Friday, June 12, 2020

“Mỹ Đen” và “Người Mỹ”


 “Mỹ Đen” và “Người Mỹ”


Có một sự việc đáng tiếc diễn ra mà có lẽ sẽ khiến cho những kẻ nhân danh Black Lives Matter phải nên tự lấy cứt bôi lên mặt mình.

Ngày 1 tháng 6 năm 2020 tại Boston tiểu bang Massachusetts, đài tưởng niệm của Trung Đoàn tình nguyện Massachusetts số 54 trong cuộc nội chiến Mỹ đã bị người biểu tình phong trào Black Lives Matter phá hoại.

Vấn đề là, trung đoàn tình nguyện số 54 gồm toàn... binh sĩ da đen!

Sự việc bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 1863, bộ trưởng bộ chiến tranh Edwin M. Staton yêu cầu thống đốc tiểu bang Massachusetts gỡ bỏ các điều khoản hạn chế để qua đó thành lập các đơn vị lục quân gồm các binh sĩ người da đen tại tiểu bang này. Thống đốc John A. Andrew sau đó đã ra lệnh thành lập sư đoàn bộ binh số 54 sau khi được bộ trưởng Staton ủy quyền. Ông chọn đại tá Robert Gould Shaw làm chỉ huy trung đoàn và bổ nhiệm thêm 29 sĩ quan (24 trong số đó là các cựu chiến binh).

Buổi lễ đăng lính được tổ chức tại nhà thờ Joy Street của người da đen. Do là chế độ tình nguyện nên họ chỉ khuyến khích người da đen nhập ngũ. Ban đầu trung đoàn nhận được sự đăng lính tích cực từ 100 người, sau này tăng thêm 200 người đến từ Pennsylvania rồi đỉnh điểm lên tới 1.100 binh sĩ.

Trung đoàn 54 đã tham gia rất nhiều trận đánh, trong đó có 5 trận đánh lớn. Nổi tiếng nhất đó là trận đánh pháo đài Wagner.

Trận đánh diễn ra tại tiểu bang South Carolina, phe Liên Bang Miền Bắc ở thế tiến công nhằm mục đích đánh chiếm pháo đài vì nơi này có vị trí thuận lợi để nhìn ra cảng Charleston. Đây là trận đánh thứ 2 nhằm vào pháo đài Wagner, trước đó phe Liên Bang đã từng tổ chức nhưng thất bại.

Chiều ngày 18 tháng 7 năm 1863, trung đoàn 54 tiếp cận khu vực rìa ngoài dọc pháo đài, ở đó có một đồi bùn cao, quân sĩ tập trung tại đó để chuẩn bị cho trận đánh vào ban đêm. Lực lượng của phe miền Bắc bao gồm 2 lữ đoàn, trong đó trung đoàn 54 thuộc biên chế của lữ đoàn 1.

Đúng 7h45 phút đêm ngày 18 tháng 7 năm 1863, trung đoàn bộ binh số 54 mở màn đợt tấn công. Đại tá Shaw một mình leo lên bậc bùn rồi hô "Tiến lên, năm mươi tư, tiến lên!". Trận đánh sau đó diễn ra khốc liệt, trung đoàn 54 lần lượt vượt qua đồi bùn, giao tranh với quân Liên Minh Miền Nam, do ở thế tiến công nên quân Liên Bang Miền Bắc nói chung và trung đoàn 54 chịu thiệt hại khá nặng nề, binh sĩ vẫn xông lên dưới làn hỏa lực bắn rất rát từ phía pháo đài Wagner.

Trước làn hỏa lực dữ dội từ pháo đài, binh sĩ của trung đoàn 54 do dự chùn bước, đại tá Shaw thấy thế liền tiếp tục đứng giữa chiến trường hô và giục người của mình tiến lên. Sau đó, đại tá Shaw bị trúng đạn, 3 viên xuyên qua lồng ngực. Ông tử trận.

Trong lúc tiến công, người cầm cờ trong đội hình bị bắn chết, lá cờ Mỹ bị rơi lăn lóc trên chiến trường. Lúc đó, trung sĩ William Harvey Carney thấy thế liền tiếp cận và cầm lá cờ lên, mặc dù bản thân ông cũng 2 lần bị thương nghiêm trọng. Ông vừa tiến công, tay cầm lá cờ vừa hát bài "Boys the Old Flag Never Touched the Ground" (Các chàng trai, lá cờ cũ không bao giờ chạm đất). Khi quân Liên Bang rút lui, ông cũng đem lá cờ quay trở về và tay ông không rời lá cờ.

Mặc dù không thể chiếm được pháo đài Wagner, nhưng vì sự dũng cảm và tinh thần của trung đoàn tình nguyện số 54 nên mọi người đã hoan nghênh và vinh danh trung đoàn. Tạo điều kiện để quân đội Liên Bang có thể tuyển mộ thêm nhiều binh sĩ da màu khác theo như đúng nguyện vọng của tổng thống Lincoln.

Riêng William Harvey Carney được trao huân chương Danh dự (Phần thưởng cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ) và trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong lịch sử được trao huân chương này. 20 người lính Mỹ gốc Phi khác thuộc trung đoàn tình nguyện số 54 cũng được trao huân chương Danh dự sau đó. Buổi lễ trao thưởng diễn ra vào ngày 23 tháng 5 năm 1900, tức là đã 37 năm kể từ sự kiện pháo đài Wagner. Khi đó người ta đã tra ra được lý lịch của ông cùng 20 người khác trong trung đoàn bao gồm đơn vị, công cán và lý lịch. Buổi lễ diễn ra và do đích thân tổng thống Hoa Kỳ khi đó là William McKinley trao huân chương cho ông Carney.

Ông dành phần đời còn lại của mình để làm việc cho Bộ Ngoại Giao tại tòa nhà bang Massachusetts sau đó qua đời vào năm 1908 do một vụ tai nạn. Ông được chôn cất tại New Bedford, Massachusetts.

Sau này một trường tiểu học cũng ở New Bedford, Massachusetts đã cho dựng đài tưởng niệm tướng Shaw cùng trung đoàn tình nguyện số 54 bao gồm việc vinh danh cả ông Carney, đài tưởng niệm hoạt động song song với một đài tưởng niệm của trung đoàn tình nguyện số 54 tại Boston, Massachusetts.

2 địa điểm này vào ngày 1 tháng 6 vừa qua đã bị nhóm biểu tình Black Livess Matter và "đòi công lý" cho George Floyd phá hoại, bôi bẩn.

(Fb Erich Von Manstein)
Theo The vietnamese conservative


No comments:

Post a Comment