CHỆT
Một
chương trình trào phúng chính trị phát sóng trên đài truyền hình quốc gia Thụy
Điển bị phản ứng vì khuyên du khách Tàu không nên “phóng uế bừa bãi” nơi
công cộng.
Chương trình châm biếm
khuyên khách du lịch không nên phóng uế bừa bãi
Ảnh chụp màn hình SVT
Chương trình Svenska
Nyheter phát sóng trên đài truyền hình quốc gia SVT cuối tuần rồi có nội dung
châm biếm những điều "nên và không nên làm" đối với
khách du lịch Tàu đến Thụy Điển, theo Reuters.
Trong danh sách những
việc cần tránh bao gồm không nên “phóng uế bừa bãi nơi công cộng” nhất là di tích lịch sử và không lầm tưởng những con chó là
bữa ăn trưa.
Chương trình này thậm
chí còn châm biếm vụ cảnh sát Thụy Điển lôi du khách Tàu ra khỏi một khách sạn xảy ra gần đây.
Đại sứ quán Tàu Quốc tại
Thụy Điển lên tiếng chỉ trích chương trình và yêu cầu STV cùng người dẫn chương
trình Jesper Ronndahl phải xin lỗi, đồng thời đe dọa sẽ có hành động phản ứng
phù hợp.
Tuy nhiên, sau đó ông
Ronndahl đăng tải bình luận mang tính châm biến trên Twitter rằng: “Chúng
tôi có lẽ gây ra khủng hoảng ngoại giao với nước lớn”.
Giám đốc SVT Thomas Hall
khẳng định chương trình chỉ mang tính trào phúng, không có gì sai trái và nhấn
mạnh sẽ không xin lỗi.
Trên mạng xã hội Sina
Weibo, nhiều người Tàu chia sẻ thông tin trên và bày tỏ sự bất bình.
Ăn vạ & ăn thua đủ
???
Trong
khi một tàu quân y Tàu cộng cập hải cảng Venezuela làm “công tác
nhân đạo” (từ ngày 22 đến 30-9-2018) thì Tàu cộng tiếp tục “ăn
thua đủ” với Thụy Điển từ một chuyện nhỏ nhặt. Ngày 22-9-2018, Tòa đại
sứ Tàu cộng tại Thụy Điển thậm chí phát đi cảnh báo về chuyện ngày
càng có nhiều du khách Tàu bị trộm cướp“hầu như mỗi ngày” khi du
lịch tại nước này!
“Vừa ăn
cướp vừa la làng” không
chỉ là hành vi của những kẻ ít học lưu manh vặt. Nó còn là “phong
cách ngoại giao” rất quen thuộc của Bắc Kinh.
“Nghệ
thuật ăn vạ”. South China Morning Post
Sự kiện xảy ra vào ngày
2-9-2018, khi gia đình Zeng đến một nhà trọ Thụy Ðiển vào giữa đêm. Báo chí địa
phương cho biết gia đình Zeng đến trước thời điểm đặt phòng 15 tiếng nhưng nhà
Zeng nói rằng họ đến trước chỉ vài giờ. Nhà Zeng đòi “tạm trú” tại
sảnh nhà trọ cho bằng được. Nhà trọ thoạt đầu đồng ý nhưng sau đó nhóm người
Trung Quốc gọi thêm một người nữa đến! Thế là họ được mời ra. Tuy nhiên, họ
không đi. Cảnh sát được gọi đến. Họ bò lăn bò toài ra đường, khóc lóc vật vã.
Một thành viên gia đình Zeng kêu gào thảm thiết: “Họ giết chúng tôi. Họ
giết chúng tôi”. Ðoạn clip của một người đi đường quay lại cảnh “bi
thảm” này cho thấy cảnh sát Thụy Ðiển không có bất kỳ dấu hiệu bạo
hành nào. Khi thấy đám nhà Zeng vật vã, cảnh sát chỉ đứng nhìn.
Tuy nhiên, tờ Hoàn
cầu thời báo viết rằng cảnh sát Thụy Ðiển đến, bắt ba thành viên nhà
Zeng rồi đánh hai ông bà già. Trả lời phỏng vấn, đại sứ Trung cộng
tại Thụy Ðiển, Quế Tùng Hữu (Gui Congyou), nói thêm rằng hành
xử của cảnh sát Thụy Ðiển là “quá tàn bạo”, rằng gia đình Zeng bị
tống ra nghĩa địa (trong khi thực tế họ được đưa đến nhà ga xe lửa tên
“Skogskyrkogården” – có nghĩa “Nghĩa trang Woodland”, đặt theo tên một nghĩa
trang gần đó). Vụ “bạo hành”, “vi phạm nhân quyền nghiêm
trọng” và “ăn ở bất nhân thất đức” của cảnh sát Thụy
Ðiển đã được kích động thành một sự kiện “rất đáng quan ngại”. Dư
luận Tàu cộng nổi giận đùng đùng. Báo chí và mạng xã hội Tàu cộng
được bật đèn xanh chửi rủa Thụy Ðiển…
Du khách Tàu cho con tè
và ị ngay ngoài phố !
Thật ra sự việc Zeng chỉ
là cái cớ để Trung cộng “bé xé ra to”. Bắc Kinh
vốn đã “quê” vụ Thụy Ðiển lên án việc Tàu cộng bắt giữ bất hợp
pháp Quế Mẫn Hải (Gui Minhai) – một người bán sách Thụy Ðiển
gốc Tàu, bị Tàu cộng bắt cóc và giam từ năm 2015 đến nay. Mới đây, ngày
11-9-2018, thủ lĩnh tinh thần Tây Tạng, Ðức Dalai Lama, đã đến Thụy Ðiển nhân
dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập tổ chức từ thiện Individuell
Människohjälp (rồi sau đó ông có bài thuyết giảng tại thành phố Malmö). Vụ
này càng khiến Bắc Kinh tức tối.
Trong thực tế, Tàu cộng
đã trở nên ngạo mạn và lố bịch trên sân khấu ngoại giao thế giới vài năm gần
đây. Sự kiện ồn ào quanh việc Tàu cộng không đưa xe thang đến chuyên cơ
Air Force One đón Tổng thống Barack Obama hồi Hội nghị thượng đỉnh Hàng
Châu (ngày 4 và 5-9-2016) là một ví dụ. Ðây là hành động chủ ý
nhằm làm nhục Tổng thống Mỹ. Bộ ngoại giao Tàu cộng không hề lên tiếng về việc
này. Ðiều đó một lần nữa cho thế giới có thêm một bằng chứng nữa về “bản
chất khó dời” của Tàu cộng : nhỏ nhen, ti tiện và ngạo mạn.
Hình ảnh tự bôi nhọ
tương tự ngày càng được biết đến như một “đặc tính” của chính
quyền cộng sản Tầu . Một sự kiện nữa để “minh họa”. Sa Tổ
Khang (Sha Zukang, phó tổng thư ký đặc trách các vấn đề xã hội-kinh tế
của Liên Hiệp Quốc từ 2007-2012), trong phiên họp tại một khu nghỉ mát
ở Áo vào tháng 9-2010, sau khi uống rượu say đã giật micro nói với Tổng thư ký
Ban Ki-moon: “Tôi biết ông chẳng bao giờ ưa tôi, ông tổng thư ký à. Mà
tôi cũng có bao giờ ưa ông đâu”. Họ Sa sau đó quay sang nhìn viên chức
LHQ Robert Orr (người Mỹ) lè nhè nói tiếp: “Tôi thật
sự không thích cái thằng cha đó. Hắn là người Mỹ và tôi thật sự không thích bọn
Mỹ”. Trước đó, trong cuộc phỏng vấn BBC năm 2006, nhân vật từng lăn
lộn trong nghề ngoại giao suốt bốn thập niên này đã tỉnh táo nói: “Cái
bọn Mỹ này nên câm họng lại thì hơn. Im mồm đi. Mấy người là số một chắc
? Sao cứ chỉ trích Tàu cộng vậy? Quên đi. Ðến lúc câm họng lại đi. Mấy
người có quyền làm bất cứ gì tốt cho mấy người nhưng đừng bảo chúng tôi là cái
gì thì tốt cho Tàu cộng ”.
Gần đây, trong cuộc họp
báo ngày 1-6-2018 tại Ottawa (Canada) với Ngoại trưởng
Stephane Dion, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng sừng sộ với nữ phóng viên Amanda
Connolly của iPolitics khi được hỏi về vấn đề nhân quyền Tàu
cộng , về thái độ ngang ngược trong hồ sơ biển Ðông, về việc bắt giam công dân
Canada Kevin Garratt với cáo buộc làm gián điệp. Vương Nghị đã“nhảy dựng” lên
chỉ thẳng vào mặt Amanda Connolly và lớn tiếng giảng về… nhân quyền. Sự việc
khiến người ta nhớ lại hồi năm 2000, chủ tịch Giang Trạch Dân cũng nhỏm dậy
khỏi ghế và chỉ tay mắng một phóng viên Hong Kong rằng, “anh quá quen
với những giá trị phương Tây nhưng anh còn non nớt lắm”. Giang nói
thêm rằng mình đã đi nhiều nước phương Tây, “nói chuyện và cười giỡn
thoải mái” với nhà báo lừng danh Mike Wallace của CBS. Tuy nhiên,
Giang đã không kể lại việc Mike Wallace hỏi những gì. Một trong những câu hỏi
mà Mike Wallace đặt ra là: “Tại sao Tàu cộng không tổ chức bầu cử
phổ thông?”. Giang trả lời: “Người Tàu cộng còn rất thấp về giáo
dục”.
Gần hai thập niên sau
nhận xét của Giang Trạch Dân, một số người Tàu dường như vẫn còn rất “thấp
về giáo dục”. Cho nên mới xảy ra những chuyện như vụ nhà Zeng ăn vật
ăn vạ; những chuyện du khách Tàu cộng đi ị trong hành lang Viện bảo tàng
Louvre; những chuyện hành khách Tàu cho con tè ngay giữa lối đi trên khoang
hành khách trong một chuyến bay từ Bắc Kinh đến Paris; như chuyện một doanh
nhân Tàu hồi giữa tháng 9-2018 đã bị Kenya tống khỏi nước mình sau khi
nói: “Mọi người, mọi người Kenya, thậm chí cả Tổng thống Uhuru
Kenyatta, đều trông như khỉ!”.
Tàu cộng đã chi hàng tỉ
đôla cho các chiến dịch xây dựng hình ảnh ở hải ngoại (khoảng 10 tỷ USD
– tính đến năm 2017, theo giáo sư David Shambaugh thuộc Ðại học George
Washington). Tuy nhiên, như thường được nói, người ta có thể mang khỉ
ra khỏi rừng nhưng không thể lấy đi cách thức hành xử rừng rú ra khỏi loài khỉ.
Văn minh không thể mua, bằng bất cứ gì. Văn minh là kết quả của sự bền bỉ giáo
dục. Trong khi đó, những giá trị cốt lõi nhất của giáo dục xây dựng con người
bằng tinh thần nhân bản thì cộng sản đã phá hủy để thay bằng tuyên truyền. Ðáng
tiếc cho một dân tộc có bề dày lịch sử về “nhân-nghĩa-lễ-trí-tín” đã
bị “văn hóa cộng sản” đẩy lùi đến tình trạng “tiến hóa
ngược”.
Than chao,
Que Do
Que Do
No comments:
Post a Comment