năm 81 tuổi, Phạm Duy nói ông mới là chàng trai... 18. Dẫu chỉ là cách nói vui, cũng cho thấy ông... “sức mấy” mà chịu già (nói theo lối của ông)! 83 tuổi, vẫn không khác bao nhiêu, vẫn chỉ là con số 38 đảo ngược. Ở độ tuổi vẫn được kể là trung niên ấy, “đại lực sĩ Phạm Duy” (nói như nhà thơ Nguyên Sa) vẫn còn sung sức lắm, vẫn thừa sức hai tay nhấc bổng hai quả tạ nặng ký inh Họa Kiều I II. Ở độ tuổi ấy, ông vẫn yêu như chưa từng yêu, vẫn nói về tình yêu với vẻ say mê và sôi nổi như chàng trai mới biết yêu khoe với bạn bè người yêu thứ nhất, mối tình đầu tiên trong đời mình. Trái tim ông mở rộng, háo hức, khao khát sống. Ở độ tuổi ấy, kể ra vẫn còn khá sớm để nói đến “tình già”, “tình cuối”, vẫn còn khá lâu mới đi tới cuối con đường tình.
“ ao giờ thì ông mới hết yêu?” Chắc không ai đi hỏi ông câu ấy, vì đấy là loại câu hỏi chẳng có câu trả lời. Cũng chẳng ai đi hỏi tuổi ông, vì ông sẽ chẳng ngại ngùng cho biết tuổi thật (ngày sinh tháng đẻ cẩn thận) và tuổi không thật. Cả hai tuổi này đều... thật cả. Ông vừa nhận mình là “ông già” (như thừa nhận danh hiệu “Ông Hai Tếch” [Hi-Tech] mà giới trẻ phong tặng cho ông, người nhạc sĩ có trang web sớm nhất và tiên phong trong kỹ thuật soạn nhạc bằng computer), lại vừa không chịu “già”. Nhưng nếu gọi ông là “Người tình già trên đầu non” hoặc “Người tình già trên đỉnh khơi” thì ông chịu. Đấy cũng chỉ là cách nói, chỉ là những tên gọi ông đặt cho chính ông. Những tên ấy nghe vừa “già” lại vừa... không già, vì khi vẫn còn là người tình, dẫu có là “người tình già” đi nữa, thì vẫn chưa được kể là... già.
Nhạc tình Phạm Duy lúc nào cũng “trẻ” (ngay cả trong những bài ông viết cho... “tình già”), nhiều người có chung
nhận x t ấy. Điều này thực ra cũng dễ hiểu thôi, vì người viết ra những giai điệu ấy và những lời tình ấy chưa có lúc nào già. Không có tuổi nào cho người viết nhạc tình, vì tình yêu làm gì có tuổi và vì tuổi nào không là tuổi của tình yêu. Ở độ tuổi năm mươi, trong những bài tình ca, ông viết Tình yêu là tr i t o thơm... (“ ao giờ biết tương tư”) và Uống ly chanh đường / uống môi em ngọt... (“Trả lại em yêu”). Và nhiều năm, nhiều năm tiếp theo sau đó, ông viết tiếp những lời như Đêm tình nhân huyễn mộng / tạ ơn người gối chăn... (“Nghìn năm vẫn chưa quên”). Tình yêu trong nhạc ông có lúc thật dịu dàng như ngày đó có em đi nhẹ vào đời... (“Ngày đó chúng mình”), lại có lúc thật đắm đuối như cuồn cuộn sóng yêu đương... (“Tắm sông trăng”).
“Hành trình âm nhạc Phạm Duy” là hành trình của những chuyến đi tiếp nối những chuyến đi, những chuyện tình nối tiếp những chuyện tình, và ông là người lữ hành không mệt mỏi, không phút nào ngưng nghỉ.
“Hành trình âm nhạc Phạm Duy” được viết theo công thức: “đi + sống + yêu = sáng tác”. Thật hiếm có ai “đi” nhiều như ông, “sống” nhiều như ông và “yêu” nhiều như ông. Và vì thế, cũng hiếm có ai “sáng tác” được nhiều như ông.
Phạm Duy, ông không thể “sống” mà không “yêu”, cho dù ông “yêu để mà sống chứ không phải... sống để mà yêu”. Vì vậy, không lạ gì khi đọc những lời ông viết trong Hồi Ký:
“Là một nghệ sĩ, tôi cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở.”
Tình yêu cần những đổi thay, do những tác động bên ngoài hay do con người tự tạo, như những món ăn cần thay đổi, cần thêm bớt gia vị. Trên những nẻo đường tình trăm, ngàn lối của Phạm Duy, ông đã vẽ ra đủ loại khuôn mặt, đủ mọi sắc diện (có khi tương phản) của tình yêu. Những khuôn mặt đổi thay từng thời kỳ, từng giai đoạn. Những khuôn mặt gắn liền với những số phận, lúc vui sướng lúc buồn rầu, khi hạnh phúc khi khổ đau.
Có lẽ vì vậy, đề tài tình yêu trong nhạc Phạm Duy chẳng bao giờ cạn, không những thế, càng về sau càng thêm mới, càng thêm những khám phá.
Có lẽ vì thế, nhạc tình Phạm Duy, ở bất cứ tuổi nào bất cứ thời nào, vẫn luôn luôn quyến rũ, vẫn luôn luôn là quà tặng ý nghĩa cho những cặp tình nhân.
Âm nhạc Phạm Duy là âm nhạc của một trời kỷ niệm. Nghe hay hát nhạc Phạm Duy là đi tìm lại dòng thời gian đã trôi đi mất, là “tay bắt mặt mừng” với biết bao kỷ niệm một thời quên lãng. Nhạc Phạm Duy là nhạc tìm về, tìm về một cánh đồng, một ngọn đồi, một bờ biển, một dòng sông, một thành phố, một làng quê, một con đường, một nơi chốn in hằn những dấu chân kỷ niệm. Nhạc Phạm Duy là nhạc hồi tưởng, hồi tưởng về những mùa vui, tràn ngập hạnh phúc, tràn ngập thương yêu; hồi tưởng về những nỗi bất hạnh, những tan vỡ chia lìa, những chua xót đắng cay, những buồn rầu tủi nhục; hồi tưởng về những tình yêu, những khuôn mặt, những bóng hình đã xa khuất. Âm nhạc Phạm Duy dẫn ta đi, dắt ta về thăm lại những dòng suối mát, những tàn cây rợp lá trên “con đường tình ta đi”. Âm nhạc Phạm Duy đã luôn luôn ở cạnh, luôn luôn có mặt trong đời sống chúng ta, ngay
trong những thời kỳ khốn khó, những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.
Phạm Duy, ông là một người giàu có, giàu có vì “gia tài” âm nhạc đồ sộ của ông, vì vốn sống thật phong phú và vì tình yêu thật tràn trề ông đã tận hưởng được từ cuộc sống, từ biết bao người. Ông cũng từng “thú nhận” ông là con người hạnh
phúc trên c i đời này, và biết r mình được nhiều người yêu, được nhiều người gh t. Sự giàu có, hạnh phúc, và nổi tiếng nữa, đôi lúc có làm người khác phải ganh tị. Ông thật sự giàu có, nhưng ông cũng đã phân phát sự giàu có ấy cho rất nhiều người, những người yêu mến ông và những người ông thực lòng yêu mến, chứ cũng chẳng giữ riêng cho mình. Tình yêu là sự đền trả, là phần thưởng mà ông nhận được, và ông xứng đáng được tưởng thưởng.
Phạm Duy là người thực sự tin tưởng rằng, dù có thế nào đi nữa, cuộc đời sau cùng vẫn cứ đẹp, vẫn cứ đáng yêu đáng sống. Ông đã và đang tận hưởng cuộc sống, tận hưởng tình yêu đến từng phút giây, ít ra là trong những ngày còn ở thế gian này. Tôi thèm được sống, được yêu, được có trái tim thật trẻ như ông.
Tôi còn yêu, tôi cứ yêu, (1) đó chính là Phạm Duy, là tính cách của một con người nghệ sĩ lớn, của một con người nghệ sĩ tự do, của một trái tim rộn rã những nhịp đập yêu thương, đã từng sống sôi nổi, đã từng yêu thiết tha và từng cống hiến cả cuộc đời mình cho tình yêu đất nước, cho tình yêu âm nhạc và nghệ thuật.
_____________________________
(1) Tên những ca khúc của Phạm Duy
(2) Giọt mưa trên l (Tâm Ca 4), nhạc Phạm Duy
(3) Tà o Văn Quân, nhạc Phạm Duy Nhượng
(4) Động hoa vàng, thơ Phạm Thiên Thư
(5) Giục giã, thơ Xuân Diệu

No comments:

Post a Comment