PHỤ LỤC
Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc
BÍCH HUYỀN thực hiện
“Phổ nhạc một bài
thơ
là
mang đến cho bài thơ một đời sống kh c.”
– Bích Huyền: Rất vui được dịp chuyện trò với anh Lê Hữu
trong “Câu chuyện âm nhạc” hôm nay về “nhạc phổ thơ”, đề tài mà Bích Huyền tin
rằng được rất nhiều quý độc giả yêu chuộng.
– Lê Hữu: (cười) Thưa chị, nói chuyện về thơ và
nhạc với người phụ trách “Chương trình thơ nhạc” quen thuộc của đài VOA từng được
thính giả yêu thích từ bao nhiêu năm qua, e rằng nếu không phải “múa rìu qua mắt
thợ” thì cũng là “dẫm chân” lên người có thẩm quyền hơn mình…
– Bích Huyền: Không hẳn như vậy đâu anh à. Mỗi người có thể
ngắm nhìn sự vật dưới nhiều lăng kính khác nhau. Những bài khảo luận về thơ, về
nhạc của anh được nhiều người đọc yêu thích, trong đó có những điều rất mới và
lý thú. Tuy nhiên, để anh không phải ngại chuyện “dẫm chân” như anh nói, hôm
nay Bích Huyền chỉ xin nêu ra ít
câu hỏi và muốn được nghe ý kiến của anh, như vậy được chứ
anh Lê Hữu?...
Xin bắt đầu nhé, “nhạc phổ thơ” hay “thơ phổ nhạc”, cách gọi
nào là đúng, thưa anh?
– Lê Hữu: Trước khi trả lời chị Bích Huyền, xin được mở
cái dấu ngoặc. Những ý kiến, nhận xét của tôi chỉ là của một người nghe nhạc và
yêu nhạc trong một cuộc chuyện trò văn nghệ nhẹ nhàng và có tính cách cá nhân,
không hẳn là phù hợp với mọi người. Xin đóng ngoặc và xin được trả lời chị thế
này:
Nói “nhạc phổ thơ” là nói về một bài nhạc có xuất xứ
là một bài thơ. Nói “thơ phổ nhạc” là nói về một bài thơ được phổ nhạc.
Theo tôi, nói “nhạc phổ thơ” thì đúng hơn và r nghĩa hơn là nói “thơ phổ nhạc”,
nhất là khi nói chuyện về một đề tài âm nhạc. Lấy ví dụ, nói “‘Chiều’ là bài nhạc
phổ thơ của Dương Thiệu Tước” thì chính xác hơn là nói “‘Chiều’ là bài thơ
phổ nhạc của Dương Thiệu Tước”. Cách nói sau có thể gây ngộ nhận rằng tác
giả bài thơ “Chiều” là Dương Thiệu Tước (trong lúc bài thơ tên là “Màu cây
trong khói” của Hồ Dzếnh, được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc thành bài nhạc
“Chiều”).
Tuy nhiên, cách nói “thơ phổ nhạc” đã trở thành thói quen nên
khi nghe/đọc vậy thì ta tự động hiểu là… “nhạc phổ thơ”. Cũng xin nói thêm,
“thơ phổ nhạc” với cái nghĩa đem thơ phổ vào nhạc hay “lấy thơ ghép nhạc” thì
tôi chưa gặp bài nào, nhiều lắm chỉ có những bài nhạc được các thi sĩ viết lời,
gọi là “phổ lời” cho bài nhạc ấy.
Về sau này người ta có những cách nói văn vẻ hơn để nói về
“thơ phổ nhạc”, chẳng hạn “‘Áo lụa Hà Đông’, thơ Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy
Miên phổ thành ca khúc”. Trong lúc chuyện trò về âm nhạc với chị Bích Huyền hôm
nay, nếu tôi nói “phổ nhạc” hay “phổ thơ” thì xin hiểu là cách nói tắt của “phổ
nhạc vào thơ”.
– Bích Huyền: Theo anh Lê Hữu, vì sao các nhạc sĩ ưa
chuộng việc phổ nhạc một bài thơ, và vì sao những năm về sau này có nhiều bài
nhạc phổ thơ hơn là thời kỳ trước năm 1975?
– Lê Hữu: Thưa chị theo tôi thì có những lý do như thế
này:
Thứ nhất, khi phổ nhạc một bài thơ hay, người nhạc sĩ có được
lợi điểm là không phải lo việc tìm ý đặt lời, vì đã có sẵn lời hay, ý đẹp trong
bài thơ ấy.
(Xin nói thêm về chuyện “nhạc và lời” như thế này: người Việt
mình lâu nay vẫn có “khuynh hướng” nghe nhạc là “nghe” xem bài nhạc ấy nói cái
gì, có nghĩa là chú trọng đến phần lời ca hơn là nhạc điệu. Cái khuynh hướng ấy
không chỉ ở người thưởng thức “món ăn âm nhạc” mà còn ở giới ca sĩ nữa. Lấy một
ví dụ: ca sĩ Lệ Thu vẫn nói là “Tôi rất kỹ tính trong việc chọn lựa bài hát.
Tôi đặc biệt chú ý đến ca từ trước, rồi sau đó mới đến giai điệu…” Khi một người
nói “tôi thích bài hát ấy” thì nhiều phần có nghĩa là thích lời của bài hát ấy,
và thường dẫn ra những câu hát mình yêu thích trong bài ấy).
Thứ hai, có những bài thơ đọc lên hoặc ngâm nga nghe giàu âm
điệu, rất gần với nhạc, và rất dễ khơi nguồn nhạc hứng cho nhạc sĩ.
Thứ ba, nếu đấy là bài thơ hay, quen thuộc và được nhiều người
yêu thích, bài nhạc có lợi thế là dễ được đón nhận, dễ đến được với người nghe
nếu phổ nhạc sao cho khéo, dễ nghe, dễ hát và thể hiện được tình ý của bài thơ.
Hầu như trong mỗi ông nhạc sĩ người Việt đều có ít nhiều một
ông thi sĩ. Tâm hồn người nhạc sĩ dễ nhạy bén với thơ, dễ bắt được những tần số
rung động của thơ. Khi “bắt” được một bài thơ hay làm cho mình rung cảm, người
nhạc sĩ cảm thấy hứng thú và muốn đưa bài thơ vào trong nhạc. Về phía các nhà
thơ thì cũng tìm đến các nhạc sĩ để mong là nếu bài nhạc phổ thơ thành công thì
bài thơ và tên tuổi mình cũng được phổ biến rộng rãi.
Ngày nay, ở trong và ngoài nước, chúng ta có… nhiều nhà thơ
và nhiều nhạc sĩ hơn là thời kỳ trước năm 1975 nên các nhạc sĩ dễ có được những
bài thơ hay để phổ nhạc hơn. Điều này giải thích vì sao ngày nay chúng ta có
nhiều bài nhạc phổ thơ hơn là ngày trước.
“Thơ anh làm em hát…”
– Bích Huyền: Chắc chắn là cả nhạc sĩ lẫn thi sĩ đều muốn
bài nhạc phổ thơ được thành công. Theo anh Lê Hữu, như thế nào gọi là một bài
nhạc phổ thơ thành công?
– Lê Hữu: Thưa chị mỗi người có thể hiểu sự “thành
công” của bài nhạc phổ thơ theo những nghĩa khác nhau, chưa nói là thành công ở…
mức độ nào. Một bài nhạc phổ thơ gọi là thành công, theo tôi, ít nhất cần đáp ứng
được hai “tiêu chuẩn”: thứ nhất, được phổ biến rộng rãi; thứ hai, thể hiện được
tình ý của bài thơ. “Phổ biến rộng rãi”có nghĩa là bài nhạc được nhiều người
nghe, nhiều người hát, nhiều người yêu thích. Đối với nhiều người, một bài nhạc
phổ thơ được phổ biến rộng rãi xem như là thành công. Tuy nhiên, để có thể gọi
là một bài nhạc hay cần có thêm yếu tố nữa là thể hiện được tình cảm của bài
thơ, có nghĩa là âm điệu (tone), nhạc điệu (melody) và tiết tấu (rhymn) của bài
nhạc phải thể hiện được sự hòa điệu giữa thơ và nhạc, chứ không phải “thơ một
đàng, nhạc một nẻo”, hoặc “thơ đi đàng thơ, nhạc đi đàng nhạc”. Có thể kể ra được
một, hai ví dụ về sự hài hòa “tình thơ ý nhạc” này, chẳng hạn: nghe bài “Thuyền
viễn xứ” (Phạm Duy phổ thơ Huyền Chi), ta như “nghe” được những thanh âm dào dạt
của tiếng sóng vỗ mạn thuyền, như “thấy” được con thuyền dập dềnh trên sóng, lướt
lướt trên sông. Nghe “Còn chút gì để nhớ” (Phạm Duy phổ thơ Vũ Hữu Định), ta
như nghe được cái âm điệu hoang dã của người sắc tộc thiểu số ở núi rừng Tây
nguyên. Hoặc nghe những bài phổ ca dao như “Mười thương” của Phạm Đình Chương,
“Đố ai” của Phạm Duy, ta nghe được những n t luyến láy uyển chuyển thật mềm mại,
thật tự nhiên mang âm hưởng dân ca ắc bộ…
Có những cách định nghĩa và nhận biết sự thành công của một
bài nhạc phổ thơ, như là:
- Một bài nhạc phổ thơ thành công là làm cho bài thơ “hay”
hơn và được nhiều người biết đến hơn.
- Một bài nhạc phổ thơ thành công là làm cho người ta muốn
nghe bài nhạc hơn là bài thơ, muốn hát bài nhạc hơn là ngâm nga bài thơ. - Một
bài nhạc phổ thơ thành công, nói như nhạc sĩ Phạm Quang Tuấn, là một bài nhạc
hay mà người nghe không biết hoặc “không cảm thấy đấy là bài thơ được phổ nhạc”.
Nếu cần nói thêm, riêng tôi vẫn cho rằng một bài nhạc phổ thơ
thực sự gọi là thành công cần có thêm “tính thẩm mỹ nghệ thuật”.
– Bích Huyền: Cám ơn anh Lê Hữu đã cho các định nghĩa về
một bài nhạc phổ thơ thành công. Về “tính thẩm mỹ nghệ thuật” của một bài nhạc
phổ thơ, anh có thể nói rõ hơn và cho một vài ví dụ?
– Lê Hữu: Thưa chị, tính thẩm mỹ về nghệ thuật, hoặc về
âm nhạc và thi ca, là ý niệm mang tính trừu tượng tùy thuộc vào sự cảm thụ và
thẩm định của người nghe nhạc về cái hay cái đẹp của bài thơ được phổ nhạc.
Khi nói rằng bài nhạc phổ thơ này có tính thẩm mỹ nghệ thuật
hơn bài kia có nghĩa là đã làm một sự so sánh. Ở đây tôi chỉ đưa ra sự so sánh
giữa các bài nhạc phổ thơ của cùng một nhạc sĩ. Chẳng hạn, trong số những bài
phổ thơ lục bát thành công của Phạm Duy, theo tôi bài “Đưa em tìm động hoa
vàng” (phổ thơ Phạm Thiên Thư) có tính thẩm mỹ nghệ thuật hơn bài “Ngậm ngùi”
(phổ thơ Huy Cận), tuy rằng bài “Ngậm ngùi” có vẻ phổ biến hơn. Hoặc, trong số
những bài phổ thơ của Phạm Đình Chương, tôi cho là bài “Đôi mắt người Sơn Tây”
(phổ thơ Quang Dũng) có tính thẩm mỹ nghệ thuật hơn bài “Mộng dưới hoa” (phổ
thơ Đinh Hùng). Hoặc, trong những bài phổ thơ Nguyên Sa của Ngô Thụy Miên, tôi
cho là bài “Paris có gì lạ không em?” có tính thẩm mỹ nghệ thuật hơn bài “Áo lụa
Hà Đông”. Ở những bài ấy, người nhạc sĩ không chỉ diễn đạt được tình ý của bài
thơ mà còn đưa cả được cái “khí hậu” của bài thơ vào trong bài nhạc, khiến người
nghe như chìm đắm vào cái tâm cảnh mênh mang của thơ và nhạc. Nghe bài “Tiễn
em” của Phạm Duy (phổ thơ Cung Trầm Tưởng) chẳng hạn, ta tưởng như đắm mình vào
không gian xám xịt của mùa đông băng giá với khung cảnh sân ga hắt hiu đèn vàng
trong giờ phút tiễn đưa của đôi tình nhân.
Phổ nhạc một bài thơ là mang đến cho bài thơ một đời sống
khác, là “nâng” thơ lên một tầm cao nghệ thuật, hay nói một cách văn vẻ là “chắp
cho thơ đôi cánh nhạc”. Ngôn ngữ nhạc quyện lấy ngôn ngữ thơ làm cho bài thơ
nghe “hay” hơn. ài thơ hay đã bước ra khỏi những trang thơ để “hóa thân” thành
bài nhạc hay.
Thực sự, không có cái thước đo nào để thẩm định tính thẩm mỹ
nghệ thuật của một bài nhạc phổ thơ. Các nhận định vừa rồi có thể là chủ quan,
và tôi cũng chỉ ngừng ở đây chứ không có ý định đi sâu thêm nữa để lạm bàn về
“giá trị nghệ thuật” của một bài nhạc phổ thơ, hoặc là để nói về những bài phổ
thơ gọi là “k n” người nghe, đôi lúc “k n” cả… người hát nữa.
– Bích Huyền: Bích Huyền thích cách nói của anh, “Phổ
nhạc một bài thơ là mang đến cho bài thơ một đời sống khác”. Anh Lê Hữu có thể
nào kể tên một số bài nhạc phổ thơ gọi là thành công theo các “tiêu chuẩn” mà
anh nêu ra, trong số khá nhiều bài nhạc phổ thơ trong kho tàng âm nhạc Việt
Nam?
– Lê Hữu: Nhiều lắm thưa chị, khó mà kể ra hết được.
Trong phạm vi cuộc nói chuyện, chỉ xin kể ra một ít bài nhạc phổ thơ khá quen
thuộc và được nhiều người yêu thích vào thời kỳ trước năm 1975 ở miền Nam. Xin
nhớ được đến đâu kể ra đến đó, không theo một thứ tự nào cả, và chắc chắn là
thiếu sót nhiều bài:
Những bài khá thành công như: “Ghen”, Trọng Khương phổ thơ
Nguyễn ính; “Thoi tơ”, Đức Quỳnh phổ thơ Nguyễn ính; “Gái xuân”, Từ Vũ phổ thơ
Nguyễn Bính; “Chiều”, Dương Thiệu Tước phổ thơ Hồ Dzếnh; “Mộng ban đầu”, Hoàng
Trọng phổ thơ Hồ Đình Phương; “Tình quê hương”, Đan Thọ phổ thơ Phan Lạc Tuyên;
“ ên kia sông”, Nguyễn Đức Quang phổ thơ Nguyễn Ngọc Thạch; “Trên ngọn tình sầu”,
Từ Công Phụng phổ thơ Du Tử Lê; “Em đến thăm anh đêm 30”, Vũ Thành An phổ thơ
Nguyễn Đình Toàn; “Áo lụa Hà Đông”, “Paris có gì lạ không em?”, Ngô Thụy Miên
phổ thơ Nguyên Sa…
- Những bài của Văn Phụng như “Trăng sáng vườn chè”, phổ thơ
Nguyễn ính; “Hôn nhau lần cuối”, phổ thơ Nguyễn ính; “Các anh đi”, phổ thơ
Hoàng Trung Thông…
- Những bài của Phạm Đình Chương như “Đôi mắt người Sơn Tây”,
phổ thơ Quang Dũng; “Mộng dưới hoa”, phổ thơ Đinh Hùng; “Mắt buồn”, phổ thơ Lưu
Trọng Lư; “Người đi qua đời tôi”, phổ thơ Trần Dạ Từ…
- Những bài của Y Vân như “Người em sầu mộng”, phổ thơ Lưu Trọng
Lư; “Đêm giã từ”, phổ thơ Thể Vân; “Những bước chân âm thầm”, phổ thơ Kim Tuấn...
- Những bài của Nguyễn Hiền như “Người em nhỏ”, phổ thơ Thiệu
Giang; “Lá thư gửi mẹ”, phổ thơ Thái Thủy; “Anh cho em mùa xuân”, phổ thơ Kim
Tuấn…
- Những bài của Phạm Duy như “Hoa rụng ven sông”, phổ thơ Lưu
Trọng Lư; “Tiếng sáo thiên thai”, phổ thơ Thế Lữ; “Thuyền viễn xứ”, phổ thơ Huyền
Chi; “Tiễn em”, phổ thơ Cung Trầm Tưởng; “Còn chút gì để nhớ”, phổ thơ Vũ Hữu Định;
“Em hiền như Ma Soeur”, phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên…
Và còn nhiều nhiều nữa…, chưa kể là sau năm 1975 có nhiều bài
phổ thơ khá hay của các nhạc sĩ trong và ngoài nước, không tiện kể ra hết được.
– Bích Huyền: Như thế thì số lượng những bài phổ thơ
hay kể ra cũng khá nhiều, phải không anh Lê Hữu? Những bài phổ thơ… không thành
công, theo anh, ít hơn hay nhiều hơn những bài thành công? Và một bài nhạc phổ
thơ thế nào gọi là “không thành công”?
– Lê Hữu: Cám ơn chị Bích Huyền đã không đề nghị tôi kể
ra những bài phổ thơ… không thành công. Theo sự ghi nhận của riêng tôi, ở thời
nào cũng vậy, những bài nhạc phổ thơ không thành công luôn luôn… nhiều hơn những
bài thành công. Một bài nhạc phổ thơ không thành công hiểu theo nghĩa không được
phổ biến hoặc ít được phổ biến, vì ít người chịu nghe, ít ai chịu hát. Nói khác
đi, những bài nhạc phổ thơ ấy không “sống” được.
Thường thì đấy là những bài nhạc nghe gượng ép và khó hát, là
những bài “nhạc không ra nhạc, thơ không ra thơ” mà ta hay gọi là “k m nhạc
tính”. Người nghe có cảm tưởng như là bài thơ được “gắn” vào những nốt nhạc, và
khi hát lên nghe như là một lối hát thơ vậy, chưa nói là lối “hát” ấy không phải…
dễ hát và nên thơ như là Thơ anh làm em h t / tơ em dệt anh may như lời
của bài hát “Thoi tơ”, Đức Quỳnh phổ thơ Nguyễn Bính. Có khá nhiều bài nhạc phổ
thơ rơi vào dạng “hát thơ” này.
Tôi từng được nghe không ít những bài nhạc phổ thơ giống như
là một lối diễn ngâm mới với giọng ngân nga luyến láy trên nền nhạc. Nghe những
bài nhạc như thế, người ta chỉ muốn… quay về với bài thơ nếu đấy là bài thơ hay
và quen thuộc.
Những bài nhạc phổ thơ như thế cũng gọi là “chắp cánh cho
thơ”, thế nhưng thơ không bay lên được, nhạc cũng không bay lên được, hoặc chỉ
bay… là đà. Nói cho vui, những bài nhạc phổ thơ ấy ví như là những con… chim
cánh cụt, có cánh mà không bay được. Rốt cuộc thì thơ vẫn cứ là thơ, vẫn cứ nằm
im lìm trong những trang thơ mà không thể nào cất cánh hoặc “hóa thân” thành
bài nhạc được.
Nói gì thì nói, một bài nhạc phổ thơ ít người biết đến thì
khó mà gọi là “thành công” được, hoặc chỉ thành công ở mức hạn chế. Và cũng khó
mà nói được rằng bài phổ thơ ấy chỉ dành cho đối tượng nào đó “biết thưởng thức”
hoặc “sành nhạc”. Một bài nhạc (nói chung chứ không riêng gì nhạc phổ thơ) được
nhận xét rằng “chỉ để nghe hơn là hát”, trong một nghĩa nào đó được hiểu là…
không thành công.
Nếu phải tìm một cách định nghĩa, một bài nhạc phổ thơ không
thành công là bài nhạc nghe có vẻ là “thơ” hơn là “nhạc”, và không làm cho người
ta muốn “hát” lên những lời thơ ấy.
– Bích Huyền: Cám ơn anh Lê Hữu đã cho các nhận định về
những bài nhạc phổ thơ không thành công. Trong một bài nhận định khá lý thú về
nhạc Nguyễn Hiền trước đây, anh có đề cập đến “tính sáng tạo” trong nghệ thuật
phổ thơ của tác giả “Anh cho em mùa xuân”, đặc biệt là việc thêm, bớt và thay đổi
lời thơ. Xin hỏi anh, người nhạc sĩ khi phổ nhạc một bài thơ có phải tôn trọng
từng lời từng chữ theo nguyên tác bài thơ, hay được phép linh động thay đổi, và
thay đổi ít nhiều thế nào thì chấp nhận được?
– Lê Hữu: Theo tôi hiểu thì không hề có lề luật hoặc
quy định nào về việc này. Khi phổ nhạc một bài thơ người nhạc sĩ không buộc phải
giữ nguyên vẹn bài thơ ấy, và không phải đưa hết những câu thơ vào bài nhạc. Nhạc
sĩ có thể chọn lọc ra những câu thơ để phổ nhạc. Những câu không sử dụng được
hoặc vì không được hay, hoặc vì lý do “kỹ thuật” như không phù hợp cấu trúc của
một bài nhạc.
Khi cần thiết nhạc sĩ có thể thay đổi một vài chữ trong câu thơ
để tương ứng với âm vực thấp cao trầm bổng của nốt nhạc. Những nhạc sĩ có “tay
nghề cao” về phổ thơ đôi khi có những bài nhạc phổ thơ đi rất “ngọt”, không
chút gượng ép trong lúc gần như không thay đổi lời thơ. Hoặc, giữ được nguyên vẹn
bài thơ, như bài “Tiếng thu”, Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Lưu Trọng
Lư. Hoặc, chỉ đổi có... một chữ trong toàn bài thơ, như bài “Chiều”, Dương Thiệu
Tước phổ từ bài thơ “Màu cây trong khói” của Hồ Dzếnh (chỉ đổi câu thơ cuối
“Khói xanh bay lên cây” thành “Khói huyền bay lên cây”).
Những bài “Trăng sáng vườn chè” (Văn Phụng phổ bài thơ “Thời
trước” của Nguyễn ính), “Ghen” (Trọng Khương phổ bài thơ cùng tên của Nguyễn
ính), “Ngậm ngùi”, “Còn chút gì để nhớ”, “Con quỳ lạy Chúa trên trời” (Phạm Duy
phổ các bài thơ “Ngậm ngùi” của Huy Cận, “Còn một chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định,
“Cầu nguyện” của Nhất BÍCH
HUYỀN | 429
Tuấn)... là những bài
nhạc phổ thơ chỉ thay đổi rất ít về lời thơ so với bài thơ nguyên tác.
Thường thì những câu thơ nào không giữ nguyên được vì lý do
“kỹ thuật”, nhạc sĩ có thể thay đổi chút ít trong lúc cố gắng giữ được giữ ý
chính của câu thơ. Nhạc sĩ sẽ phải cân nhắc việc thay đổi câu, chữ sao cho
không đi ra ngoài ý thơ.
Có khi nhạc sĩ còn đi xa hơn, như phải đặt thêm lời để gh p
vào bài thơ phổ nhạc (do bài thơ hoặc quá ngắn, hoặc thiếu cân đối, hoặc không
đáp ứng cấu trúc bài nhạc…). Những “sáng tạo” này của nhạc sĩ phải chảy xuôi
chiều với mạch thơ và phù hợp với tổng thể của bài thơ. Có thể kể ra một, hai
ví dụ:
ài “Gái xuân”, Từ Vũ phổ thơ Nguyễn Bính. Hai câu không có
trong bài thơ được nhạc sĩ thêm vào bài nhạc là:
Xuân đi, xuân đến hãy còn xuân
Cô g i trông xuân đến bao lần
Hoặc bài “Anh cho em mùa xuân”, Nguyễn Hiền phổ bài thơ “Nụ
hoa vàng ngày xuân” của Kim Tuấn. Những câu được thêm vào trong bài nhạc là:
Bầy chim lùa vạt nắng / Nhạc, thơ tràn muôn lối
Hoặc bài “Những bước chân âm thầm”, Y Vân phổ bài thơ “Kỷ niệm”
của Kim Tuấn. Những câu được thêm vào trong bài nhạc là:
Em yêu gì xa vắng / cho trời mây ướp buồn / Anh yêu tình nở
muộn / Chiều tím mầu mến thương / Mắt biếc sầu lắng đọng / Đèn thắp mờ bóng đêm
Tất cả những thay đổi ít hay nhiều này, với người nhạc sĩ có
óc thẩm mỹ về thi ca và có “bản lãnh” về phổ thơ, đã làm cho bài thơ nghe… hay
hơn.
Có thể kể thêm vài trường hợp khá đặc biệt, như nhạc sĩ Phạm
Duy chỉ nhặt ra ít câu rải rác trong tập thơ “Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư
để phổ thành bài nhạc “Đưa em tìm động hoa vàng”, hoặc nhạc sĩ Phạm Đình Chương
nhặt ra ít câu trong hai bài thơ “Tự tình dưới hoa” và “Xuôi dòng mộng ảo” của
Đinh Hùng để phổ thành bài nhạc “Mộng dưới hoa” (như ông đã nhặt ra ít câu
trong hai bài thơ “Đôi bờ” và “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng để phổ
thành bài nhạc “Đôi mắt người Sơn Tây”)…
“Một thời để phổ nhạc những bài thơ”
– Bích Huyền: Xin được hỏi anh Lê Hữu câu này, những bản
nhạc mà bên cạnh tên người nhạc sĩ sáng tác có ghi thêm là “ý thơ” của ai đó có
được xem là bài nhạc phổ thơ hay không?
– Lê Hữu: Tôi vẫn cho là “ý thơ”, hay “mượn ý thơ”,
hay “phỏng theo ý thơ”, hay “phóng tác ý thơ”… thường không phải là nhạc phổ
thơ vì lời ca trong bài nhạc không giống như lời thơ.
Xin lấy một ví dụ: bài nhạc “Áo anh sứt chỉ đường tà” là bài
nhạc phổ thơ (Phạm Duy phổ nhạc bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan), vì lời
nhạc theo sát lời thơ. ài nhạc “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh không phải
là bài nhạc phổ thơ vì lời nhạc khác với lời thơ. Người nhạc sĩ chỉ mượn ý của
bài thơ là câu chuyện tình “màu tím hoa sim” để sáng tác nên bài nhạc, và ghi
trên bản nhạc là “Nhạc Dzũng Chinh, ý thơ Hữu Loan”.
ài “Nguyệt cầm” của nhạc sĩ Cung Tiến chẳng hạn, là “phỏng
theo ý thơ” Xuân Diệu, không phải là phổ thơ Xuân Diệu.
Nếu lời nhạc đi khá xa lời thơ và cũng không hoàn toàn theo
đúng ý thơ thì gọi là “phóng tác ý thơ” chứ không còn là “phổ thơ” hay “ý thơ”
nữa, chẳng hạn những bài “Xa vắng” và “Tình chàng ý thiếp” của nhạc sĩ Y Vân là
phóng tác ý thơ “Chinh phụ ngâm khúc”.
ài “Trở về dĩ vãng” của Lâm Tuyền chẳng hạn, cũng là “phóng
tác ý thơ” từ bài thơ “Một mùa đông” của Lưu Trọng Lư.
Nhạc sĩ Phạm Duy sau này có cách nói khác là “theo thơ”, dùng
cho cả những bài nhạc phổ thơ và phỏng theo ý thơ. Và vì ông không giải thích
“theo” là theo mấy phần, theo ít hay theo nhiều nên… tùy nghi ai muốn hiểu sao
thì hiểu.
Những bài nhạc phỏng theo ý thơ thường mang lại sự thoải mái
và thuận tiện hơn cho người nhạc sĩ sáng tác trong việc phát triển giai điệu vì
không bị gò ép theo nguyên tác bài thơ.
Thường thì một bản nhạc phổ thơ sẽ ghi tên người nhạc sĩ và
thi sĩ, chẳng hạn “Ghen – Nhạc Trọng Khương, thơ Nguyễn ính”, hoặc vắn tắt hơn,
“Chiều – Hồ Dzếnh, Dương Thiệu Tước”, “Người Em Nhỏ – Nguyễn Hiền, Thiệu
Giang”. Cách viết vắn tắt này đôi khi không được rõ ý và dễ gây những ngộ nhận.
Chẳng hạn, bản nhạc ghi “Chiều Tím – Đan Thọ & Đinh Hùng” không có nghĩa nhạc
sĩ Đan Thọ phổ bài thơ nào của Đinh Hùng mà là thi sĩ Đinh Hùng viết phần lời
cho bài nhạc ấy.
Tương tự, những bài nhạc như “Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội” (ghi
“Phạm Đình Chương & Hoàng Anh Tuấn”), “Tình khúc thứ nhất” (ghi “Vũ Thành
An & Nguyễn Đình Tòan”), “Lệ đá” (ghi “Trần Trịnh & Hà Huyền Chi”)… đều
không phải là nhạc phổ thơ mà là được các nhà thơ viết phần lời cho bài nhạc.
Nói cách khác, Đinh Hùng phổ lời vào nhạc Đan Thọ, Hoàng Anh Tuấn phổ lời vào
nhạc Phạm Đình Chương, Nguyễn Đình Toàn phổ lời vào nhạc Vũ Thành An... Cách tốt
nhất vẫn là ghi: “nhạc Đan Thọ, lời Đinh Hùng”, “nhạc Phạm Đình Chương, lời
Hoàng Anh Tuấn”…
– Bích Huyền: Trong kho tàng thi ca của người Việt mình
có khá nhiều bài thơ hay, tuy nhiên anh Lê Hữu có nghĩ là có những bài thơ dễ
phổ nhạc và có những bài thơ khó phổ nhạc?
– Lê Hữu: Xin cám ơn chị Bích Huyền, tôi rất “chịu”
câu hỏi này. Theo tôi thì bài thơ nào cũng phổ nhạc được thưa chị, hiểu theo
nghĩa soạn thành một bản nhạc, tuy nhiên những bản nhạc ấy có trình diễn, nghĩa
là có đàn có hát được hay không, hoặc đàn, hát lên nghe… như thế nào, mới thực
sự gọi là một bài nhạc, vì nhạc là phải “động” chứ không “tĩnh” như là bài thơ
hay bức tranh... Những bài nhạc phổ thơ nằm im lìm ở trong các thi tập như là
các “phụ bản”, thường là “nhạc trang trí” hơn là nhạc để trình diễn.
Thường thì các nhạc sĩ vẫn nói rằng các thể thơ lục bát, ngũ
ngôn và “tự do” dễ phổ nhạc hơn là các thể thơ khác. Với riêng tôi, trả lời câu
hỏi của chị, trong một nghĩa nào đó tôi cho là có những bài thơ tương đối dễ phổ
nhạc, và có những bài thơ không phải chỉ khó mà gần như là… không thể nào chuyển
thể thành bài nhạc được. Nói cách khác, không phải là bài thơ nào cũng đem ra
phổ nhạc được. “Trong thơ có nhạc”, nhiều người vẫn hay nói vậy, viện dẫn câu
nói “thi trung hữu nhạc”. Thực sự, câu này chỉ nói lên cái ý là bài thơ hoặc
câu thơ đọc lên nghe giàu âm điệu. “Nhạc” ở trong thơ nhiều lắm chỉ gợi hứng
cho nhạc sĩ để phổ nhạc bài thơ ấy. Chuyện “trong thơ có nhạc” chỉ đúng một phần,
và không đơn giản là bài thơ đã có sẵn “nhạc” rồi, ta chỉ việc “triển khai”
thành một bài nhạc. Lối phổ nhạc đơn giản và dễ dãi này thường thấy ở những bài
phổ thơ lục bát, kết quả thường cho ra những bài… nửa thơ nửa nhạc, nghe đơn điệu
và không cho thấy nghệ thuật phổ thơ.
Thực tế, “nhạc ngữ” ở trong thơ và trong nhạc có khác nhau.
Các bài thơ đầy khẩu khí như “Hồ trường” của Nguyễn á Trác, “Tống biệt hành” của
Thâm Tâm, “Tây tiến” của Quang Dũng, “Hành phương nam” của Nguyễn Bính, “Hổ nhớ
rừng” của Thế Lữ, “ ài ca man rợ” của Đinh Hùng… đều là những bài “thi trung hữu
nhạc” cả, và “nhạc” ấy cũng r o rắt, cũng lên bổng xuống trầm, nhưng… rất khó
mà chuyển thể bài thơ thành bài nhạc. Âm điệu bi tráng và giọng thơ đầy hào khí
ấy chỉ có ở trong thơ và chỉ để diễn đọc hoặc ngâm nga chứ không… hát thơ được,
cho dù có được ký âm bằng những nốt nhạc. Những cố gắng để phổ nhạc những bài
thơ ấy chỉ là sự cố gắng vô ích, dễ đánh mất cái hay của thơ và chỉ làm người
ta quay về với bài thơ.
Những bài thơ của Thanh Tâm Tuyền hoặc những bài thơ tự do của
Nguyên Sa chẳng hạn, cũng rất khó mà phổ nhạc vì có phổ thế nào cũng không làm
người nghe cảm xúc như là khi đọc hoặc nghe bài thơ. Những câu thơ như “Hôm nay
Nga buồn như con chó ốm / Như con mèo ngái ngủ trên tay anh / Đôi mắt cá ươn…”
vân vân… thật khó mà biến thành câu hát được, vì hát lên chỉ nghe… buồn cười và
không diễn được cái hay của bài thơ. Nói điều này với cái ý là có những bài thơ
hay nhưng không thể phổ nhạc được, hiểu theo nghĩa nếu có phổ là phổ cho… vui,
cho “văn nghệ” thế thôi, chứ bài nhạc phổ thơ ấy không “sống” được. Tốt hơn hết
là tránh đụng vào những bài thơ ấy để bài thơ mãi mãi là bài thơ hay.
– Bích Huyền: Nói như anh Lê Hữu thì phổ nhạc một bài
thơ có vẻ không đơn giản và dễ dàng chút nào phải không thưa anh?
– Lê Hữu: Đôi lúc tôi cũng tự hỏi như vậy thưa chị, và
hơn thế nữa, tôi cũng từng đặt câu hỏi tương tự câu hỏi của chị với một vài nhạc
sĩ: “Phổ nhạc một bài thơ dễ hay khó, vì sao?”
Nhạc sĩ Phan Ni Tấn, người phổ nhạc khá nhiều bài thơ của nhiều
nhà thơ quen tên, trả lời: “Dễ mà khó, khó mà dễ. Ví dụ lục bát là một thể
thơ dễ phổ nhạc mà cũng khó thành công. ‘Dễ’ là cứ trầm bổng theo âm điệu của
‘bằng bằng trắc trắc bằng bằng’ mà phổ là xong, ‘khó’ là làm sao phổ cho hay,
và nhất là làm sao tr nh để không bị rơi vào sự quen thuộc, nhàm chán của giai
điệu và trùng lặp âm hưởng của các nhạc sĩ kh c.”
Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng, từng phổ nhạc hàng trăm bài thơ với
nhiều thể điệu khác nhau, chia sẻ kinh nghiệm: “So với sáng tác nhạc cả lời
lẫn nhạc, tôi thấy nhạc phổ vào thơ có dễ hơn và cũng khó hơn. Dễ hơn là vì có
sẵn thơ thành có sẵn ý và lời; hơn nữa, thường bài thơ tiếng Việt đã có tiếng
nhạc trong thơ, khi đọc lên nhạc sĩ ‘nhìn’ thấy ngay tiếng nhạc. Khó hơn vì nhạc
hay bị ‘phụ thuộc’ vào dòng thơ thành dễ bị gượng ép, tuy nhiên các nhạc sĩ có
kinh nghiệm có thể thay đổi, thêm bớt để cho nhạc được tự nhiên hơn.” Nhạc
sĩ Thanh Trang, tác giả những bài nhạc được yêu thích trước năm 1975, nêu nhận
x t: “Phổ nhạc cho một bài thơ không thể nào dễ như tự sáng tác lấy cả nhạc
lẫn lời. Với riêng tôi, một bài hát cho dù lời có hay hơn cả thơ Nguyễn Du mà
giai điệu èo uột thì chẳng còn giá trị gì hết. Khi mình sáng tác nhạc rồi kế đó
viết lời thì phần nhạc của mình không bị gò bó bởi một cái khung nào hết. Ngược
lại, phổ nhạc cho thơ thì chẳng kh c gì có người ra đề cho mình viết phần nhạc.
Đối với một nhạc sĩ tôi gọi là ‘thứ thiệt’, lại có tâm hồn về thơ phong phú thì
phổ nhạc vào thơ là chuyện trở bàn tay, và hay rất đều, ví dụ c c bài thơ do Phạm
Duy phổ nhạc. Còn đối với những ai kém tài về nhạc và thơ thì như ta vẫn thấy
qua hàng nghìn bài thơ phổ nhạc từ trong nước ra đến hải ngoại sau năm 75 ”
Nhạc sĩ Nghiêu Minh, từng viết cả trăm bài nhạc phổ thơ, phần
lớn là thơ anh, cho ý kiến: “Nhiều người cho rằng khó tr nh được sự gò bó bởi
âm vận của thơ khi phổ nhạc từ thơ, tôi không cho là như vậy, vì một khi đã
quen rồi thì không còn là vấn đề nữa. Hơn nữa, thơ có vần điệu của thơ trong
khi nhạc có luật của nhạc.” Anh cũng nói thêm: “Sáng tác nhạc bây giờ
cũng như là làm thơ mới, một dạng thơ ph thể, và cần có một số kinh nghiệm
riêng biệt để dòng nhạc cũng như thơ được liên tục.”
– Bích Huyền: Anh có nghĩ rằng các nhạc sĩ phổ thơ
thành công đều có những “bí quyết” riêng? Và anh có nắm được bí quyết nào để phổ
biến đến những người yêu thích công việc phổ nhạc một bài thơ?
– Lê Hữu: Xin thưa với chị là, tôi chỉ nắm được bí quyết
làm sao để phổ một bài thơ… không thành công (cười).
Nói đùa cho vui vậy, xin thưa rằng tôi không tin lắm vào cái
gọi là “bí quyết” hay là “thủ pháp nghệ thuật” này nọ. Nói r hơn, những bí quyết
ấy nếu có, không phải là lúc nào cũng mang lại sự thành công.
Tôi chưa hề nghe ai nói đến “bí quyết để phổ nhạc thành công
một bài thơ”, hơn thế nữa, có những điều thật khó mà giải thích được về sự
thành công và không thành công của một bài nhạc phổ thơ. Xin nói thêm một chút ở
chỗ này:
Cách đây ít năm tôi có “mách” cho một nhạc sĩ từng được xem
là “có tay nghề về phổ thơ” một bài thơ tiền chiến khá hay chưa từng được phổ
nhạc. Tiếc rằng sau đó tôi khá thất vọng vì ông đã phổ không thành công bài ấy,
không rõ là vì nguồn nhạc hứng đã cạn hay là vì người nhạc sĩ nào cũng chỉ có
“một thời để yêu và một thời để… phổ nhạc những bài thơ”.
Có nhạc sĩ phổ nhạc rất thành công một bài thơ nhưng rồi…
không thấy phổ thêm bài nào nữa. Có nhạc sĩ phổ bài thơ đầu tiên khá thành
công, phổ những bài tiếp theo thì… không thành công nữa. Khi mà người ta không
tìm được cách giải thích nào cho xuôi tai thì người ta bèn đi đến cách giải
thích khác: đôi lúc cần phải có cái duyên gọi là “duyên thơ-nhạc” giữa nhạc sĩ
và thi sĩ hay giữa nhạc sĩ và bài thơ. Cái duyên ấy là cái duyên tri ngộ, là
cái tình tri âm, là mối đồng cảm, đồng điệu giữa người làm thơ và người soạn nhạc.
Cái duyên ấy là cái duyên phổ nhạc thật “ngọt”, thật dễ dàng thật tự nhiên, như
nguồn nhạc hứng dâng trào, như nhạc và thơ chảy tràn như suối... Nhạc sĩ Nguyễn
Hiền từng nhắc đến cái duyên thơ-nhạc này giữa ông và nhà thơ Kim Tuấn. Nhạc sĩ
Phạm Duy cũng hay nói đến cái duyên thơ-nhạc giữa ông và nhà thơ Phạm Thiên
Thư.
Nhạc sĩ Phạm Duy vẫn được xem là “chuyên trị” nhạc phổ thơ,
không hẳn là bài thơ nào vào tay ông cũng hóa thành bài nhạc phổ thơ hay cả, mà
vì ông là người nhạc sĩ có số lượng nhạc phổ thơ nhiều nhất trong số các nhạc
sĩ cùng thời, và trong số ấy có nhiều bài hay. Có thể ví ông như cầu thủ xuất sắc
“ghi bàn” nhiều nhất, tuy rằng cũng có những… cú sút không thành công. Ghi nhận
thêm một điều, không chỉ phổ thơ của các nhà thơ tên tuổi, ông còn phổ cả thơ của
những người làm thơ ít tên tuổi và có thể biến những bài thơ ít được hoặc không
được biết đến thành những bài nhạc phổ thơ hay.
Có khi một bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc nhưng chỉ có một
bài gọi là thành công (như bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan), hoặc... chẳng
có bài nào thành công cả (như bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của TTKH).
Có những cách để có thể biết được một bài nhạc phổ thơ có “sống”
được hay không. Hoặc, thử tách rời phần nhạc và phần lời của bài nhạc phổ thơ:
nếu người nghe chẳng muốn nghe “nhạc” thì nhiều phần cũng chẳng muốn nghe “thơ”
trong bài nhạc ấy. Hoặc, bài nhạc nào (không riêng gì nhạc phổ thơ) được bạn
bè, người quen bất chợt ngẫu hứng buột miệng hát… vu vơ ít câu thì bài ấy nhiều
phần là “sống” được, theo nghĩa có người hát, có người nghe.
– Bích Huyền: Một câu hỏi nữa nhé, anh Lê Hữu. Anh có
điều gì góp ý hoặc chia sẻ với các nhạc sĩ từng có những bài nhạc phổ thơ?
– Lê Hữu: Góp ý thì thiệt tình là tôi không dám, thưa
chị. Tôi tin rằng các nhạc sĩ sáng tác ấy hẳn là có ít nhiều kinh nghiệm về
chuyện phổ nhạc một bài thơ. Tuy nhiên, trong chỗ thân tình, thảng hoặc trong
những lúc chuyện trò tôi có chia sẻ với vài người bạn nhạc sĩ một vài ý thế
này:
Thứ nhất, dù sao thì rất nên… xăn tay áo lên để phổ nhạc cho
vui khi “bắt” được bài thơ nào làm nẩy sinh nguồn nhạc hứng. Phổ nhạc một bài
thơ là một sự “thách thức” dễ gây hứng thú cho người nhạc sĩ. Hơn nữa, phổ nhạc
một bài thơ thì… không có gì để mất cả. Nếu không thành công thì cũng… chẳng
sao cả và cũng là chuyện thường tình, vì có biết bao người phổ thơ không thành
công, kể cả các nhạc sĩ bậc thầy, có “tay nghề cao” về phổ thơ. Ngược lại, nếu
thành công là một hạnh phúc, nhạc sĩ được xem là có… tài phổ thơ và cảm thấy tự
tin hơn để… tiếp tục phổ thơ. Chưa nói là tác giả bài thơ (nếu còn sống) sẽ lấy
làm cảm kích và biết ơn người phổ thơ mình lắm lắm.
Thứ hai, như tôi có nói khi nãy, bài nhạc phổ thơ cần phải
nghe ra là một bài nhạc hơn là một bài thơ. Nói đơn giản, phải “hát” được. Người
yêu nhạc muốn nghe nhạc chứ không phải nghe thơ, hoặc nghe hát thơ. Một bài nhạc
muốn được phổ biến rộng rãi thường phải là bài nhạc dễ nghe và dễ hát (không phải
là chỉ có… tác giả và ca sĩ chuyên nghiệp hát được). Người yêu nhạc không chỉ
muốn nghe mà còn muốn hát nữa. Trong những buổi họp mặt văn nghệ có hát hò chẳng
hạn, người hát thường ít ai chọn những bài khó hát.
Thứ ba, bài thơ được phổ nhạc trước hết phải là bài thơ hay,
ít nhất cũng là “hay” đối với nhạc sĩ. Thật khó mà phổ nhạc cho hay một bài thơ
mà nhạc sĩ không có chút gì rung cảm. Khi mà nhạc sĩ không yêu bài thơ thì cũng
khó làm người nghe yêu bài nhạc. Những bài nhạc phổ thơ miễn cưỡng hoặc theo
“đơn đặt hàng” dễ nhận ra những gượng ép. Một nhà thơ quen tên nói với tôi anh
có nhiều bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Tôi nói, “Việc ấy chứng tỏ rằng
các nhạc sĩ yêu thơ của anh và muốn được phổ nhạc những bài thơ ấy, tuy nhiên
không có nghĩa là những bài nhạc phổ thơ của anh cũng… hay như là bài thơ.”
Thứ tư, nên tránh phổ nhạc một bài thơ đã được nhạc sĩ khác phổ
thành công và phổ biến. Việc này là một thử thách rất khó vượt qua, lại thêm bất
lợi về mặt tâm lý vì dễ đưa đến sự so sánh hơn, k m.
Sau cùng, nói gì thì nói, cách tốt nhất để biết một bài nhạc
phổ thơ có thành công không là… hãy phổ nhạc một bài thơ. Người nghe nhạc sẽ
nói cho nhạc sĩ biết bài nào là thành công và bài nào không thành công.
Nhạc sĩ nào cũng từng có những bài phổ thơ không thành công,
tuy nhiên nếu phổ nhạc nhiều bài thơ mà vẫn… không thành công thì cần tìm hiểu…
tại sao và nên xem lại quan niệm, phương thức và thói quen trong việc phổ thơ của
mình. Nếu cần thì thay đổi, thử nghiệm phương cách khác cho đến khi tìm ra được
“bí quyết” của riêng mình, thay vì “dẫm chân trên một lối mòn”.
– Bích Huyền: Xin cám ơn anh Lê Hữu đã dành nhiều thì
giờ cho “Câu chuyện âm nhạc” cũng như đã cho những ý kiến, những nhận định rất
thành thực và lý thú về đề tài hôm nay. Bích Huyền chia sẻ và đồng tình với một
số nhận định của anh, một số chứ không hẳn là trăm phần trăm đâu đấy nhé.
– Lê Hữu: (cười) Cám ơn chị. Tôi cũng chỉ mong
là được chị chia sẻ phần nào thôi để còn có cơ hội được nghe ý kiến của chị về
đề tài này nữa chứ, phải không chị Bích Huyền?
Bích Huyền thực hiện
Chút duyên văn nghệ
Bích Huyền
Khi anh Lê Hữu hỏi ý kiến tôi để đưa bài “Chuyện trò về nhạc
phổ thơ” mà tôi thực hiện với anh vào trong sách này, như là một Phụ Lục, tôi
nói đùa là phần “phụ lục” ấy nên có thêm cái “phụ chú” nữa cho… có hậu. Anh cười
và nói “Được chị viết cho ít hàng thì hay quá. Và tiện tay, xin chị đặt giúp
cái dấu chấm hết cho cuốn sách.”
Anh Lê Hữu muốn đóng cuốn sách lại, vì theo anh, “Trừ tiểu
thuyết Kim Dung, một cuốn sách trên ba trăm trang là khá dày, dễ làm người đọc…
mệt và chán.”
Trong lúc trò chuyện với anh về “nhạc phổ thơ”, tôi ghi nhận
một điều, cách nói chuyện và trả lời các câu hỏi của anh không khác lắm cách
anh thể hiện trên những trang viết. Anh đi sâu vào các chi tiết, phân tích cặn
kẽ và không ngại đưa ra các nhận xét của riêng mình (sau khi “rào đón” rằng “chỉ
là ý kiến riêng, có khi sai”), với những dẫn chứng kháthuyết phục. Khi viết về
bất kỳ đề tài nào, âm nhạc chẳng BÍCH HUYỀN |
443
hạn, tôi chắc khó ai viết
kỹ hơn anh. (Cũng chính vì thế, khi biên soạn thành chương trình phát thanh,
tôi đã phải loay hoay cắt bỏ rồi… tiếc nuối, không biết nên lấy đoạn nào, bỏ ý
nào cho chương trình thời lượng chỉ 15 phút. Vì vậy, anh
Đỗ Quý Toàn, tức bình luận gia Ngô Nhân Dụng của báo Người
Việt, đã có lần khen tôi là một… “nhà bếp núc giỏi”! Xin ph p được “khoe”
như thế, vì đấy cũng là một kỷ niệm đẹp với 17 năm biên soạn Thơ-Nhạc trên làn
sóng VOA).
Không chỉ là “những câu chuyện nhạc Việt” như cách gọi đơn giản
của anh, trong sách này còn là những bài nhận định về âm nhạc có hệ thống và bố
cục chặt chẽ, có dẫn nhập và kết thúc tròn trịa. Điều lý thú, người ta tìm thấy
nơi anh một lối viết mới thay cho những bài khảo luận khô khan như vẫn thấy từ
trước đến nay. Người ta đọc bài anh viết như nghe một người kể chuyện có duyên,
đặc biệt là những “khám phá” từ cái nhìn và cảm thụ thật tinh tế, bén nhạy về
con người, sự việc qua những bài viết thật công phu.
“Những bài viết thật công phu”, nhận xét ấy không của riêng
tôi mà của nhiều người. Nhà thơ Du Tử Lê chẳng hạn, trong một bài nhận định về
âm nhạc Nguyễn Hiền trên Người Việt, đã trích dẫn những đoạn trong bài
“Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối” của Lê Hữu và nêu nhận xét: “Trong
bài viết công phu chứa đựng nhiều phát hiện mới mẻ của mình, tác giả Lê Hữu đã
chỉ ra nhiều điều mang đầy tính thi sĩ của cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền. Đó là những
phân tích, tôi nghĩ có thể ít người thấy được, nếu họ Lê không viết ra ” Hoặc,
tạp chí Văn Học, số đăng bài “Ảo giác Trịnh 444
| CHÚT DUYÊN VĂN NGHỆ
Công Sơn” của Lê Hữu: “Bạn
đọc có thể không chia sẻ với tác giả một số điều, nhưng theo nhận định của Văn
Học, đây
là một bài viết công phu vào loại hàng đầu về Trịnh Công Sơn
từ trước đến nay, trong nước cũng như hải ngoại.”
Những người khác có thể yêu thích những “bài viết công phu”
khác của Lê Hữu như “Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông” (làm cho người ta
thêm yêu mến, thêm quý trọng người lính VNCH), hoặc về các nhạc sĩ tên tuổi của
miền Nam, hoặc về những bài hát được yêu thích một thời. Người ta tìm thấy nơi
anh một con người yêu cái đẹp và đi tìm cái đẹp, một tâm hồn phong phú và giàu
cảm xúc với giọng văn lôi cuốn, có lúc khôi hài, có khi thật cảm động, qua những
câu văn rất đẹp, rất “thơ”. Những bài về Đoàn Chuẩn-Từ Linh, về nhạc sĩ Nguyễn
Hiền, về Hà Nội “vang bóng một thời”… là những bài đẹp tựa bài thơ. Những người
bạn văn nghệ của tôi khi đọc hoặc nghe những bài của anh qua các chương trình
phát thanh, đều nói rằng anh có lối viết làm cho người ta phải… xao xuyến, phải
bâng khuâng.
Những trang viết của anh thường đầy ắp những ý tưởng, và được
nhiều người đọc chia sẻ. Tuyển tập này, theo thiển ý của tôi, có ý nghĩa đặc biệt,
đóng góp vào việc nghiên cứu, tìm hiểu về nền tân nhạc phong phú và đa dạng của
miền Nam ngày trước mà anh gọi là Âm Nhạc Của Một Thời, đồng thời cũng
chia sẻ với người yêu nhạc những n t đẹp đầy tính nghệ thuật của dòng nhạc Việt.
BÍCH HUYỀN | 445
Riêng tôi, không thể
nào không nhắc đến các Chương Trình Thơ-Nhạc được thực hiện từ những bài
viết của anh trên các làn sóng phát thanh (VOA, Radio Bolsa, Chân Trời Mới…) rất
được thính giả trong và ngoài nước tán thưởng. Hơn ai hết, tôi hiểu rằng những
lời tán thưởng ấy cần phải được chuyển đến tác giả của những dòng chữ ấy.
Và sau cùng, điều làm tôi vui hơn cả là, qua đó, tôi có được
với anh Lê Hữu chút duyên văn nghệ. Nếu không, nói như anh (trong bài viết về
âm nhạc Nguyễn Hiền): “Nếu không có cái ‘duyên’ ấy thì dẫu có đi hết cuộc đời
mình cũng chẳng ai gặp được ai.”
Bích
Huyền
Mời đọc trọn bộ (Click)==> Âm Nhạc của Một Thời-Lê Hữu - Phần 1: Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt
Mời đọc trọn bộ (Click)==> Âm Nhạc của Một Thời-Lê Hữu - Phần 1: Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt
Âm Nhạc Của Môt Thời Phần 2: Đoàn Chuẩn–Từ Linh, Một Mùa Nào Lãng Mạn (Lê Hữu)
Âm Nhạc Của Một Thời Phần 3: Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối
Âm Nhạc Của Một Thời Phần 4: Y Vân và ảo ảnh cuộc đời
No comments:
Post a Comment