Tuesday, September 18, 2018

Bão Măng Cụt càn quét miền Nam Trung Quốc


Bão Măng Cụt càn quét miền Nam Trung Quốc

·         17 tháng 9 2018Miền Nam Trung Quốc đang gánh chịu cơn bão Măng Cụt kéo theo mưa lớn và tốc độ gió lên tới 162km/h.
Hàng triệu người bị ảnh hưởng khi các chuyến bay, chuyến tàu bị hủy và các con đường bị đóng.
Cư dân ở tỉnh Quảng Đông nhận được cảnh báo ở mức độ cao nhất.
Hai người đã thiệt mạng, theo báo nhà nước Trung Quốc.
Trước đó, ít nhất 64 người chết ở Philippines.
Măng Cụt, được coi là cơn bão mạnh nhất năm 2018, càn quét phía bắc đảo Luzon của Philippines hôm thứ Bảy trước khi đi về phía tây.
Cơn bão dự kiến ​​sẽ dần suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào hôm 18/9 khi nó tiếp tục di chuyển trong đất liền.
Măng Cụt đổ bộ vào bờ biển Trung Quốc gần thành phố Giang Môn vào chiều 16/9.
Hơn 2,45 triệu người đã được sơ tán trước khi chính quyền ban hành cmức cảnh báo cao nhất.
'Gió rất mạnh'
Matt Bossons, nhà báo Mỹ đang ở Thâm Quyến cho hay:
"Gió rất mạnh và mưa to làm hạn chế tầm nhìn vào thời điểm này.
Sóng lớn trong lúc bão đổ vào bãi biển.
Lẽ ra chúng tôi đã rời khỏi đây sáng nay nhưng giờ thì vẫn còn kẹt ở đây vì những tuyến đường chính đều bị đóng. Các chuyến tàu nối Thâm Quyến với các tỉnh đều ngưng chạy. Do vậy, kế hoạch rời khỏi đây của chúng tôi bị hoãn lại trong ít nhất 24 giờ tới."
Philippines đang thống kê thiệt hại kinh tế và thương vong do cơn bão Măng Cụt gây ra.
Tỉnh nông nghiệp Cagayan gánh chịu nhiều thiệt hại về mùa màng.
Cơn bão với diện mưa lên tới 900 km và gió mạnh hiện đang hướng về phía nam Trung Quốc.
Nó đổ bộ vào Baggao, đông bắc của đảo Luzon, vào khoảng 01:40 giờ địa phương hôm 15/9 và rời đất liền khoảng 20 giờ sau đó.
Được dự báo là siêu bão mạnh nhất năm 2018 nhưng Măng Cụt đã giảm sức mạnh khi đổ bộ.
5 triệu người nằm trong khu vực bão quét qua và hơn 100.000 người trú ẩn trong các khu trại tạm.
Hầu hết các tòa nhà ở Tuguegarao, thủ phủ của tỉnh Cagayan, bị thiệt hại, một quan chức cho biết.
Francis Tolentino, cố vấn chính trị của Tổng thống Rodrigo Duterte, nói với BBC rằng chỉ 1/5 sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch trước cơn bão và những người trồng gạo và bắp bị thiệt hại nhiều.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Philippines, Richard Gordon, nói với BBC hôm 15/9 rằng nước này vẫn chưa ngoài vòng nguy hiểm.
"Vấn đề tiếp theo mà chúng tôi phải đối mặt là lũ lụt," ông nói.
Phóng viên BBC Jonathan Head đang ở đảo Luzon, chứng kiến 200 người tạm trú tại một trường học tiếp tục được sơ tán do nước sông dâng cao.
Cơn bão lớn nhất từng được ghi nhận ở Philippines là siêu bão Hải Yến 2013, đã giết chết hơn 7.000 người và ảnh hưởng tới hàng triệu người khác.
Bão được dự báo sẽ tiếp tục đi về phía Tây, đi qua Hong Kong vào chiều Chủ Nhật.
Chính quyền Hong Kong đã cảnh báo kêu gọi người dân ở trong nhà khi cơn bão đến gần, và các chuyên gia thời tiết cho rằng đây có thể là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất để tấn công lãnh thổ này trong nhiều thập kỷ.
Các cơn bão dự kiến sẽ suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới vào thứ Ba.

Philippines đã ban hành cảnh báo ở hàng chục tỉnh, và hoạt động du lịch biển và hàng không đã bị hạn chế. Các chuyến bay đã bị hủy bỏ, các trường đóng cửa và lực lượng quân đội đang chờ đợi trong tư thế sẵn sàng.
Các nhà chức trách cũng cảnh báo rằng mưa lớn có thể gây ra lở đất và lũ quét.
Có phải do nóng lên toàn cầu?
Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và bão nhiệt đới là một mối quan hệ phức tạp.
Bão được hình thành khi không khí được làm nóng bởi nước biển ấm. Vì vậy, khi nhiệt độ của nước biển tăng lên, dự báo cường độ của các cơn bão sẽ tăng lên trong tương lai.
Một bầu không khí nóng hơn cũng có thể chứa nhiều nước hơn, vì vậy điều này sẽ khiến các cơn bão đổ kéo thêm nước vào các khu vực bị ảnh hưởng.
Nhưng có rất nhiều yếu tố tác động đến các hiện tượng này, rất khó để có thể đưa ra một khẳng định rõ ràng từ dữ liệu.



No comments:

Post a Comment