Người nhạc sĩ xưa và sáng tác của ngày nay
Cát Linh, phóng viên RFA
2016-08-14
2016-08-14
Nhạc sĩ Trúc Hồ trả lời phỏng vấn
Đài Á Châu Tự Do.
00:00/12:37
Khi người nhạc sĩ sáng tác, nhạc
phẩm của họ ảnh hưởng rất nhiều từ chính thời đại họ sống. Chính vì vậy, âm
nhạc Việt Nam đã có những ca khúc tiền chiến bất hủ về một xã hội qua nhiều
biến động của thời cuộc, những bản nhạc tình thơ mộng, lãng mạn gắn liền với
những cách trở vì cuộc chiến.
Rồi mấy mươi năm sau, cũng chính
những nhạc sĩ ấy, ở một nơi rất xa quê hương, họ tiếp tục sáng tác, nhưng đó là
những sáng tác trăn trở về một Việt Nam đang có nhiều câu hỏi.
Từ
một bài thơ
“Đất nước mình ngộ quá phải không
anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...”
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...”
Tôi ghi nhận: "Hào khí" của tuổi trẻ VN, can đảm
viết lên những lời thơ mang tính "tự trào", thách thức với chế độ bạo
quyền Cộng sản Việt Nam.
- Nhạc sĩ Trần Duy Đức
- Nhạc sĩ Trần Duy Đức
Trần Duy Đức, người chuyên chắp cánh
cho những tứ thơ của Mai Thảo, Du Tử Lê, Ngô Tịnh Yên nay lại trăn trở khi tình
cờ “nghe” cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh đặt ra một câu hỏi trong câu trả lời,
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”
“Tôi nhận được bài thơ Đất nước mình
ngộ quá phải không anh hơi muộn (01/05/2016) từ email của 1 người bạn gửi cho,
và phổ nhạc trong thời gian ngồi chờ hẹn Trần Thái Hoà ghé thăm để cùng nhau đi
ăn tối. Sau khi phổ nhạc xong, mới hay trên YouTube có hàng chục nhạc sĩ đã phổ
nhạc. Nhưng "lỡ" phổ nhạc bài thơ này rồi, thì thôi, cũng gọi là chút
lòng ngậm ngùi nghĩ về đất nước mình… Tuy nhiên, tự an ủi mình 1 điều: Đã giữ
được trọn vẹn nguyên bản của bài thơ, chỉ thêm thắt vài chữ "vô thưởng vô
phạt": Ôi, và, thì, mà… như chút gia vị cho món ăn thêm mặn mà…”
Trần Duy Đức đã từng dạo lên tiếng
cổ cầm Koto trong Khúc mưa sầu, từng viết lên những ca khúc mang dáng dấp nhân
sinh, đã nhìn thấy tiếng khóc của đứa bé 4 ngàn năm chưa chịu lớn qua lời trần
tình của cô giáo Trần Thị Lam.
Hơn thế nữa, ông còn nghe thấy tiếng
kêu gào của những ngư dân Việt Nam đang bị tước mất đi nguồn sống.
Từ đó, ông nghe thấy tiếng vọng từ
một người trai trẻ trong mình đang cất lên tiếng nói của thế hệ thanh niên Việt
Nam (VN).
“Khi làm công việc chuyển nhạc vào
bài thơ này, điều đầu tiên tôi ghi nhận: "Hào khí" của tuổi trẻ VN,
can đảm viết lên những lời thơ mang tính "tự trào", thách thức với
chế độ bạo quyền Cộng sản Việt Nam; ẩn chứa sự "khích tướng" đối với
người dân trong nước: "…Trước những bất công mà không dám kêu đòi!"
(Ôi tôi yêu biết bao và kỳ vọng biết mấy những người tuổi trẻ VN trong nước…)
Từ nỗi niềm ấy, Trần Duy Đức Nên đã
cố gắng dẫn dắt dòng nhạc của mình kết hợp với 3 niềm cảm xúc: Hùng, Bi, Hài,
chuyển sang những chuỗi âm thanh kết nối, phù hợp với từng ý nghĩa, tâm tình
của từng chữ, từng câu, từng vần của bài thơ vào ca khúc, như lời thúc dục tuổi
trẻ VN đứng lên, dấn thân cho Tổ Quốc…
Tiếng hát Trần Thái Hoà đã cùng với
Trần Duy Đức gửi đến tuổi trẻ Việt Nam tiếng gọi ấy.
“Tôi cảm kích, trân quý ở Trần Thái
Hòa một tấm lòng của người tuổi trẻ VN hải ngoại, ước muốn "tiếp lửa"
với những người tuổi trẻ trong nước.”
Cho
đến Biển Đông
Có lẽ những người nghe nhạc Việt Nam
không ai không biết đến nhạc sĩ Song Ngọc, tác giả của ca khúc Tiễn đưa nổi
tiếng. Ông còn được biết đến với tên Hàn Sinh của ca khúc “Xin gọi nhau là cố
nhân”, Hoàng Ngọc Ân của ca khúc Định mệnh.
Bản phổ nhạc của nhạc sĩ Trần Duy
Đức từ bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh của cô giáo Trần Thị Lam.
Courtesy of phonuipleiku.org
Những bản tình ca diễm lệ, những
cuộc tình ‘Định mệnh’, những ước mơ về chuyến bay đêm thời trai trẻ của Song
Ngọc được nhường chỗ cho nhịp điệu oai hùng, tiếng nói của dân tộc Việt Nam con
Rồng cháu Tiên, về một Trường Sa, Hoàng Sa của “tổ tiên bao ngàn năm gầy dựng
cơ đồ”.
“Biển Đông dậy sóng
Tàu giặc xâm lấn
Muôn triệu người Việt Nam yêu nước
Quyết một lòng bảo vệ non sông
Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa của tổ
tiên ta
Bao ngàn năm gầy dựng cơ đồ
Con cháu thề cùng chống xâm lăng…”
(Biển Đông dậy sóng)
Sau hơn 40 năm rời quê hương và hơn
nửa đời người dành cho sáng tác, một ngày nọ, nét đẹp hào phóng, lãng mạn trong
các ca khúc của ông hoá thành tiếng gọi hào hùng của biển Đông đang dậy sóng.
“Tôi viết Biển Đông dậy sóng trong
tâm trạng của một người đang nhìn về quê hương mình và bất lực…”
Và
‘Con đường Việt Nam’
Song Ngọc, Trần Duy Đức là nhạc sĩ
của những bản tình ca lãng mạn, ru lòng người bằng những câu chuyện nhẹ nhàng,
bay bổng. Thế nhưng, sau mấy mươi năm, cũng chính bằng âm nhạc, họ nói lên
tiếng nói của một dân tộc. Họ trăn trở nhìn về Biển Đông, họ ưu tư trước câu
hỏi về một đất nước bốn ngàn năm chưa chịu lớn.
Vì sao? Vì bên trong đất nước ấy, có
những người đang bị lao tù vì quê hương, vì đồng bào
“Trong bóng tối trại giam, nơi cầm
tù những người có tội.
Nhưng trớ trêu tình đời – có những người đi tù vì quê hương.
Bao người vì yêu nước vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đầy,
dẫu chông gai để còn có ngày mai,
vẫn hiên ngang bước đường dài miệt mài.
Đi lao tù vì đồng bào, vì quê hương…” (Con đường Việt Nam)
Nhưng trớ trêu tình đời – có những người đi tù vì quê hương.
Bao người vì yêu nước vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đầy,
dẫu chông gai để còn có ngày mai,
vẫn hiên ngang bước đường dài miệt mài.
Đi lao tù vì đồng bào, vì quê hương…” (Con đường Việt Nam)
Tôi viết Biển Đông dậy sóng trong tâm trạng của một người
đang nhìn về quê hương mình và bất lực.
- Nhạc sĩ Song Ngọc
- Nhạc sĩ Song Ngọc
Con đường Việt Nam là tác phẩm do
một tù nhân lương tâm trong nước sáng tác và chính nhạc sĩ Trúc Hồ hoà âm, dành
tặng riêng cho người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.
Và người thể hiện ca khúc này, ca sĩ
Thế Sơn đã thật sự chạm vào tận sâu trái tim của người Việt.
Rất nhiều những sáng tác của nhạc sĩ
Trúc Hồ đã vượt đại dương để về có mặt bên cạnh người trong nước, những người
đấu tranh cho một Con đường Việt Nam. Những ca khúc ấy như ngọn lửa truyền cho
mọi người sức mạnh, cho mọi người biết rằng “Đã đến lúc”.
“Không phải người dân trong nước mà
tất cả người Việt Nam trên toàn thế giới đều nhìn về Việt Nam với một nỗi buồn
đau lo lắng không biết Việt Nam mình sẽ thế nào. Khi ngồi máy bay đi công tác
sang Úc, có một bức hình chụp biểu tình ở Sài Gòn, nhiều người giương cao biểu
ngữ, rồi nghe được bài giảng của Đức giáo hoàng trong đó có câu ‘bước vào nấm
mồ của dối trá, của hận thù, bất công’. Từ đó, anh có cảm xúc và viết xong ca
khúc ‘Đã đến lúc’ vào ngày 5 tháng 5 vừa qua.” (Trích: Phóng sự đặc biệt của
SBTN)
“Đã đến lúc đứng lên công bằng
Người VIệt Namsuốt đời cùng nhịp
chân tiến lên
Vì quê hương vì Tổ quốc Việt Nam.”
No comments:
Post a Comment