Nhật Trường,
hát về những giấc mơ
*
Gửi Ng., người yêu
một
bài hát, một giọng hát
Hầu như mỗi người trong chúng ta đều giữ riêng cho mình những
câu hát, những bài hát mình yêu thích nhất. Một bài nhạc cũ, đôi lúc chẳng có
gì hay ho lắm với người này, thế nhưng với người khác, mỗi khi nghe lại như
khơi dậy cả “một trời kỷ niệm”.
Khi nói về bài nhạc mình yêu thích, người ta cũng thường nói
về giọng hát gắn liền với bài nhạc ấy. Không chỉ yêu bài nhạc ấy thôi, có khi
người ta còn “yêu” cả giọng hát ấy nữa và chỉ muốn được nghe bài ấy với giọng ấy
chứ không phải giọng nào khác. “ ài này là phải nghe Thái Thanh hát”, hoặc “ ài
này không ai hát qua được Thái Thanh”, ta vẫn nghe như vậy. “ ài này” có thể là
tên một nhạc phẩm của Phạm Duy, hay của Văn Cao, hay của Phạm Đình Chương…
Người ta có thể thay tên Thái Thanh trong những câu ấy bằng
tên một ca sĩ nào khác, và “bài này” có thể là tên một nhạc phẩm của nhạc sĩ
nào khác. Một trường hợp khá đặc biệt, khi bài nhạc được yêu thích là của Trần
Thiện Thanh thì người ca sĩ hay giọng hát gắn liền với bài ấy nhiều phần lại
là… tác giả của bài nhạc: ca sĩ Nhật Trường.
“Ngăn cách” và “không bao giờ ngăn cách”
Bao giờ cũng vậy, nghe câu hát ấy và nghe giọng hát ấy cất
lên đâu đó, cho dù có đang làm gì, tôi cũng lặng yên một lúc, lắng nghe cho đến
hết bài nhạc. Câu hát, như đánh thức trong tôi những nhớ thương dịu dàng và,
nói như trên, cũng đã khơi dậy trong tôi cả “một trời kỷ niệm”.
Rồi đến một chiều phai nắng
và khi gió heo may sang
tôi cúi đầu trên sân vắng
Bài hát, thực ra cũng chẳng có gì đặc biệt lắm, chỉ là nói về
nỗi niềm của chàng trai vừa “xếp áo thư sinh”, giã từ trường lớp, giã biệt tình
đầu, vai mang hành trang bước vào đời quân ngũ.
Tôi lặng ngước trông cao vời
nghe đâu nghìn mưa bão sắp xô lên đời mình
Chữ “xô” ấy nghe hay quá, và phải là giọng hát ấy mới nghe ra
được cái ý dập vùi của giông tố phũ phàng.
Xin chớ hỏi lòng nhau nữa
vì biết nói sao cho vừa
Chữ “hỏi” nghe chùng xuống như tiếng đàn chùng dây. Chữ “vì”
khựng lại như một thoáng ngập ngừng. Chữ “nói” rướn lên, và nốt láy mỏng ở
“cho… vừa” nghe sao mà tha thiết quá chừng!
Tôi vội bước ra sân trường
không quay nhìn đôi mắt / tho ng rưng rưng lệ buồn
Cái xuống giọng ở những nốt nhạc “rưng rưng” ấy nghe sao mà…
rưng rưng!
Giọng hát ấy là giọng Nhật Trường. Bài hát ấy là một bài của
Trần Thiện Thanh, “Giây phút tạ từ” (1967).
Thường thì nhạc sĩ không phải là ca sĩ, và nếu kiêm nhiệm hai
vai một lúc thì cũng… ít được tán thưởng. Muốn những ca khúc của mình tới được
người yêu nhạc, cần đến một giọng hát; hơn thế nữa, một giọng hát phù hợp, thể
hiện được tình cảm của bài nhạc. Trường hợp Trần Thiện Thanh có hơi khác một
chút, ông được giới yêu nhạc biết đến qua sự giới thiệu của… ca sĩ Nhật Trường;
hay nói cách khác, người ta yêu tiếng hát Nhật Trường từ khi chưa quen biết nhiều
tên tuổi nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
Tiếng hát Nhật Trường nghe được trên các làn sóng phát thanh ở
miền Nam Việt Nam từ đầu thập niên 1960’s, và đã sớm chinh phục trái tim thính
giả yêu nhạc. Giọng hát ấy cũng cất lên trên các sân khấu ca nhạc, đại nhạc hội,
và cả trong những màn “phụ diễn văn nghệ” cho các chương trình “tuyển lựa ca
sĩ” của đài phát thanh Saigon tại rạp Quốc Thanh (nơi ông và ca sĩ Duy Khánh, mỗi
lần dứt tiếng hát là mỗi lần nhận được những tràng pháo tay vang dội lẫn trong
tiếng hò h t “bis, bis” từ phía khán giả cuồng nhiệt, yêu cầu hát tiếp, hát
thêm, hát nữa…). Giọng hát ấy cũng nghe được qua các dĩa nhạc, băng nhạc và các
chương trình ca nhạc của đài truyền hình, đài phát thanh Saigon, đài phát thanh
Quân Đội, đặc biệt là chương trình Tiếng H t Đôi ươi (từ năm 1965) vào mỗi
chiều thứ Hai trên làn sóng phát thanh đài Tiếng Nói Quân Đội. Giọng hát ấy
cũng từng góp tiếng trong các ban nhạc truyền thanh, truyền hình được yêu chuộng
thuở ấy như Tiếng Nhạc Tâm Tình (ca sĩ Anh Ngọc), Tiếng Tơ Đồng (nhạc
sĩ Hoàng Trọng), Hoa Xuân (nhạc sĩ Phạm Duy), Tiếng Thời Gian (nhạc
sĩ Nguyễn Văn Đông)…
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, trong khi ấy, tuy đã có những sáng
tác từ trước đó, chỉ được biết đến nhiều qua nhạc phẩm “Không bao giờ ngăn
cách” (1963), ra đời ít lâu sau nhạc phẩm “Ngăn cách” khá nổi tiếng của nhạc sĩ
Y Vân. “Không bao giờ ngăn cách” được nhiều ca sĩ tên tuổi thuở ấy trình bày (gồm
cả những giọng hát gắn liền với “Ngăn cách” như Thanh Thúy, Minh Hiếu, và cả…
Nhật Trường nữa, tất nhiên), được yêu chuộng và phổ biến rộng rãi, trở thành… nổi
tiếng không k m gì “Ngăn cách” và làm nên tên tuổi Trần Thiện Thanh. Có lẽ vì
câu hát Chúng mình cách xa mà vẫn gần nhau (gói trọn tình ý của bài nhạc)
đáp ứng được tâm tư tình cảm của những lứa đôi thời chinh chiến ấy.
Mỗi ca sĩ tên tuổi thường có ít nhất một, hai bài nhạc nào đó
gắn liền với tên mình. Khi nhắc đến tên bài nhạc ấy, người ta nghĩ ngay đến tên
ca sĩ ấy. Một bài nhạc khi đã gắn liền với tên tuổi ca sĩ nào rồi thì ca sĩ
khác tốt hơn nên… hát bài khác, nếu không muốn người nghe làm một sự so sánh và
thêm nhớ… một giọng hát khác. Có khi chỉ một bài nhạc thôi cũng đủ làm nên tên
tuổi ca sĩ (bây giờ gọi là “thành danh”). Nhiều ca sĩ một “đời ca hát” chỉ mong
được “ký tên, đóng dấu” vào một bài nào đó để tên tuổi không chìm vào quên
lãng. Thế nhưng đâu có phải muốn là được. Việc thẩm định và đưa ra phán quyết
bài hát nào thuộc về ca sĩ nào là… thuộc về thính giả. Nhiều ca sĩ từng hát nhiều
bài và bài nào… nghe cũng hay, nhưng vẫn không “đóng dấu” nổi tên mình vào một
bài nhất định. Trong lúc ấy, Nhật Trường lại có khá nhiều bài hát gắn liền với
tên mình, hầu hết là những bài của… Trần Thiện Thanh.
“Nhạc Trần Thiện Thanh không ai hát hay hơn Nhật Trường,” nhiều
người dễ dàng chia sẻ nhận xét này của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Hát “hay hơn”
thì chưa thấy có ai thật, nhưng hát hay… không k m, theo tôi, có thể kể ra được
một vài, chẳng hạn Lệ Thanh với “Anh nhớ về thăm em”, Minh Hiếu với “Không bao
giờ ngăn cách”, Trúc Mai với “Hàn Mạc Tử”, Sĩ Phú với “Khi người yêu tôi khóc”…
Khi nhắc đến tên các bài nhạc ấy, người ta vẫn hay nhắc đến tên các ca sĩ ấy.
Đúng là “nhạc Trần Thiện Thanh không ai hát hay hơn Nhật Trường”,
kể cả những bài… không dành cho Nhật Trường. “ ảy ngày đợi mong” chẳng hạn, bài
hát tưởng chỉ dành cho giọng nữ (nói về nỗi hờn trách của cô gái vì người yêu lỗi
hẹn), vậy mà đến nay vẫn chưa thấy ai hát hay hơn tác giả bài hát.
Tôi có anh bạn rất “chịu” giọng Nhật Trường, lạ một điều là
trong số những bài anh ta thích nghe ca sĩ này hát lại chẳng có bài nào của… Trần
Thiện Thanh cả. “ ài tango ấy là chỉ có nghe Nhật Trường thôi,” anh ta nói thế
khi nhắc đến bài “Ngỡ ngàng” của Hoàng Trọng. Anh cũng chịu Nhật Trường hát “ ến
giang đầu” của Lê Trọng Nguyễn, “Khi em nhìn anh” của Y Vân và “ iết nói lời
gì” (hay “Tình yêu đến trong giã từ”) của Phạm Mạnh Cương. Tôi không r vì sao
anh ta không “chấm” được bài nào của Trần Thiện Thanh (hoặc vì Nhật Trường hát
nhạc Trần Thiện Thanh thì… bắt buộc phải hay rồi nên không cần phải bàn tới).
Tôi cũng đồng ý với anh bạn là Nhật Trường hát những bài ấy
thì… không chê vào đâu được, và cũng muốn kể thêm ít bài, tuy không phải là nhạc
Trần Thiện Thanh nhưng “không ai hát hay hơn Nhật Trường” (chỉ là ý kiến cá
nhân), chẳng hạn “Em tôi” của Lê Trạch Lựu, “Tiễn bước sang ngang” của Hoàng Trọng
& Hồ Đình Phương, “Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh, “Chuyến đi về sáng” của Mạnh
Phát, “Tôi sẽ về thăm em” của Hoàng Nguyên, “Mưa chiều kỷ niệm” của Duy Yên
& Quốc Kỳ, “Huyền sử ca một người mang tên Quốc” của Phạm Duy, “Kể chuyện
trong đêm” của Hoàng Trang, “Hành trang giã từ” của Trường Sa, “Tình khúc mùa
đông” của Thanh Trang, “ ây giờ tháng mấy” của Từ Công Phụng, “ iết nói gì đây”
của Huỳnh Anh & Huyền Thanh, “Gọi thầm” của Phó Quốc Lân & Diên An,
“Tóc mây” của Phạm Thế Mỹ, “Hoa biển” của Anh Thy, “Qua cơn mê” của Trịnh Lâm
Ngân, “Tám điệp khúc” của Anh Việt Thu…
Những nhận xét nêu trên là hoàn toàn chủ quan, không hẳn đã
phù hợp với nhiều người. Có điều, dường như ai cũng có thể tìm thấy, qua tiếng
hát Nhật Trường, bài hát nào đó mình yêu thích. Cũng có thể nói thêm một hai điều:
thứ nhất, trong số những bài trên, không ít bài, qua tiếng hát Nhật Trường, được
phổ biến, được yêu chuộng và làm nên tên tuổi tác giả (như chính các nhạc sĩ ấy
cũng thừa nhận), chẳng hạn “Tấm ảnh ngày xưa” của Lê Dinh, “ ây giờ tháng mấy”
của Từ Công Phụng, “Một lần xa bến” của Trường Sa, “Hoa biển” của Anh Thy... Thứ
hai, nhiều người dễ nhầm tưởng một đôi bài trong số những bài trên là “nhạc Trần
Thiện Thanh” (như “Hoa biển”, “Hành trang giã từ”…) cũng chỉ vì những bài ấy
“không ai hát hay hơn Nhật Trường”.
Những điểm nêu trên cũng cho thấy, không thể nào nói tới Nhật
Trường mà không nói tới Trần Thiện Thanh, không thể nào tách rời hai con người ấy
được, như một diễn viên đóng một lúc hai vai, như “mình với ta tuy hai mà một”.
Có lẽ vì vậy mà sau này người ta thống nhất với nhau gọi ông là “ca-nhạc-sĩ Nhật
Trường-Trần Thiện Thanh” cho… tiện (tuy có hơi… dài). Tuy vậy, có những lúc
không nhất thiết sử dụng danh hiệu ấy, chẳng hạn khi giới thiệu ca khúc nào đó
được “ca-nhạc-sĩ” này trình bày thì nên trả ông về với “ca sĩ Nhật Trường”. Hoặc,
khi giới thiệu ca sĩ trình diễn nhạc phẩm nào đó của ông thì không cần nói,
“Xin giới thiệu ca sĩ X. trong một nhạc phẩm của ca-nhạc-sĩ Nhật Trường-Trần
Thiện Thanh”, mà chỉ nên nói “… của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh”.
Chuyện một nghệ sĩ trình diễn vừa là ca sĩ vừa là người soạn
nhạc (singer-songwriter) không phải là chuyện lạ lùng gì, nhất là ở nước
ngoài. Thực ra, không riêng gì Nhật Trường, trong số các nhạc sĩ của chúng ta vẫn
có những người từng… kiêm nhiệm ca sĩ, hiểu theo nghĩa từng trình bày, trình diễn
các nhạc phẩm của mình (và của nhạc sĩ khác, đôi lúc), thế nhưng người ta vẫn
chỉ gọi là “nhạc sĩ”. Điều này có thể giải thích được: thứ nhất, vai trò nhạc
sĩ nổi trội hơn và được biết đến nhiều hơn là ca sĩ (chỉ “thường thường bậc
trung”); thứ hai, để có thể gọi là “ca-nhạc-sĩ”, các nhạc sĩ này cần chứng tỏ rằng
khó ai hát các nhạc phẩm ấy hay hơn… mình.
Trong vai trò “ca sĩ” (không phải ca-nhạc-sĩ), nhiều nhạc phẩm
của nhiều nhạc sĩ, với nhiều thể loại, thể điệu khác nhau từng được thể hiện
qua tiếng hát Nhật Trường (không hẳn là ông chỉ “chuyên trị” các thể điệu
Bolero, Rumba hoặc Slow, Slow Rock… như nhiều người tưởng). Người yêu nhạc hẳn
vẫn còn nhớ từng được nghe giọng hát truyền cảm của Nhật Trường, từ những bài
xưa cũ như “ ến đò xưa” của Đào Thừa Liệt & Nguyễn Kim (ban nhạc Tiếng Tơ Đồng),
“Sơn nữ ca” của Trần Hoàn (ban Tứ ca Nhật Trường), “Lá thư”, “Gửi gió cho mây
ngàn bay” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, “Ông lái đò” của Hiếu Nghĩa…, đến những bài
“Hòn vọng phu của Lê Thương (với Thái Thanh), “Lối về xóm nhỏ” của Trịnh Hưng
(với Như Thủy), “Hoài cảm” của Cung Tiến, “Ngỡ ngàng” của Hoàng Trọng, “Tiễn bước
sang ngang” của Hoàng Trọng & Hồ Đình Phương, “Tình nghĩa đôi ta chỉ thế
thôi” của Lam Phương (ban Tứ ca Nhật Trường), “Khúc nhạc ly hương” của Lâm Tuyền,
“Nhớ một chiều xuân” của Nguyễn Văn Đông, “Mộng dưới hoa” của Phạm Đình Chương
& Đinh Hùng, “Tình quê hương” của Đan Thọ & Phan Lạc Tuyên, “Vợ chồng
quê”, “Ngày trở về”, “Tiễn em”, “Trả lại em yêu” của Phạm Duy (với Thanh Lan),
“Ghen” của Trọng Khương & Nguyễn ính, “Hồn bướm mơ tiên” của Mai Trường
& Tô Vân, “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ, “Xin trả lại em”, “Hoa học
trò” của Hoàng Lang & Nhất Tuấn, “Lệ đá” của Trần Trịnh & Hà Huyền Chi,
“Tám điệp khúc”, “Hai vì sao lạc” của Anh Việt Thu, “ ài không tên số 2” của Vũ
Thành An (với Như Thủy), “Những chiều chưa có nhau” của Lê Văn Chánh (với Như
Thủy), “ ông hồng cài áo” của Phạm Thế Mỹ, “ ốn mùa yêu nhau” của Đỗ Lễ…
Trong lúc mỗi ca sĩ tên tuổi có một đối tượng thính giả nhất
định thì tiếng hát Nhật Trường lại như có vẻ đáp ứng được các đối tượng thính
giả khác nhau. Riêng đối với những ca khúc là sáng tác của chính ông, những ý
kiến đại loại “nhạc Trần Thiện Thanh là ‘nhạc đại chúng’” có thể được hiểu là một
lời khen hoặc ngược lại. Những bình phẩm cách ấy không nói được điều gì. Nghệ
thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, như những món ăn tinh thần, thực khách tự ý
chọn lựa cho mình những món hợp khẩu vị, thanh đạm hoặc cầu kỳ, quý hồ thưởng
thức thấy ngon miệng. Không có sự hơn k m trong những khác biệt về quan niệm thẩm
mỹ, về thưởng ngoạn nghệ thuật khi xem một bức tranh, nghe một bản đàn hay đọc
một bài thơ… Nhật Trường, trước sau ông vẫn muốn tìm kiếm những lối đi để lời
ca tiếng hát mình đến được với trái tim của quần chúng. Và sau cùng ông đã thực
sự đạt được điều ước muốn ấy.
Đối với Nhật Trường, người ca sĩ có “tuổi nghề” trên dưới bốn
mươi năm, tiếng hát quen thuộc và gần gũi với công chúng, ngày Chủ Nhật
3/11/2002 đánh dấu sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong “đời ca hát” của ông: Nhật
Trường và Bạn Hữu – Đêm Giã Từ Sân Khấu, một chương trình ca nhạc, nói đúng
hơn, một buổi họp mặt văn nghệ được ông tổ chức trong vòng thân hữu, là cơ hội
để ông được chính thức thông báo về quyết định “giã từ sân khấu” và cũng để mọi
người có dịp nói lời chia tay với “tiếng hát Nhật Trường”.
Có giọng hát nào đứng mãi được với thời gian đâu. Sau bao mùa
tang thương dâu bể, sau bao nhiêu giông tố dập vùi, khi mà những “vết hằn năm
tháng” đã hiện rõ trên khuôn mặt chàng ca sĩ điển trai ấy thì giọng hát ấy cũng
không còn “trẻ” nữa. “Giã từ sân khấu” hay “chia tay tiếng hát”, những cách gọi
ấy mang ý nghĩa gì nếu không phải là “giây phút tạ từ” (tên một bài nhạc của
ông) để giữ cho tên tuổi ấy, giữ cho tiếng hát ấy còn đẹp mãi, còn ở lại mãi
trong lòng người.
Tuy không còn chính thức xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc,
ông vẫn không từ chối mang lời ca tiếng hát tới những nơi nào cần đến sự góp mặt
góp tiếng của ông, cho đến ngày ông thực sự nhắm mắt xuôi tay “giã từ cuộc sống”
(gần ba năm sau ngày “giã từ sân khấu”) mà ông từng sống sôi nổi, từng yêu thiết
tha và luôn muốn làm đẹp cuộc sống ấy.
Từ Tiếng H t Đôi ươi đến Đêm Giã Từ Sân Khấu là
cuộc hành trình thật là dài của người nghệ sĩ ấy, của tiếng hát ấy. Trong suốt
cuộc hành trình ấy đã có những năm dài tiếng hát phải im hơi, là những năm mây
đen phủ trùm lên đất nước, lên số phận cả một dân tộc, thế nhưng chưa có lúc
nào tiếng hát ấy bị lãng quên. Như những khúc hát của Trần Thiện Thanh vẫn nghe
thấy cất lên đâu đó, những tình cảm thương yêu dành cho tiếng hát ấy vẫn còn
nguyên vẹn.
Nhạc tình, “một trời trăng sao”
Giọng Nhật Trường không vang lộng, không được kể là “làn hơi
phong phú”. Kỹ thuật ngân, rung không được kể là điêu luyện. Giọng ông cũng
không “ấm” hơn những giọng nam trầm khác cùng thời với ông, nhưng nghe “mềm”
hơn và “ngọt” hơn. Ông biết tận dụng cái giọng tốt trời cho ấy và biết cách
“make-up” để làm đẹp thêm giọng hát mình. Nhiều người cho là giọng hát ấy có
hơi… điệu. Nói thế không phải là không đúng, và cũng… không có gì lạ. Cái “điệu”
ấy cũng là… tự nhiên thôi, vì ngay từ cử chỉ, điệu bộ cho đến cung cách nói
chuyện của ông cũng đã có một vẻ gì… điều điệu. Và khi ông hát, cái “điệu” rất…
Nhật Trường ấy thể hiện qua kiểu cách nhấn nhá và luyến láy mềm mại, qua chất
giọng nồng nàn, tình tứ như những vuốt ve, mơn trớn. Quả là ông có “điệu” một
chút thật, nhưng cũng chỉ là làm duyên làm dáng vậy thôi chứ không thái quá như
những kiểu rên xiết, nấc nghẹn… hoặc “phô diễn kỹ thuật” như ít ca sĩ về sau này
(rằng hay thì có hay nhưng… vô hồn, vô cảm). “Giọng hát truyền cảm”, nhiều người
đã gọi tiếng hát Nhật Trường như thế, có nghĩa giọng hát ấy truyền được những
rung cảm tới người nghe, hoặc nói cách văn vẻ, chạm được tới trái tim người
nghe. Sức “truyền cảm” của giọng hát ấy không phải chỉ do ở “kỹ thuật” của
riêng ông mà còn ở cách ông phả hơi thở đầy cảm xúc vào từng lời, từng chữ, từng
nốt nhạc.
Một bài hát người ta yêu thích thường gắn liền với kỷ niệm
nào đó trong đời, và khi yêu bài hát đồng thời người ta cũng yêu kỷ niệm gắn liền
bài hát ấy. Qua tiếng hát Nhật Trường, có những bài hát đã trở thành kỷ niệm
khó phai của “một thời để yêu, một thời để nhớ”. Không ít những cặp tình nhân
cùng yêu thích một bài hát, một giọng hát. Khi gắn bó với một bài hát, một giọng
hát, người ta càng cảm thấy gắn bó với nhau hơn. Giọng hát ấy không rơi vào
quên lãng vì đã làm lay động những trái tim, làm đẹp thêm những mối tình.
Ta vẫn nghe được trong những câu hát của Nhật Trường–những
năm đầu và giữa thập niên 1960’s–những khung trời đầy trăng và sao, những khung
trời tự tình của lứa đôi, và chất giọng nồng nàn, quyến rũ như lời tình tự ngọt
ngào ấy đã làm xao xuyến, rung động không ít trái tim vừa chớm biết yêu của các
cô nữ sinh, sinh viên hay mơ hay mộng.
Một ngày gần đây / những đêm dài vô tận hôm nay
sẽ thay bằng một trời trăng sao
Sao rơi trong mắt này / trăng vương vai áo này
một trời trăng sao đó riêng đôi mình
(“Một ngày gần đây”, Trần Thiện Thanh)
Xin không thiếu trăng vàng trên tóc em
khi nh sao rơi đầy mắt người yêu
(“Chân trời tím”, Trần Thiện Thanh & Nguyễn Văn Hạnh)
Bao th ng ngày phong sương đường xa
vui chiến trường quên áo hào hoa
Tôi sẽ về tìm em / khi trời lấp l nh sao đêm
và gió trăng theo từng bước chân êm
(“Tôi sẽ về thăm em”, Hoàng Nguyên)
Giọng hát Nhật Trường, giọng hát đánh thức những trái tim,
đánh thức tình yêu dậy. Tình yêu, trong tiếng hát Nhật Trường, như được ướp bằng
chất men lãng mạn, luôn có một vẻ gì đắm say, thiết tha và đầy thi vị.
Anh sẽ vì em làm thơ tình i
(“Lâu đài tình ái”, Trần Thiện Thanh & Mai Trung Tĩnh)
Anh sẽ đưa em về nơi chân trời tím
(“Chân trời tím”, Trần Thiện Thanh & Nguyễn Văn Hạnh)
Câu hát mà nghe tựa câu thơ, giọng hát mà nghe như giọng đọc
thơ.
Mây từ đâu trôi tới / mờ dấu chân trời
Em, tại sao em tới / cho anh yêu vội
(“Người yêu tôi khóc”, Trần Thiện Thanh)
“Người yêu tôi khóc”, một trong những “tình khúc Trần Thiện
Thanh” được nhiều người yêu thích, là bài hát đẹp cả nhạc và lời.
Khi
người yêu tôi khóc / xin rất im lìm
như
từ lâu tôi giấu những cơn muộn phiền
Khi
người yêu tôi khóc / thành phố buồn thiu
Phải là “buồn thiu”
chứ… buồn tênh (như một vài ca sĩ đổi lời) hay buồn teo, hay buồn xo, hay buồn…
gì khác thì lại kém hay. Phải nghe Nhật Trường hát “buồn thiu” mới hình dung được
con phố ấy… buồn thỉu buồn thiu như thế nào.
Trong những câu hát của
Nhật Trường ta vẫn nhặt ra được những “câu thơ” như thế.
Nơi cuối trời em
thắp vì sao
Phiên gác buồn
anh vẫn lẻ loi
(“Lời cho người yêu nhỏ”)
Chiều m sương
hay m khói thuốc anh?
Áo ai xanh hờ hững
đi vào đêm
Em mới yêu lần đầu
Anh đã yêu lần
sau
(“Chuyện hẹn hò”, Trần Thiện
Thanh)
Dường như bài hát nào, câu hát
nào cũng được ông phả vào hơi thở đầy cảm xúc (như phả hương vị nồng nàn vào cuộc
sống), cũng được ông nắn nót từng chữ từng lời (như nắn nót từng chữ từng câu
trong lá thư tình viết gửi người mình yêu).
Không riêng gì nhạc Trần Thiện
Thanh, nghe một bài nhạc tình của ai khác, qua giọng Nhật Trường, cũng dễ nhận
ra điều này. “Ngày đó chúng mình” của Phạm Duy chẳng hạn (từng được các ca sĩ
tên tuổi thuở ấy như Anh Ngọc, Duy Trác, Thái Thanh… trình bày, mỗi giọng đều
có cái hay riêng trong cách thể hiện).
Ngày đó có em đi
nhẹ vào đời
Nghe ông hát đi nhẹ vào đời ta
tưởng nghe được tiếng bước chân ai rón rén, khe khẽ, chầm chậm ở quanh đây.
Ngày đôi môi
thương môi đã xé n t nụ cười
Ôi, những cánh
tay ngỡ ngàng / tả tơi
Tìm trong đêm r
ch rưới / cơn mơ nào lẻ loi
Nghe ông hát xé nát nụ cười ,
ngỡ ngàng, tả tơi và r ch rưới lẻ loi mới thấy cái cách ông thể
hiện tình cảm “nồng nàn và đau đớn” mà người nhạc sĩ ghi ở đầu bài nhạc ấy như
thế nào!
Có khi chỉ nghe câu hát đầu tiên
của một bài hát, người ta nhận ra ngay… giọng Nhật Trường.
Nhớ chiều nào (ngưng một
chút)… tôi đến thăm em
(“Mưa chiều kỷ niệm”, Duy Yên
& Quốc Kỳ)
Mai tầu xa bến (
) xin em đừng buồn
(“Tâm tình người lính thủy”, Anh
Thy & Thanh Viên)
Anh sẽ vì em ( )
làm thơ tình i
(“Lâu đài tình ái”, Trần Thiện
Thanh & Mai Trung Tĩnh)
Những chỗ ngưng nghỉ như là… dấu
lặng ấy, những chỗ ông hát thật thong thả, thật chậm rãi ấy nghe rất… Nhật Trường.
Có lắm lúc ta nghe ông hát như nghe những lời nhỏ to tâm sự hay những thủ thỉ
tâm tình. Những lời ấy là những xao xuyến, bâng khuâng của trái tim vừa chớm biết
yêu.
Ngắt nụ hoa vàng
( ) biết rằng mình yêu
(“Yêu”, Trần Thiện Thanh)
Có khi là vẻ đẹp thật mong manh của
tình yêu.
Tình yêu như nụ
hoa
chỉ nở một lần
thôi / chỉ đẹp một lần thôi
(“Chuyến đi về sáng”, Mạnh Phát)
Có khi là lời tỏ tình thầm kín hoặc
đắm say mà những người yêu nhau vẫn thường nói với nhau.
Anh hứa yêu em
trọn một đời
yêu như ngày đầu
đôi ta chung lối
Yêu em như trời
xanh yêu mây trắng
(“Một đời yêu em”, Trần Thiện
Thanh)
Có khi là những lời tình tự nồng
nàn, chan chứa những tình ý yêu đương.
Ta tìm lên núi
Tình / Ta đến suối Yêu Đương
rồi đi thăm bến
Mộng / sẽ qua đồi Ái Ân
(“Khi em nhìn anh”, Y Vân)
Có khi là nỗi đợi chờ và nhớ
nhung da diết, như nỗi nhớ trong thơ Hồ Dzếnh.
Thôi em cứ hẹn nhưng
em đừng đến nhé
để anh buồn như
anh chàng làm thơ
Em có hay trời
buồn / trời chuyển mưa đó không?
Biết yêu em là
biết nghe chờ mong
(“Chuyện hẹn hò”, Trần Thiện
Thanh)
Có khi là những lời tình cay đắng
nhiều hơn ngọt ngào, những lời tình đẹp và buồn như một nỗi tiếc thương của những
lứa đôi yêu nhau mà không đến được với nhau.
Xưa hôn em một lần
/ rồi đau thương tràn lấp
Anh xa em thật rồi
mà chưa quên m i tóc
(“Mùa đông của anh”, Trần Thiện
Thanh)
Anh lãng du đêm
dài v ng khói mây
hôn tóc em /
nghe hồn mình đắng cay
(“Tình khúc mùa đông”, Thanh
Trang)
Khi biết yêu thì
chia phôi / như đóa hoa tàn ban mai
tình yêu đến
trong giã từ
(“Tình yêu đến trong giã từ”, Phạm
Mạnh Cương)
Ta ngỡ như ông “nói” chứ không phải
là hát nữa, cho đến khi ta nghe được giọng nói của ông trên nền nhạc dạo của
bài hát thì đúng là ông… nói thật. Nhật Trường cũng là một trong những ca sĩ đầu
tiên sử dụng lối “độc thoại” trên nền nhạc, khiến bài hát nghe “lạ” hơn và cuốn
hút hơn. Giọng ông khá diễn cảm, ngọt ngào như rót mật vào tai và ấm áp, dịu
dàng như lời… thì thầm bên gối.
Anh yêu những
chân trời tím, mầu tím thắm thiết của yêu đương, của hai đứa chúng mình đi vào
tình yêu, đi vào kỷ niệm. Anh sẽ đưa em tới đó, anh sẽ sống bên em như mầu tím
và chân trời. Nhưng anh biết, không bao giờ chúng mình tới đó.
Lời “độc thoại” ấy ghi ở trang đầu
cuốn tiểu thuyết Chân Trời Tím của Văn Quang và cũng ghi trên đầu bản nhạc
cùng tên của Trần Thiện Thanh và Nguyễn Văn Hạnh (1966), lấy ý và nguồn cảm hứng
từ tiểu thuyết ấy.
Giọng nói ấm áp và diễn cảm trên
nền nhạc ấy, những lời hát thật thong thả, chậm rãi ấy, những “dấu lặng” giữa
câu hát ấy, những lối nhấn nhá và luyến láy mềm mại ấy, cùng với chất giọng nồng
nàn, trữ tình và cách phả hơi thở đầy cảm xúc vào từng lời từng chữ ấy, tất cả,
đã làm nên giọng hát “đầy kịch tính” và “lãng mạn Nhật Trường”.
Nhạc lính, những
“bản tình ca thời chiến”
Anh bảo em đừng
buồn
Bao nhiêu ngày
hôm nay cho ngày mai
ài hát đầu tiên tôi nghe được của
Trần Thiện Thanh có những lời như thế. Tôi đã yêu câu hát ấy và giọng hát ấy.
ài hát có giai điệu tha thiết
quá, và giọng hát cũng tha thiết quá, nghe như lời dỗ dành, vỗ về.
Anh nhớ đừng
thăm em / một ngày chưa yên vui
ây nước còn chia
phôi / thì đừng mơ lứa đôi
Bài hát ấy là “Anh nhớ về thăm
em” (1961), giọng hát ấy là giọng Lệ Thanh, có chút gì nũng nịu và vẻ gì cam chịu
đến… tội nghiệp.
Bài hát ấy cũng là bài “nhạc
lính” đầu tiên tôi nghe được của Trần Thiện Thanh, và không phải là nghe với giọng
Nhật Trường.
Những năm về sau này, Nhật Trường
vẫn được nhắc đến như một ca sĩ chuyên hát “nhạc lính” (làm như là từ xưa tới
nay ông chỉ có… hát nhạc lính), có lẽ vì tên ông gắn liền với tên Trần Thiện
Thanh (Nhật Trường-Trần Thiện Thanh), mà nhạc Trần Thiện Thanh hầu hết đều có
“chất” lính tráng. Hầu như trong bất kỳ chương trình ca nhạc lớn nhỏ nào ở hải
ngoại có ít nhiều liên quan tới “lính”, ta thấy các ca sĩ vẫn tìm đến những bài
quen thuộc của Trần Thiện Thanh (trong lúc không thiếu những bài “nhạc lính”
khá hay của các nhạc sĩ tên tuổi khác). Thậm chí, sau ngày ông qua đời, đôi lúc
ta vẫn nghe người dẫn chương trình văn nghệ giới thiệu “ca sĩ X. trong một nhạc
phẩm của cố ca nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh”, trong lúc các nhạc sĩ
khác đã “quá cố”, trước hoặc sau ông, lại không nghe gọi là “cố”, “cựu” chi cả.
Nói điều này cũng để thấy rằng, ông nhận được sự “chiếu cố” đặc biệt do những
tình cảm quý mến và thương tiếc dành cho ông.
Thế nhưng, như thế nào gọi là “nhạc
lính”? Chắc phải là những ca khúc viết về đời lính và người lính, về tinh thần
chiến đấu anh dũng, về sự hy sinh cao cả, thầm lặng, về tình yêu của người lính
dành cho quê hương đất nước, và cho cả người mình yêu nữa. Những bài nhạc lính ấy
có thể được viết nên từ cảm xúc của những người yêu lính, yêu đời lính hoặc từ
những nỗi niềm, tâm tình của những người lính.
Như thế, liệu nhạc lính (như nhạc
Trần Thiện Thanh, đặc biệt là những bài thể điệu bolero, rumba…)
có thể xếp vào loại “nhạc đại chúng” hay “nhạc bình dân” như cách gọi (ngụ ý
xem thường, hạ thấp giá trị) của một số người, chỉ vì những bài nhạc hát giữa
tiền đồn hay những sân khấu ngoài trời ấy không thể đưa vào được những hí viện,
những khán phòng ấm cúng, thanh lịch với những giàn nhạc “tầm cỡ” và với một đối
tượng khán thính giả chọn lọc của những “nhạc thính phòng”, những “bán cổ điển”…
này nọ, như là những kiểu cách thời thượng. Điều thực sự có ý nghĩa, không phải
là bài nhạc được trình diễn ở nơi nào, mà là bài nhạc nào còn ở lại về lâu về
dài trong lòng người.
Dù sao thì nhạc lính Trần Thiện
Thanh cũng đã được khối “quảng đại quần chúng” ấy thực sự yêu thích, và Nhật
Trường, khi hát những bài nhạc lính ấy, ông cũng đã nhắm vào đối tượng chính ấy,
như tên gọi một album nhạc của ông trước năm 1975, Hát Cho Lính và Những
Người Yêu Lính.
Phân biệt nhạc lính với nhạc tình
Trần Thiện Thanh có vẻ không dễ dàng chút nào, cho dù có những bài nhạc chỉ nói
về tình yêu mà không hề nhắc nhở, đả động gì tới lính tráng. Dường như người ta
ngầm hiểu rằng tình yêu trong bài nhạc ấy là tình yêu của “người lính”, chàng
trai trong bài hát ấy là chàng lính chiến, và cô gái là “người yêu của lính”.
Và ngược lại, gần như bài nhạc nào viết về lính của ông cũng ít nhiều pha lẫn
chút tình riêng.
Làm sao biết được nhạc lính hay
nhạc tình? “Không bao giờ ngăn cách” có vẻ là “tình khúc Trần Thiện Thanh”,
nhưng lại có viết tên người yêu lên ba-lô nặng trĩu. “Chân trời tím” chắc
phải là “nhạc tình”, nhưng vẫn có Anh vì lửa khói quê hương / đường hun hút
biên cương Hoặc, “Chiều trên Phá Tam Giang”, nhạc tình hay nhạc lính bài nhạc
phổ thơ Tô Thùy Yên? Thơ ấy là thơ tình hay thơ… lính? Nếu là thơ lính thì nhạc
ấy phải là nhạc lính. Nếu là thơ tình thì nhạc ấy phải là nhạc tình. Thế nhưng,
bài thơ ấy lại là… “thơ tình của một người lính”.
Làm sao biết được nhạc tình hay
nhạc lính? Những ca khúc ấy, tôi nghĩ, có thể gọi chung là “Những bản tình ca
thời chiến”.
Những đêm mười s
u trăng tròn
vượt con đường
mòn đi giữ làng thôn
bỗng thấy lòng
mình thương qu
thương thuở học
trò đi tìm vần thơ
(“Mười sáu trăng tròn”, Trần Thiện
Thanh)
Đấy không phải là bài nhạc lính đầu
tiên tôi nghe được, và cũng không phải là bài nhạc lính đầu tiên tôi yêu thích,
thế nhưng không hiểu sao tôi rất “chịu” Nhật Trường hát bài ấy. “Mười sáu trăng
tròn” (1964) là nỗi niềm của chàng trai thời loạn “xếp bút nghiên theo việc đao
cung”, lên đường theo tiếng gọi của non sông, bỏ lại sau lưng những mộng ước
chưa tròn... ài hát có một vẻ gì lãng mạn của những đêm “trăng treo đầu súng”,
của xếp o thư sinh / vui bước đăng trình Hình ảnh người lính chiến lênh
đênh t m hướng / bạc mầu vai sương o kết bụi đường với lời thề sắt son ghi
trên báng súng đã gieo vào lòng tôi ngày ấy những cảm xúc mênh mang.
Một người đi, một người ở lại với
năm chờ tháng đợi ngày nào người chiến binh trở về khi đất nước yên vui để tay
trong tay đi xây lại chuyện tình giữa mùa trăng thanh bình.
Em ơi, khi non
nước đang còn
mịt mờ bên
phương nớ / thì chuyện đó đừng mơ
(“Mười sáu trăng tròn”, Trần Thiện
Thanh)
ịt mờ bên phương
nớ,
câu hát nghe là lạ, ngồ ngộ. Tôi thích chữ “phương nớ”, và tôi cũng nhận ra một
điều là Nhật Trường hát nhạc lính rất hay, nhạc lính của bất cứ ai chứ không
riêng gì của Trần Thiện Thanh (chẳng hạn “Tình anh lính chiến” của Lam Phương,
“Tôi đã gặp” của Lê Dinh & Minh Kỳ, “ iệt kinh kỳ” của Minh Kỳ & Hoài
Linh, “Tôi sẽ về thăm em” của Hoàng Nguyên, “Tình quê hương” của Đan Thọ &
Phan Lạc Tuyên, “Chiều biên khu” của Tuấn Khanh & Châu Ngân, “Huyền sử ca một
người mang tên Quốc” của Phạm Duy, “Kỷ vật cho em” của Phạm Duy & Linh
Phương, “Kể chuyện trong đêm” của Hoàng Trang, “Hành trang giã từ”, “Một lần xa
bến” của Trường Sa, “Chim trời chưa mỏi cánh” của Đào Duy, “Hoa biển” của Anh
Thy, “Tâm tình người lính thủy” của Anh Thy & Thanh Viên…). Nghe lại giọng
hát ấy, nghe lại những khúc hát quen thuộc của một mùa chinh chiến ấy, vẫn thấy
lòng dậy lên những cảm xúc rất “lính”.
Trong những câu hát của những bài
nhạc lính ta nghe được qua tiếng hát Nhật Trường luôn có những “người yêu nhỏ”
đợi chờ và d i theo bước đường hành quân của người lính chiến.
Xa xôi đêm nào
xuôi quân dừng chân khi trăng rơi bên lều
anh chợt thấy nhớ
em yêu...
Như chim trời
anh đi xa vắng em có thành sao s ng yêu đương xuyên lá rừng khép nép vai anh
(“Một đời yêu em”, Trần Thiện
Thanh)
Nếu em không là
người yêu của lính ai đem c nh hoa rừng về tặng em ai băng gió sương cho em đợi
chờ Và những lúc anh về ai kể chuyện đời lính em nghe
(“Người yêu của lính”, Anh
Chương)
Người lính chiến, ngoài ba-lô,
súng đạn, còn mang theo bên mình một hình bóng không quên, một nỗi nhớ không rời.
Tình yêu thường xen lẫn thân phận người lính xa nhà, xa người mình thương yêu.
Những tâm tình của người lính ta nghe được qua tiếng hát Nhật Trường, là những
chuyến về thăm, là những lần về ph p, người lính chiến dừng chân trong chốc
lát, rồi lại lên đường, lại miệt mài đi khi quê hương còn tiếng súng, khi máu
xương còn rơi.
Nụ cười đầu môi
anh khẽ nói
“Về thăm em chiều
nay thôi
sông hồ mai sớm
lại đi”
(“Chiều mưa anh về”, Trần Thiện
Thanh)
Nếu ta nghe Nhật Trường hát nhạc
tình như hát những lời tình tự của những kẻ yêu nhau thì ông hát nhạc lính như
hát những lời tình tự với quê hương của ông.
Tôi thức từng
đêm thơ ấu
mà nghe muối phả
trong lòng
Tuổi trời qua
mau
gió biển mặn
nuôi lớn khôn tôi
nên năm hăm mốt
tuổi
tôi đi vào quân
đội mà lòng thì chưa hề yêu ai
(“ iển mặn”, Trần Thiện Thanh)
“ iển mặn” là tình yêu của người
lính dành cho quê hương mình. Tôi vẫn cho “ iển mặn” là một trong những bài nhạc
lính hay nhất của Trần Thiện Thanh. Nghe “ iển mặn” là nghe lời tình tự dân tộc
từ một trái tim nặng trĩu tình yêu quê hương. Quê hương ở đây là biển cả, là “mẹ
trùng dương”, là vị mặn mà của muối biển, là vị mặn nồng của gió biển, là màu
xanh của ruộng đồng, của biển rộng sông dài. Và tiếng hát Nhật Trường, và giai
điệu dìu dặt ấy, như tiếng sóng vỗ rì rào, như tiếng suối nguồn róc rách, như
tiếng sông hiền hòa xuôi chảy qua từng miền đất nước, thấm vào từng mạch đất
quê hương.
Người yêu tôi
hay khóc trong chiều mưa
lúc mầu xanh biển
mặn đục sắc mây
Trong bao lần
quân hành
tôi qua vùng khô
cằn
mồ hôi thành biển
mặn trên môi
Những giọt mồ hôi rịn trên môi
người lính trong cái nóng cháy da vùng hành quân như có vị mặn của muối biển
quê mình. Có hình ảnh nào đẹp hơn, ý nghĩa hơn! Nghe “ iển mặn”, ta nghe tình
lính, tình riêng, tình quê hương đất nước như quyện lẫn vào nhau.
Nhạc lính, không chỉ ngợi ca những
chiến tích làm vẻ vang màu cờ sắc áo, còn ngợi ca những người lính can trường,
những người lính đã hy sinh cả máu xương mình cho tình yêu đất nước, những người
lính “nhẹ xem tính mệnh như mầu cỏ cây”. ài đầu tiên Nhật Trường hát ngợi ca
người hùng trong cuộc chiến là một bài của Phạm Duy, “Huyền sử ca một người
mang tên Quốc”. Giọng hát ông và cách ông thể hiện tình cảm của bài hát đã truyền
tới người nghe những cảm xúc rưng rưng.
đặt tên cho anh
/ anh là Quốc
đặt tên cho anh
/ anh là nước
đặt tên cho người
/ đặt tình yêu nước vào nôi
Tôi tin rằng bài ấy ít nhiều đã gợi
hứng cho những sáng tác về sau này của ông nhằm vinh danh tên tuổi những người
hùng đã hy sinh trong chiến trận. Hai bài được nói đến nhiều nhất trong số ấy
là “Anh không chết đâu em” và “Người ở lại Charlie”, và giọng hát Nhật Trường
quả tình đã gieo vào lòng người sự ngưỡng phục và mối xúc cảm đến rơi nước mắt
về những thiên anh hùng ca của dân tộc.
“Không, chiến sĩ không bao giờ chết,”
câu nói bình dị của Nhật Trường trong một tiểu phẩm “phim-kịch” ông diễn chung
với Thanh Lan, “Anh không chết đâu em”, như nói với ta rằng ngọn lửa bất khuất
và ý chí đấu tranh kiên cường không bao giờ tắt trong tim những người lính.
Pho tượng lính
và “anh chiến sĩ của mộng mơ”
Hình tượng người lính chiến, qua
tiếng hát Nhật Trường, qua những ca khúc Trần Thiện Thanh, như trở nên gần gũi
hơn, thân thiết hơn với quần chúng. Lý tưởng của những chàng trai thời loạn hiến
dâng đời mình cho tình yêu đất nước như được tô đậm hơn, sắc n t hơn.
“Nhạc lính” mà ta nghe được trong
những lời ca tiếng hát Nhật Trường không sắt máu, không hận thù mà chỉ có những…
Nếu anh có về
khi tàn chinh chiến
xin em cúi mặt
giấu lệ mừng nghe em
(“Tạ từ trong đêm”, Trần Thiện
Thanh)
và những…
Nếu một mai khi
hòa bình
anh sẽ trở về
như giấc mơ
cho từng ngón
tay đan lại ái ân ngọt mềm
Từng đêm không
còn tiếng súng
ngủ đi em / ngủ
cho yên
(“Lời cho người yêu nhỏ”, Trần
Thiện Thanh)
“Lời cho người yêu nhỏ” là bài
hát nói về những giấc mơ, những nỗi khát khao của những người lính, những người
tình. Người nhạc sĩ ấy, người ca sĩ ấy, ông có mơ mộng lắm không?
Nhật Trường, ông từng có những giấc
mơ như vậy, ông từng hát về những giấc mơ như vậy. Hạnh phúc, trong những câu
hát của Nhật Trường, vẫn luôn là những nỗi đợi chờ, những niềm khát khao. Hạnh
phúc ấy mãi mãi chỉ là những giấc mơ, những giấc mơ rạn vỡ, những giấc mơ ngậm
ngùi. Cơn bão tàn khốc của lịch sử năm 1975 đã vùi dập phũ phàng, đã nhận chìm
và cuốn phăng đi tất cả.
Nhật Trường, ông đã sống cùng những
giấc mơ đó, đã chết cùng những giấc mơ đó. Cho đến những phút cuối của cuộc đời
ông vẫn chưa hề từ bỏ những giấc mơ đó, những giấc mơ không đến bao giờ.
Sau ngày ông mất, trong lúc xếp dọn
lại đồ đạc trong kho, tình cờ tôi đọc được một mẩu tin trong chồng báo cũ, thật
cũ. Mẩu tin ngắn, tôi chắc ít người để ý:
“Nhật Trường Hát Rong Gây Quỹ
Xây Tượng Đài
Quận Cam: Trưa Chủ Nhật 27/2/2000
vừa qua, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường đã tự thực hiện một
chương trình văn nghệ ‘hát rong’ trên đường phố Bolsa để gây quỹ xây dựng Tượng
Đài Kỷ Niệm Chiến Sĩ. Cùng tham dự chương trình văn nghệ thiện nguyện này có nhạc
sĩ Xuân Điềm và ca sĩ Mỹ Lan.
Đội chiếc nón rừng có in cờ Việt
Nam Cộng Hòa và với quân phục tác chiến, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, cựu quân
nhân Quân Lực VNCH, đã ôm tây ban cầm đi giữa đám đông và hát một số nhạc phẩm
nổi tiếng của ông.
Có khoảng một ngàn đồng hương đã
cùng tham gia với nhạc sĩ, ca sĩ tên tuổi này. Buổi hát xuống đường gây quỹ của
nhạc sĩ Trần Thiện Thanh k o dài đến 5 giờ 30 chiều, tổng số tiền thu được là
15,418.000 mỹ kim.”
(Nhật báo Việt Báo,
Calif., 29/2/2000)
“ uổi hát xuống đường” hay
“chương trình văn nghệ ‘hát rong’” của Nhật Trường đã thu hút khoảng một ngàn
khán giả đồng hương người Việt và quyên góp được trên mười lăm ngàn mỹ kim. Những
con số không lớn không nhỏ. Chỉ là những con số, nhưng ít nhiều cũng đã thể hiện
ý nghĩa của công trình mà ông và những bạn đồng hành của ông muốn thực hiện cho
bằng được: chiến tranh đã đi qua, nhưng hình tượng hào hùng của người lính chiến
vẫn còn sống mãi, vẫn không hề nhạt phai trong tâm tưởng người đời. Mẩu tin ấy
cũng làm tôi nhớ một chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thôi nhưng có làm tôi và nhiều người
xúc động: Nhật Trường, trong những phút cuối đời, những phút chạm tay vào lằn
ranh sống, chết, đã dặn dò người thân trong gia đình cho ông được một lần cuối
ngắm nhìn “Tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ”, được một lần cuối trông thấy tận mắt ước
mơ cuối đời của ông–người hát rong trên đường phố để gom nhặt từng đồng bạc nhỏ
cho công trình ấy–sau cùng đã thành tựu.
Gần ba mươi năm sau ngày chiến
tranh kết thúc, trên mảnh đất của người Việt tỵ nạn này, tượng đài chiến sĩ ấy
đã mọc lên, ngọn lửa vĩnh cửu ấy đã cháy lên, để vinh danh những người lính từng
có một thời chiến đấu bên nhau cho những lý tưởng cao đẹp mà họ thực sự tin tưởng.
Tượng đài hai người lính Việt và Mỹ lặng yên đứng bên nhau, lặng yên dõi mắt
nhìn về phương xa như trông đợi, như tìm kiếm những đồng đội của mình… đi mãi
không về.
Tượng đài hai người lính lặng câm
ấy là tượng đài của những hy sinh thầm lặng, là tượng đài của lòng ngưỡng phục,
của niềm tự hào và nỗi tiếc thương.
Những thế hệ hôm nay và mai sau,
những đứa bé sinh ra sau chiến tranh, những đứa b sinh ra trên quê hương thứ
hai này, như đứa bé con trai ông, mai kia lớn lên, những lần về qua nơi ấy, đứng
dưới chân tượng đài ấy, ngước mắt nhìn pho tượng hai người lính lặng câm ấy, sẽ
hiểu được vì sao người cha thân yêu của mình, trong “giây phút tạ từ” cuộc sống
tươi đẹp, vẫn ước ao được gh thăm một lần cuối, được đưa tay chào một lần cuối
pho tượng hai người lính ấy.
Sau ngày Nhật Trường lìa đời, người
ta nhắc nhiều đến ông, nói nhiều về ông (hơn cả lúc ông còn sinh thời). Nhiều
bài báo, nhiều chương trình phát thanh, phát hình, văn nghệ, ca nhạc… ngợi ca
và tôn vinh ông, như một việc làm, một thái độ trân trọng của quần chúng dành
cho người từng có những cống hiến lớn lao và ý nghĩa cho cộng đồng người Việt.
Có điều, nhiều phần người ta nói về ca khúc này, ca khúc kia của Trần Thiện
Thanh hơn là nói về tiếng hát của người ca sĩ đã làm cho những ca khúc ấy được
người đời biết đến và yêu thích.
Trong một chương trình ca nhạc
DVD tôi được xem qua (Asia 50 – Anh Không Chết Đâu Anh / Nhật Trường-Trần
Thiện Thanh, Tình Yêu, Cuộc Đời và Sự Nghiệp), tiết mục tôi “chịu” nhất là
phần trình diễn của nhóm ca sĩ trẻ, những ca sĩ sinh ra hoặc lớn lên ở hải ngoại,
nghĩa là ra đời sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. “Tình thư của
lính”, ca khúc được các em trình diễn là một bài “nhạc lính” của Trần Thiện
Thanh mà ngày xưa Nhật Trường vẫn hay khoác áo treillis trình diễn trên
các sân khấu, và rất được tán thưởng. Các ca sĩ mới mẻ, trẻ trung này có thể
không hiểu gì nhiều lắm về cuộc chiến mà máu xương của thế hệ cha anh các em đã
đổ xuống, và cũng chưa hề trải qua một ngày nào đời sống quân ngũ; thế nhưng,
các em đã “cảm” được bài nhạc ấy cách nào đó, đã hát thật say sưa bài hát ấy bằng
nhịp điệu vui tươi, bằng tiết tấu sôi động trong hoạt cảnh các chàng lính trẻ
“vui đời quân ngũ”. Các “chàng lính trẻ” ấy đã hát hay… không thua gì Nhật Trường.
Nhiều tên trong
đơn vị
gọi đ a “Anh chiến
sĩ của mộng mơ”
Trong một thoáng, tôi “bắt” được
câu hát ấy, và trong một thoáng tôi đã nhận ra anh, nhận ra Nhật Trường, nhận
ra Trần Thiện Thanh. Anh phải là “Anh chiến sĩ của mộng mơ” trong câu hát ấy.
Các ca sĩ trẻ trung ấy, thế hệ tiếp nối ấy, đã gọi tên anh như vậy.
Tiết tấu nhộn nhịp của bài hát ấy,
những khuôn mặt rạng rỡ ấy, những ánh mắt tươi vui ấy và những bước nhảy sinh động
ấy tựa hồ những bàn chân tiếp bước những bàn chân, những thế hệ tiếp nối những
thế hệ, rộn ràng theo nhau lên đường đi xây lại giấc mơ chưa thành tựu của những
người đã nằm xuống cho một ngày mai tươi sáng về trên quê hương Việt Nam.
Thế hệ tiếp nối ấy là “giấc mơ nối
dài” của những người lính năm xưa, và của “Anh chiến sĩ của mộng mơ Nhật Trường”.
Như những câu hát trong một bài của Lê Thương mà ngày xưa ông và ca sĩ Thái
Thanh từng có lần hát chung.
Cầm chiếc gươm
thân phụ di truyền
chàng bế con
trao lại gươm bền
Rồi chỉ vào sơn
hà biến cố
trao nó đi gây lại
cơ đồ
(“Hòn vọng phu III”, Lê Thương)
* * *
Nỗi mất mát, thiệt thòi lớn nhất
sau cái chết của Nhật Trường-Trần Thiện Thanh là chúng ta mất đi một lúc đến
hai con người nghệ sĩ, một ca sĩ và một nhạc sĩ, rất gần gũi với quần chúng và
rất được quần chúng yêu mến. Những mất mát, thiệt thòi ấy làm sao có thể bù đắp
được!
Nhật Trường, hay Trần Thiện
Thanh, ông không dễ gì chết được, không hẳn là theo cách mà người ta vẫn gọi
ông, “Anh không chết đâu anh”, mà vì ông vẫn sống cùng với những bài hát của
ông, cùng với tiếng hát của ông. Những bài hát vẫn còn ở lại cho dù người nhạc
sĩ ấy, người ca sĩ ấy đã đi xa. Những bài hát mỗi lần nghe cất lên từ giọng hát
nào là mỗi lần người ta lại nhớ đến ông, lại nhớ đến tiếng hát ông, và lại nói
trong nỗi tiếc nhớ, ngậm ngùi, “ ài này không ai hát qua được Nhật Trường”. Và
cứ mỗi lần nghe nhắc đến tên ông như thế, ta cứ ngỡ như ông vẫn còn quanh quẩn
đâu đây, ngỡ như ông vẫn còn ở với chúng ta, như là một câu hát của ông vẫn được
nhiều người nghe, nhiều người hát, Anh vẫn sống thênh thang / trong lòng
muôn người biết thương đời lính
Cám ơn Nhật Trường, cám ơn tiếng
hát đã gợi nhớ trong ta chút kỷ niệm ấm áp về những ngày vui mơ hồ và những
tháng năm tươi đẹp.
Đối với những người từng có một
thời yêu thích những khúc hát Trần Thiện Thanh, từng có một thời rung cảm vì giọng
hát Nhật Trường, có lúc nào bất chợt nghe lại giọng hát nồng nàn, tha thiết ấy
cất lên đâu đó, ngỡ như bất chợt lật lại những trang sách cũ, lòng bồi hồi gặp
lại những bông hoa ép khô của một mùa kỷ niệm. Những khúc hát êm đềm và quen
thuộc ấy luôn đánh thức trong ta những giấc mơ ngọt ngào và nỗi tiếc nhớ xa xôi
về tiếng hát của một mùa nào lãng mạn.
Rồi đến một chiều
phai nắng…
Mời đọc trọn bộ (Click)==> Âm Nhạc của Một Thời-Lê Hữu - Phần 1: Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt
Mời đọc trọn bộ (Click)==> Âm Nhạc của Một Thời-Lê Hữu - Phần 1: Hình tượng người lính qua dòng nhạc Việt
Âm Nhạc Của Môt Thời Phần 2: Đoàn Chuẩn–Từ Linh, Một Mùa Nào Lãng Mạn (Lê Hữu)
Âm Nhạc Của Một Thời Phần 3: Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối
Âm Nhạc Của Một Thời Phần 4: Y Vân và ảo ảnh cuộc đời
No comments:
Post a Comment