TQ muốn đưa mặt trăng giả vào không gian?
·
20 tháng 10 2018
Một công ty Trung Quốc
vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng đưa một "mặt trăng giả" vào
không gian để thắp sáng bầu trời đêm.
Theo tờ Nhật báo Nhân
dân, giới chức tại một viện hàng không vũ trụ tư nhân ở thành phố Thành Đô muốn
đưa "vệ tinh chiếu sáng" này vào quỹ đạo vào năm 2020, và nói vệ tinh
này sẽ đủ sáng để thay thế đèn đường.
Ý tưởng
như-tiểu-thuyết đã châm ngòi cho sự tò mò cũng như hoài nghi của các nhà khoa
học, với rất nhiều câu hỏi và sự chế nhạo.
Hiện vẫn có rất ít
thông tin được công bố về dự án - một điều có phần mâu thuẫn.
Tờ Nhân dân Nhật báo
lần đầu tiên viết về dự án này, trích dẫn bình luận tại một hội nghị đổi mới
của Wu Chunfeng, Chủ tịch Viện nghiên cứu hệ thống vi điện tử Viện vũ trụ Thành
Đô.
Ông Wu cho biết ý
tưởng này đã được thử nghiệm trong vài năm qua và công nghệ hiện tại đã sẵn
sàng để biến nó thành hiện thực và dự kiến tiến hành vào 2020.
Tờ Nhật Báo trích lời
ông Wu nói rằng ba "tấm gương khổng lồ" có thể được đưa vào không
gian vào năm 2022.
Hiện cũng không rõ
liệu dự án này có nhận được bất kì sự ủng hộ tài trợ chính thức nào.
Mặt trăng giả?
Mặt trăng nhân tạo sẽ
hoạt động như một tấm gương, phản chiếu ánh sáng mặt trời quay trở lại Trái
Đất, theo tờ Nhật báo Nhân dân.
Nó sẽ bay trong quỹ
đạo cách Trái đất 500km - gần bằng chiều cao của Trạm vũ trụ quốc tế. Trong khi
đó quỹ đạo của Mặt trăng thật thì cách Trái đất khoảng 380.000km.
Các báo cáo không đưa
ra chi tiết mặt trăng giả sẽ trông như thế nào, nhưng ông Wu nói nó sẽ phản
chiếu ánh sáng mặt trời cho một khu vực từ 10km đến 80km với độ sáng gấp
"tám lần" của Mặt trăng thật.
Theo ông Wu, cả độ
chính xác và cường độ của ánh sáng sẽ được kiểm soát.
Nhưng để làm gì?
Để tiết kiệm tiền.
Nghe có vẻ vô lý nhưng
các quan chức hàng không vũ trụ Thành Đô nói rằng đặt một mặt trăng giả trong
không gian thực sự sẽ rẻ hơn là kinh phí làm đèn đường.
Tờ Nhật báo Nhân dân
trích lời ông Wu rằng chiếu sáng một khu vực có diện tích 50km2 có thể tiết
kiệm tới 1,2 tỷ NDT (173 triệu USD), bằng một năm tiền điện.
Và nó cũng có thể
"chiếu sáng các khu vực bị mất điện" trong một thảm họa tự nhiên như
động đất.
"Hãy nghĩ về điều
này như một kiểu đầu tư," Tiến sĩ Matteo Ceriotti, một giảng viên về Kỹ
thuật Hệ thống Không gian tại Đại học Glasgow, nói với BBC.
"Điện vào ban đêm
rất tốn kém, vì vậy nếu bạn có thể chiếu sáng miễn phí lên đến 15 năm, thì nó
tốt hơn cho kinh tế về lâu dài."
Nhưng liệu có khả thi?
Theo tiến sĩ Ceriotti,
theo lý thuyết khoa học, thì mặt trăng nhân tạo hoàn toàn khả thi.
Nhưng để làm được điều
này, mặt trăng giả sẽ phải luôn ở trong quỹ đạo ngay trên Thành Đô - một khu
vực tương đối nhỏ bé khi bạn nhìn Trái đất từ vũ trụ.
Điều đó có nghĩa là nó
cần phải nằm trong quỹ đạo địa tĩnh, cách trái đất khoảng 37.000km.
Tiến sĩ Ceriotti cho
biết: "Vấn đề duy nhất là ở khoảng cách đó bạn cần hướng vệ tinh chính xác
đến cực kỳ chính xác.
"Nếu bạn muốn
thắp sáng một khu vực khoảng 10km, chỉ cần bạn chiếu chệch gốc 1/100 độ thì nó
đã chiếu sáng vào một nơi hoàn toàn khác."
Và để có thể chiếu
sáng từ khoảng cách đó, thì gương sẽ phải thật sự khổng lồ.
Điều này có tác động gì đến môi trường?
Kang Weimin, giám đốc
Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, nói với tờ Nhân dân hàng ngày rằng ánh sáng của vệ
tinh sẽ tương tự như "ánh sáng hoàng hôn" và "không ảnh hưởng
đến thói quen của động vật".
Nhưng người dùng mạng
xã hội ở Trung Quốc có vài mối quan tâm.
Một số người nói rằng
nó chắc chắn sẽ gây nhầm lẫn cho động vật ăn đêm, trong khi những người khác
nói rằng nhiều thành phố ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm ánh sáng.
"Mặt trăng sẽ làm
tăng đáng kể độ sáng ban đêm của một thành phố vốn đã bị ô nhiễm ánh sáng, tạo
ra vấn đề cho cư dân Thành Đô, những người không thể sàng lọc ánh sáng không
mong muốn," John Barentine, Giám đốc Chính sách Công tại Hiệp hội Bầu trời
Đêm Quốc tế nói với Forbes.
Tiến sĩ Ceriotti nói
với BBC rằng nếu ánh sáng quá mạnh "nó sẽ phá vỡ chu kỳ ban đêm của thiên
nhiên và điều này có thể ảnh hưởng đến động vật".
"Nhưng ngược lại
nếu ánh sáng quá mờ nhạt thì câu hỏi là, thế thì tạo ra nó để làm gì?"
Thực ra đây cũng không
phải là tấm gương phản chiếu ánh sáng đầu tiên được dự kiến đem ra thử nghiệm.
Năm 1993, các nhà khoa
học Nga đã gửi đi một tấm gương phản chiếu rộng 20m từ một con tàu bay đến Trạm
Không gian Mir, quay quanh quỹ đạo từ 200km đến 420km.
Znamya 2 nhanh chóng
chiếu sáng một điểm cách Trái đất với đường kính 5km.
Ánh sáng chiếu rọi qua
châu Âu với tốc độ 8km/h, trước khi vệ tinh bị đốt cháy trên đường quay lại bầu
khí quyển.
Nỗ lực xây dựng một mô
hình Znamya lớn hơn thất bại vào cuối những năm 1990.
Trưởng ban biên tập
viên khoa học của BBC vào thời điểm đó nói rằng "rất có ít khả năng Trái
đất sẽ có được một chiếu gương không gian phản chiếu ánh sáng trong tương lai
gần".
No comments:
Post a Comment