Ý kiến
về lễ
kỷ niệm
50 năm Mậu
Thân
'rầm rộ'
·
1 tháng 2 2018
Năm 1968, biến cố tổng
tấn công trên khắp các địa phương của Việt Nam Cộng Hòa đã tạo ra bước ngoặt
trong Chiến tranh Việt Nam.
Bí thư Thành ủy TP.Hồ
Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ, nêu lập trường chính thức của
Đảng:
"Cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu
nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập, tự do, được dẫn dắt, soi đường
bởi sự lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại".
Ý kiến 'phi chính thức'
Tuy vậy, giáo sư
Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam nói với BBC: "Tôi cho rằng không nên làm kỷ niệm Mậu Thân rầm
rộ, nghiên cứu thì cứ nghiên cứu để tìm ra bài học ngăn ngừa chuyện ấy trong
tương lai."
"Không nên khoét
sâu những nỗi đau của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn như vậy."
"Người nhà đánh
nhau, nồi da xáo thịt thì oai hùng nỗi gì mà tưởng niệm."
"Hơn nữa, tôi
thấy bây giờ dư luận không để ý nhiều đến buổi lễ này."
Ngay cả nếu Việt Nam Cộng Hòa là "bên thắng cuộc", tôi
cũng sẽ phản đối nếu họ làm lễ chiến thắng Mậu Thân.nhà báo tự do Nguyễn An Dân
"Bây giờ không
phải bất kỳ sự kiện nào Đảng làm thì người ta cũng theo dõi, hoan nghênh
đâu," ông Khắc Mai cho hay.
Hôm 1/2, nhà báo tự do
Nguyễn An Dân bình luận với BBC:
"Đảng Cộng sản
Việt Nam dùng chữ "tri ân", vậy lễ này tri ân những người nằm xuống
vì cái gì? Vì họ chiến đấu cho đảng? Hay vì họ nội chiến với chính đồng bào của
mình?"
"Nếu Đảng làm lễ
tri ân Mậu Thân thì sẽ luôn có một bộ phận nhân dân nhớ về trận tái chiếm Quảng
Trị 1972."
"Ngay cả nếu Việt
Nam Cộng Hòa là "bên thắng cuộc", tôi cũng sẽ phản đối nếu họ làm lễ
chiến thắng Mậu Thân," ông An Dân nói.
Bình phẩm trên
Facebook, nhà văn Nguyễn Viện ở TPHCM nói: "Bao nhiêu máu, nước mắt, đau
khổ và sự mất mát của nhân dân 2 miền... nhưng dường như chính trị vẫn đi con
đường riêng của nó. Bất nhẫn."
1
'Đúc kết' của Đảng
Sự kiện mà Việt Nam
gọi là "Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công xuân Mậu Thân"
diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh hôm 31/1, với chủ đề "Bản hùng ca Xuân Mậu Thân
1968" có sự tham dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và cả các cựu lãnh đạo như ông Nguyễn Tấn Dũng.
Báo Việt Nam dẫn lời
phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh tại buổi
lễ:
"Nửa thế kỷ đã
qua là khoảng thời gian đủ dài để chiêm nghiệm, đúc kết về cuộc tổng tiến
công."
"Đó mãi mãi là
biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần
quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc
lập tự do," ông Nhân nói.
Bài diễn văn cũng đề
cập hiện tại, kêu gọi "phải tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh".
Ông Nguyễn Thiện Nhân
nói cần "đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
để khẳng định uy tín của Đảng, khôi phục và củng cố niềm tin trước Nhân
dân".
Hiện đến nay vẫn có
các con số chưa thống nhất với nhau từ các bên tham gia cuộc chiến đưa ra
nhưng trong một bản tin đánh đi từ Sài Gòn ngày 21/02/1968, phóng viên Peter
Arnett của AP nêu ra con số 140 nghìn người bị giết chỉ sau 10 ngày chiến sự.
Phóng viên Arnett viết
"con số chính thức, cho thấy vụ đổ máu này phải thuộc tầm tàn sát lớn
nhất trong lịch sử vốn đã đau thương 4000 năm của Việt Nam
No comments:
Post a Comment