Phúc
thẩm Nguyễn Văn Túc: ‘Bản lĩnh, không xin xỏ’
·
34 phút trước
Phiên tòa phúc thẩm
tại Hà Nội hôm 14/9 tuyên y án sơ thẩm 13 năm tù giam, 5 năm quản chế cho bị
cáo Nguyễn Văn Túc, vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân" theo điều 79, của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Một số tổ chức nước
ngoài như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) gọi ông Túc là nhà hoạt động nhân
quyền, kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông.
Theo luật sư bào chữa
Ngô Anh Tuấn, trong phần nói lời cuối cùng tại phiên toà phúc thẩm vụ án xét xử
mình, ông Nguyễn Văn Túc ngẫu hứng biến tấu bài thơ của Hồ Xuân Hương
"Khóc ông Phủ Vĩnh Tường":
"Cán cân công lý
rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn
thắt chặt rồi"
Ông Túc là một người
"rất bản lĩnh," luật sư Ngô Anh Tuấn nói. "Đây là bản án thái
độ, tức thái độ của bị cáo sẽ đồng hành với bản án của họ."
Có một số tình tiết
như thân nhân, bệnh tật cũng như việc ông Túc từng đi bộ đội có thể giúp làm
giảm nhẹ bản án nhưng ông Túc đã dặn luật sư "không xin xỏ hay nhắc đến
gia cảnh".
Luật sư Ngô Anh Tuấn
cho biết, phiên tòa phúc thẩm diễn ra nhưng hạn chế phần tự bào chữa của bị cáo
và tranh luận, đối đáp giữa bên viện kiểm sát và luật sư đã bị tòa cắt ngang.
Điều này khiến ông Túc
và vợ và con gái có mặt tại phiên tòa rất tức giận, bật miệng chửi thề trước
tòa.
Trong lời nói cuối
cùng tại phiên tòa, ông Túc nói: "Tôi đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội, tôi
mong muốn xã hội vận động theo hướng tích cực. Tôi không muốn lặp lại những sai
lầm mà Đảng Cộng sản đã mắc phải để gây nên hận thù dân tộc kéo dài và nhiều
mâu thuẫn không giải quyết được."
"Tôi đấu tranh và
tôi chấp nhận hậu quả để mong rằng lớp con cháu sau này nhận ra sai lầm của
Đảng Cộng sản để thay đổi. Tôi không vô cảm."
Ông Nguyễn Văn Túc là ai?
Ông Túc từng ngồi tù
bốn năm, từ 2008-2012, và ba năm quản chế vì tội "Tuyên truyền chống phá
nhà nước". Ông bị xử cùng ông Phạm Văn Trội.
Sau khi ra tù, ông Túc
vẫn tiếp tục các hoạt động khiếu kiện đất đai, đòi hỏi quyền lợi cho người dân.
Theo lời kể của bà Rề,
ông từng đi bộ đội bốn năm ở Campuchia và "được tặng bằng khen".
Ông Túc bắt đầu thực
sự "dấn thân" vào con đường đấu tranh khiếu kiện khi ruộng vườn 4 sào
của ông bị đòi bán với giá rẻ mạt, gia đình bị xã hội đen uy hiếp hồi 2007.
Bà Rề kể ông Túc bị
bắt giữ hồi 1/9/2017 sau khi lên Ủy ban nhân dân huyện để làm việc về một khiếu
kiện bồi thường đất đai cho người dân. Khi đang trở về nhà thì ông đột ngột bị
bắt giữ, "quăng lên xe".
Bà Rề cho biết ông Túc
hiện đang bị bệnh tật rất nặng, như bệnh trĩ và tim mạch mãn tính, viêm giác
mạc mãn tính, vai ông vẫn còn đau nhức từ lần bị bắt giữ vào năm ngoái.
"Bình thường ở
nhà ông ấy [tiết kiệm] lắm. Ông ấy nói ông ấy ăn uống khổ nó quen rồi. Tôi chỉ
thương ông ấy bệnh tật chứ tinh thần ông ấy minh mẫn lắm, việc nào ông ấy cũng
nhớ, tại tòa ông ấy đọc vanh vách."
Bà Rề hy vọng ông Túc
được giam giữ trại giam gần nhà để dễ dàng thăm nuôi, đưa thuốc cho ông.
Báo chí Việt Nam viết gì về ông Túc?
xã Việt Nam, ông Túc bắt đầu tham gia khiếu
kiện từ 1997, với hoạt động "tính cố chấp, kéo dài nên đã bị các đối tượng
phản động trong, ngoài nước lôi kéo, kích động, mua chuộc. Túc chuyển sang bất
mãn chế độ."
Từ 2006, ông Túc
"bị các đối tượng phản động vận động tham gia" các tổ chức như Đảng
Dân chủ 21, Hội dân oan, Khối 8406….
Báo chí trong nước cho
rằng ông Túc đã được "hỗ trợ vật chất, khích lệ tinh thần để tập hợp những
đối tượng khiếu kiện cố chấp, có tư tưởng bất mãn, chán ghét chế độ, tiến hành
các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước."
Sau khi mãn hạn tù hồi
2012, ông Túc "tiếp tục hoạt động chống đối".
Ông Túc đã "công
khai thái độ chống đối, coi thường pháp luật, núp danh nghĩa tuyên bố sẽ đấu
tranh vì 'dân chủ, nhân quyền' để chống Đảng, chế độ".
Ông "thường xuyên
sử dụng mạng internet, liên lạc, hội luận, đăng tải các tài liệu có nội dung
xấu, nhiều lần vi phạm án phạt quản chế tự đi khỏi địa phương, gặp gỡ các đối
tượng chống đối chính trị và tham gia biểu tình ở Hà Nội".
Tại phiên tòa phúc
thẩm, Thông tấn xã ghi, ông Túc "vẫn tỏ thái độ chống đối và kháng cáo
toàn bộ bản án".
No comments:
Post a Comment