Stress có thể gây ung thư
Bác sĩ Eben Alexander
Giảng viên Đại Học Y
Harvard
Không chỉ gây ra bệnh tim mạch, dạ dày, phổi,
thậm chí stress gây ung thư mà ta không nghờ tới.
Căng thẳng là một phần của cuộc sống và bạn
cần sáng suốt xử lý chúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nghiên cứu cho
thấy, stress gây hàng loạt bệnh từ tim mạch cho đến các loại ung thư nguy hiểm.
Hiện chưa tìm thấy nguyên nhân trực tiếp gây ung thư, song giới nghiên cứu đã
tìm ra mối liên quan rõ ràng giữa bệnh ung thư và căng thẳng trong cuộc sống.
Nhà nghiên cứu nổi tiếng -
Tiến sĩ Dean Ornish, MD, người đã dành 20 năm để nghiên cứu hậu quả của stress
với sức khỏe cơ thể người nói rằng, giảm stress có thể ngăn ngừa ung thư và tim
mạch. Ông cũng tìm thấy, bệnh nhân ung thư vú sẽ kéo dài thời gian sống trên
đời của mình nếu như họ tham gia vào các nhóm hỗ trợ tâm thần học.
Một nghiên cứu khác chỉ rõ
hơn rằng, phụ nữ trải qua những việc đau buồn trong cuộc sống hoặc chịu mất mát
trong quá khứ có khả năng ung thư vú cao hơn những người phụ nữ có cuộc sống
viên mãn. Như vậy, áp lực, căng thẳng sẽ khiến vết thương lâu lành và thời gian
sản xuất các tế bào miễn dịch cũng chậm hơn.
Qua những nghiên cứu này, giới khoa học rút
ra kết luận, stress chỉ làm giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến cơ thể không chống
đỡ được tế bào ung thư. Mỗi ngày, cơ thể tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây
bệnh trong không khí, nước, thực phẩm... Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ
nhận ra những tế bào bất thường và tiêu diệt chúng trước khi chúng tạo thành
khối u. Có 3 giai đoạn cơ thể ngăn ngừa khối u: Hệ thống miễn dịch ngăn chặn tế
bào lạ, DNA tự sửa chữa và tế bào khỏe mạnh tiêu diệt tế bào ung thư.
Trong trường hợp này, stress sẽ góp phần làm
giảm khả năng ngăn cản cơ thể thực hiện 3 bước, chứ nó không phải nguyên nhân
trực tiếp gây ung thư. Tất cả những nghiên cứu cung cấp yếu tố stress liên quan
đến ung thư chỉ như giọt nước tràn ly chứ đây không phải là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến sự thay đổi và phát triển của hệ thống miễn dịch.
Có thể nói rằng, một phần
căng thẳng có thể dẫn đến ung thư. Áp lực gây ra hậu quả mọi người ăn nhiều
thực phẩm không lành mạnh, ngừng tập thể dục, bắt đầu hút thuốc. Tất cả những
yếu tố này rút ngắn con đường đến ung thư hơn.
Có thể, stress là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy bệnh ung
thư. Bạn không thể thay đổi gen di truyền nhưng lại có thể thay đổi phản ứng
khi bị stress để nó không kéo bệnh tình nặng thêm. Stress không bao giờ thoát
khỏi cuộc sống của bạn, do vậy bạn luôn phải đặt nó trong tầm kiểm soát bằng
những bài thể dục, phương pháp trị liệu ... Mi Trần (psychcentral)
No comments:
Post a Comment