05/06/2020
Cho
dù Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã… nói lại cho rõ,
rằng khoản tiền 50 triệu Mỹ kim mà nhà thầu Trung Quốc
đảm nhận vai trò tổng thầu xây dựng tuyến metro Cát
Linh mới đòi, chỉ là đòi trả tiếp khoản tiền mà
phía Việt Nam chưa thanh toán, chứ không phải là đòi trả
thêm (1) nhưng dư vị của dự án này càng lúc càng đắng!
***
Lẽ
ra dự án metro Cát Linh – Hà Đông phải hoàn tất từ
2013 song đến giờ (2020), công trình này không những không
đem lại bất kỳ lợi ích nào về kinh tế - xã hội mà
còn phát sinh đủ loại nợ cả gốc lẫn lãi.
Tuy
nhà thầu Trung Quốc vi phạm tiến độ thi công, thời hạn
hoàn thành công trình nhưng thay vì xem xét trách nhiệm,
kiện - đòi bồi thường, Việt Nam đã xin Trung Quốc cho
vay thêm 340 triệu khiến tổng vốn đầu tư tăng từ 550
triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim
Việc
vay thêm nhằm động viên nhà thầu Trung Quốc hoàn tất
dự án nhưng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa
thể vận hành! Khoản tiền đã vay cả trước lẫn sau cứ
thế sinh lãi, mỗi ngày, Việt Nam phải trả cho Trung Quốc
khoảng một tỉ đồng tiền lãi.
Chuyện
chưa ngừng ở đó vì chưa biết ai, nơi nào dám xác nhận
tuyến metro Cát Linh – Hà Đông hội đủ tiêu chuẩn an
toàn để có thể vận hành. Cách nay nửa năm, cơ quan
chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng từng tiết
lộ: Dự án có nhiều thứ không đồng bộ! Hồ sơ dự
án không đầy đủ và… không thể bổ sung đầy đủ!
Có nghĩa là không có cơ sở để xác nhận an toàn. Thế
thì làm sao có thể sử dụng (2)! Nói cách khác, giá trị
suất đầu tư vào dự án sẽ sớm vượt xa mức một tỉ
Mỹ kim và cứ thế tăng dần vì lãi chồng lãi!
***
Sau
khi nhà thầu Trung Quốc đòi Bộ GTVT trả tiếp khoản 50
triệu Mỹ kim “trước
khi vận hành thử toàn hệ thống và thanh toán toàn bộ
trước khi bàn giao chính thức”,
báo chí Việt Nam đã xới lại những thông tin có liên
quan đến một dự án metro ở Ethiopia.
Tờ
Lao Động dẫn lại câu chuyện mà ông Nguyễn Quang Khai –
cựu Đại sứ Việt Nam tại khu vực Trung Đông từng kể.
Theo đó, quốc gia ở vùng Sừng Châu Phi ấy từng thuê
nhà thầu Trung Quốc thực hiện một dự án metro ở Addis
Ababa - thủ đô Ethiopia (3).
Ethiopia
thuê nhà thầu Trung Quốc thiết kế - thi công – sử dụng
toàn bộ thiết bị, công nghệ Trung Quốc trong dự án
metro ở Addis Ababa sau Việt Nam vài năm. Tuy chiều dài của
dự án metro ở Addis Ababa gấp ba lần chiều dài của dự
án metro Cát Linh – Hà Đông (31 cây số/13 cây số) nhưng
tổng vốn đầu tư chỉ có 475 triệu Mỹ kim, rẻ hơn
tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án metro Cát Linh –
Hà Đông (550 triệu Mỹ kim) khoảng… ba lần. Còn nếu
tính thêm khoản vốn mà Việt Nam phải vay thêm Trung Quốc
để… bổ sung cho dự án (khoảng 342 triệu Mỹ kim) thì
gấp khoảng… 5,5 lần!
Nói
cách khác, cũng đầu tư vào metro, cũng dùng nhà thầu,
thiết bị, công nghệ Trung Quốc nhưng Việt Nam tự nguyện
trả cho Trung Quốc khoản tiền cao hơn khoản tiền mà
Ethiopia chịu trả, tối thiểu là 5,5 lần.
Chỉ
tính tối thiểu, không thể ước định chính xác tổng
vốn đầu tư của Việt Nam cho metro Cát Linh – Hà Đông
gấp bao nhiêu lần Ethiopia vì Việt Nam đã cũng như đang
phải trả thêm lãi và phải cộng thêm vô số thiệt hại
cả về kinh tế lẫn xã hội vì dự án vô dụng.
Bởi
nhà thầu Trung Quốc chỉ mất 38 tháng để hoàn thành dự
án metro ở Addis Ababa nên sau chín tháng tính từ khi dự
án hoàn tất, Ethiopia ước tính, dự án đem lại khoản
lãi chín triệu Mỹ kim, tạo ra khoảng 13.000 việc làm.
Những
dữ liệu vừa kể có thể giúp người Việt hình dung
những tổn thất chưa được thống kê do dự án metro Cát
Linh – Hà Đông trễ đến bảy năm so với kế hoạch của
Việt Nam và cam kết của nhà thầu Trung Quốc.
***
Báo
chí Việt Nam bắt đầu đào xới sâu hơn về những dự
án metro, đường sắt cao tốc mà các nhà thầu Trung Quốc
đã cũng như đang thực hiện ở một số quốc gia như
Ethiopia, Indonesia (4).
Những
thông tin ấy cho thấy có đến… hai Trung Quốc trong cho
vay – tham gia thực hiện các dự án về hạ tầng giao
thông ở bên ngoài Trung Quốc. Một… Trung Quốc rõ ràng
đỡ tệ hơn Trung Quốc đã đến cũng như đang hiện diện
tại Việt Nam!
Trung
Quốc đã đến cũng như đang hiện diện tại Việt Nam
không chỉ tặng Việt Nam khúc xương metro Cát Linh – Hà
Đông! Cách nay nửa tháng, trong một văn bản gửi Quốc
hội để báo cáo về “kết
quả xử lý tồn tại của 12 dự án, doanh nghiệp yếu
kém”,
chính phủ cho biết, 5/12 đại dự án mà mức độ thua lỗ
tính bằng những ngàn tỉ, tuy nguyên nhân khởi phát từ
các nhà thầu Trung Quốc nhưng chính phủ sẽ không kiện
các nhà thầu này vì không thể thắng và sẽ lỗ thêm
chi phí theo đuổi vụ kiện (5)!
Khác
với Trung Quốc dường như đa diện, tốt – xấu tùy…
đối tác, dường như Việt Nam rất… nhất quán trong vay
vốn, lựa chọn, giám sát, ứng xử với các nhà thầu
Trung Quốc. Vì sao? Cứ ngẫm cho kỹ ngạn ngữ: “Đi
với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”!
Chú
thích
No comments:
Post a Comment