Ảo giác Trịnh Công Sơn
Nghiêng
sang em tôi thấy nắng vàng
(“Gần
như niềm tuyệt vọng”, TCS)
Làm gì có chuyện ảo. Làm sao biết ảo hay không ảo? Làm sao
em biết bia đ không đau? Làm sao em biết đời sống buồn tênh? Làm sao... mà
trả lời.
Ảo, nghĩa là không thực. Những gì thuộc về “ảo” đều là... ảo
cả, ảo vọng tuổi trẻ, ảo tưởng hòa bình, ảo ảnh cuộc đời... vân vân. Tôi không
r là ngày trước, khi viết về một hiện tượng, một tiếng hát, giáo sư Nguyễn Văn
Trung đã phát giác được cái “ảo” từ những góc nhìn nào. Khuôn mặt liêu trai,
mái tóc liêu trai, vóc dáng liêu trai, giọng hát liêu trai, tất cả hiện ra dưới
ánh đèn mầu... liêu trai mờ mờ ảo ảo của phòng trà, đủ để tạo nên một “Ảo ảnh
Thanh Thúy”?
Khác với ảo ảnh, thường là những tìm kiếm, đuổi bắt (tìm nhưng
không gặp được, đuổi nhưng không bắt được, như vũng nước trong sa mạc, như những
bong bóng xà-phòng nhiều màu sắc, như chiếc bóng của mỗi người...), ảo giác ở
ngay trong đầu, không phải tìm kiếm đâu xa, ẩn nấp sẵn đâu đó, có dịp là xuất đầu
lộ diện. Ảo giác có khi là tưởng tượng, có khi là đóng kịch, là giả vờ, là bị
đánh lừa
hay tự đánh lừa, là tưởng vậy mà... không phải vậy, khiến dẫn
đến những lầm lạc trong nhận thức, chẳng còn biết đâu là thực là giả.
Đọc một cuốn sách, xem một bức tranh, nghe một bài nhạc...,
đôi khi trong thưởng ngoạn nghệ thuật, ảo giác cũng thấp thoáng, chập chờn. Trường
hợp Trịnh Công Sơn (TCS) là một ví dụ.
A. Ảo giác ngôn ngữ Trịnh Công Sơn
1. Thật và giả
Ảo giác, trước hết đến từ chữ nghĩa TCS.
“Toàn bộ âm nhạc TCS đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả
thực...” (1), nhận x t này của nhạc sĩ Phạm Duy quả có đúng, mặc dầu
không phải tranh trừu tượng lúc nào cũng đẹp cả. Gọi nhạc TCS là “nhạc... trừu
tượng” cũng không sai. Chỉ là chuyện chữ nghĩa (“thơ cụ thể”, chẳng hạn). Trừu
tượng, nên cần phải vận dụng ít nhiều trí tưởng tượng mới nhìn ra cái đẹp. Hình
tượng người nữ trong lời nhạc TCS chẳng hạn:
Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai
Vai em gầy guộc nhỏ...
Bàn tay xanh xao đón ưu phiền
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Em gầy ngón dài
Ngón tay em dài nên mãi ru thêm ngàn năm
Cái đẹp này dường như không được bình thường lắm, có vẻ bệnh
hoạn nữa là khác, vì gầy guộc quá, xanh xao quá. Cái đẹp thật mỏng manh, dễ vỡ...
Thế nhưng làm sao biết là đẹp? Có chắc là đẹp? Ai nói đẹp? Chắc
không phải TCS. Ông không hề nói xấu, nói đẹp chi cả. Ông chỉ mô tả sơ sài, qua
loa, đại khái là như vậy, ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Vậy thì đẹp, xấu chỉ là do ta nghĩ, ta tưởng tượng ra đấy
thôi. Phải đẹp chứ, có hình tượng người nữ nào ở trong thơ, trong nhạc mà lại
không đẹp. Thử hình dung cái đẹp “kiểu TCS”. Xem nào, đôi vai lụa m t chắc
phải... mát rượi! Đôi môi lửa ch y chắc phải... bốc lửa! Da thơm quả
ngọt chắc phải... ngọt lắm, thơm lắm! i cong cỏ mượt chắc phải... mượt
lắm, cong lắm! Không đẹp sao được.
Thực ra, bức tranh toàn cảnh trong nhạc TCS không hoàn toàn
là trừu tượng. Nếu chỉ thuần là tranh trừu tượng, khó lòng giữ chân người xem
lâu được. Khách xem tranh sẽ bỏ đi thôi. Điều khiến người xem chịu dừng lại ngắm
nghía và trầm trồ trước họa phẩm của TCS chính là vì những tranh ấy không phải
lúc nào cũng trừu tượng hay siêu thực. Chỉ đôi ba chỗ thôi, chẳng hạn:
Tim lăn trên đường mòn..., hoặc
Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi...,
hoặc
Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô...,
hoặc
Dòng nước mắt sẽ bay trong trời
làm cơn mưa rớt trên chăn gối
lời cỏ cây h t trên da người
Còn lại là những chỗ người nghe nhạc, xem tranh đều có thể hiểu
được. Cái thu hút trong lời nhạc TCS là những chỗ hiểu được và không hiểu được
xen lẫn vào nhau, nằm cạnh nhau. Hiểu hết, hiểu dễ dàng thì đâu còn muốn nghe
thêm nữa. ài hát dù có hay ho, có mùi mẫn tới đâu cũng dễ trở thành cũ, vì mọi
câu hỏi đều đã được trả lời, mọi chuyện đều đã được giải quyết xong, giống như
là Thôi là hết /chia ly từ đây (“Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”, Lam
Phương) vậy. Ở lời nhạc (hay “ca từ”, như cách gọi ở trong nước) TCS, những vấn
nạn vẫn còn nguyên trạng, chưa có lời giải đáp, không có câu trả lời, vì vậy
nghe đi nghe lại mà vẫn cứ “mới”, vẫn ít thấy nhàm chán, vẫn muốn nghe nữa,
nghe nữa...
Tôi là ai mà còn trần gian thế?
Tôi là ai mà yêu qu đời này?
Tôi là ai / là ai / là ai...???
Những câu hỏi cứ dấy lên mỗi ngày, cứ đeo đẳng theo ta mãi một
đời.
Trở lại với những bức họa trừu tượng, TCS đã lấy gì để vẽ nên
những tranh ấy? Chỉ là chữ và nghĩa, không có bất kỳ một chất liệu nào khác. Thử
x t qua một ít từ loại, những danh từ, động từ, tính từ... được sử dụng qua bàn
tay phù ph p của TCS.
Động từ chẳng hạn, thử lấy chữ nào đó TCS vẫn hay dùng, ví dụ
chữ “phơi”:
ôi nào hãy còn thơm / cho ta phơi
cuộc tình
(“Ru ta ngậm ngùi”)
Chưa nghe nói có ai đem tình ra phơi như phơi áo bao giờ.
Phơi chỗ nào? Phơi trên cánh môi thơm chứ còn ở đâu nữa! Đem tình ra phơi cho
khô ráo đã là chuyện lạ. Phơi thế nào mà tình không khô mà nắng lại... khô mới
lạ hơn nữa:
Phơi tình cho nắng khô mau
(“Tình xót xa vừa”)
Lại có khi là “nắng phơi” chứ không phải “phơi nắng”:
Nắng phơi trên mầu ngói non tươi
(“Chiều trên quê hương tôi”)
Những động từ khác:
Treo: treo tình trên chiếc đinh không... (chưa thấy ai
mắc, máng, treo cuộc tình bao giờ)
Khoác: sương khoác mềm vai phố... (nghe như là
khoác vai tình nhân...)
Lùa: lùa nắng cho buồn vào tóc em... (chỉ sau Bầy
chim lùa vạt nắng của nhạc sĩ Nguyễn Hiền)
Mưa: nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ... (chỉ
sau ơ hồ nghe lá thu mưa của nhạc sĩ Cung Tiến)
Nhặt: tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy... (“nhặt”
đã khó, “giữ” càng khó hơn. Chỉ sau “Nhốt gió” của nhà văn ình Nguyên Lộc)
Lăn: tim lăn trên đường mòn (nghe như… phim
kinh dị)
Đổ: đêm đổ xuống đời ta
Trói: trong lòng phố mưa đêm trói chân
Nghe: có con đường nằm nghe nắng mưa
Ươm: trời ươm nắng cho mây hồng
Thắp: ngàn cây thắp nến lên hai hàng
Khắc: vết buồn khắc trên da
Chở: có con đò chở nắng mưa đi
Chờ: tôi xin làm nụ cười, chờ em giữa đôi môi
Người nghe TCS có thể nhặt thêm được rất nhiều động từ như vậy.
Các động từ trên là cũ chứ đâu có mới, nhưng lại chở theo sau những ý tưởng, những
hình ảnh mới mẻ nên ta tưởng như chúng “mới mẻ”. Những động từ ấy, thả ra từ ống
tay áo của TCS, trở nên linh hoạt hơn, có sức sống hơn, bắt trí tưởng tượng làm
việc nhiều hơn, vì vậy cũng dễ tạo nên những ảo giác.
Về tính từ, cũng đâu có k m. Chỉ “nắng” và “gió” thôi cũng đã
chở theo rất nhiều tính từ (và các từ loại dùng như tính từ): “nắng mềm”,
“nắng khuya”, “nắng hững hờ”, “nắng quạnh hiu”, “nắng chiều
quạnh quẽ”, “nắng rất la đà”; “gió vô tình”, “gió vô thường”,
“ngọn gió hư vô”, “ngọn gió hư hao”, “ngọn gió hoang vu”,
“ngọn gió quạnh hiu”, “gió mùa thu rất ân cần”... Cũng phải kể
thêm những danh từ được cho làm tính từ: “đời cơm áo”, “tay rong
rêu”, “nắng thủy tinh” (nguyên là “ngôn ngữ thơ” của Thanh Tâm Tuyền), “con
đường lứa đôi”, “em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”, “tôi là ai mà
còn trần gian thế”...
Về danh từ, kể sao cho hết. Khi ông nói đến dòng sông, con đường,
hoa cỏ, chim muông, đấy không còn là dòng sông, là con đường... hiểu theo nghĩa
thông thường. Con sông không còn là con sông, con đường không còn là con đường.
Những vật thể, hình tượng ấy đều vừa có thực vừa không có thực, đều nửa thực nửa
giả hoặc chỉ là những khái niệm trừu tượng.
“Dòng sông” chẳng hạn, là biểu tượng của dòng đời, dòng chảy
của thời gian. Dòng sông trong lời nhạc TCS còn gợi lên những ý niệm về nỗi
chia lìa, biền biệt, mất tăm, mất hút.
Sông bao lần sông đã ra đi...
Có một dòng sông đã qua đời...
ột dòng sông nước cuốn / một cuộc tình không may...
Tôi như chim ưu phiền / bay về cuối dòng sông...
Dòng sông nào đây? Chẳng có dòng sông nào cả.
“Con đường” chẳng hạn, là biểu tượng của cuộc hành trình, là
lối đi, là sự lựa chọn hay tìm kiếm miệt mài.
Đường nào dìu ta đến cơn say...
Đường về tình tôi có nắng rất la đà...
Người đi tìm mãi suốt con đường...
Em đi bỏ lại con đường...
Con đường nào đây? Chẳng có con đường nào cả. Chỉ nghe là
nghe vậy chứ có thấy đường xá, nhà cửa gì đâu. Nào có phải là “con đường xưa em
đi” hay “con đường tình ta đi” đâu. Làm gì có con đường nào.
“Hoa cỏ” cũng vậy. Khi ông viết về những bông hoa, ta có cảm
giác không dễ gì tìm gặp những bông hoa ấy ở ngoài đời.
Đóa hoa hồng v i quên trong tay...
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi...
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời...
Có nụ hồng ngày xưa rớt lại / bên cạnh đời tôi đây...
Từ đó ta là đêm / nở đóa hoa vô thường...
Đóa hoa nào đây? Chẳng có đóa hoa nào cả. Làm gì có chuyện đóa
hoa vô thường, làm gì có đóa hoa vàng nào mỏng manh cuối trời, làm
gì có nụ hồng nào ngày xưa rớt lại bên cạnh đời tôi đây. Những lời ấy thật
đẹp nên ta tưởng tượng những bông hoa ấy cũng phải đẹp lắm. Kỳ thực, những bông
hoa diễm ảo ấy chỉ nở trong những giấc mơ huyền hoặc hay trong những khu vườn ảo
giác.
Đâu có riêng gì hoa cỏ, thực vật, đến cả chim muông, động vật
cũng đều là... giả tưởng.
Đàn bò vào thành phố / không còn ai hỏi thăm...
Đàn bò bỗng thấy buồn...
Ngựa hồng đã mỏi vó / chết trên đồi quê hương...
ột ngày đầu thu / nghe chân ngựa về chốn xa...
Trong tr i tim / con chim đau nằm im...
Liệu có ai chịu tin đàn bò, đàn ngựa, chim chóc ấy là... có
thực! Ngựa trong những lời nhạc TCS cũng “ảo”, cũng chập chờn như bầy ngựa
trong tranh của các nhà danh họa chuyên vẽ ngựa.
Cũng đâu có riêng gì vạn vật, cỏ cây, đến cả nắng mưa, gió
bão cũng không còn được hiểu theo nghĩa bình thường.
Đây là mưa, là bão:
Có mưa quanh chỗ nằm...
Nghe quanh đời mưa bão...
ưa bay trong ta / bay từng hạt nhỏ...
Đây là nắng, là gió:
Đường về tình tôi có nắng rất la đà...
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì...
Đến cả thời tiết, mùa màng cũng là tâm cảnh của con người chứ
không còn là của thiên nhiên, đất trời nữa, vì vậy mới có những Ta nghe tình
đổi m a hay Em đứng lên m a thu tàn tạ... Đến cả không gian, thời
gian cũng đều là “giả” là “ảo”, vì vậy mới có những Trong ta chiều đã tàn hay
Đêm đổ xuống đời ta... Liệu có cần phải kể thêm nữa những bầu trời, tinh
tú, mặt trăng, mặt trời...
Ta thấy em trong tiền kiếp / với mặt trời lẻ loi...
Từ khi em là nguyệt / trong tôi có những mặt trời...
Vườn năm xưa em đã đến / nay trăng qu vô vi...
Trăng thế nào gọi là “trăng vô vi”? Kỳ thực, chẳng có trăng,
sao gì cả. Mặt trời rực rỡ, chói lọi, cho những ảo giác về chủ tể, về thông
thái, trí tuệ, về siêu nhiên, siêu hình. óng trăng lung linh, huyền ảo, gợi những
ý niệm về lẽ biến hóa ảo diệu của đất trời.
Đến cả những nỗi buồn cũng là “nỗi buồn ảo giác”, vô cớ,
không tên, kiểu “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, hoặc những nỗi đợi chờ
mà... không chờ đợi gì cả:
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế...
Có một người dường như chờ đợi
thật ra đang ngồi thảnh thơi...
Sau cùng, chẳng có gì hết. Chẳng có dòng sông, chẳng có con
đường, chẳng có mặt trời mặt trăng, cũng chẳng có nỗi buồn, nỗi đợi chờ nào cả.
Chưa hết, ta còn gặp những cách ví von, những “có khi” và
“đôi khi”:
Lòng ta có khi mơ hồ / tưởng mình đang
là cơn gió...
Đời ta có khi tựa l cỏ / ngồi h t ca rất
tự do...
Đôi khi thấy trên l khô một dòng suối...
Đôi khi tho ng nghe bước chân về đâu đó của ai...
Hoặc những “nghe” và “thấy”:
Đêm nghe gió tự tình...
Ta nghe nghìn giọt lệ
rớt xuống thành hồ nước long lanh...
Ta thấy em đi quanh từng ngọn nến tắt...
Ta thấy em đang ngồi khóc / khi rừng chiều đổ mưa...
Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng
Nhiều đêm thấy ta là th c đổ...
(Sao không? Nhà văn V Phiến cũng từng nghe “Thác đổ
sau nhà” vậy. Thác đổ thật, vì… tỉnh ra có khi còn nghe).
Tất cả, những trạng thái lửng lơ, lơ lửng “hình như, có lẽ,
chắc là, dường như” ấy, những “có khi” và “đôi khi” ấy, những “nghe” và “thấy” ấy,
“đôi khi” cũng là những tác nhân gây nên những ảo giác chập chờn, nửa hư nửa thực.
Ngôn ngữ TCS, như vậy, có thể gọi là... “bóng chữ” (nói như
nhà thơ Lê Đạt), chứ chẳng phải chữ với nghĩa gì nữa!
2. Chữ và nghĩa
Vì là “bóng chữ” nên thứ ngôn ngữ ấy không phải lúc nào cũng
dễ hiểu. Thử nêu một, hai ví dụ:
“Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ
đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng
lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định...,” những dòng chữ ấy trích trong lời tựa
của tuyển tập nhạc Kinh Việt Nam, ấn hành năm 1968, viết bằng thủ bút của
chính tác giả TCS.
Những lời lẽ thật bí ẩn như là mật mã, như lời sấm truyền
tiên tri về vận mạng đất nước, hoặc như câu thần chú làm chìa khóa mở cánh cửa
kho tàng bí mật nào đấy. Người đọc ngơ ngác, không hiểu chuyện gì là chuyện gì
(mà không dám nói là không hiểu). “Điều gì không thật” là điều gì vậy? Giữa
hàng trăm hàng ngàn điều có thật và không thật diễn ra hàng ngày hàng giờ ở
quanh đây, làm sao biết được điều nào là điều nào(?). “Lầm lỡ” gì vậy? Ai lầm lỡ?
Tại sao lầm lỡ? Lầm lỡ thế nào? (Chắc không phải Ta yêu em... lầm lỡ hay
là Tôi đã... lầm đưa em sang đây). Không thấy nói r ràng, cụ thể gì vụ
“lầm đường lạc lối” này (hoặc không tiện nói vào thời điểm ấy, nhưng mãi về sau
này cũng chẳng nghe ông nói năng, nhắc nhở gì đến nữa). Lại còn “con đường máu
xương” nữa, là con đường nào vậy? Chắc không phải “con đường thập giá” mà Đấng
cứu thế đã phải vượt qua để cứu chuộc nhân loại? Chắc cũng không phải là “đoạn
đường chiến binh”, hay “đại lộ kinh hoàng”, hay con đường mòn “xương trắng Trường
Sơn”? “Máu xương” nào, của lính tráng hay của dân thường, của phe ta, phe địch
hay phe bạn? Tại sao điều “lầm lỡ” ấy lại “lên đường” và lại còn “phải đi cho
trót con đường máu xương”? “Mũi tên vô tri” nào? “Nhiệm kỳ vô định” nào? Tại
sao lại “lỗi thời”? Những câu hỏi và câu hỏi…, e đến cả trăm năm sau cũng không
chắc người đời đã giải mã nổi!
Những lời lẽ thật mạnh mẽ, đanh th p như một bản cáo trạng,
tiếc rằng ý tưởng lại lấp lửng, mập mờ nên nhiều lắm cũng chỉ để trang trí, vẽ
vời cho tập nhạc chứ khó mà thuyết phục hay “vận động quần chúng” nổi, vì...
không dễ hiểu chút nào.
Người ta có thể dễ dàng tìm thấy trên những trang viết của
TCS vào thời kỳ ấy, thời kỳ của những phong trào tranh đấu, lên đường xuống đường,
những lời lẽ tương tự, lắm lúc hừng hực khí thế, rực lửa đấu tranh, và tất
nhiên là không k m phần... bí ẩn. Ngôn ngữ phản kháng cũng có một vẻ “làm dáng”
nào đó chăng(?).
Trong một lá thư ông viết năm 1974, gửi cho người bạn cùng
“chí hướng”, ta đọc thấy những lời sau:
“K. này,... phải chăng hồi chuông báo tử đã được gióng lên để
những gì cần phải tàn tạ hãy tàn tạ nhanh chóng. Khi con người nhận thấy mình
không còn gì để bị tước đoạt thêm nữa thì đứng dậy và lên đường. Nếu cần phải
ngạc nhiên chỉ là tự hỏi vì sao vận hội mới của nhân dân lại trễ nãi quá vậy...”
(2)
Người đọc dễ dàng nhận ra cái style của TCS, cũng là
những đao to búa lớn của những “hồi chuông báo tử”, “vận hội mới của nhân dân”,
“đứng dậy và lên đường”...
Cái style ấy đôi lúc cũng đi vào trong lời nhạc TCS.
Không phải ai cũng hiểu được những gì ẩn nấp đằng sau những đường kẻ nhạc và những
câu, chữ như là:
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
(“Một c i đi về”)
Thật bí ẩn như những dòng chữ khắc trên vách đá của một hang
động bí mật nào đấy. Thật bí ẩn đến độ ngay chính tác giả bài hát cũng... lắc đầu
chịu thua, chả biết cắt nghĩa ra làm sao! Hỏi, ông trả lời: “Đây là một bài hát
rất lạ, thực sự không dễ hiểu, có những câu trong bài này bản thân tôi cũng thấy
khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích r ràng thì thật là
khó...” (3) Rồi ông đi tới kết luận “huề vốn” theo cách của ông, để khỏi
phải giải thích, giải nghĩa chi cả: “Tôi nghĩ, trong nghệ thuật, điều quan trọng
nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến
trái tim của người mà không cần phải cắt nghĩa gì thêm.” (3)
“Không cần phải cắt nghĩa gì thêm”, nói văn vẻ là như vậy,
nói nôm na là “hiểu được thì tốt mà không hiểu thì... rán mà hiểu”. Lý do chính
đáng là bản thân ông còn chưa hiểu nổi, còn hiểu chập chờn, thì lấy gì mà đòi
hiểu! Điều này cũng cho thấy những ý tưởng ông đưa vào bài nhạc là những ý tưởng
chưa r n t, chưa ra hình ra dạng, vẫn còn lửng lơ, lơ lửng như khói trời
mênh mông! Nói khác đi, “bài hát rất lạ” ấy (và nhiều bài “rất lạ” khác nữa)
chỉ là những bản nháp (draft), những bản vẽ phác thảo. Điều khôi hài là
trong lúc ông còn đang loay hoay tìm kiếm thì người thưởng thức nhạc của ông
cũng... loay hoay tìm kiếm cùng với ông.
Những câu, chữ mà ông gọi là “khó giải thích” có rất nhiều
trong lời nhạc TCS, đại loại:
Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
(“Dấu chân địa đàng”)
(Câu này chắc để... dọa đàn bà, con gái)
Mặt trời như tr i cây tuyệt vọng
(“Níu tay nghìn trùng”)
(Tr i Cây Đau Khổ tập 2, của nhà văn Doãn Quốc Sỹ
chăng?)
ôi em hồng như l hư không
(“Gần như niềm tuyệt vọng”)
(“Lá diêu bông” đã khó tìm, “lá hư không” còn... khó hơn!)
Cơn mưa là nắng vô thường
(“Mưa mùa hạ”)
(Liệu cơn nắng có là... mưa vô thường?)
Có thể kể thêm một chuỗi những “hư” và “vô” như “hư ảo”, “hư
vô”, “hư không”, “vô tận”, “vô vi”, “vô thường”... là những từ ông vốn sính
dùng, lặp đi lặp lại nhiều lần, đôi lúc có hơi lạm dụng. “Vô thường” ở một vài
chỗ thì khả dĩ chấp nhận được, nhưng không phải đặt vào chỗ nào cũng... vô thường
được cả (như câu hát ở trên). Cứ như lối dùng chữ kiểu này thì bất luận thứ gì
góp mặt góp tiếng trên thế gian này thảy đều “vô thường” cả, và đều có thể gh p
vào hai chữ “vô thường” được (mà không sợ... vô nghĩa). Chữ nghĩa được “sáng tạo”
đến mức có thể tùy nghi gh p ngược gh p xuôi, ghép ngang gh p dọc, muốn ra kiểu
nào thì ra.
Hiểu được tường tận từng câu từng chữ trong lời nhạc TCS là
điều không thể. Đi tìm những ý tưởng lẩn khuất phía sau những ngôn từ ấy, nghĩa
là những “ẩn ngữ” (behind the lines hoặc between the lines) lại
càng khó hơn. Chưa kể đến những “phát minh” lạ lùng trong chữ nghĩa, đôi lúc kỳ
quặc, khó hiểu, như “lời buồn thánh”, “vết lăn trầm”, “giọt hư không”, “giọt vô
biên”... Lúc đầu người nghe còn thấy lạ tai, riết rồi quen dần, mặc ông nhạc sĩ
muốn nói gì thì nói, chẳng mấy ai còn thắc mắc hay bận tâm tìm hiểu. Cũng tựa
như ngày trước chẳng ai bận tâm đến chuyện đúng sai, phải trái trong những câu
hát quen thuộc, vẫn nghe đi nghe lại:
a thu mưa bay cho tay mềm...
(Mưa bay thì... mưa bay, làm sao tay lại mềm được?)
L a nắng cho buồn vào tóc em...
(“Lùa nắng”, đâu phải chuyện dễ! Nắng thì phải... vui, mưa mới
là buồn chứ?)
Ngày xưa sao l thu không vàng...
(Lá thu ngày xưa, ngày nay gì lại chẳng... vàng?)
Những câu trên ở trong bài “Nắng thủy tinh”. Chẳng có cái logic
nào cả, chẳng có nghĩa đen nghĩa bóng, nghĩa xa nghĩa gần gì cả, cũng chẳng
có phương pháp phân tích lý luận nào để giải thích cho hợp tình hợp lý cả. Chỉ
có chịu hay không chịu, thích nghe hay không thích nghe, thế thôi. “Đừng hỏi tại
sao”, đấy là cách tốt nhất, hay nhất để mà thưởng thức nhạc TCS.
Trong ngôn ngữ TCS, “chữ” không phải là “nghĩa” (như “chữ
nghĩa” nói theo lối thông thường). Chữ là chữ, nghĩa là nghĩa. Chữ và nghĩa
không sánh đôi với nhau, không là bạn đồng hành của nhau, vì thế không thể giải
thích “chữ” để cho ra “nghĩa”. Nói cách khác, trong “chữ” của TCS, nghĩa cũ
(nghĩa thông thường) được nới rộng thêm, hoặc được gh p thêm những nghĩa mới.
Nghĩa cũ, nghĩa mới đôi lúc xen lẫn vào nhau. Thường, người nghe nhạc TCS không
hiểu hay cảm thấy khó hiểu khi “đụng” phải những nghĩa mới này. Cái nghĩa “mới”
ấy làm cho người nghe đôi lúc “khựng” lại. Thế nhưng người ta cũng lại yêu
thích ngôn ngữ TCS qua những chữ mới, nghĩa mới này. Người nghe buộc phải “đổi
mới tư duy” để có thể thưởng thức được nhạc TCS.
Như vậy, TCS không chỉ làm mới “chữ” (như nhiều người vẫn
nói), ông còn làm mới “nghĩa” nữa. “Nghĩa” ấy vượt ra khỏi những khuôn khổ, những
hàng rào quy ước. Vì vậy mới có những “nắng mềm”, “nắng khuya”, “mưa hồng”,
“mưa xanh”, “giọt máu cuồng điên”, “giọt máu trổ bông”, “đôi môi rồ dại”, “đôi
vai lụa mát”, “biển rộng hai vai”, “biển hẹp tay người”... vân vân và vân vân.
Cách chung, ta có thể nói được là, TCS đã làm mới ngôn ngữ bằng những “phát
minh” tân kỳ. Từ đó, ta hiểu được vì sao đôi lúc không thể giải thích hoặc
không thể giải thích theo lối thông thường ngôn ngữ TCS.
B. Ảo giác thưởng thức nhạc Trịnh Công Sơn
“Hạnh phúc là một tách café và nhạc TCS.”
Đó là một trong những định nghĩa về hạnh phúc, ghi lại được
trong một tuyển tập những bài nhận định về âm nhạc và con người TCS, ấn hành ở
Việt nam ( ột Cõi Trịnh Công Sơn, nxb Thuận Hóa, 12/2002). Tôi không r
người nói hay viết câu ấy đã căn cứ vào đâu để đưa ra định nghĩa này. Thực trạng
đời sống và sinh hoạt ở trong nước chắc? ao nhiêu là quán xá lớn, nhỏ ở ngoài
đường, trên phố thường xuyên “chơi” nhạc TCS để thu hút khách, để những người
khách bước vào đó tìm kiếm chút hạnh phúc.
Hạnh phúc như thế thì cũng đơn giản. Ngồi quán hay ngồi nhà,
người ta cũng có thể có được những phút giây trầm tư nhìn từng giọt café chảy
từng giọt, từng giọt, trong lúc lắng nghe tiếng nhạc TCS, để suy gẫm chuyện đời,
để chiêm nghiệm về c i sống c i chết, về phận người phận mình, hay chỉ để ngậm
ngùi tiếc thương về một cuộc tình đã mất, và để thấy...
tình đi âm thầm / nghìn tr ng như vết sương
tình ngỡ đã phôi pha / nhưng tình vẫn còn đầy
đời mình là những qu n không
ta như con đường dài vắng người
lòng ta trăm con hạc gầy vút bay
tôi chợt nhìn ra tôi... / tôi tìm thấy tôi
“Tôi tìm thấy tôi”. Như thế không phải là hạnh phúc sao? Khi
con người cảm thấy hạnh phúc, đấy là hạnh phúc, dù chỉ phút giây thôi “cũng đủ
lãng quên đời”. Âm nhạc TCS, như thế, theo một nghĩa nào đó, vẫn luôn góp mặt
trong những sinh hoạt của cuộc sống thường ngày. Ở đây lại gợi mở ra vấn đề
khác nữa, âm nhạc và đời sống. Phải chăng, cho dù cuộc sống có nổi trôi, có bôn
ba đời cơm o, người ta vẫn không thể quên đi âm nhạc, vẫn không thể sống
mà thiếu âm nhạc, vẫn muốn đi tìm chút hạnh phúc nhỏ nhoi trong âm nhạc.
Nhạc TCS, và café, và khói thuốc, và men bia men rượu,
và tất cả những gì cộng thêm vào, thêm vào, đều có tác dụng làm tăng thêm ảo
giác về một hạnh phúc... vô thường. “Hạnh phúc là một tách café và nhạc
TCS”, câu định nghĩa trên có thể đúng theo nghĩa ấy, hay ít ra cũng đúng với những
người cùng chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc ấy, cái khoảnh khắc được sống, được
làm “người đi trên mây” (nói theo nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng), có nghĩa là được
thả trôi bềnh bồng hay đắm chìm trong một màn sương ảo giác.
1. Hiểu hay không hiểu
Đặc điểm nổi bật trong lời nhạc TCS là tính... mơ hồ. Khi hát
hay nghe nhạc TCS, chúng ta cho là chúng ta hiểu nhưng đồng thời chúng ta cũng
không chắc là chúng ta hiểu.
Đôi chỗ hiểu, đôi chỗ không hiểu; đôi lúc hiểu, đôi lúc không
hiểu. Hiểu ít hiểu nhiều, hiểu đúng hiểu sai, vừa hiểu lại vừa không hiểu, tất
cả cứ trộn lẫn vào nhau nên ta không thể biết chắc là ta hiểu hay không hiểu.
Hiểu như thế nào gọi là hiểu? Hiểu như thế nào là hiểu đúng?
Lấy đâu ra câu trả lời. Có khi mỗi người hiểu một cách, chẳng ai giống ai, chẳng
biết ai đúng ai sai. Thành thử, hiểu cách nào cũng chỉ là hiểu theo cách riêng
của mình, không thể nói người này hiểu đúng, người kia hiểu sai. Nghe nhạc TCS,
vì vậy, tưởng khó hiểu mà thành ra dễ hiểu, vì muốn hiểu sao thì hiểu, không hiểu
cũng không sao, cũng không cần phải cố gắng để hiểu, miễn cứ thích nghe thích
hát, miễn cứ thấy... hay là được!
Không hiểu, hay không hiểu r lắm nhưng vẫn làm như hiểu, vẫn
làm ra vẻ thông thái, uyên bác như là thông hiểu hết mọi lẽ, mọi chuyện (những
vô thường, vô vi, hư vô, hư ảo...). Cái tâm lý ấy khá phổ biến, cũng chẳng khác
mấy hiện tượng “làm dáng trí thức” của các chàng sinh viên ở miền Nam một thời,
vẫn thích kè kè trên tay những pho sách dày cộm nói về những “mặt trời không
bao giờ có thiệt”, những vực sâu và “hố thẳm của tư tưởng” (tương tự “đỉnh cao
của trí tuệ”, nói theo ngôn ngữ khoa trương ở trong nước bây giờ), dù có khi chẳng
hề đọc lấy một chữ. Nếu có khác, đấy chỉ là một kiểu thời trang, có tính giai
đoạn, trong lúc “hiện tượng TCS” k o dài trường kỳ, nhiều năm, lại phổ biến rộng
rãi hơn, không hạn chế trong một giới, một đối tượng nào. Có phải là âm nhạc chiếm
ưu thế hơn hay còn do những yếu tố nào khác nữa(?).
Kể ra, không hiểu thì cũng khó mà thấy hay, thấy đẹp, khó mà
thấy thích được. Trước hết, cần phải hiểu mới nói chuyện được. Cũng không thể
nói “Tôi hiểu mà tôi nói không được”. Nói như thế là vẫn chưa thực sự hiểu, là
chỉ hiểu đại khái, là vẫn còn mơ hồ. Khen hay, phải nói được tại sao hay, hay ở
chỗ nào. Chê dở, cũng phải nói được tại sao dở, dở ở chỗ nào. Liệu người ta có
thể yêu một đối tượng mà người ta không hiểu r lắm, không biết r là cái gì, và
cũng không cần tìm hiểu cho ra lẽ, như yêu tranh lập thể, yêu thơ siêu thực,
yêu nhạc giao hưởng, và... nhạc TCS?
“Ca từ TCS”, như chính tác giả thú nhận, “... ản thân tôi
cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích r ràng thì thật
là khó.” (3)
Thế nghĩa là sao? Người nghe không hiểu, người hát không hiểu,
người viết ra những lời ấy cũng... chỉ hiểu mơ mơ màng màng, cũng chẳng biết đằng
nào mà giải thích.
Vậy thì ai hiểu, ai giải thích được đây? Có lẽ nào cả ba ta
(người nghe, người hát, người viết) đều chẳng ai hiểu... ai cả? Đến chỗ này mới
thật là… khó hiểu!
TCS, không kh o ta bị ông chơi khăm mất. Hệt như một người ra
câu đố hóc búa, những người khác bấm đầu nặn óc suy nghĩ, sau cùng hoặc chịu
thua, hoặc đưa ra những lời giải đoán khác nhau, đến lúc mọi người yêu cầu giải
đáp thì người ra câu đố trả lời tỉnh queo “Tôi cũng không biết, tôi cũng... chịu
thua”. Thế không phải chơi khăm là gì?
Chưa hết, người viết những “ca từ” ấy còn cho biết là “cần phải
có một linh cảm nhạy b n và một vốn kiến thức nhất định” (3)
mới có thể hiểu được cái hay, cái đẹp trong những ca khúc
TCS. “Tôi gặp không ít người,” ông nói thêm, “dù họ ít học nhưng họ lại thích,
hỏi họ có hiểu không thì họ trả lời không hiểu, nhưng họ lại cảm nhận được có một
cái gì đó ở bên trong, nên khi nghe hay khi hát lên thì có một điều gì đó chạm
đến trái tim của mình...” (3)
Liệu đúng là “có một điều gì đó chạm đến trái tim của mình”
hay không, tôi không được r lắm, thế nhưng qua lời ông tôi biết được một điều:
kẻ “ít học” thì không cách chi hiểu được những lời lẽ ấy. Nhạc TCS, như vậy chỉ
dành cho những đối tượng có chọn lọc. Phải là đối tượng “học nhiều hiểu rộng” mới
mong hiểu được và thưởng thức được. Ở đây lại có vấn đề “trình độ” kiến thức,
khiếu thẩm mỹ và thưởng ngoạn nghệ thuật nữa chứ không phải chơi. Từ đó, tâm lý
tỏ ra am hiểu (do đóng kịch, giả vờ, tự đánh lừa mình) có phát sinh cũng là
chuyện tự nhiên, thường tình. Dần dà, lâu ngày, tâm lý tiềm ẩn ấy phát triển
thành một dạng thức mà nhà văn Nguyễn Mộng Giác gọi là “ảo giác của trí tuệ”.
Chẳng ai muốn thú nhận cái vốn học ít ỏi của mình, cho dù có… ít ỏi thật. Dẫu
không hiểu cũng phải cố làm ra vẻ hiểu. Còn kẻ “học nhiều hiểu rộng” thì lại
càng muốn chứng tỏ cái sở học mênh mông của mình, chẳng biết nông sâu cỡ nào
nhưng chắc chắn là phải vượt xa tầm hiểu biết hạn hẹp của những kẻ “ít học”...
Thế nhưng, đến khi chính tác giả “thật thà khai báo” là “viết
thì viết vậy” chứ cũng không r là... viết cái gì(!), thì kẻ “học ít” lẫn người
“học nhiều” đều hụt hẫng, chới với, xính vính, nhất là người “học nhiều”, vì… lỡ
bộ. Tưởng ông biết, hóa ra ông trả lời không biết. Tưởng ông hiểu, nào ngờ ông
nói ông không hiểu. Kể cũng hơi ác. Ông không hiểu ông thì làm sao người ta hiểu
ông được! Giá như ông đừng nói chi cả, hoặc cứ nhận bừa là ông hiểu đi thì hay
biết mấy, khỏi phiền phức, đỡ rầy rà. Tương tự, sau khi triết lý đủ thứ về cuộc
sống, về tình yêu, về thân phận con người..., ông kết luận gọn gàng, ngon ơ: Đường
trần... đâu có gì! (“Phôi pha”).
TCS, ông quả là có máu hài hước, chả thế mà ông vẫn thích đùa
nghịch, thích chơi trò nhào lộn, tung hứng chữ nghĩa trong những lời nhạc của
mình:
Trong khi ta về lại nhớ ta đi..., hoặc
Em là tôi và tôi cũng là em...,
hoặc
Nào có c i chết đầu tiên
đâu có c i chết sau c ng , hoặc
Còn hai con mắt / khóc người một con
Còn hai con mắt / một con khóc người
Về phía người nghe TCS, điều r ràng là, thưởng thức nhạc với
tâm lý như trên thì đâu có cần chi… hiểu hay không hiểu.
2. Hát sai, hát đúng
Về phía người nghe là như vậy, thế còn phía người hát, người
trình diễn thì sao? Cũng chẳng khác bao nhiêu, cũng hiểu đúng hiểu sai, hiểu đại
khái, hoặc... không hiểu. Vì vậy mới có không ít trường hợp ca sĩ hát lung
tung, thay lời đổi chữ vô tội vạ, trong lúc ra điệu bộ, nhắm mắt nhắm mũi, khoa
tay khoa chân trong một cố gắng để diễn tả điều mà người hát có khi... chẳng hiểu
chi cả. “Hát thì hát vậy...”, nói theo lối TCS, thì làm sao mà lôi cuốn, mà
truyền được cảm xúc cho người nghe. Chuyện hát đúng, hát sai kể ra không hết,
có khi chỉ thay đổi, thêm, bớt một chữ thôi cũng làm thay đổi hẳn ý nghĩa câu
hát, làm mất đi ít nhiều “chất” TCS, chẳng hạn:
Chữ “mong” trong Đời ta hết mong điều mới lạ (“Đêm thấy
ta là thác đổ”) được nhiều ca sĩ đổi thành “mang” (... hết mang điều
mới lạ). Hai chữ này khác nghĩa chứ đâu phải chỉ khác một nguyên âm. “Mong”
(không phải “mang”), đó mới là ngôn ngữ TCS.
Chữ “miệng” trong iệng cười khúc khích trên lưng (“Quỳnh
hương”) được nhiều ca sĩ đổi thành “nụ” (Nụ cười khúc khích...). “Nụ cười”
thì không thể... khúc khích được, và cũng không hình dung được chiếc cằm xinh xắn
của cô b đặt tựa trên lưng chàng trai.
Chữ “em” trong Em qua công viên mắt em ngây tròn (“Còn
tuổi nào cho em”) được vài ca sĩ đổi thành “nai” (... mắt nai ngây
tròn). Mắt nai, mắt phượng, mắt bồ câu không thuộc về ngôn ngữ TCS. Ông có
những cách để tả về đôi mắt nai mà không cần phải nói “mắt nai”.
Chữ “vầng” trong Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (“Một
c i đi về”) được vài ca sĩ đổi thành “vòng” (... đôi vòng nhật nguyệt).
Ở đây là vầng thái dương, vầng trăng, chứ không phải vòng trời
đất, vòng càn khôn... Hơn nữa, vầng thì còn rọi suốt trăm
năm... được chứ vòng thì... chịu.
Trong nhiều trường hợp, chữ hay nhất, “đắt” nhất trong câu bị
tráo đổi không thương tiếc, làm hỏng một câu hát (có khi làm hỏng cả một bài
hát), khiến người nghe bị “khựng” lại như bất ngờ nhai phải hạt sạn trong lúc
đang thưởng thức bữa cơm ngon miệng:
Chữ “phút” trong Vội vàng thêm những phút yêu người (“Chiếc
lá thu phai”) được nhiều ca sĩ đổi thành “lúc” (... những lúc yêu người)
làm giảm mất cái hay và ý nghĩa rất nhiều, vì không diễn được cái ý “vội vàng”
và “yêu đến từng... phút, giây”, như muốn chạy đua với chiếc kim thời khắc của
tình yêu. Tương tự, chữ “phút” trong Có chút lệ nhòa trong phút hôn nhau (“
ay đi thầm lặng”) cũng không thể đổi thành “lúc” được.
“Phút” (không phải “lúc”), đó mới là ngôn ngữ TCS.
Chữ “suốt” trong Rọi suốt trăm năm một cõi đi về (“Một
c i đi về”) được vài ca sĩ đổi thành “xuống” (Rọi xuống trăm năm...)
cũng làm giảm mất cái hay và ý nghĩa rất nhiều (cứ làm như “rọi” là phải “rọi
xuống” chứ không rọi... lên được). Tương tự, chữ “suốt” trong Hãy nghiêng đời
xuống / nhìn suốt một mối tình (“Để gió cuốn đi”) cũng không thể đổi
thành “xuống” được.
“Suốt” (không phải “xuống”), đó mới là ngôn ngữ TCS.
Nhiều trường hợp khá buồn cười, một ca sĩ hát sai vì quên lời,
những ca sĩ khác hát sai theo, riết rồi không ai buồn sửa lại cho đúng. Ví dụ,
ca sĩ hát đến câu Thành phố hoang vu như... (“Tình xa”) thì không nhớ r
là hoang vu như... thế nào(?), hoặc chỉ nhớ mang máng, bèn hát… bừa “hoang
vu như... một lần qua cuộc tình”. Thế là từ đó các ca sĩ khác cũng hát theo
như vậy cho... tiện. Có ca sĩ nghe vậy không chịu, bèn... đảo ngược lại, thành
ra “... hoang vu như... cuộc tình qua một lần”. Đổi qua đổi lại, sai vẫn
cứ sai. Câu đúng là Thành phố hoang vu như đời mình, như cuộc tình, chứ
không có “đi qua, đi lại”, “một lần, hai lần” chi cả.
Hoặc, một số ca sĩ thích thêm chữ “vùi” vào cuối câu hát Không
có ai đời đời ru anh ngủ... (“Cho một người vừa nằm xuống”) để trám một nốt
nhạc bỏ trống (mà không r dụng ý của người nhạc sĩ cố ý chừa một khoảnh khắc
yên lặng ở cuối câu nhạc để làm đọng lại cảm xúc, rồi mới chuyển sang ý tiếp...,
a mưa tới, trong nghĩa trang này có loài chim thôi. Hơn nữa, người ta nói
“ru em ngủ”, “ru anh ngủ”, hoặc “anh ngủ ngon”, “anh ngủ say”, “anh ngủ
vùi”..., chứ không nói “ru anh ngủ ngon”, “ru anh ngủ say”, “ru anh ngủ vùi”...
Có trường hợp ca sĩ thay lời đổi chữ trong câu hát vì muốn
làm tốt hơn, nhưng vẫn... không tốt hơn được, chẳng hạn ca sĩ hát đến câu Có
khi nắng khuya chưa lên (“Chiều một mình qua phố”), thấy... không ổn (làm
gì có “nắng… khuya” bao giờ), bèn đổi thành “Có khi nắng mưa chưa lên”,
nhưng nghe... vẫn không ổn. (Ta nói “nắng lên” chứ không nói “mưa... lên”. “Mưa
xuống” thì được).
Lại có những bài nhạc mà “ca từ” được thay đổi tùy hứng, tùy
tiện, đến... vô nghĩa.
Đừng tuyệt vọng em ơi, đừng tuyệt vọng Em là tôi và tôi cũng
là em... (“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”), câu hát ấy được vài ca sĩ đổi
thành “Đừng tuyệt vọng anh ơi, đừng tuyệt vọng Anh là tôi, và
tôi cũng là anh” (hoặc “…và tôi cũng là ai?”). Câu hát vốn khó hiểu
lại được làm cho… khó hiểu hơn! (May mà câu dưới chưa được đổi thành “Anh hồn
nhiên rồi anh sẽ bình minh”...). Đã thế, tiết tấu bài nhạc
cũng thay đổi (rộn ràng, sôi nổi), đánh mất khí hậu của bài hát là bức tranh ảm
đạm của buổi tàn thu. Nội dung bài hát, như tác giả cho biết, là “nỗi lòng của
kẻ tuyệt vọng”.
“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng” không phải dễ hát đâu. Thử nghe kỹ,
để ý những nốt nhạc “quạnh quẽ”, “nhè nhẹ”...
Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ
Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên
Không phải chất giọng Huế đố hát được những chỗ này. Chỉ giọng
Huế mới nghe ra “quạnh quẽ”, “nhè nhẹ”. Lại còn phải hát thế nào để diễn tả cho
được nỗi niềm của kẻ đang mấp m bên bờ tuyệt vọng.
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
Con diều bay, đấy là mảnh linh hồn vật vờ, là cánh lá khô h o
úa của mùa thu rơi rụng giữa m a đông.
Về lối trình diễn, thường thì ca sĩ tùy nghi thể hiện, ra điệu
bộ, uốn o, làm duyên làm dáng. Kỹ thuật ngân nga, luyến láy cũng tùy tiện, khi
ngẫu hứng có thể bẻ quặt một nốt nhạc, gào rú điên loạn với giọng đớt đớt “đá
đa, đá đa đa…” để diễn tả cơn sướng ngất của tìm nhau trong hạnh phúc vô thường
ở cuối bài “Còn mãi tìm nhau”, như phong cách biểu diễn của một vài ca sĩ ở
trong nước. Tất cả, đều là những lối diễn xuất giả tạo, vô hồn.
Chuyện ca sĩ hát sai lời là phổ biến, ở đây người viết không
có ý bình phẩm công việc “ca hát ngày tháng cho người mua vui” của người nghệ
sĩ mà chỉ qua đó, nêu lên một trong những biểu hiện của lầm lạc trong nhận thức
do không hiểu r , không hiểu đúng, không hiểu nổi. Thực tế, người hát muốn hát
sao cũng được, hát thế nào cũng xong, vì người nghe vốn dễ dãi, ít có để ý chuyện
đúng, sai.
Những câu “hát đúng” dẫn ra bên trên cũng là những câu hát ở
“thuở ban đầu” của bài nhạc. Mỗi bài nhạc đều có một “thuở ban đầu”. Đấy là cái
thuở người nhạc sĩ đã viết ra bài nhạc ấy, người ca sĩ đã hát lên bài hát ấy lần
đầu tiên, người ta đã nghe bài hát ấy lần đầu tiên và đã “yêu” bài hát ấy như
yêu mối tình đầu của mình. Những ai còn giữ được những bản nhạc, dĩa nhạc, băng
nhạc của “thuở ban đầu” đều có thể tìm lại được những “dấu vết kỷ niệm” ấy.
Cũng vì ít có để ý, cứ hát là hát, cứ nghe là nghe thôi, nên có những chỗ dễ hiểu
mà ít ai chịu hiểu. Một người bạn hỏi tôi: “‘Một c i đi về’ là đi về... đâu?”
Thực ra, nghĩa hai chữ “đi về” ở đây không phải như là Đi
về đâu hỡi em, khi lòng không chút nắng... (“Đời gọi em biết bao lần”). “Một
c i đi về” được hiểu và có thể viết lại là “Một c i đi, về” (có dấu phẩy [,] giữa
hai chữ “đi” và “về”), có nghĩa là “một c i đi và về ”. Tương tự, có thể
viết lại: Có hai m a vẫn đi, về (“Em còn nhớ hay em đã quên”), hoặc Lặng
nghe gió đi, về (“Lời buồn thánh”), hoặc Đi, về một mình tôi (“Một
ngày như mọi ngày”).
Cũng tương tự, có thể viết lại: Về đây đứng, ngồi (“Chiếc
lá thu phai”), có nghĩa là “về đây hết đứng lại ngồi”. Hoặc Xe, ngựa
về ngủ say (“Một ngày như mọi ngày”), có nghĩa là “xe và ngựa...”
(không phải là xe ngựa, xe bò). Hoặc ười năm tắm, gội (“Chiếc lá thu
phai”), có nghĩa “... tắm và gội”. Hoặc Có con đường nằm nghe nắng,
mưa, và Có con đò chở nắng, mưa đi (“Em còn nhớ hay em đã quên”) đều
có nghĩa “nắng và mưa”.
“Ca từ TCS”, như chính tác giả phát biểu, “thực sự không dễ
hiểu”, vì thế, cũng chẳng biết như thế nào gọi là hiểu. Thôi thì hiểu tới đâu hay
tới đó, hiểu sao cũng được, không hiểu được cũng... không sao.
3. Thơ hay không thơ
Sài Gòn xua tan nghìn dấu lệ
cho em bây giờ mắt tình đưa
Nếu không biết là hai câu trên ở trong một bài hát của TCS
(“Hai mươi mùa nắng lạ”), nhiều người dễ tưởng đấy là hai câu thơ. Tôi vẫn
thích những câu “thơ” như thế, thỉnh thoảng nhặt được trong lời nhạc TCS, thế
nhưng, nói rằng TCS là “nhà thơ” như nhiều người vẫn gọi, tôi lại không mấy tán
đồng. “TCS là nhà thơ”, đấy cũng là chuyện “một người nói, nhiều người nói
theo”. Nói ông có tâm hồn thơ, hoặc lời nhạc của ông có nhiều chất “thơ”, hoặc
nghe rất “thơ” thì ai cũng dễ dàng đồng tình. Phong tặng cho ông nhiều danh hiệu
quá, đôi lúc khá dễ dãi, e không nên, vì đặt bên cạnh “nhạc sĩ TCS”, cái “nhãn
hiệu” đã trở thành phổ biến và quen thuộc đối với rất nhiều người, những danh
hiệu ấy thực sự chẳng mang ý nghĩa gì cả. Khoác thêm cho ông bất cứ danh hiệu
nào khác nữa đều không có tác dụng gì nhiều lắm và cũng không làm cho ông nổi
tiếng hơn.
Những lời nhạc của Văn Cao chẳng hạn, những “ ến xuân”,
“Thiên thai”, “Suối mơ”... cũng rất “thơ”, rất đẹp, tựa như “ ài thơ bên suối”
(tên khác của bài “Suối mơ”) vậy. Không chỉ viết nhạc, người nghệ sĩ tài hoa ấy
còn vẽ tranh, còn làm thơ, thế nhưng gọi ông là họa sĩ hay thi sĩ Văn Cao, có
khi người ta tưởng nói đến... ông Văn Cao nào khác, vì ông quá nổi tiếng như là
một nhạc sĩ.
Nhạc sĩ TCS, thế là đủ. Hoặc, cứ gọi ông là... TCS, không cần
phải nhạc sĩ, thi sĩ chi cả, người ta đủ biết ông là ai. Có lẽ ông cũng chỉ muốn
như vậy. Không nên bắt ông nhận một lúc đến mấy danh hiệu, ông chẳng thiết tha
gì, và cũng chẳng sợ ai giành mất những danh hiệu ấy.
Tất nhiên, ai muốn gọi sao thì gọi, muốn phong cho ông tước
hiệu gì thì phong. Hôm nay ông là “thi sĩ”, ngày mai người ta cũng có thể gọi
ông là “văn sĩ” (không r ngoài “Chú Lộ”, ông có viết thêm truyện ngắn truyện
dài nào?), là “họa sĩ” (ông từng vẽ tranh và có triển lãm tranh chung với những
người bạn họa sĩ), là “ca sĩ” hay “ca nhạc sĩ” (như có người từng nói “Không ai
hát nhạc TCS hay bằng TCS”), là “triết gia” (ông từng đưa triết học vào âm nhạc,
và trông ông cũng có vẻ là một triết nhân lừng khừng), và là... “đạo sĩ” nữa
không chừng (trông ông cũng có cốt cách, phong thái của các ông ùi Giáng, Phạm
Thiên Thư... lắm chứ!).
TCS, trước hết ông phải là một nhạc sĩ, là người viết ca khúc
(phản chiến, tình yêu, quê hương, thân phận...). Nếu ông là nhà thơ thực sự thì
ta đã thấy những thi phẩm Thơ TCS tập 1, tập 2... vân vân bày bán ngoài
các tiệm sách, chứ không phải là những ca khúc, những tình khúc TCS. Trời không
sinh ra ông để làm thi sĩ, và ông cũng đã chọn con đường sáng tác nhạc chứ
không phải sáng tác thơ. Nếu đôi lúc ông có những phút ngẫu hứng mà phóng bút
làm thơ hay vẽ tranh thì cũng chỉ là những bước dạo chơi sang khu vườn nhà hàng
xóm. Tất nhiên, chẳng ai cấm một nhạc sĩ làm thơ, hoặc một thi sĩ sáng tác nhạc
(thực tế, đã có nhiều nhà văn nhà thơ lạc bước sang khu vườn âm nhạc). Người ta
gọi TCS là “nhà thơ”, đơn giản chỉ vì trong nhạc ông có “thơ”. Điều này thực ra
chưa đủ để ông nhanh chóng biến thành một nhà thơ có “tầm cỡ”. Đã có người từng
nêu thắc mắc với ông, “Sao nhạc của ông nghe ‘thơ’ quá vậy? Ông có làm thơ bao
giờ chưa?” Và ông trả lời, “Đối với tôi, âm nhạc cũng là thi ca. Đôi lúc ngẫu hứng
và vui với bạn bè tôi cũng làm thơ. Những bài thơ, tiếng Việt và tiếng Pháp,
thường được làm trong quán rượu và thường bị tôi quên đi...” (3)
Hơn thế nữa, đâu có riêng gì TCS, trước ông, ta từng có nhiều
nhạc sĩ mà tâm hồn rất thi sĩ và lời nhạc của những vị này cũng rất “thơ” nữa
(ai cũng có thể kể tên ra được), nhưng trước sau họ vẫn là nhạc sĩ. Có thể nói,
trong mỗi ông nhạc sĩ của chúng ta đều có ít nhiều một ông thi sĩ. Tôi nghĩ
cách nói ấy giải thích được chuyện “nhạc” hay “thơ” TCS.
Cho em bây giờ mắt tình đưa
Nghe câu ấy là phải nghe câu hát (chứ không nghe câu thơ) mới
“nghe” hết cái hay. Nốt láy mỏng ở chữ “tình” nghe như cái liếc x o của đuôi mắt
thật b n, thật ngọt.
Có chút lệ nhòa trong phút hôn nhau
Có những vực bờ chôn theo tình đầu
Đấy cũng là câu hát. Nếu là câu thơ, “vực bờ” có thể đổi ra
“vực sâu”. Câu hát không đổi được, vì lệ thuộc vào âm vực thấp cao, trầm bổng của
nốt nhạc.
Trong lời nhạc TCS, người ta dễ dàng tìm thấy những câu “thơ”
rải rác như thế. Thơ lục bát, thơ ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám chữ, và cả thơ...
tự do nữa. Có những bài hát đẹp như một bài thơ (như “Nắng thủy tinh”, “Như
cánh vạc bay”, “Nguyệt ca”, “Đêm thấy ta là thác đổ”, “Xin trả nợ người”, “Ru
tình”, “Hai mươi mùa nắng lạ”, “Có một dòng sông đã
qua đời”...). Ít “câu
thơ” dẫn ra bên dưới gồm cả những câu rất TCS, và... không TCS.
Có khi cả bài hát là một “bài “thơ” mà những chữ cuối trong
câu toàn vần “bằng”, nghe ra có một khí hậu rất mênh mang của mùa thu:
Tình như l bỗng vàng, bỗng xanh
em ra đi như tho ng gió thầm
qua con sông nhớ người đã xa...
Thành phố vẫn nắng vàng, vẫn mưa
cây sang thu l úa rơi m
chuyện ngày xưa heo hút trong mơ
(“Tạ ơn”)
Lại có trường hợp, có thể sắp xếp lại thứ tự những câu hát rời
rạc trong một bài hát khá đặc biệt để có được một bài thơ... đặc biệt (như là
trò chơi sắp chữ):
Im lặng của đêm tôi đã lắng nghe
Im lặng của ngày tôi đã lắng nghe
Im lặng của đời tôi đã lắng nghe
Im lặng thở dài tôi đã lắng nghe
Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài
Tôi đã lắng nghe im lặng cuộc tình
Tôi đã lắng nghe im lặng đời mình
Tôi đã lắng nghe im lặng của tôi
(“Tôi đang lắng nghe”)
Những câu dưới đây chắc phải là “thơ”, vì đọc lên (hoặc ngâm
nga) nghe hay hơn là... hát:
Người phu quét l bên đường
quét cả nắng vàng quét cả m a thu
(“Góp lá mùa xuân”)
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
để mắt em cười tựa l bay
(“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”)
a xuân thay l m a đông
để cho chim hót chuyện tình
(“Thành phố mùa xuân”)
Ta về nơi đây phố xưa dấu đạn
con đường bên sông cỏ l buồn tênh
Ta về nơi đây th ng năm qu rộng
đường xưa em lại thấp tho ng bàn chân
(“Khói trời mênh mông”)
Còn đây những đêm này
còn em hãy yêu tôi
Đời đốt nến chia phôi
d nhớ thương cũng hoài
(“Còn có bao ngày”)
Ru em tình khi nhớ
Ru em tình lúc xa
Ru cho bầy l nhỏ
Rụng đầy một m a thu
(“Ru tình”)
Những câu trên là những câu có vẻ “thơ TCS” hơn cả. Trong lúc
tranh TCS chịu ảnh hưởng những người bạn họa sĩ của ông, “thơ” của ông cũng đôi
lúc chỗ này một chút ùi Giáng, chỗ kia một chút Phạm Thiên Thư... Thử đọc một
đôi câu “rất ùi Giáng” (một trong những thi sĩ ông hằng ngưỡng mộ) trong một
bài hát của ông:
Em đi bỏ lại con đường
bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em...
Em đi bỏ lại dặm trường
ngàn dâu cố quận muôn tr ng nhớ thêm
(“Em đi bỏ lại con đường”)
Cũng “cố quận”, cũng “muôn trùng”, cũng “dặm trường”, cũng
“vô thường”, cũng “em đi”, “em về”..., chỉ cần thêm vào những “chuồn chuồn”,
“châu chấu”, hoặc “liên tồn”, “lá cồn”, “rớt hột”... là có thể bỏ vào trong một
tập thơ nào đó của “trung niên thy sỹ” họ ùi. Hoặc:
ôi xinh ở đậu người xinh
đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
(“Ở trọ”)
Những “Thúy Kiều”, “Kim Trọng”, “Quỳnh Như” và... “Kim Cương”
nữa đều nằm cả trong thơ ùi Giáng... Hoặc ít câu lục bát TCS (phỏng dịch từ H
n Tự Hài Cú của Ngô Văn Tạo):
“ ên sông, dấu cũ nhà xưa
những ngày thơ ấu dạ thưa mộng gì”
Những “dạ thưa, thưa rằng...” rất quen thuộc kiểu ùi Giáng.
“Ồ, thưa em ta thấy mộng không thường
(“Ly tao”, thơ Bùi Giáng)
Một vài ca khúc TCS cũng mượn ý hoặc phát triển từ câu thơ của
thi sĩ nổi tiếng lập dị này. “Con mắt còn lại” chẳng hạn, lấy ý từ câu thơ:
“ ây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con”
(“Mắt buồn”, thơ Bùi Giáng)
Hoặc, “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng” cũng lấy ý từ một câu thơ khác:
“Em bảo rằng, ‘Đừng tuyệt vọng nghe không!’”
(“Phụng hiến”, thơ Bùi Giáng)
Bùi Giáng,
tranh Trịnh Công Sơn
Những “câu thơ” rải rác trong các bài về đạo, về thiền, như
“Nguyệt ca”, “Giọt lệ thiên thu”, “Đóa hoa vô thường”... chẳng hạn, “rằng hay”
thì có hay, nhưng “nghe ra” vẫn cứ phảng phất cái hơi hướm Phạm Thiên Thư thế
nào.
Khác với nhạc TCS, nếu ông không ký tên vào dưới mỗi bài thơ,
mỗi bức tranh thì người ta khó mà biết được rằng đấy là thơ, là tranh TCS. Theo
nhận x t của riêng tôi, ngoài âm nhạc, những bài viết ngăn ngắn mà ông gọi là
“tạp bút ngẫu hứng” của ông có vẻ mang nhiều dấu ấn TCS hơn là những bức tranh,
những bài thơ.
Cái đam mê thứ hai của TCS, sau âm nhạc, là hội họa, chứ
không phải thi ca, và nếu bắt ông phải chọn lựa giữa thi và họa, tôi chắc ông
chọn làm họa sĩ hơn là thi sĩ, vì hai lẽ: thứ nhất, ông có vẻ gắn bó với thế giới
của màu sắc hơn; thứ hai, với cây cọ và trên khung vải, ông được tự do hơn để vẽ
ra những giấc mơ mà ông đã không thể hiện được trong âm nhạc. Hơn thế nữa, ông
từng có lần nói về những thú tiêu khiển: “Tôi dự định sẽ chia tay với âm nhạc để
viết những bài tạp bút ngẫu hứng và vẽ.” (3) Tại
sao lại vẽ (chứ không phải làm thơ)? Ông cho biết: “Tôi yêu hội họa cũng như âm
nhạc. Có lúc lòng say mê hội họa trong tôi còn vượt hơn cả âm nhạc. Vẽ đối với
tôi là một niềm say mê đặc biệt. Đã đụng màu vào toile là không dứt ra
được, mầu này kêu gọi mầu khác.” (3) Ông
giải thích thêm: “Hội họa là c i trú thứ hai của tôi bên cạnh c i trú âm nhạc.
Khi ngôn ngữ và âm nhạc bất lực thì màu sắc lên tiếng để an ủi và ru dỗ tôi...”
(3)
Sau cùng tôi vẫn nghĩ rằng, cho dù có là thơ, văn, nhạc, họa
hay gì gì đi nữa, cho dù người đời có muốn tặng cho ông hay lấy đi của ông những
tên tuổi, những danh xưng danh hiệu nào, có muốn gọi ông bằng bất cứ tên gọi
nào, trước sau ông vẫn cứ là... TCS, không hơn không k m. Thế thôi.
4. Triết lý hay không triết lý
“Tôi vốn ưa thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học
vào những ca khúc của mình,” (3) TCS giải thích
việc người ta tìm thấy những triết lý ẩn náu trong “ca từ” của ông.
Những triết lý tản mạn được ông “đưa vào những ca khúc của
mình” có thể dễ dàng tìm thấy trong một số bài hát, một số câu hát. Những triết
lý ấy không mới (nếu không phải cũ kỹ), hoặc nếu có mới chỉ là mới ở cách thể
hiện bằng “ngôn ngữ TCS”. Hơn thế nữa, những triết lý ấy hầu hết đều nằm trong
những pho sách ở “tàng kinh các” của nhà Phật. Đó là những “triết lý” về số kiếp,
về định mệnh, về “sắc sắc không không”, về “lẽ vô thường của đất trời”, hoặc những
giáo điều khá phổ biến mà không ai không biết, như “đời là bể khổ trầm luân”,
“oán thù nên giải không nên kết”... vân vân. Chính ông cũng thừa nhận: “Phật
giáo tác động rất sâu xa trong đời sống tâm linh của tôi. Cái phần siêu hình
trong ngôn ngữ của tôi là do ảnh hưởng của Phật giáo... Không hiểu sao, những
năm gần đây, tôi thường nghĩ về Phật giáo như là một tôn giáo mang nhiều tính
hiện sinh nhất. ắt đầu bằng chữ sát na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết
sống hết mình trong mỗi sát na của thực tại...” (4) Ông
phấn khởi, hồ hởi tìm thấy nơi triết lý nhà Phật con đường giải thoát, và còn
hăng hái rủ rê mọi người cùng theo ông đến g cửa thiền: “Với tôi, Phật giáo là
một triết học làm cho ta yêu
đời hơn, chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống. (4)
Đó là một thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học,
ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người cần phải nỗ lực để xây dựng
cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình. Nó sẽ giúp ta nhìn thế
giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi, đó cũng là thiền, là một cách sống
đích thực...” (4)
Thiền, liệu đấy có phải là “một cách sống đích thực”? Ai sẽ
trả lời câu hỏi này? Chỉ biết rằng “Hãy cứ vui như mọi ngày”, “Để gió cuốn đi”,
“Nguyệt ca”, “Đóa hoa vô thường”, “Giọt lệ thiên thu”... và những bài về sau nữa
nghe đẫm hương thiền, trong lúc người viết những ca khúc ấy vẫn còn đang dọ dẫm
những bước đầu “khái niệm nhập môn” để phấn đấu trở thành một môn sinh của Thiền.
“Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên,” ông cho biết thêm. “Lãng quên những
gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình”. (4)
Liệu ông còn phải tập tành đến bao lâu, đến mức nào mới gọi
là đủ công phu, nội lực để lọt hẳn được vào cánh cửa thiền (không phải chân
trong chân ngoài)? Liệu ông có “thiền” nổi, có “lãng quên” nổi, hay rồi cũng chỉ
là quên trong nỗi nhớ (“Nguyệt ca”) hoặc tưởng rằng đã quên / nhưng
tim yếu mềm... (“Tưởng rằng đã quên”).
Ông thích “triết lý” về sự sống, về cái chết, về tình yêu, về
thân phận con người..., bằng những góp nhặt và vay mượn từ những mảng triết học
từ đông sang tây, chỗ này một ít, chỗ kia một ít.
Đời cho ta thế / những sớm tối không đổi thay... (“Đời
cho ta thế”), định mệnh chỉ cho ta một quả chanh, hãy vui vẻ đón nhận, hãy vắt
lấy nước mà uống. Triết lý “thỏa hiệp với nghịch cảnh” ấy ta nghe đã từ lâu lắm.
ỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
(“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”)
Không phải đợi cho tới lúc những câu hát ấy được TCS viết ra,
người ta mới thấu hiểu được ý nghĩa của triết lý sống đơn giản ấy. Hạnh phúc ở
quanh đây, hạnh phúc thật bình thường, cái “nghệ thuật sống” ấy từng được nhiều
người biết đến, có khi còn trước cả ông Lâm Ngữ Đường nữa.
Triết lý về nhân sinh ấy được đẩy xa thêm chút nữa thành ra
những Hãy cứ vui chơi cuộc đời (“Hãy cứ vui như mọi ngày”), Còn cuộc
đời ta cứ vui (“Để gió cuốn đi”), Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ (“Mưa
hồng”). Đến đây thì những câu hỏi Tôi là ai mà yêu qu đời này?... / Tôi là
ai mà còn trần gian thế?... (“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”) bắt đầu được đặt
ra... “Tôi là ai?” hoặc “Tôi hiện hữu hay không hiện hữu?”, những vấn nạn đại
loại như thế đã có từ nhiều năm trước, khi mà tuổi trẻ ngày ấy mới bước đầu làm
quen với những tên tuổi A. Camus, J. P. Sartre. Thế nhưng, đây lại là một kiểu
hiện sinh khác, theo như TCS giải thích: “...không phải hiện sinh theo kiểu sống
vội sống vàng, mà ở đây, con người sống bình thản trong từng sát na”. (3)
Một trong những lập luận vẫn thường được TCS nhắc đi nhắc lại,
như một phát kiến của nhà tư tưởng: “Tôi hát là tôi hiện hữu. Tôi tồn tại cũng
có nghĩa là tôi sẽ mất đi. Tôi mất đi nhưng tiếng hát còn ở lại. Tiếng hát còn ở
lại cũng có nghĩa là tôi hiện hữu.” (4) Cứ
theo lối lập luận ấy, ông đã không thừa nhận là ông “mất đi” sau khi ông... mất.
Trước đây, ông vẫn phủ nhận những quy luật về tuổi tác và nhất định “không chịu
già”. Nay, ông đứng vào hàng ngũ những người “không chịu chết”, mặc dầu cũng
chính ông là người viết “Cát bụi”.
Thử nghe lại “Cát bụi”, một trong những ca khúc khá phổ biến
của TCS, mang tính triết lý về thân phận con người (trở thành bài hát chính tiễn
đưa ông trong ngày ông “về làm cát bụi”). Để một mai tôi về làm c t bụi thì
không có gì mới (“cát bụi trở về cát bụi”, ai cũng biết). Ôi, c t bụi mệt
nhoài thì có mới hơn (mặc dầu trước đó nhiều năm, nhà thơ cùng tên với ông,
Nguyễn Đức Sơn, cũng từng nói đến C t Bụi ệt ỏi). “Mệt nhoài” vì những nỗi
gian truân, những lao đao giữa cuộc sống, những lận đận của kiếp người... Ôi,
cát bụi tuyệt vời cũng mới hơn. Thật là tuyệt vời khi rũ sạch nợ trần (hay
phủi sạch bụi trần) để lại được hóa thân về làm... cát bụi!
Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi... là
“tiếng động” gì vậy? Giữa đời sống cơ hồ bị bủa vây bởi trùng trùng thanh âm, bởi
trăm nghìn tiếng động, làm sao biết được tiếng động nào là tiếng động nào? ao
nhiêu người hát, bao nhiêu người nghe, ít có ai đặt câu hỏi. Tiếng động nghe được
và không nghe được. Tiếng động có tên và không tên. Có thể là tiếng búa nện
đinh trên nắp quan tài. Hoặc, có thể là tiếng động “tích tắc” g nhịp đều đặn của
chiếc kim đồng hồ, từng ngày từng giờ vận chuyển những vòng lăn của chiếc bánh
xe thời gian. Hoặc, có thể là tiếng mưa nhỏ giọt, từng giọt từng giọt trong đầu,
như là có mưa quanh chỗ nằm (“Một ngày như mọi ngày”). Hoặc, có thể, có
thể..., và còn biết bao nhiêu loại tiếng động khác nữa giữa cuộc sống bộn bề.
Thử nghĩ xem, ông nhạc sĩ muốn nói điều gì? Thử nghe qua vài loại tiếng động lạ
thường trong những lời nhạc của ông.
Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm
(“Còn có bao ngày”)
Nghe sóng âm u dội vào đời buốt gi
(“Tình xa”)
Có tiếng t và hối thúc trong tim
(“ ay đi thầm lặng”)
ột chiều đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
(“Một c i đi về”)
Lại còn có cả một bài nhạc (“Nghe tiếng muôn trùng”) nói về đủ
thứ đủ loại tiếng động mà chỉ có mỗi mình ông nghe được:
Đêm nghe gió tự tình
Đêm nghe đất trở mình
Đêm nghe gió thở dài
Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai
Tiếng động, nỗi ám ảnh thường trực, không nguôi, không dứt,
không rời, chính là nỗi ám ảnh về cái chết, về cát bụi, đeo đẳng theo ông mãi một
đời.
Tiếng động là ảo giác.
Làm gì có tiếng động nào. Làm gì có triết lý nào. TCS, đôi
lúc ta thấy ông như đang loay hoay cố tìm kiếm điều gì đó mới mẻ, nhưng tìm
chưa thấy, kiếm chưa gặp, nên vẫn cứ loanh quanh luẩn quẩn, vẫn còn chạy lòng
vòng. Trước sau ông vẫn chỉ như một con người suy tưởng (thinker), cho
dù đôi lúc ông có điệu bộ lừng khừng hoặc trầm tư của một triết nhân.
Khi nghe nhạc TCS là khi ta lên đường cùng với ông, đi tìm kiếm
những lời giải đáp, những câu trả lời về thân phận, về tình yêu, về cuộc sống,
về cái chết, về đủ mọi vấn nạn trong c i nhân sinh này. Những câu hỏi đại loại Tôi
là ai, là ai, là ai...?, hoặc lắm lúc chỉ là những câu hỏi bâng quơ “làm
sao, thế nào...?” tưởng như vớ vẩn, lẩm cẩm, Làm sao em biết bia đ không
đau?... Làm sao em biết đời sống buồn tênh?... “Làm sao, làm
sao...?” Những câu hỏi cứ dấy lên mà không bao giờ có được lời giải đáp. Những
câu hỏi tựa như từng viên đ cuội rót vào lòng biển khơi (“Tình nhớ”), hoặc
theo cách nói của ông, những câu hỏi n m vào hư vô, hư không hay hư... gì gì
đó!
TCS không phải là người đầu tiên “muốn đưa triết học vào những
ca khúc”. Trước ông khá lâu, Phạm Duy chẳng hạn, đã có những tâm ca, rồi
đạo ca, thiền ca... Về giá trị nghệ thuật, từ “Đóa hoa vô thường” đến những bài
phổ thơ Phạm Thiên Thư của Phạm Duy như “Đưa em tìm động hoa vàng”, “Gọi em là
đóa hoa sầu” vẫn còn là những khoảng cách.
Tương tự, “Còn mãi tìm nhau” là một cố gắng khác để viết lại
“Tìm nhau”, một sáng tác của Phạm Duy, năm 1956.
Ở Phạm Duy là Tìm nhau trong cơn gió, ở TCS là Tìm
trong gió vô tình.. / tìm trong ngọn gió hư vô. Ở Phạm Duy là Tìm nhau
khi nắng đổ, ở TCS là Tìm trong nắng hững hờ. Ở Phạm Duy là Tìm
nhau trong mưa bão, ở TCS là Tìm khi gió mưa về. Ở Phạm Duy là Tìm
nhau trong muôn thuở, ở TCS là Tìm nhau giữa vô cùng. Ở Phạm Duy là Tìm
nhau như thiên cổ tìm ngàn thu, ở TCS là Tìm xa vắng muôn tr ng / tìm
nhau ta hẹn với đời nhau. Sau hết, ở Phạm Duy là Gặp nhau / đôi tâm hồn
được nghỉ ngơi, ở TCS là Tìm nhau trong hạnh phúc vô thường. Trong
lúc Phạm Duy vẫn còn miệt mài Tìm trong câu thơ cổ / tìm qua tranh tố nữ /
tìm... thì TCS có lẽ đã... thấm mệt nên tạm thời từ bỏ ý định “còn mãi tìm
nhau”.
Trở lại chuyện triết lý hay không triết lý. Kỳ thực, chẳng có
triết lý nào cả, chẳng có triết học nào “đưa vào những ca khúc” như TCS nói. Những
triết lý ấy (nói cho có vẻ “triết lý”), thực chất là giáo lý, tiềm ẩn trong tôn
giáo; hay nói đúng hơn, là những mảnh vụn triết lý vay mượn, sao ch p trong
kinh Phật. Những “triết lý” ấy thực sự không xa lạ gì đối với tín đồ Phật giáo,
đối với một phật tử thuần thành như TCS. Phật giáo, nói như TCS, đấy là một thứ
“triết học siêu thoát”, chứ không hẳn chỉ là một tôn giáo. “Tôi đang cố gắng
quên Phật giáo như một tôn giáo,” ông nói, và còn thêm rằng ông không “tìm đến
với Phật, mà là trở về với Phật tính trong c i riêng mình”. (4)
Ông gọi đó là “chiếc ngai Phật”. “Tôi ngồi, Phật sẽ tràn ngập
tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật”. (4) Càng về cuối đời,
hay càng cận kề nỗi tuyệt vọng, người ta càng có khuynh hướng đến gần với tôn
giáo, điều này cũng dễ hiểu và cũng giải thích trường hợp TCS. Dù là “tìm đến với
Phật” hay “trở về với Phật tính”, dù có muốn “quên Phật giáo như một tôn giáo”
thì tôn giáo ấy cũng đã là chỗ dựa, là đôi nạng nhiệm mầu cho ông tựa vào để gắng
gượng sống, để có đủ sức chống trả và hóa giải mọi bủa vây nghiệt ngã, hay ít
nhất cũng đã vỗ về, trấn an ông, đã ít nhiều tạo cho ông cái ảo giác là ông có
thể an nhiên tự tại trong c i sống đầy hệ lụy này. Tôn giáo là con đường cứu rỗi,
là chiếc phao cho kẻ sắp chết đuối là ông bám vào, khi mà sự tuyệt vọng và cái
chết là hai nỗi ám ảnh không rời trong những năm tháng cuối đời.
Ông đã nói về tôn giáo của mình như những lời rao giảng về đức
tin, về chân lý trong một bài thuyết pháp. Ông đã tin vào tôn giáo như tin vào
một thứ triết học siêu thoát. Ông đã tập hành thiền để mong “siêu thoát”, để
tìm sự lãng quên, thế nhưng mục đích của hành thiền đâu có phải là để lãng
quên. Chẳng ai tập lãng quên được cả. Ai cũng biết, khi muốn quên là khi lòng
còn nhớ; khi muốn “thoát” là chưa dứt nợ trần. Ông không quên, ông chỉ muốn tìm
quên; ông chưa thoát, ông chỉ muốn được thoát, và đấy là những điều ông “muốn”,
chứ không phải là ông đã đạt được.
Tôn giáo, sau cùng đã cho ông được những gì? Liệu ông có đủ vật
liệu (đức tin, sự bền bỉ, lòng quyết tâm) để xây được “ngôi chùa tĩnh lặng
trong lòng mình”. (4) Đâu cần phải xây dựng những ngôi chùa nguy nga, những đền đài
tráng lệ, chỉ cần một cái am nhỏ thôi, tôi nghĩ, với một chút lòng thành, cũng
đủ cho ông tìm gặp được chính mình.
Liệu ông có thực sự tin vào những lời rao giảng của chính
mình hay chỉ... nửa tin nửa ngờ? Liệu “đức tin” ấy có “cứu” được ông? Chắc
không ai có được câu trả lời r ràng
hơn chính ông: “Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với
chân lý,” (3) sau cùng ông đã phải thốt lên như vậy. Trong nỗi tuyệt vọng,
ông phải lần dò đi g từng cánh cửa, kể cả cánh cửa tình yêu để khẩn cầu, Chúa
đả bỏ loài người / Phật đã bỏ loài người / Này em, xin cứu một người... (“Này
em có nhớ”).
Triết học, sau cùng đã cho ông được những gì? Chắc cũng không
ai có được câu trả lời r ràng hơn chính ông: “Tôi đang muốn quên đi những trang
triết lý, những luận điệu phỉnh phờ,” (3) ông
nói thẳng thừng. Tất cả, những gì ông đã dày công nghiền ngẫm, sục sạo, rốt cuộc
đều là giả trá, bịp bợm cả hay sao? “Những luận điệu phỉnh phờ”, khi nói thế,
ông cũng đã “triết lý” vậy. Chỉ có điều, triết lý ấy đã ứng dụng cho cả chính
ông, đã quay ra phỉnh phờ cả chính ông. Tôn giáo là triết học hay triết học là
tôn giáo? TCS, ông đã đồng hóa hai thứ ấy. Triết học và tôn giáo chỉ là một.
Ông đã tìm thấy trong tôn giáo của ông những triết lý đời thường mà ông tin rằng
có thể ứng dụng được để cứu rỗi ông, để giúp ông tìm được sự bình ổn trong tâm
hồn. Điều đó cũng giải thích vì sao ông đã “muốn đưa triết học vào những ca
khúc của mình”.
5. Nhạc và lời
Trong một thời gian rất dài, trên bìa của các bản nhạc ấn
hành ở hai miền Nam ắc, bên dưới cái tựa của bài nhạc luôn luôn là hàng chữ “Nhạc
và lời”, ghi tên tuổi của tác giả. Trừ một ít trường hợp phổ thơ và phổ lời của
người khác, hầu hết nhạc và lời đều cùng một tác giả. Vì là nhạc phẩm (không phải
là thi phẩm, họa phẩm...), mọi người đều ngầm hiểu rằng phần nhạc là chính, lời
là phụ. (Tất nhiên, nhạc hay và lời cũng hay thì bài nhạc thêm phần giá trị).
Trường hợp TCS lại không phải như vậy. Dù là thưởng thức hay bình phẩm về âm nhạc
của ông nhạc sĩ này, mọi người có lúc gần như đã quên đi phần “nhạc” để chỉ nói
đến “lời”. Tại sao lại như vậy, có điều gì nghịch lý chăng?
Giá trị nghệ thuật của âm nhạc TCS là ở lời hơn là ở nhạc. Nếu
tước bỏ phần lời, e chẳng còn gì. Các dĩa nhạc độc tấu, hòa tấu TCS bán lền
khênh ngoài cửa tiệm, dẫu phần kỹ thuật, nghệ thuật có được chăm chút tới đâu
cũng ít được giới yêu nhạc chiếu cố. Người ta “nghe” nhạc TCS là nghe những lời
ông nói trong bài nhạc ấy chứ không nghe dạo nhạc, chơi nhạc (trừ một ít bài).
Các nhạc sĩ đàn anh của TCS như Phạm Duy, Văn Cao không “chê” nhạc của ông,
nhưng không tìm ra chỗ nào để khen. Ông Văn Cao chỉ nói: “Trong âm nhạc của
Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học tây
phương... Những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc
biệt như một hình thức của dân ca, hầu như không thay đổi...” (5).
Ông Phạm Duy thì nói: “Về phần nhạc, toàn thể ca khúc TCS không cầu kỳ, rắc rối,
vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản... ài hát chỉ cần một chiếc đàn guitar
đệm theo, nếu hòa âm phối khí rườm rà thì không hợp với những bài hát soạn
theo thể ballade này” (1). Hai bậc đàn
anh này đều tỏ ra “đàn anh” và tử tế: rộng rãi lời khen, khen chỗ nào đáng
khen, chỗ nào không khen được thì cũng... không chê! Cả hai ông đều chỉ nói lướt
qua phần “nhạc”, trong lúc đưa ra những lời ngợi khen về phần “lời” (ta hiểu rằng
phần nhạc... không có gì để nói nhiều).
“Nhạc điệu đơn giản” và “hầu như không thay đổi” theo lối nhận
định trên còn được hiểu là đơn điệu, trùng lặp. Những trùng lặp này dễ dàng tìm
thấy ở những câu nhạc của những bài nhạc khác nhau. Tiếng đàn đệm guitar “phừng
phừng” trong những băng nhạc mà ta nghe được (thường là Ca Khúc Da Vàng)
trong những quán café một thời nào, thường chỉ một điệu duy nhất, r ràng
là không lấy gì làm hấp dẫn, vậy mà tuổi trẻ ngày ấy vẫn chịu khó ngồi quán
hàng giờ để thưởng thức, đủ để thấy cái sức thu hút nằm ở lời ca chứ đâu phải
tiếng nhạc. Những trùng lặp cũng không phải chỉ ở phần nhạc mà còn ở phần lời nữa.
Những ý tưởng trong “Một c i đi về” chẳng hạn, có thể tìm thấy rải rác trong “Một
ngày như mọi ngày”, “Lặng lẽ nơi này”, “Giọt lệ thiên thu”...
Trong một số bài TCS, lời ca lấn lướt hẳn nhạc điệu. Có nhiều
bài, đọc lời ca thấy hay nhưng khi hát hoặc nghe hát thì lại không nghe ra được
cái hay ấy, hoặc cái hay... giảm đi. Trong một bài nhận định trước (Từ “Diễm
xưa” đến “ ột cõi đi về”), tôi có nêu nhận x t “Lời TCS hay đến mức, ở một
đôi bài, nhạc không bắt kịp lời” (nhận x t này cũng được nhiều người đọc chia sẻ)
cũng là nằm trong ý này. Đó là những bài mà lời ca “đọc” nghe hay hơn là “hát”,
chỉ vì giai điệu tầm thường hoặc lời một đằng nhạc một nẻo, thiếu tương xứng,
hài hòa. Lời có đẹp nhưng nhạc lại không đủ sức nâng, thành thử “nhạc và lời” đều
không bay lên được. Kết quả, một số bài hát tuy có hay ở phần lời nhưng lại ít
được phổ biến, không đến được với người yêu nhạc.
Lâu nay tôi vẫn không trả lời được r ràng mỗi khi có người hỏi
“thích bài nào của TCS?”. Thường thì tôi khá lúng túng để tìm tên một bài hát
nào đó. ây giờ thì tôi hiểu tại sao. Tôi không thích hẳn, thích trọn một bài
nào mà chỉ thích đôi ba câu trong những bài hát ấy. Tôi cũng nhận ra cái lối
thưởng thức nhạc TCS tương tự ở nhiều người khác chứ chẳng phải riêng tôi. Có vẻ
những người yêu nhạc TCS cũng chỉ giữ riêng cho mình một đôi câu trong bài nhạc
nào đó của ông, đôi lúc không nhớ nổi cái tên. Thành thử, có khi người ta yêu một
bài hát chỉ vì yêu một câu hát, cũng tựa như yêu một cô gái chỉ vì cái má lúm đồng
tiền vậy. Một cô bạn tôi ngày trước nói rằng cô thích câu Có tôi trong d ng
em ngồi trước sân trong một bài hát nào đấy của TCS mà cô không biết hay
không nhớ tên. Mãi sau này tôi mới gặp “Đóa hoa vô thường”, tên bài ấy, và có
nghe đâu một vài lần. Mặc dù bài hát có được một vài nhà nghiên cứu âm nhạc ca
ngợi về giá trị nghệ thuật, trước sau tôi vẫn không mấy thích, và bài này có vẻ
cũng ít được phổ biến, hiểu theo nghĩa ít người chịu hát, chịu nghe, chịu thưởng
thức. Tôi chịu “Nguyệt ca” hơn, chịu Từ khi trăng là nguyệt / đèn thắp s ng
trong tôi hơn là Từ đó ta là đêm / nở đóa hoa vô thường. Cô bạn tôi
thì chỉ chọn ra được mỗi một câu trong bài (tôi không chắc là cô thích bài hát
hay chỉ thích câu hát ấy, và cô cũng chẳng biết câu ấy hát như thế nào nữa). Vậy
là sao? Có thực đấy là bài nhạc hay và có “giá trị nghệ thuật” đúng nghĩa? Những
bài giới thiệu, ngợi khen về giá trị và công trình biên soạn một tác phẩm không
làm tác phẩm ấy trở thành... tác phẩm hay. Việc thẩm định bao giờ cũng thuộc về
phía những người thưởng ngoạn. “Đóa hoa vô thường” khó được đón nhận, tán thưởng
vì những cái khó: khó hát, khó diễn tả, khó hiểu, và vì... vô thường quá!
Dường như sở trường của TCS là những ca khúc ngắn, bố cục gọn,
hơn là những “trường ca”. Dòng nhạc của ông chỉ quanh quẩn nơi những khúc sông,
chưa một lần nào đổ ra biển, chưa một lần nào Ra khơi / biết mặt tr ng dương
/ biết trời mênh mông / biết đời viễn vông / biết ta hãi h ng... (“Viễn
du”, Phạm Duy). “Đóa hoa vô thường” chỉ là một thử nghiệm. (Thực ra ông cũng từng
“thử nghiệm” một lần với “Dã tràng ca”, trong thời kỳ đầu sáng tác, nhưng cũng
không thành công. ài hát không phổ biến, ít người biết). Dù đã từng là vận động
viên chạy bộ, TCS chỉ quen chạy những quãng ngắn, nay đổi sang chạy đường dài
ông dễ bị hụt hơi.
Tôi cũng nhận ra thêm một điều, dường như ít có được bài nhạc
nào của TCS gọi là hoàn hảo, hầu như bài nào cũng có một, hai chỗ hỏng, chỗ vụng,
khi thì ở lời, khi thì ở nhạc. Những bài nhạc vẫn như một phác thảo, một tác phẩm
không toàn bích, một nhan sắc không toàn vẹn, vẫn như thiêu thiếu một cái gì.
Được đoạn đầu thì không được đoạn cuối, hay đoạn giữa. Được một, hai câu hay
thì lại vấp phải một hai câu vụng. Đôi khi, tôi nghĩ, cũng chính vì cái thiêu
thiếu ấy mà người nghe vẫn muốn nghe thêm, vẫn muốn đi tìm, để mong một lúc nào
đó sẽ tìm gặp.
Không phải là tác giả TCS không thấy được những khiếm khuyết ấy.
Ông cũng thừa nhận, “ ố cục trong âm nhạc tuy chặt chẽ nhưng cũng có những khoảng
tưởng như vụng về. Cái vụng về ấy là cố ý như chiếc răng khểnh hoặc nốt ruồi
trên khuôn mặt đẹp”. (3) Những vụng về cố ý, đấy chỉ là cách nói để người ta dễ bỏ qua
những khiếm khuyết. Ta có thể nhìn thấy những “chiếc răng khểnh hoặc nốt ruồi” ấy
nằm rải rác đâu đó trong số những bài nhạc của ông, có khi ở câu hát, có khi ở
giai điệu. “Nhớ mùa thu Hà Nội” chẳng hạn, ca khúc sáng tác sau năm bảy mươi
lăm, đẹp cả nhạc lẫn lời, và còn là bức họa sinh động có một khí hậu rất Hà Nội.
Hà Nội m a thu / đi giữa mọi người
lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai(?)
Sẽ có một ngày / trời thu Hà Nội trả lời cho tôi
Sẽ có một ngày / từng con đường nhỏ trả lời cho tôi
ài hát sẽ là những lời tả tình tả cảnh về một nơi chốn quê
hương thật là đẹp, nếu không lọt ở đâu vào câu kết (coda) nghe khá gượng
p và… lạc điệu, a thu Hà Nội / nhớ đến một người / để nhớ... mọi người, như
một cố gắng thêm vào để đi đúng bài bản chính sách “mình vì mọi người, mọi người
vì mình”. Chữ “mọi người” lặp lại hai lần trong bài hát một cách cố ý, vừa nói
đến cái riêng là phải quay về cái chung ngay để tránh bị quy chụp là... lãng mạn
tiểu tư sản.
Ví dụ kể trên, là một trong nhiều ví dụ, dẫu có là “nốt ruồi
trên khuôn mặt đẹp”, nói như TCS, chắc không phải là nốt ruồi... duyên.
Đặc điểm ở kết cấu, bố cục trong những bài nhạc TCS là tính
chắp vá, tản mạn. Câu trước và câu sau lắm khi chẳng có một mắt xích liền lạc
nào. Những ý tưởng rời rạc gom góp lại thành bài hát. Thậm chí có thêm hay bớt
một vài câu cũng không làm thay đổi hay thiệt hại gì đến bài hát, hoặc cho đoạn
cuối, đoạn giữa lên trên, đoạn đầu xuống dưới như cách vài ca sĩ vẫn làm cũng
chẳng sao. Những ý tưởng không liền lạc như thế khiến phát sinh những kiểu chế
biến trong lối trình diễn nhạc TCS, như “liên khúc TCS”, hoặc gh p chung hai
bài nhạc (nội dung chẳng có chút gì liên hệ với nhau) thành một bài, như “Cát bụi-Tình
xa” chẳng hạn, và người nghe vẫn cứ dễ dàng chấp nhận.
Một số bài nhạc TCS có thể ví như những bài thơ có hay nhưng
không hoàn hảo, người đọc tuy có thích, nhưng chỉ nhặt ra một vài câu để ngâm
nga mà không thích trọn bài.
Nghe nhạc TCS, trước
sau vẫn chỉ là đón bắt những ý tưởng tản mạn như những bông hoa lạ và đẹp, để
nhìn ngắm, thưởng thức, và đôi lúc tự tạo cho mình chút ảo giác dễ chịu trong
cuộc sống tẻ nhạt thường ngày.
Tôi không định nhắc đến tên một vài ca sĩ, một vài giọng hát
đã mang đến cho người nghe chút ảo giác “hạnh phúc là một tách café và
nhạc TCS”, nhưng vì tác giả TCS cũng đã kể ra những tên tuổi này, trong số có ạch
Yến, người nữ ca sĩ mà ông cho rằng “hát hay nhất bài ‘Lời buồn thánh’”. (6)
Tôi chưa được nghe Chiều Chủ Nhật buồn / lặng nghe gió đi
về... qua tiếng hát của “người hát hay nhất bài ‘Đêm đông’” này, tuy nhiên
tác giả bài hát đã có lời nhận x t như vậy thì chắc là phải đúng thôi. Nhưng tại
sao chỉ có “Lời buồn thánh”, còn những bài khác thì sao? Ca sĩ ấy chỉ hát có mỗi
bài ấy? Tôi không được r , thế nhưng tôi biết có những ca sĩ đúng là chỉ hát
hay có một bài nào đó của TCS, như Carol Kim với “Hãy khóc đi em”, như Elvis
Phương với “Này em có nhớ”. Có thể kể thêm nữa Sĩ Phú với “Nghe những tàn phai”,
Vũ Khanh với “Hai mươi mùa nắng lạ”, Ngọc Lan với “Đêm thấy ta là thác đổ”, Tuấn
Ngọc với “Tôi ru em ngủ”, Duy Trác với “Một c i đi về”, Thái Hiền với “Phôi
pha”, Trịnh Vĩnh Trinh với “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”... (và còn những bài hát,
những giọng hát nào nữa tôi chưa được biết đến, chưa được nghe qua).
Riêng Khánh Ly, ca sĩ vẫn được nhiều người và chính tác giả
TCS nêu nhận x t là có “giọng hát phù hợp nhất, thể hiện đúng tâm trạng bài hát
của tôi nhất”, (6) tôi vẫn cho là chị hát Ca Khúc Da Vàng hay hơn là những
tình khúc và những ca khúc mang chủ đề khác của TCS (và chính chị cũng từng nói
là chị “yêu những Ca Khúc Da Vàng hơn bởi vì nó lớn hơn tình ca”). Những
lời hát ấy phải sánh đôi với giọng hát ấy, phải là giọng khắc khoải, trăn trở,
rã rượi, phải là cái giọng khao khao của “con chim đau” khản tiếng, phải là tiếng
kêu bi thương, thảm thiết, có lúc đứt đoạn, có khi lạc cả giọng. Giọng Khánh
Ly, giọng hát mang thương tích, giọng hát chở theo những định mệnh bất toàn, những
nghiệt ngã của thân phận đất nước, những bất hạnh của cả một dân tộc. Đâu có dễ
gì tìm được một giọng hát như thế, giọng hát của người con g i Việt Nam da
vàng... Cũng phải kể thêm một số bài của TCS khó tìm được ai hát hay hơn chị,
như những “Lời mẹ ru”, “Xin cho tôi”, “Tình nhớ”, “Mưa hồng”, “Để gió cuốn đi”,
“Những con mắt trần gian”, “Một ngày như mọi ngày”, “Hãy cứ vui như mọi ngày”,
“Yêu dấu tan theo”... Và giọng Lệ Thu nữa, nào có phải chỉ “hát hay nhất ‘Hạ trắng’
và ‘Xin mặt trời ngủ yên’” (6) như TCS nói, tôi
cho rằng cần phải kể thêm nữa những “Cát bụi”, “Vết lăn trầm”, “Tình xa”, “Ru
ta ngậm ngùi”, “Rừng xưa đã kh p”, “Nắng thủy tinh”, “Như cánh vạc bay”..., và
khi chị đã cất tiếng hát một tình khúc nào đó của TCS thì thật khó có ai hát
qua được chị.
Những nhận x t nêu trên là hoàn toàn chủ quan, không hẳn đã
phù hợp đối với nhiều người.
Dường như sau ngày TCS qua đời, người ta cảm thấy lời ca của
những bài nhạc viết ra sau cái “thời TCS” chẳng có gì… hay ho. Việc so sánh ấy
đến một cách tự nhiên (cho dù người ta không muốn làm một sự so sánh), khi người
ta hâm mộ cái gì đó, ở đây là những lời, những ý trong nhạc TCS. Đây quả là một
thiệt thòi, một thử thách khó vượt qua được cho những người viết nhạc sau TCS.
Đi tìm một bài nhạc có những lời hay và đẹp như lời của TCS thật… không dễ chút
nào. Một ít nhạc sĩ đi theo hoặc bắt chước cách đặt lời na ná như TCS nhưng
không thành công, chỉ như những mặt hàng “nhái”, “giả”, và không tạo được cảm
xúc nào cho người nghe như khi nghe TCS “thật”.
C. Ảo giác tình yêu, sống và chết
1. Tình yêu
“Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những
hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường
như đi đến một nơi vô định... Người con gái đi qua những hàng cây long não ấy
bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác...” (3)
Đấy không phải là chuyện... cổ tích. Người thuật lại câu chuyện
ấy là TCS. “Người con gái rất mong manh” trong câu chuyện ấy tên là Diễm, có biệt
danh “Diễm Xưa”.
Diễm Xưa, mối duyên không thành của TCS, “đã ở một nơi xa, đã
có một đời sống khác”, thế nhưng câu chuyện vẫn chưa chịu kết thúc, vì tên nàng
hóa thành tên của một tình khúc TCS rất quen thuộc, được rất nhiều người yêu
thích, và vì người ta vẫn còn muốn k o dài thêm nữa câu chuyện kể, vẫn còn muốn
đi tìm một kết thúc đẹp theo nghĩa nào đó, như là một… “hậu Diễm Xưa”. Chuyện
tình có hậu kiểu “rồi… hai mươi năm sau” ấy có vẻ hơi “cải lương”: cô em gái của
Diễm Xưa từ phương xa trở về để tìm chàng, mong nối lại... “tình chị duyên em”,
nhưng mối “duyên em” ấy cũng không thành, và rồi nàng lại ra đi về phương trời
xa, để cho Diễm Xưa mãi mãi là... Diễm Xưa. Cái đoạn kết chắp vá khá lâm ly ấy
chắc hẳn đã được thêm thắt từ những câu hát:
Hai mươi năm xin trả nợ người
trả nợ một thời em đã bỏ ai...
Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
trả nợ một thời môi vắng vòng môi
(“Xin trả nợ người”)
Câu chuyện đúng, sai thế nào chẳng ai biết được, có điều khi
kể câu chuyện ấy bằng những lời lẽ như “người con gái rất mong manh..., đi đến
một nơi vô định...”, có vẻ như TCS đã muốn phủ lên Diễm Xưa một lớp sương mù
huyền hoặc và một vẻ đẹp diễm ảo, có thực và không có thực. Diễm Xưa, mối tình
đầu của nhạc sĩ họ Trịnh chăng? Không đâu, đã “không có bài hát đầu tiên, bài
hát cuối cùng”, nói như ông, thì làm gì có tình đầu, tình cuối. Ý niệm lần đầu,
lần cuối trong tình yêu TCS thật mơ hồ:
Đời sẽ buồn như một chiều nao
Hôn nhau lần cuối / hôn nhau lần đầu
(“Như một vết thương”)
Cho dù Diễm có là gì, có ra sao đi nữa, ta cũng biết chắc một
điều: “Diễm xưa” là mối tình đầu trong âm nhạc của TCS. Kể từ “Diễm xưa”, “kể từ
TCS trở đi, các tình khúc đã đổi khác rất nhiều, và nền tân nhạc phải cảm tạ
ông về sự khai phá đó”, (7) ca sĩ Quỳnh Giao, người từng thể hiện nhiều bản tình ca cũ, mới
qua các thời kỳ của nền tân nhạc Việt, đã có lời nhận định như vậy.
Trước “Diễm xưa” làm gì có những:
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...
Làm sao em biết bia đá không đau?
Sau “Diễm xưa” ta mới có những:
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui
(“Hãy yêu nhau đi”)
Phố em qua gạch ngói quen tên
(“Em còn nhớ hay em đã quên”)
Ngày mai em đi / sỏi đá trông em từng
giờ
(“ iển nhớ”)
Tình yêu phả hơi thở, truyền cảm xúc đến cả những vật thể vô
tri vô giác. Đâu đã hết, lại còn những:
Gió sẽ mừng vì tóc em bay
cho mây hờn ngủ quên trên vai
(“Như cánh vạc bay”)
Nhớ gì mà nắng vàng c nh rừng
thương ai mà sương khuya vội vàng
buông
(“Vẫn có em bên đời”)
ằng những câu hát như vậy, TCS không chỉ làm mới ngôn ngữ mà
còn vẽ lại khuôn mặt của tình yêu, một khuôn mặt rất riêng, không giống ai và không
ai giống, khiến đôi lúc ta không hình dung nổi khuôn mặt ấy ra sao, như thế
nào, có hay không, thực hay ảo.
“Tôi chỉ có những mối tình lãng đãng, khói sương, hoàn toàn
không có gì cụ thể. ‘Diễm xưa’cũng là một loại tình yêu như vậy” (3).
Sau cùng thì tác giả những Tình khúc Trịnh Công Sơn cũng đã giải đáp thắc
mắc về những “mối tình” của mình như vậy. “Không có gì cụ thể”, tôi không r chữ
“cụ thể” ấy được hiểu theo nghĩa nào. Dầu sao ta cũng biết được rằng những Diễm
(“Diễm xưa”), những Nguyệt (“Nguyệt ca”), những Quỳnh (“Quỳnh hương”)... vân
vân, dẫu có những giai thoại, những câu chuyện kể (giống nhau và không giống
nhau), đều không có vẻ gì là thực cả, đều chỉ là những mối tình chắc có chắc
không, phất phơ “như thoáng gió thầm” vậy.
Ta còn gặp những cách ví von khác. Tình là “nắng”:
Tình mong manh như nắng
(“Tình sầu”)
Tình như nắng vội tắt chiều hôm
(“Như một lời chia tay”)
Tình là “gió”:
Có chút tình thoảng như gió vội
(“Như một lời chia tay”)
Như là cơn gió / em còn cứ mãi
bay đi
(“Hoa vàng mấy độ”)
Tình là “lá”:
Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh
(“Tạ ơn”)
Ru em tình như lá / trăm năm vẫn
quay về
(“Ru tình”)
Đâu ngờ tình như l úa
khiến tôi chia lìa từng giấc mơ
(“Trong nỗi đau tình cờ”)
Tình là “đá”:
Tình như đá hoài nỗi chờ mong
(“Như một lời chia tay”)
Tình yêu trong nhạc TCS là chiếc bóng lung linh, thấp thoáng,
chập chờn, Tình không xa nhưng không thật gần... (“Như một lời chia
tay”), thoắt ẩn thoắt hiện, rộn ràng nhưng biến nhanh... (“Tình sầu”).
Những mối tình không hẹn mà đến / không chờ mà đi (“ ốn mùa thay lá”),
nghĩa là chẳng có hẹn hò, thề thốt chi cả, cũng chẳng có ràng buộc gì nhau. Tất
cả chỉ là “tình cờ”, Ta gặp tình cờ như là cơn gió (“Hoa vàng mấy độ”),
hoặc coi như phút ấy tình cờ (“Nguyệt ca”). Nếu có những đớn đau thì
cũng là Yêu trong nỗi đau... tình cờ (“Trong nỗi đau tình cờ”). Tình yêu
tựa như những cánh bèo, cánh lá khô trôi theo dòng nước, có chạm vào nhau rồi
cũng lại dạt ra, mỗi người một dòng chảy, một định mệnh.
Những kẻ yêu nhau trong nhạc TCS dẫu có vươn những cánh tay
thật là dài về phía nhau nhưng vẫn không sao chạm tay vào nhau được.
Đối tượng chính của tình yêu, người nữ trong những lời nhạc
TCS, gần như cùng một mẫu số chung: nhỏ nhắn, mỏng manh, những cánh tay dài ngoằng,
những đôi vai gầy guộc như cánh cò cánh vạc, những mắt sâu hun hút, xanh xao,
những đôi môi lửa cháy, những dòng tóc x a bay ngang trời,
những cánh áo chờn vờn như cánh bướm... như hình dạng các thiếu
nữ ta vẫn nhìn thấy trong tranh của các họa sĩ thời thượng trên các bìa sách,
các phụ bản thơ, nhạc, hoặc như những đường n t mờ mờ ảo ảo, lượn lờ, trôi đi
chầm chậm bên trong chiếc đèn k o quân vậy. Thực tế, biết tìm đâu cho thấy, biết
kiếm đâu cho ra những mẫu người như vậy. Có lẽ do thể tạng yếu ớt, gầy gò nên
TCS có khuynh hướng ưa chuộng những mẫu phụ nữ cũng vóc dáng mảnh mai, cũng
“vai... anh gầy guộc nhỏ” như là ông vậy.
“TCS, sao đến giờ này ông vẫn còn độc thân?” đã có người hỏi
ông như vậy. Câu hỏi này chỉ có một mình ông trả lời được, nhưng ông lại chẳng
bao giờ trả lời r ràng cả. “Hình như là tôi không có năng khiếu về việc xây dựng
một tổ ấm riêng cho mình,” ông chỉ nói vậy, “và đến bây giờ tôi vẫn có thể khẳng
định là thói quen sống một mình không gây khó khăn gì cho tôi cả”.(6)
Có phải vì ông không thích bị ràng buộc mà chỉ muốn được là
l cỏ / ngồi h t ca rất tự do, hay vì ông quá nặng tình với mối tình đầu
chưa nguôi, hay vì ông vẫn quý những tình bạn hơn là tình yêu, hay vì ông có
trái tim quá lớn để có một tình riêng, hay vì..., tất cả đều không phải là những
lời giải thích. Ông không lấy vợ là vì ông... không muốn lấy vợ, hoặc vì một lý
do nào đó... chỉ mình ông biết. Tự mình biết riêng mình / và ta biết riêng
ta... (“Ngẫu nhiên”), ông đã chẳng nói vậy sao? Ông chẳng hề nói cho ai biết,
hoặc có nói cũng không chắc đã nói thật. Tình yêu là gì? Đã có người hỏi ông
như vậy. Và ông trả lời: “Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân
mình hoàn toàn không hiểu..., và cho đến giờ này, phải nói thật một điều là tôi
cũng không hiểu tình yêu thực sự đã cho tôi được những gì”. (3)
Tôi tin là ông nói thật chứ không phải làm bộ. Ông không ở lại
với mối tình nào và cũng chẳng có mối tình nào ở lại với ông.
Một lần nữa, những người tin theo ông lại bị hụt hẫng, chới với.
Một người từng viết biết bao bản tình ca làm rung động biết bao trái tim lại
nói rằng không hiểu... tình yêu là gì! Liệu có ai tin được!?
Ngay cách ông định nghĩa tình yêu cũng... không giống ai.
Tình yêu như vết ch y trên da thịt người
Tình yêu như tr i chín trên cây rụng rời
Có lúc là nỗi đau đớn và chết chóc.
Tình yêu như nỗi chết / cơn đau thật dài
Có lúc lại dữ dội như cơn địa chấn.
Tình yêu như cơn bão đi qua địa cầu
Những câu hát trên ở trong “Tình sầu”, một trong những bài
hát tiêu biểu nhất về khuôn mặt của tình yêu, phác họa qua đường n t của cây cọ
TCS. Tôi vẫn cho “Tình sầu” là một trong những bài hay nhất của ông nói về tình
yêu.
“Khi bạn hát một bản tình ca nghĩa là bạn đang muốn hát về cuộc
tình của bạn...” (4), điều ông nói quả có đúng; hơn thế nữa, không phải chỉ khi
hát, khi lắng nghe một bản tình ca cũng là khi lắng nghe im lặng cuộc tình (“Tôi
đang lắng nghe”). Người ta thích “Tình nhớ” vì Tình ngỡ đã phôi pha / nhưng
tình vẫn còn đầy, thích “Tình xa” vì Từng người tình bỏ ta đi / như những
dòng sông nhỏ, thích “Tình sầu” vì Tình cho nhau môi ấm / một lần là
trăm năm. Mọi người đều ít nhiều bắt gặp mình trong những câu hát ấy.
Thực ra, ông thích nói về tình phụ hơn là tình yêu, làm như
là ai đến với ông cũng chỉ rắp tâm phụ bạc ông vậy, và có vẻ “tình phụ” dễ tạo
nguồn nhạc hứng cho ông viết nhạc hơn. “Cái may ở đời là được yêu và đôi khi
cái may ở đời cũng là bị phụ tình,” (3) ông
nói thế, không biết có phải để tự an ủi. Tuy rằng ông không viết thêm “Tình phụ”
để kết hợp với “bộ ba” Tình nhớ-Tình xa-Tình sầu (chẳng có tình nào vui vẻ cả),
nhưng những tình phụ, phụ tình vẫn trải đầy trong những lời nhạc của ông.
Em phụ tôi một thời bé dại...
Trả nợ một đời em đã phụ tôi
(“Xin trả nợ người”)
Ru em phụ rẫy trong ta...
Yêu em / yêu thêm tình phụ
Yêu em / lòng chợt từ bi bất ngờ
(“Ru em”)
Ông cũng viết về những duyên và nợ, những món nợ tình chẳng
bao giờ thanh toán nổi.
Trả nợ một đời không hết tình đâu
(“Xin trả nợ người”)
Ông muốn nói gì vậy?!
Một định nghĩa khác về tình yêu của TCS:
Đâu ngờ tình như l úa / khiến tôi chia lìa từng giấc mơ
(“Trong nỗi đau tình cờ”)
TCS, ông vẫn hay nói về những giấc mơ. Một bài hát có những lời
và hình ảnh thật là đẹp nhưng lại ít được người nghe ở đây đón nhận chỉ vì có
những câu mà người ta không muốn nghe chút nào, chẳng hạn Thành phố vẫn có
những giấc mơ / vẫn sống thiết tha... (“Em còn nhớ hay em đã quên”). Nghĩ
cho cùng, chẳng ai ngăn cấm được những giấc mơ. Ngay cả khi thân ta bị giam
hãm, tù đày, những giấc mơ vẫn còn được tự do, vẫn cứ bay lượn như những cánh
diều ở bên ngoài những vòng rào kẽm gai. Người ta đã không thể nhốt được gió
thì cũng không thể nào giam giữ, bỏ đói, hay giết chết được những giấc mơ, và
cuộc sống không thể nào thiếu được những giấc mơ. TCS, ông có một cái tội mà
ngay chính ông cũng khó lòng tha thứ cho ông được (vì có tha thứ thì rồi cũng sẽ...
tái phạm), đó là ông đã có những giấc mơ (chẳng hạn giấc mơ về thành phố mà ông
đang sống, và giấc mơ nối được một vòng tay lớn). Ông đã sống cùng những giấc
mơ đó, và đã chết cùng những giấc mơ đó. Chính những giấc mơ đó, chứ không phải
ai khác, không phải điều gì khác, đã giết chết ông, đã hãm hại ông, đã khiến
ông bị oán gh t. Nhưng ông không thể nào đổ lỗi cho những giấc mơ được, mặc dầu
ông đã phải trả giá cho những giấc mơ ấy. Đã có ai đó nói rằng ca khúc TCS là
“những bản tình ca không có hạnh phúc”, tôi nghĩ, đấy còn là những bản tình ca
về những giấc mơ rạn vỡ.
Những tình khúc TCS như vẽ ra một thế giới riêng. “Thế giới của
riêng tôi là thế giới của mơ mộng hão huyền,” ông nói, “vừa thực lại vừa không
thực, tuy nhiên bao giờ nó cũng ở cao hơn thực tại một chút...” (4)
Thế giới nào vậy? Thế giới ấy ở đâu? Thế giới không tên gọi,
hay gọi là “thế giới TCS” chăng? Cũng vì thế giới của ông nửa mộng nửa thực như
vậy nên tình yêu của ông đã có lúc được xem như mặt hàng... giả: “Đã có không
biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời... Người giả, người
thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết nói thế nào đây...” (3)
Đôi lúc ông cũng thích dặm thêm ít “triết lý vụn” vào những
cái thực và giả ấy nữa: “ ờ bến của một cuộc tình cũng không phải hẹp đâu. Có
biết bao nhiêu kẻ đã bị dìm chết giữa dòng để mãi mãi không đến được bờ bên
kia. Kẻ may mắn đến được bờ bên kia rồi, khi quay nhìn lại sẽ thấy rất rõ, sẽ
nhận thức được mọi thất vọng, khổ đau đã qua đều là giả tạo, phù phiếm...” (3)
Tình yêu trong thế giới TCS và trong những tình khúc của ông
như thế không phải ảo giác là gì? Nói cách khác, tình yêu trong nhạc TCS như những
đóa hồng kỳ ảo mà người ta chỉ có thể đứng ngắm nhìn từ phía xa chứ không lại gần
được, và cũng vì vậy tình yêu ấy luôn luôn quyến rũ.
Tuy vậy, có một tình yêu khác ông dành cho một người nữ mà
tôi tin rằng đấy phải là tình “thực”: tình yêu ông dành cho người mẹ yêu quý của
mình. Tình yêu ấy bộc lộ rõ nét nhất trong ngày người phụ nữ ấy lìa xa ông:
“Khi cúi xuống hôn vầng trán lạnh lẽo của mẹ, tôi biết rằng từ nay sự lạnh lẽo ấy
sẽ dần dần tràn ngập trái tim tôi. Mất mẹ là mất đi một tài sản lớn nhất trong
toàn bộ sự giàu có của một đời người... Khi một người tình cho bạn một tình yêu
thì trong trái ngọt đã có lẫn vị đắng. Chỉ có tình yêu của mẹ là không vụ lợi.
Chỉ có ở người mẹ, bạn mới có thể tìm được lòng chung thủy tuyệt đối. Ở trái
tim người mẹ, chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào gì được nữa...”
(2)
Tất cả những bà mẹ trên đời đều giống nhau. Tình yêu của người
mẹ đối với những đứa con và tình yêu của đứa con dành cho những người mẹ đều
không phải là “tình yêu giả”, và cũng không phải là ảo giác.
2. Sống và chết
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ (“Mưa
hồng”), nghe Ngọc Lan, cô ca sĩ thanh sắc vẹn toàn mà mệnh bạc, hát những lời ấy
mới thấy đời sống này quả là ngắn ngủi, mới thấy cần phải gấp rút “yêu nhau đi
chiều hôm tối rồi” chứ chẳng nên hờ hững với cuộc đời.
Tình yêu và cái chết hầu như sánh đôi nhau trong nhạc TCS. Một
ý niệm vẫn hay được TCS lập đi lập lại: mọi vật đến rồi đi như một dòng chảy tự
nhiên, liên tục, không có cái đầu tiên và cũng không có cái sau cùng. “ ài hát
cuối cùng mãi mãi chỉ là một giấc mơ. Đã không có bài hát cuối cùng thì cũng chẳng
có bài hát đầu tiên...”, (4) khi người ta hỏi TCS “ ài hát đầu tiên là bài gì?”, ông trả lời
đại khái như vậy. Câu trả lời “huề vốn”, loanh quanh, lòng vòng theo lối nói cố
hữu của ông, để tránh không phải nói thật, cũng tựa như cách người ta lẩn tránh
“thật thà khai báo” tuổi tác của mình.
Không có c i chết đầu tiên
Đâu có c i chết sau c ng
(“Ngẫu nhiên”)
Câu này lại càng khó hiểu. Ai cũng biết là sống và chết đều
chỉ một lần, làm gì có chuyện “chết đi sống lại” hay “chết lên chết xuống”, như
những câu thơ Đynh Trầm Ca thuở nào.
“Hôm qua tôi bỗng chết hai lần
t ngửa trên bờ dĩ vãng xanh
Hôm nay bỗng chết thêm lần nữa
t sấp trên đường tương lai đen”
(“Những trận chết”)
Chết một lần cũng đủ... chết rồi! Không thể nói rằng “cái chết
này mới chỉ là cái chết đầu tiên”, hoặc “chưa phải là cái
chết... sau cùng”, hoặc “đâu đã chết mà chỉ là một hôm buồn
lên núi nằm xuống (“Tự tình khúc”). Nếu quả là ông chưa chết thật như cách
nói ấy thì cái chết của ông, theo như ta được biết, cũng chỉ là... ảo giác (ít
ra là đối với những người còn chưa muốn ông chết). Ở đây không phải là chuyện
“chết đi sống lại”, thế nhưng cái ranh giới giữa sống và chết, giữa bến và bờ ấy,
nói như ông, đôi lúc nhạt nhòa, chẳng còn phân biệt được đâu vào đâu.
“Sự mất mát và cái chết là nỗi ám ảnh lớn nhất đời tôi” (3),
ông đã có lần bộc lộ như vậy. “Nỗi ám ảnh” này đi theo ông rất sớm, từ thuở tóc
xanh mấy m a cho đến khi chập chờn lau trắng trong tay. Ông đã sống
từng ngày / chết từng ngày, đã sửa soạn, đã sẵn sàng để chào đón cái chết
như kẻ đợi chết mỗi ngày. “Con người sinh ra chỉ để chờ chết,” ông nói vậy, “một
cuộc hẹn hò có khi dài hạn, có khi ngắn hạn, nhưng tựu chung không có gì vui vẻ.”
(3) “Nỗi ám ảnh” ấy cũng theo ông đi vào những ca khúc.
Còn sống một ngày là hẹn chết mai đây
(“ uồn từng phút giây”)
ột ngày kia đến bờ / đời người như gió qua
(“Phôi pha”)
Nếu thật hôm nào tôi phải đi
Tôi phải đi
Ôi, bao nhiêu điều chưa nói c ng
chắc lòng rất khó bình an
(“Rơi lệ ru người”)
Ta vẫn nghe ông nói về những mệt mỏi của cuộc sống, của kiếp
người:
Ôi, c t bụi mệt nhoài
(“Cát bụi”)
D qu mệt kiếp người
(“Để gió cuốn đi”)
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
(“Một c i đi về”)
ệt qu thân ta này / nằm xuống với đất muôn đời
(“Ngẫu nhiên”)
Sống có đôi chân / đôi chân mệt nhoài / một đời tới lui
(“Giọt lệ thiên thu”)
iên giới giữa sống và chết, nói như ông, “chỉ như một sợi tóc
mỏng manh”. (3)
Trong xuân thì thấy bóng trăm năm
(“Gần như niềm tuyệt vọng”)
Sống chết mong manh
như thân cỏ hèn mọc đầy núi non
(“Giọt lệ thiên thu”)
Sau cùng thì ông đã bước qua cái lằn ranh mỏng manh như sợi
tóc ấy bằng những bước nhẹ tênh để cái chết lúc bấy giờ r ràng là sự thực, chứ
không còn nằm mơ nằm mộng gì nữa như là một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời...
(“ ên đời hiu quạnh”).
Đối với không ít người, ông được xem như đã “chết” khá lâu
trước ngày cái chết của ông được chính thức loan báo (đại loại “TCS đã chết như
thế nào?”). Thế nhưng ông chết đó mà sống đó, cũng tựa như ông đã từng sống đó
mà chết đó, trước cái ngày ông chết thật. Một cách nào đó ông đã chết, một cách
nào đó ông vẫn sống, vẫn như có mặt, lẩn khuất đâu đó trong “một c i đi về”
này. Dường như không dễ gì loại bỏ hẳn được ông ra khỏi đời sống “lô nhô loài
người” (chữ của TCS) này. Dù yêu dù gh t ông tới mức nào, người ta vẫn không
làm ông “chết” đi được.
Sống hay chết, vắng mặt hay có mặt, c i tạm hay c i thực...,
ông cũng đã được người đời (những người cùng tạm trú với ông ở “quán trọ trần
gian” này) nhắc đến tên tuổi, nói đi nói lại, nói tới nói lui về ông, cũng như
vẫn còn hát, còn nghe nhạc của ông. Có một lúc người ta tưởng rằng đã quên được
ông, kỳ thực không phải dễ như vậy.
Đôi khi (nói như ông), có vẻ như ông không thực sự hiện hữu
trong c i nhân sinh đầy hệ lụy này, ông chỉ tạt ngang qua cuộc đời này trong chốc
lát như là tho ng gió thầm vậy. Thành thử, đối với những gì ông đã làm,
những gì ông bỏ lại, dẫu có hay dở tốt xấu, dẫu có khen hay chê, dẫu có ngợi ca
hay nguyền rủa, cũng chẳng có nghĩa lý gì. Ông chẳng nghe, chẳng thiết chẳng
màng, cũng chẳng giải thích, giải bày chi cả.
“Một c i đi về”, một trong những sáng tác ông ưng ý nhất, nói
về “một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua” (4).
Ý nghĩa của “đi, về” trong bài hát được ông giải thích: “Có đi tất phải có về.
Có ai đi mãi không về đâu. Chắc chắn rồi sẽ có một lần về vĩnh viễn, để mãi mãi
không bao giờ còn ra đi nữa” (3). Ông còn mượn lời
Albert Camus trong Lưu Đày và Quê Nhà, “Sống là một sự lưu đày, và chết
là trở về.” Thế nhưng “về” là về đâu? Chỉ nghe ông nói mơ mơ hồ hồ, nào là về
chốn xa xăm cuối trời... (“Ở trọ”), nào là về chốn nào mây phủ chiêm
bao... (“Sóng về đâu”)…
Thật thú vị và đáng suy gẫm khi nghe điệu kèn saxo buồn
bã “Cho một người vừa nằm xuống” (bài hát TCS viết về cái chết của ông tướng
không quân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa) trỗi lên trong đám táng của ông ở
trong nước.
Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây đã vui chơi trong cuộc đời
này...
Câu hát ấy thực ra đâu có riêng cho một người nào. ài hát ông
viết cho người, viết cho ông, và cho tất cả mọi người, không chừa một ai. Có lẽ
vì vậy, bài hát ấy sau cùng đã được trả về cho ông. Và “Cát bụi” nữa, không thể
thiếu, tất nhiên. ài hát ông viết cho chính ông cách nay gần bốn mươi năm, trở
thành bài hát tiễn đưa trong ngày ông rời bỏ c i tạm này để lại hóa thân “về
làm cát bụi”. Ít nhất người ta cũng đã tử tế cho ông được nghe lại một lần những
điệu kèn ai buốt trong tôi (“Chiếc lá thu phai”) ấy, như là những gì thuộc
về ông nay chính thức trả lại cho ông.
Ông nghe một lần cuối, nhưng người ta vẫn còn tiếp tục nghe
mãi những “điệu kèn ai buốt” ấy, vẫn còn tiếp tục hát mãi những bài hát nói về
những biên giới thật là mỏng manh giữa sống và chết, giữa bến và bờ, giữa thực
và ảo. Vẫn còn nghe, còn hát, nghĩa là vẫn còn tiếp tục đi tìm kiếm, mãi mãi,
trên những biên giới mờ mịt ấy, như ông đã từng, cho đến khi tìm thấy hoặc...
chẳng tìm thấy gì cả.
“Sống làm thế nào cho tròn đầy sự có mặt và chết cho ngập
tràn c i hư không. Phải đi đến tận cùng hai c i sống chết để làm tan biến đi những
giấc mộng đời không thực”. (8) Trước giờ ta chỉ
nghe “sống hết mình” chứ chưa hề nghe... “chết hết mình”, vì vậy không r phải
chết cách nào để có thể “ngập tràn c i hư không”(?). Câu ấy có vẻ không dễ hiểu
chút nào và có lẽ chỉ ứng dụng với riêng ông. Không gì ngoài cái chết mới mong
giải phóng được ông ra khỏi những mối dây ràng buộc của “những giấc mơ đời hư ảo”
(chữ của TCS). Điều gì khiến ông luôn bị ám ảnh bởi cái chết? Có phải vì yêu
qu đời này? “Tôi đã yêu cuộc đời hơn bao giờ cả,” ông nói, “đời sống thì đẹp
mà dài rộng quá, còn đời người thì hạn hữu. iết làm sao bây giờ!...” (8)
TCS, ông đã yêu cuộc sống biết chừng nào. Cuộc sống ấy đã cho
ông những chuỗi ngày hạnh phúc. Đó là hạnh phúc được sống bên cạnh những người
mà ông thực lòng yêu mến, là hạnh phúc mà ông đã tận hưởng từ “những tình cảm
nhân loại nhất của mọi người” (nói như ông). Những ngày ấy, những hình bóng ấy,
đã xa thật xa, đã mất tăm mất hút.
Từng dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui
Từng dòng nuớc mắt sẽ nhớ thương cho đời
(“Còn có bao ngày”)
Trong những lời nhạc ông viết về sau này ta vẫn nghe những nỗi
tiếc thương như vậy.
TCS, ông đã yêu cuộc sống biết bao nhiêu. Trong những bài ông
viết cho lứa tuổi vừa lớn luôn luôn toát lên hơi thở nồng nàn của cuộc sống.
“Tuổi đời mênh mông” chẳng hạn, Ôm cuộc sống trong tay bên đời qu rộng... /
Tuổi đời mênh mông qu / búp non đầu cây..., một trong số ít những ca khúc
có nhịp điệu vui tươi, như tình yêu phơi phới, như mạch sống dâng trào, như những
bước chân chim của cô b tung tăng trên đồi cỏ rộng.
ây và tóc em bay trong chiều gió lộng...
Em đứng bên trời tự do / yêu đời thiết tha...
Nỗi yêu đời thiết tha ấy còn tìm thấy trong những bài
“Em đến tự nghìn xưa” (Vì em mang trong mắt / nỗi yêu đời thiết tha ),
hay “Vì tôi cần thấy em yêu đời” (Tôi xin làm hôm nay / cho đời em trẻ mãi...),
hay “Môi hồng đào” (Tuổi mười s u môi hôn lần đầu...), hay “Đời gọi
em biết bao lần”...
Vì yêu qu đời này, ông đâu dễ gì chịu chết. Ông sợ một
ngày nào không còn trông thấy được Bên trời còn nắng / l trời còn xanh / phố
còn người đông... (“Hãy cứ vui như mọi ngày”). Ông cũng sợ mọi người sẽ
quên mình. Ông vừa sợ chết lại vừa làm như coi thường cái chết, thậm chí có lúc
còn đùa nghịch, diễu cợt với cái chết nữa. “Cái chết,” ông định nghĩa, “chẳng
qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống”. (6)
Không có đâu em này
không có c i chết đầu tiên / đâu có c i chết sau c ng...
Hòn đ lăn trên đồi
hòn đ rớt xuống cành mai / rụng c nh hoa mai vàng...
(“Ngẫu nhiên”)
Cánh hoa mai vàng ấy là thân xác gầy yếu,
mỏng manh của ông.
Nếu tình yêu là “tình cờ” thì cái chết, với ông, cũng chỉ là
“ngẫu nhiên”.
Cái chết từ đâu đến? Tại sao sống và chết lại luôn luôn kề cận?
“Khi sự sống bất lực thì cái chết đến,” (6) ông
giải thích như vậy. Lời giải thích ấy quả có đúng với trường hợp TCS.
D. Ảo giác con người Trịnh Công Sơn
Làm sao thấu từng nỗi đời riêng... (“Như
một lời chia tay”), liệu câu hát ấy có thể hiểu như lời phân giải của một người
trước lúc chia tay với mọi người, với cuộc đời mà ông đã từng sống, từng yêu
thiết tha.
Thực tế, không dễ gì có thể hiểu được một con người. Ngay đến
những người thân, những người có dịp gần gũi với TCS, khi nói hay viết về ông,
cũng ít nêu được những điểm khả dĩ nói lên tính cách cá biệt r n t nơi con người
ông (điều mọi người muốn biết hơn là những câu chuyện phất phơ, đôi lúc thêm thắt,
chỉ để tỏ ra từng quen biết, từng là bạn là bè của ông).
Lý do những người thân, những bè bạn của ông ít có người “hiểu”
ông là vì ông không có thói quen bộc lộ hay chia sẻ. Những chuyện trò bên tách café,
bên ly rượu chắc không phải là những “cởi mở tâm tình” của ông. Ông chẳng có hứng
thú gì để giải bày tâm sự hoặc kể lể về những nỗi niềm riêng tư với bất cứ ai
khác, ngoài chính ông.
Tự mình biết riêng mình
và ta biết riêng ta
(“Ngẫu nhiên”)
Vì vậy, nói rằng thực sự “hiểu” được ông, hoặc đã cùng ông sớt
chia tâm sự thì cũng chỉ là... nói cho vui vậy. Một trong những thú tiêu khiển
của ông là mỗi ngày “ngồi trong phòng uống rượu và nhìn nắng từ sáng đến chiều
tối”. (6) Ông tận hưởng cái thú “ngồi yên lặng nhìn trời đất và suy tưởng
về những điều mình chưa tự giải đáp được cho chính bản thân mình...” (6)
Ông cũng cho biết, “Khoảng thời gian thích nhất là được ngồi
yên tĩnh một mình trước khi có một người bạn đầu tiên xuất hiện để phá tan sự
yên tĩnh đó.” (6) Vì thế, những nỗi niềm thầm kín của ông trước sau vẫn là một
điều giấu kín trong tim con người / là điều giấu kín thôi (“Một lần thoáng
có”).
R ràng ông không phải là dạng người có khuynh hướng dễ bộc bạch
những tình cảm và suy nghĩ riêng tư. Cách nói chuyện cũng như cách dàn trải ý
tưởng trên những trang viết của ông đều không được rành mạch, r ràng. Trong
cách nói và trong cách giải thích của ông vẫn có một vẻ gì không được thoải mái
lắm, và cũng ít mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người tiếp xúc, chuyện
trò với ông. Những người ở gần ông dễ nhận ra điều này. Nghe ông nói chuyện,
người ta có cảm giác như ông không “nói thẳng nói thật”, như còn giấu quanh giấu
quẩn điều gì, như cố ý phủ lên những lời lẽ của ông chiếc khăn che đậy sự thật,
khiến người nghe ngờ rằng ông... “nói vậy mà không phải vậy”. Khi cần trả lời
hay giải thích điều gì, ông thường nói quanh nói quất, dùng thủ pháp “lăng ba
vi bộ” để luồn lách, tránh n , không dễ gì chụp bắt được. Vì vậy, những lời giải
thích hay những câu trả lời ông đưa ra thường ít làm người nghe thỏa mãn.
Khi người ta muốn biết tuổi thật của ông chẳng hạn (câu hỏi lẽ
ra không nên hỏi), ông nói, “Tôi thường không nhớ năm sinh mà chỉ nhớ ngày sinh
của mình(!?). Tôi quan niệm tất cả mọi người sống cùng một thời đại đều có
chung một tuổi, đó là tuổi của thời đại”. (6) Người
ta tò mò muốn biết quan hệ tình cảm giữa ông và ca sĩ K.L. chẳng hạn (câu hỏi
càng không nên hỏi), ông trả lời đấy là “một thứ tình yêu không giống những
tình yêu khác...”, là “hai người bạn lãng đãng trong cuộc đời mà rất thương yêu
nhau...” (4). “Lãng đãng” như thế nào thì ông không nói r . Người hỏi
cũng không hỏi thêm vì thấy ông trả lời có hơi... lãng đãng, nên chỉ còn biết
suy đoán. Chắc phải là thứ tình gì đấy ở giữa tình yêu và tình bạn, hoặc lớn
hơn tình yêu, cao hơn tình bạn, hoặc một thứ tình cảm rất “đặc biệt” nhưng...
không có tên gọi. Một lối trả lời mà... không trả lời gì cả để ai muốn hiểu sao
thì hiểu, không hiểu cũng... không sao.
Ông lại không phải là người nói chuyện có duyên, dù vẫn tỏ ra
hóm hỉnh. Đôi lúc có vẻ như ngôn ngữ... không đủ cho ông diễn đạt ý tưởng, và
ông phải loay hoay tìm chữ, lựa lời trong lúc ra những cử chỉ, điệu bộ k m tự
nhiên.
Ông thích bầu bạn, gần gũi với giới trẻ, thích được các ca
sĩ, các phụ nữ trẻ gọi bằng “anh”, như một cách tự đánh lừa mình, tự tạo cho
mình cái ảo giác còn trẻ trung, còn sung sức, như một cố gắng để níu k o lại phần
nào quãng tuổi xuân đã trôi qua mất, đã tàn úa như chiếc l thu phai, dù
biết rằng chỉ là sự cố gắng vô ích. Lý do khác, có lẽ vì giới trẻ thường tỏ ra
dễ chịu với ông hơn là những người lớn tuổi và cũng ít đặt ra cho ông những câu
hỏi có “vấn đề”, hoặc nếu có thì ông cũng dễ dàng tránh n hơn.
Những tính cách vừa kể cũng thể hiện phần nào trong những lời
nhạc của ông. Qua từng ý từng lời, ông cũng chỉ h mở phần nào cánh cửa thế giới
nội tại tiềm ẩn trong ông. Do vậy, cũng dễ hiểu vì sao những lời nhạc của ông
đôi lúc có vẻ... khó hiểu.
1. Phản chiến hay không phản chiến
Đến nay nhiều người vẫn đồng ý và không đồng ý về cái danh hiệu
đầu tiên người ta gán cho TCS: nhạc sĩ “phản chiến”. Chuyện người ta gọi ông là
một “ ob Dylan của Việt nam” cũng chỉ là chuyện “một người nói (nữ ca sĩ Joan
aez), nhiều người nói theo”. Thực tế, có những điểm khác biệt không thể so sánh
được, chưa nói là phản chiến Mỹ không giống như phản chiến Việt Nam.
TCS, ông chỉ là người viết ca khúc (songwriter), trước
hết cho chính ông, tiếp đến là những ca khúc về thân phận máu đỏ da vàng chung
chung, phản kháng chiến tranh chung chung, và những bản tình ca được nhiều người
yêu thích vì lạ và mới, và hay nữa tất nhiên. Ông cũng có thời kỳ có vẻ bị lôi
k o, móc nối, nhưng chưa “giác ngộ cách mạng” hẳn, và có những biểu hiện ấu trĩ
về chính trị. Đến khi tỉnh táo, hiểu ra thì... “tiến thoái lưỡng nan” (như tên
một ca khúc của ông), khiến đi cũng dở mà ở cũng không xong, cứ luẩn quẩn lòng
vòng, đi tới đi lui, không tìm ra lối thoát, như là câu hát thể hiện bức “chân
dung tự họa” của ông, Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy... (“Một
c i đi về”). i kịch TCS là chỗ đó. Một người từng thú nhận như đ ngây ngô như
ông, rõ ràng là không thích ứng với những hoạt động chính trị và người làm
chính trị cũng chẳng dùng đến ông, hoặc nhiều lắm chỉ móc ngoặc nhằm lợi dụng
trong một giai đoạn nhất thời.
Nếu “phản chiến” được hiểu là lòng mong muốn sớm chấm dứt cuộc
chiến k o dài triền miên, là khát vọng hòa bình, là ước mơ thống nhất đất nước,
thống nhất lòng người, để máu xương ngừng rơi, để các bên ngừng tay ch m giết
và con người ngồi gần lại với nhau, thì mỗi người dân Việt đều “phản chiến” chứ
đâu có riêng gì TCS. Phiền một nỗi là TCS, ông không ngừng lại ở cái nghĩa “phản
chiến” tự phát từ tâm tư tình cảm ấy, ông còn muốn dấn thêm một bước nữa, còn
muốn kêu gọi mọi người “dậy mà đi” (không r đi đâu), hô hào tuổi trẻ “lên đường”
(không r đường nào). Thử nghe lại “Chính chúng ta phải nói”:
Chính chúng ta phải nói hòa bình... (hòa
bình kiểu nào, không nghe ông nói?)
Chính chúng ta phải có mọi quyền (quyền
“làm người”, quyền “dân tộc tự quyết”…?)
Đứng lên đòi thống nhất quê hương... (thống
nhất kiểu nào, cũng không nghe ông nói?)
Hoặc “Gia tài của mẹ”, khá phổ biến một thời:
ột trăm năm đô hộ giặc Tây... (một
đứa b lên mười ở trong nước cũng biết là... sai)
Hai mươi năm nội chiến từng ngày... (cái
tội xuyên tạc ý nghĩa “cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta”, có nhẹ tay
lắm cũng dăm bảy năm “học tập cải tạo” để thông suốt và nắm vững chính sách, đường
lối cách mạng). Nói nhạc TCS làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân dân miền
Nam, làm rã ngũ, làm... mất nước là đề cao vai trò và tác động âm nhạc của ông
quá đáng. Nhạc TCS thực sự chưa có được khả năng ấy vì không đủ trọng lượng,
không đủ sức để lôi k o, vận động quần chúng. Lý do dễ hiểu là “phản chiến” của
TCS còn “chung chung” quá, lập lờ quá, thiếu lập trường chính trị mạnh mẽ, dứt
khoát, rõ ràng. Chưa nói đến trình độ lý luận, kiến thức chính trị của ông khá ấu
trĩ và hạn hẹp, lắm lúc tỏ ra ngây thơ và ảo tưởng. Ông đi theo cái mà ông...
không biết r là cái gì(!). Thật khó mà thuyết phục người khác những điều mà
chính ta còn chưa hiểu r lắm, nói chi đến việc truyền “lửa” đấu tranh, cách mạng.
Một người viết nhạc gọi là “phản chiến chung chung” như vậy
làm sao có đủ nội lực để lôi k o kẻ khác về phe mình, làm sao có đủ ma lực của
“tiếng sáo Trương Lương” để làm lính tráng phải quăng súng ống, quan quân phải
rã ngũ! Những bài bản cỡ Anh trở về bại tướng cụt chân... (“Kỷ vật cho
em”, Phạm Duy & Linh Phương), hoặc Ngày mai đi nhận x c chồng... / Anh
lên lon giữa hai hàng nến chong... (“Tưởng như còn người yêu”, Phạm Duy
& Lê Thị Ý) còn chưa ăn thua gì thì đàn địch hát xướng khơi khơi như ông dễ
gì “mất nước” nổi! Làm nhạc tình yêu chung chung, thân phận chung chung thì được,
chứ không thể phản chiến chung chung kiểu Hỡi ba miền v ng lên c ch mạng (“Huế–Sài
Gòn–Hà Nội”) hoặc Quyết chối từ chém giết anh em! (“Chính chúng ta phải
nói”). Tất nhiên chẳng phe nào muốn nghe những lời “phản chiến” kiểu đó, và ông
được mời ra chỗ khác chơi là vậy.
2. Những bài hát, những số phận
Nhiều người tưởng rằng TCS là nhạc sĩ ở miền Nam Việt Nam được
“cách mạng” ưu đãi sau năm 1975. Thực tế, đâu biết rằng ông đã từng có những
năm sống lây lất, những năm
“nín thở qua sông”, có khi chết dấp ở một xó rừng nào đó cũng
chẳng được ai nhắc nhở, đoái hoài. Trong những năm cả nước điêu đứng, mỗi người
phải tự “mưu sinh thoát hiểm” thì TCS, ông ở đâu? Ông như mất dấu, như một kẻ
không tên tuổi, như c nh chim chìm xuống.
Trong những năm ấy, chẳng ai còn bụng dạ nào, còn tâm trí nào
để mà thưởng thức nhạc TCS, thậm chí chẳng ai dám nghe dám hát nhạc TCS. Phải mất
nhiều năm sau đó, phải đợi cho đến khi ông gắng gượng đứng dậy được, gắng gượng
“sáng tác” được ít bài bản đại loại “Em ở nông trường, em ra biên giới”, “Huyền
thoại mẹ”... (những bài này không hề thấy trình diễn ở hải ngoại), người ta mới
nhớ ra ông, và ông mới như từ vũng lầy nào lóp ngóp lội được lên bờ, như từ
bóng tối nào của quá khứ bước ra. Từ đó ông mới tìm lại được chút tên tuổi tưởng
đã đánh rớt đâu mất từ sau cơn bão của lịch sử... Ngồi nhớ lại những năm nghiệt
ngã ấy, ông viết: “Tôi đi trồng và gặt lúa. Tôi đi trồng khoai, sắn ở Cồn Tiên,
trên những bãi đất chằng chịt mìn có thể nổ bất cứ lúc nào ở cửa ng Trường Sơn.
Tôi đi chợ, nấu ăn. Tôi chở bột mì rải trắng cả một con đường như ngày xưa Mỵ
Châu làm dấu cho Trọng Thủy. Tôi xếp hàng mua từng điếu thuốc hạng tồi. Tôi
lãnh hàng tháng một lóng tay thịt mỡ không đủ cho một con mèo ăn. Và cứ thế, cứ
thế, nhiều năm, mù mịt...” (8) (Không thể nào
không liên tưởng đến câu chuyện tương tự được nhiều người biết về nhạc sĩ Văn
Cao, người cũng từng có quá trình xếp hàng cả buổi, chầu chực đến phiên mình để
mua cho được lát thịt mỏng dính, lại còn bị bà hàng thịt nạt nộ vì không chịu
lên tiếng khi nghe gọi đến tên “Văn cao, Văn thấp”. Có lẽ đầu óc ông nhạc sĩ
còn đang bay bổng đến những “Thiên thai”, “Suối mơ”... mà quên rằng đây vẫn còn
là c i thế chứ nào có phải bồng lai tiên cảnh).
Đối với giới yêu nhạc TCS ở miền Nam trước đây, tiếc một điều
là, kỷ niệm sau cùng còn giữ được về TCS trong những ngày biến động của lịch sử
lại không phải là kỷ niệm đẹp. Nói r hơn, lần trình diễn cuối cùng của ông vào
một ngày cuối tháng Tư đáng ghi nhớ ấy là lần trình diễn... ít được tán thưởng
nhất, và khó có thể được xem là màn trình diễn đẹp mắt hay thành công được.
Không những thế, nó còn khiến cả những người từng yêu mến ông, từng dành cho
ông nhiều cảm tình nhất cũng phải ít nhiều thay đổi cái nhìn về ông, và dẫu có
muốn bênh vực hay đỡ đòn cho ông cũng không dễ gì. Thật khó mà biện minh là oan
hay ưng, là tự nguyện hay bị p uổng, hay là “nạn nhân” của một vở kịch dàn dựng
sao đó... Có thể là vào lúc ấy, ông đã tưởng rằng “giờ đã điểm”. Đúng là “giờ
đã điểm” thật, lịch sử đã sang trang thật, nhưng không “điểm” theo cái nghĩa hồ
hởi phấn khởi như ông tưởng.
“Nối vòng tay lớn” (trong tuyển tập nhạc Kinh Việt Nam,
1968), ca khúc thể hiện khát vọng hòa bình, cổ xúy việc thống nhất đất nước, thống
nhất lòng người, từng có thời kỳ là một trong những bài hát cộng đồng khá phổ biến
trên môi tuổi trẻ, sinh viên Việt Nam, trong những trại hè, trại họp bạn, trong
những cao trào lên đường xuống đường, trong những “Đêm không ngủ”, những đêm
“Hát cho dân tôi nghe”. ài hát ấy, hơn ba mươi năm về trước, ở trong nước, mọi
người đã vừa hát vừa vỗ tay rất nhịp nhàng, rất khí thế, rất phấn khởi; thế mà
giờ đây, ở ngoài nước, cách chọc giận người khác là đề nghị... hát lại bài hát ấy.
ài hát đành mang hai số phận, thật trớ trêu và rủi ro.
ài hát, tự nó chẳng có lỗi gì cả. Ta đi vòng tay lớn mãi để
nối sơn hà... và Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam..., đấy
không phải là nỗi ước mơ, là giấc mộng của tuổi trẻ ngày ấy hay sao. Giấc mộng ấy
đã không thành. Đâu hết rồi, những con người từng sôi nổi, từng say sưa hát bài
hát ấy. Tất cả bỗng nhiên biến mất, không ai chịu đến với TCS, không ai chịu đứng
xếp hàng quanh ông để mà “nối vòng tay lớn” như đã từng. Ông đứng chơ vơ một
mình giữa vòng tròn tưởng tượng, cái vòng tròn ảo tưởng thật rộng lớn mà ông đã
không vẽ ra được. “Đừng sợ hãi! Đừng ra đi! Hãy ở lại! Hãy cùng nhau nối vòng
tay lớn!...”, mặc cho ông ra sức kêu gào một cách tuyệt vọng, mọi người vẫn ùn
ùn bỏ chạy, chẳng ai nghe ông nói, nghe ông hát. Tội nghiệp, tiếng kêu gào, tiếng
hát của ông bị nhận chìm trong những đợt sóng, trong cơn bão hoảng loạn. Anh
em ta về gặp nhau mừng như bão c t / Quay cuồng trời rộng..., chẳng ai hiểu
ông nói những gì, ông hát những gì. Mọi người còn đang nhốn nháo, hoảng hốt, lo
tìm một con đường sống. Quay cuồng trời rộng..., quả đúng là trời đất
quay cuồng thật, và lịch sử cũng chao nghiêng.
ài hát gắn liền với tên tuổi ông, bài hát kêu gọi xóa bỏ hận
thù, nối lại tình người, các bên đều là “anh em”, bài hát ấy sau cùng đã không
được đáp nhận, cũng không khác chi một loạt những ca khúc “phản chiến” của ông
trước đó đã chẳng được bên nào đáp nhận, nhiều lắm cũng chỉ được xếp chung với
những bài “du ca” một thời của sinh viên, học sinh. ài hát, thật rủi ro, vì đã
cất lên không đúng nơi đúng lúc, không hợp tình hợp cảnh. ài hát, là cái “hố” lớn
nhất trong đời ông, cũng là do những “ngây ngô” và ấu trĩ về chính trị. Cái “hố”
ấy, thật nghiệt ngã, chỉ đến có một lần. ột lần là trăm năm, như một câu
hát của ông. Tiếc một điều là, ngày trước, khi “cuộc chiến chưa tàn”, nếu ông
đã tiên cảm được chuyện Đêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui? (“Sao mắt
mẹ chưa vui?”), thì đúng lý ra ông cũng phải “thấy” được rằng, chuyện nối
vòng tay lớn sau “ngày tàn chiến cuộc” là chuyện… làm sao mà có nổi!
Thực tế, mãi đến bây giờ, người ta cũng chỉ phê phán người
hát chứ không phê phán bài hát. Có vẻ như người ta không muốn nhắc nhở, đả động
gì tới bài hát ấy, làm như không biết tới nó, làm như nó chưa hề ra đời vậy, đến
nỗi nó cũng vắng mặt như một dấu lặng, không có một lời giải thích, trong tuyển
tập nhạc Những Bài Ca Không Năm Tháng (gồm những bài nhạc tiêu biểu cho
từng thời kỳ sáng tác, do chính người nhạc sĩ tuyển chọn, để lại cho đời). Kể
ra thì cũng khó mà lạnh lùng ngoảnh mặt quay lưng với những gì mà ta đã từng có
một thời yêu thích.
“Nối vòng tay lớn” trở thành nỗi chua xót, ngậm ngùi, trở
thành bài hát bẽ bàng cho ông và cho cả những người từng có một thời sôi nổi
hát, sôi nổi sống trong những năm tháng khó quên ấy. ẽ bàng như cử chỉ chìa tay
trước mặt người nào để làm thân mà “người ta” lạnh lùng ngoảnh mặt quay lưng, không
thèm bắt. ẽ bàng đến độ người ta đã muốn quên đi là đã từng có một bài hát như
thế. Người nhạc sĩ sáng tác bài hát ấy, ông đã làm cho bài hát được yêu thích một
thời và quên lãng một thời.
“Nối vòng tay lớn” là một giấc mơ thật đẹp. Chỉ tiếc rằng bài
hát mãi mãi vẫn chỉ là giấc mơ.
“Em còn nhớ hay em đã quên” cũng là một trường hợp lạ. ài nhạc
nội dung có vẻ “vòng tay chờ đợi” này có giai điệu và lời lẽ thật đẹp, thật thiết
tha đánh vào tâm tư tình cảm người Việt tha hương, gây “dị ứng” không những đối
với “khúc ruột ngàn dặm” ở hải ngoại mà cả với nhà nước Việt Nam vì những cái
“vẫn” nằm rải rác trong những câu hát, Em ra đi nơi này vẫn thế... / vẫn có
em trong tim của mẹ... / Vườn xưa vẫn có tiếng me ru / có tiếng em thơ... / Lá
vẫn xanh trên con đường nhỏ... / có hai m a vẫn đi về... / Thành phố vẫn có những
giấc mơ / vẫn sống thiết tha / vẫn lấp l nh hoa trên đường đi... (nhưng nếu
bỏ những chữ “vẫn” ấy đi thì bài hát... không còn là bài hát).
Người Việt hải ngoại “dị ứng” thì cũng dễ hiểu, nhưng sao
cũng “dị ứng” cả với những người cầm quyền ở trong nước? Em ra đi nơi này vẫn
thế, cả hai phía đều quyết phủ nhận. “‘Vẫn thế’ thế đ. nào được,” người ở
ngoài nước văng tục, “một đất nước tang thương đến như vậy!” Giới lãnh đạo
trong nước cũng đời nào chịu, làm sao có chuyện “vẫn thế” được, đã “giải phóng”
bao nhiêu năm rồi, bắt buộc phải khác chứ! “Vẫn thế” nghĩa là vẫn còn tàn dư chế
độ cũ, là “tụt hậu”, là đi ngược lại xu thế thời đại, là kìm hãm những bước nhảy
vọt (tội ấy có nhẹ tay lắm cũng phải gò lưng viết “bài kiểm điểm”). Rốt cuộc
bài nhạc nghe không thuận tai ấy đành mang số phận không may, trở thành vô
duyên, lạc l ng vì chẳng được bên nào đón nhận hay dành cho chút cảm tình.
Cái rủi ro khiến cho TCS là một con người–như những bài hát của
ông–mang đến hai số phận. Có lẽ sau cùng, chỉ còn lại những tình khúc TCS, chỉ
còn lại những bản tình ca không biên giới, không sắc màu của ông là còn ở lại
được trong lòng người về lâu về dài. Tình ca, sau cùng là tiếng nói “người” nhất,
là tiếng nói duy nhất trong âm nhạc không gieo rắc những nghi kỵ, những tị hiềm.
3. Cây sậy Trịnh Công Sơn
Nếu những người từng yêu mến TCS đã phải ít nhiều thất vọng về
ông sau này thì lỗi ấy không phải do ông mà do người ta đã đánh giá ông sai lệch,
đã kỳ vọng nơi ông nhiều quá. Ông không có khả năng đáp ứng những gì người ta
trông đợi nơi ông, thậm chí lắm lúc ông còn đi ngược lại những trông đợi ấy nữa.
Có một câu nói quen thuộc của Pascal mà TCS vẫn hay trưng dẫn
trong những bài viết ngắn của ông, L’homme est un roseau, mais un roseau
pensant, mỗi khi ông triết lý vặt về cuộc đời, về con người, về thế thái
nhân tình... Trong một nghĩa nào đó, câu này có thể dùng được để mô tả tính
cách con người ông.
TCS, ông chỉ là một “cây sậy”; hơn thế nữa, là một cây sậy yếu
hèn (cho dù có là “cây sậy biết suy nghĩ” tới đâu). Trong lớp vỏ của một cây sậy,
của một thể chất yếu đuối, là một bản chất yếu đuối, đôi lúc bộc lộ thật r n t.
Là cây sậy, ông khó mà đứng thẳng trước những trận gió ào ạt,
những trận cuồng phong. Ông phải cúi rạp xuống. Là cây sậy, ông cũng tham sống
sợ chết, cũng thích ăn ngon
mặc đẹp, cũng run sợ trước bạo lực, cũng lo âu trước những nỗi
bất an, những mối đe dọa rình rập. “Tôi sợ...,” ông nói, từ chối lời đề nghị của
những người bạn muốn đưa ông sang Mỹ để điều trị căn bệnh khó chữa.
Ít có ai ngờ rằng, ẩn giấu bên trong con người từng viết những
lời ca đầy khí thế cách mạng, rực lửa đấu tranh ấy lại là một trái tim yếu mềm,
một tâm hồn mang thương tích, làm sao mà có thể tho t yếu hèn / dựng thân
cao lớn nổi, như là câu hát trong một ca khúc “phản chiến” của ông (“Chính
chúng ta phải nói”).
Một số ca khúc của ông, chưa nói đến nội dung, có khi chỉ cần
nghe qua cái tựa thôi người ta có thể biết tác giả là ai (“Ru ta ngậm ngùi”, “Cỏ
xót xa đưa”, “ ên đời hiu quạnh”, “Nghe những tàn phai”, “Im lặng thở dài”,
“Như chim ưu phiền”, “ uồn từng phút giây”, “Lặng lẽ nơi này”...). Trong những
sáng tác về sau này, nhất là vào những năm cuối đời, ta nghe thấy ông gửi gấm
những nỗi niềm mà ông gọi là “nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng”. Ở những ca khúc này
(“Rơi lệ ru người”, “Ru đời đã mất”, “Ru đời đi nh ”, “Giọt lệ thiên thu”, “Tôi
ơi, đừng tuyệt vọng”...), người ta nghe thấy có nước mắt, có lệ rơi trong những
câu hát...
Rơi lệ ru người từ đây
(“Rơi lệ ru người”)
Tôi là ai mà còn khi giấu lệ
(“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”)
Từng dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui
(“Còn có bao ngày”)
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ
(“ ên đời hiu quạnh”)
Ông tự ví mình như con chim buồn, chim đau, chim bệnh, chim
ưu phiền, chim vô vọng, thôi thì đủ loài chim chóc, chim nào nghe cũng sầu thảm,
đủ thấy tay nhạc sĩ này quả là yếu đuối và cô đơn biết chừng nào:
Tôi như con chim bệnh
thiếu hạnh phúc trần gian
Có những th ng m a đông
ngồi khóc rất âm thầm
Trong tim tôi có lần
một m a, ôi rất lạnh
(“Như chim ưu phiền”)
Ông nói về nỗi tuyệt vọng, ông muốn tôi tìm lại tôi (“Tiến
thoái lưỡng nan”), muốn tìm lại chính mình. Tôi là ai / tôi là ai??? Câu
hỏi như lời khẩn khoản, như niềm trăn trở, như nỗi khát khao muốn biết, muốn được
trả lời. Là ai / là ai / là ai???... Những câu hỏi liên tiếp n m vào hư
vô, lặp đi lặp lại nhiều lần, chỉ có những tiếng vọng dội lại từ những vách đá
lạnh lẽo, những bức tường câm lặng, thay cho câu trả lời.
“Như đá ngây ngô”, ông có lần tự ví mình như vậy. Thế nhưng,
thay vì chịu nằm yên một chỗ, ông lại cứ muốn làm hòn đá... lăn (như là đ
lăn / vết lăn trầm), thế mới rầy rà. Thực ra, ông không cần thiết phải làm
những gì người khác không buộc, không yêu cầu ông làm (trừ phi ông… muốn làm).
Ông đã có những bài hát rất hay về các bà mẹ (“Lời mẹ ru”, “Ca dao mẹ”... chẳng
hạn), ông không cần phải viết thêm “Huyền thoại mẹ”. Ông đã có những bài hát thật
dễ thương về những cô gái, những người yêu (“Nắng thủy tinh”, “Còn tuổi nào cho
em”... chẳng hạn), ông không cần phải viết thêm “Em ở nông trường, em ra biên
giới”. Ông cũng không cần phải viết “Khăn quàng thắp sáng bình minh” khi mà ông
có thể viết những bài hát thiếu nhi hay hơn thế nhiều (“Em là hoa hồng nhỏ” chẳng
hạn) mà chẳng ai có ý kiến gì được. Ông cũng không cần phải viết “Ngọn lửa vĩnh
cửu Matxcơva”, ở vào một thời điểm mà ai cũng biết rằng ngọn lửa ấy đang hoặc sắp
sửa... lụi tàn. Ông cũng không cần, không cần... Tuy nhiên, như kẻ phóng lao phải
theo lao và như hòn đ lăn trên đồi (“Ngẫu nhiên”), ông cứ phải lăn thôi,
lăn mãi lăn mãi đến tuột dốc... Ông không ngừng lại được nữa.
Cái yếu đuối và thiếu suy x t ở con người TCS còn biểu lộ ở
những mặt khác. Ông thích “triết lý”, thích đào xới, nghiền ngẫm những mảng triết
học từ đông sang tây, mặc dầu vẫn biết cái món trang sức ấy chỉ là giả hiệu, chỉ
là “những luận điệu phỉnh phờ”. Ông cũng thích viện dẫn những triết lý tiềm ẩn
trong tôn giáo, mặc dầu vẫn cho rằng “những đấng tối cao có lẽ đã ngủ quên cùng
với chân lý”. (3) Ông như người tự đánh lừa mình, tự nhận chìm mình trong ảo
giác bềnh bồng tìm được sự cứu rỗi và c i an bình trong thế giới triết học và
tôn giáo ấy. Không lấy làm lạ ông vẫn hay nói đến những an nhiên, những vô
vi..., trong lúc cái “tâm” ông lại ít khi nào được yên tĩnh như mặt nước phẳng
lặng mà cứ mãi là những biển sóng, biển sóng đừng xô tôi / đừng xô tôi ngã
dưới chân người... (“Sóng về đâu”).
“Tôi đã mỏi dần với lòng tin,” sau cùng ông đã phải thốt lên
như vậy, “chỉ còn lại niềm tin sau cùng: tin vào niềm tuyệt vọng, có nghĩa là tin
vào chính mình” (8). Tôi cho rằng ông chỉ nói là nói vậy, ngay cả “tin vào niềm
tuyệt vọng” hoặc “tin vào chính mình”, cũng... chưa chắc ông đã chịu tin. Nếu
quả là “tin vào chính mình” thật thì ông đã không đến nỗi phải... tuyệt vọng.
“Tin vào niềm tuyệt vọng” chỉ là một cách nói. Chẳng qua ông hiểu rằng ông phải
đương đầu, phải trực diện với nỗi tuyệt vọng ấy từng ngày từng giờ, và ông chẳng
có cách nào khác hơn là phải thỏa hiệp, phải gắng gượng mà sống chung hòa bình
với nỗi tuyệt vọng ấy để tìm cái vui, để thấy “tuyệt vọng cũng đẹp như một bông
hoa” (8) (lại một cách nói khác của ông).
“Có những ngày tuyệt vọng đến cùng cực, tôi và cuộc đời đã
tha thứ cho nhau...,” (8) ông nói, vẻ ngậm ngùi. Tôi thực tình không r cuộc đời đã làm
gì, đã có lỗi gì với ông để ông phải... tha thứ(?). Trong những lời lẽ đầy vẻ
“từ tâm” ấy, ta vẫn nghe có chút gì không thật, lẫn chút gì cay đắng.
Ông cứ phải lặp đi lặp lại, phải “triết lý” mãi về những
“biên giới thù nghịch”, về những hờn oán, những thứ tha và tha thứ, những quên
lãng và lãng quên..., đại khái “Trong lòng tôi không có giây phút nào nuôi lòng
oán hận đối với cuộc đời, dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình và con người phụ
rẫy mình”, (3) hoặc “Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ
cho ta những điều lớn hơn”, (3) hoặc “mọi người
đều cảm thấy mình thực sự hạnh phúc khi biết xóa đi cái biên giới thù nghịch
trong lòng mình” (8)... vân vân và vân vân. Không chừng đấy cũng lại là những “ám ảnh”
thường trực nào khác nữa ngoài nỗi ám ảnh về cái chết của ông. Ám ảnh về “quên”
chẳng hạn, thì thật... khó mà quên. Ông đã tập quên, tập tha thứ, để mong được
quên, được tha thứ. Thế nhưng ông không dễ gì quên, không dễ gì tha thứ hay
thôi hết oán hận chừng nào ông vẫn chưa thoát ra được những “ám ảnh” ấy.
Với những lời ngợi khen, ngưỡng mộ, ông đáp lại với vẻ khiêm
tốn, “Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành người viết ca khúc nổi tiếng,
nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận.” (3)
Với những lời chê trách, nguyền rủa, ông tỏ ra bất cần, “Tôi
không quan tâm lắm đến dư luận, nhất là thứ dư luận không mang tính cách xây dựng.
Vấn đề của người sáng tác là tập trung vào việc sáng tạo chứ
không phải ngồi chờ nghe dư luận nói gì về mình... Phản ứng của
tôi là im lặng và lãng quên những lời dị nghị. Người ta không thể đánh mãi vào
khoảng không được.” (3) Quả là phản ứng của con người tự chế và khôn ngoan. Những người
oán gh t ông đã chỉ mong ông lên tiếng, nhưng ông đã làm họ thất vọng.
Dẫu sao, TCS, ông không cần phải đấm ngực vò đầu đời tôi
ngốc dại hay im lặng thở dài mãi. Nếu ông có ngốc dại hay yếu hèn thật
thì cũng chẳng phải mình ông. Ngay đến cái tội danh “làm mất nước” kia, ông
cũng không giành lấy độc quyền được nữa. Nhiều năm sau cuộc đổi đời, ngày càng
có thêm nhiều người, vì chút lòng tự trọng, đã thành khẩn tự thú “Tôi làm tôi mất
nước”, chứ không còn muốn “bán cái” cho ai khác nữa.
Con người TCS, qua cánh cửa h mà tôi nhìn thấy được, nghĩa là
cái phần mà ông cố ý cho thấy, có vẻ như ông muốn thể hiện hai điều: một mặt,
ông như muốn tự phơi bày mình như con người phàm tục, yêu gh t, hay dở, tốt xấu
lẫn lộn (Tôi là ai mà còn trần gian thế); mặt khác, ông cho thấy nơi ông
tấm lòng nhân ái bao la, yêu đồng loại, yêu đất nước yêu quê hương, như muốn ôm
lấy hết cuộc sống trong tay vậy (Tôi là ai mà yêu qu đời này). Tôi không
chắc lắm cách thể hiện nào thực sự phù hợp với ông, phản ánh tính cách con người
ông hơn, có điều thể hiện cùng một lúc hai điều ấy không phải là dễ dàng. Dù
cách nào đi nữa, vào những năm tháng cuối đời, ta thấy ông như ngọn đèn lụn bấc,
như đã mất hết khí lực, như đã vắt kiệt đời mình. Ông chỉ còn là cây sậy khô h
o.
E. “Những giấc mơ đời hư ảo”
Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình
một trăm năm sau mãi ngủ yên
Câu hát ấy ở trong bài “Sẽ còn ai?” ột trăm năm sau sẽ còn
ai?... TCS, mãi đến khi về ngồi lại bên cầu, nhìn dòng sông đời mình chảy
xiết, ông mới Tôi chợt nhìn ra tôi để có những lời tự bạch: “Tôi phiêu lạc
bao năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng
bến là bờ. Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa
chiều. ến ở đâu? Và bờ ở đâu?...” (8)
Ai sẽ trả lời cho ông câu hỏi ấy, trả lời cho con người đã
tiêu pha hết một đời lênh đênh để ngụp lặn tìm kiếm, để bơi mãi bơi
hoài, cho đến cuối đời vẫn không nhìn thấy đâu là bến là bờ, vẫn còn mơ mơ màng
màng về một thứ bờ bờ bến bến mịt mùng, đến chẳng còn nhận ra mình là ai, chẳng
còn biết mình đang đứng nơi đâu, phía bên này hay phía bên kia bờ. ên này trống
không, bên kia có gì? Những bến bờ mênh mông, bát ngát, chập chùng... Những bến
bờ nào ông đã đi qua mà không gh lại, những giấc mơ nào ông đành để gió cuốn
đi, sau những miệt mài đeo đuổi và kiếm tìm, sau những đắng cay thất vọng
và tuyệt vọng?
Có một câu hát trong bài tình ca TCS ngày xưa, Em đi trong
sương m / gọi cây l vào m a..., mỗi lần nghe lại, tôi cứ ngỡ ông viết cho
chính ông chứ không phải cho ai khác. Chính là ông tự ru ông ngủ chứ đâu phải
“Tôi ru em ngủ” như tên bài hát ấy. Cũng đâu phải chỉ có một mình ông lững thững
đi trong sương m dày đặc, ông lại còn k o theo bao nhiêu người khác cùng
đi với ông vào sâu hun hút trong vùng sương mù ảo giác ấy. Ông cũng từng vẽ ra
những mặt trời lớn, mặt trời nhỏ trong những lời nhạc của mình, và cũng đã sản
sinh ra ở quanh ông–những người hát và nghe ông–không ít những “mặt trời ảo
giác”.
Trịnh Công Sơn, 1998 (Ảnh: Nguyễn Đình To n)
Những năm về sau này, khi ngồi tính sổ cuộc đời, TCS đã có
lúc tự gán cho mình cái danh hiệu “một công dân ngoại hạng” với một chút tự
hào: “Đôi khi tôi tự hỏi, có phải tôi là kẻ hạnh phúc hơn nhiều người? Không phải
bất kỳ ai 356 | ẢO
GIÁC TRỊNH CÔNG SƠN
cũng có thể sống trong
một đời dưới nhiều hình thái xã hội khác nhau. Tôi là ai vậy? Tôi, hình như, đã
có lúc mang thân phận chiến tranh, rồi hòa bình, rồi tư bản và rồi cộng sản.
Cái lý lịch đa mang này cũng đủ để tôi tự thấy mình là một loại công dân ngoại
hạng.” (8)
Dù thế nào ông cũng đã sống theo cách thế mà ông đã lựa chọn.
“Có mấy ai sống được như tôi đâu”, (8) câu
ấy ta hiểu chỉ là cách nói vui để tự an ủi; tuy nhiên, hiểu theo nghĩa nào đó,
quả có đúng chứ không sai. Dù thế nào ông cũng đã sống trọn, đã sống “tròn đầy
sự có mặt”, nói như ông, trong “c i nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc
này”. (4) Ông đã từng được yêu được gh t, được ngợi ca được nguyền rủa.
Ông đã có đủ mọi thứ trên đời này, những hạnh phúc và đắng cay, những nụ cười
và nước mắt, những gặp gỡ và chia lìa, những hy vọng và tuyệt vọng... Ông đã có
đủ tất cả, những “được” và “mất”.
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài... (“Phôi
pha”), ông từng có lúc thở than như vậy và sau cùng đã phải cam chịu đầu hàng số
phận, một đời về không / hai tay quy hàng (“Vẫn nhớ cuộc đời”).
* * *
Nội dung bài này chỉ nhằm phác họa đôi n t về tính cách khá
phức tạp, đầy rẫy những mâu thuẫn, bất ổn và bất định của con người thật và
không thật TCS. Một con người nghệ sĩ vừa đáng yêu lại vừa đáng gh t, và cũng
vì vừa đáng gh t vừa đáng yêu nên người ta luôn muốn nói về ông. Vì yêu nên gh
t, vì gh t nên yêu, người ta không dễ gì quên được ông.
TCS, dẫu sao thì chung cuộc ông vẫn còn ít nhiều may mắn, vì
nhân gian đâu có “bạc đãi” ông, cũng chẳng “phụ rẫy” ông như là ông tưởng. Cứ
nhìn vào đám đông người và người lũ lượt k o nhau theo sau ông trong ngày ông lặng
lẽ rời bỏ “quán trọ trần gian” là đủ thấy. Chung cuộc, ông mang theo được gì?
Ông “được” những gì, “mất” những gì? Những dòng nước mắt theo sau ông, là những
dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui... Những đóa hoa hồng theo sau ông,
là những đóa hoa hồng tàn hôn lên môi... Những ngọn nến theo sau ông, là
những đời đốt nến chia phôi / d nhớ thương cũng hoài... TCS, ông đã nằm
chết như mơ.
Còn gì nữa? Tiếng kèn nghèn nghẹn nào của người nhạc sĩ saxophone
cũng theo sau ông, cho ông nghe, nghe lại một lần cuối những bài TCS quen
thuộc của một thời. Tiếng kèn saxo buồn bã, r o gọi... Khuôn mặt đẫm lệ
của cô gái trẻ xinh đẹp nào cũng theo sau ông, đòi để tang ông, cho ông thấy, thấy
em đi quanh từng giọt nước mắt... Và cả những người từng đọa đày ông, từng
làm tình làm tội ông, cũng lặng lẽ theo sau ông, cho ông thấy, thấy biết bao
người dắt dìu tới quanh đây... iết bao người muốn như ông mà không được.
Ông còn mong gì hơn thế nữa.
Đám đông, hầu hết là những người trẻ, rất trẻ. Những người trẻ,
có thể là họ cũng chưa hiểu ông nhiều lắm, và họ cũng chẳng nghĩ suy gì nhiều.
Họ chỉ đơn giản biểu lộ lòng yêu mến ông. Thế thôi. Họ đi như đi trong một đám
rước, như đi trong một cuộc xuống đường, chỉ không có hò h t, vung tay vung
chân. Đám đông câm lặng. Họ lũ lượt k o nhau đi như đi trong ngày “hội trần
gian” (chữ của ông).
TCS, dù sống hay chết, vẫn cứ là như thế, vẫn cứ là đám đông
theo sau ông, đám đông vây kín ông. Vậy mà ông thật cô đơn giữa đám đông ấy, giữa
đám đông lô nhô loài người. Nỗi cô đơn ấy làm tôi nhớ tới cái thú tiêu
khiển có vẻ lạ lùng của ông, cái thú mà ông chỉ có thể tận hưởng riêng mình chứ
không san sẻ cùng ai được. Đấy là cái thú được làm bạn với nỗi cô đơn, cái thú
được ngồi lặng yên một mình một c i trong phòng vắng để uống rượu và... nhìn nắng
mỗi ngày từ sáng đến chiều trong khoảng không gian tĩnh lặng. Không r đấy có phải
là mỗi ngày tôi chọn một niềm vui theo cách của ông(?).
TCS, ông đã cô đơn biết chừng nào!
TCS, tôi thấy ông như vẫn còn ngồi đó, trên chiếc ghế bành
quen thuộc, điếu thuốc hút dở, chiếc gạt tàn, lọ hoa và cốc rượu trên mặt bàn.
Tất cả đều im lìm, bất động, như bức vẽ của ông, bức tranh tĩnh vật. Ông vẫn
còn ngồi đó, nhìn nắng lên mỗi ngày, nhìn nắng tắt mỗi ngày, nhìn nắng vàng
phai như một nỗi đời riêng (“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”). Rồi nắng lại lên, rồi
một ngày mới lại bắt đầu…
TCS, tôi thấy ông như vẫn còn ngồi đó, ngày này sang ngày
khác, trong căn phòng đó, hay phía ngoài hành lang, nhìn xuống những mặt đường
bình yên, thấy xe ngựa ngược xuôi, thấy dòng đời xuôi ngược, thấy cuộc sống vẫn
lao nhanh về phía trước... Đã có người hỏi ông, “Chết là sao, sao gọi là chết?”
Ông trả lời, “Có người bỏ cuộc tình mà đi như một kẻ đãng trí, có người bỏ cuộc
đời mà đi như một giấc ngủ quên...” (8) TCS,
ông vừa như một kẻ đãng trí, lại vừa như người chìm đắm trong một giấc ngủ
quên.
Lại có người hỏi, “‘Một c i đi về’ là sao, sao gọi là ‘một c
i đi về’?” Ông trả lời, “Có một c i đến và một c i về. C i đến là đến từ hư vô
và c i về là về lại hư vô. Ai cũng có một cõi đi về, vì vậy xin có lời chúc
bình an cho chuyến hành hương dành riêng cho mỗi người trong cuộc đời này...” (3)
Những lời ấy tôi tin là lời thực, vì vậy tôi cũng muốn gửi đến
ông “lời chúc bình an” ấy (như ông đã chúc lành cho mọi người còn ở thế gian
này), và những gì ông mang theo được trong chuyến hành hương sau cùng ấy sẽ
không phải là... ảo giác. _____________________________
(1) Phạm Duy, Hồi ký Phạm Duy (Tập III, Chương 20 – Thời
phân chia Quốc Cộng), nxb Phạm Duy Cường,
Calif. 1991 (2) TCS, tạp bút, Trịnh Công Sơn, rơi lệ ru người, nxb Phụ
Nữ, Hà
Nội, 2001 (3) TCS, trả lời phỏng
vấn, Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một
cõi đi về, nxb Âm Nhạc & TTVH Ngôn Ngữ
Đông Tây, Hà
Nội, 2001 (4) TCS, tạp bút, ột
cõi Trịnh Công Sơn, nxb Thuận Hóa &
TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002 (5)
Văn Cao, lời bạt, Em còn nhớ hay em đã quên, nxb Trẻ,
TP.HCM 1991 (6) TCS, trả lời phỏng
vấn, Tạp chí Thế Giới ới, TP.HCM,
2/1999 (7) Quỳnh Giao, Trịnh Công Sơn, như c nh vạc bay, Tạp chí
Văn
Học, Calif. 10&11/2001 (8) TCS,
tạp bút, Trịnh Công Sơn, người h t rong qua nhiều thế
hệ, nxb Trẻ, TP.HCM, 2001
* Những chữ in nghiêng trong bài là trích lời
nhạc TCS
Mời đọc trọn bộ (Click)==> Âm Nhạc của Một Thời-Lê Hữu - Phần 1: Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt
Mời đọc trọn bộ (Click)==> Âm Nhạc của Một Thời-Lê Hữu - Phần 1: Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt
Âm Nhạc Của Môt Thời Phần 2: Đoàn Chuẩn–Từ Linh, Một Mùa Nào Lãng Mạn (Lê Hữu)
Âm Nhạc Của Một Thời Phần 3: Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối
Âm Nhạc Của Một Thời Phần 4: Y Vân và ảo ảnh cuộc đời
No comments:
Post a Comment