Thạc
sĩ chống tham nhũng ở VN: ‘Lố bịch’ hay ‘muộn còn hơn không’?
07/08/2018
Chương trình thạc sĩ
chống tham nhũng đầu tiên ở Việt Nam đang chịu sự hoài nghi và mỉa mai từ công
chúng, các nhà nghiên cứu và một số tờ báo. Ở góc nhìn khác, có những người cho
rằng đến bây giờ Việt Nam mới đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng là chậm hơn các
nước khác, nhưng chậm còn hơn không.
Có tên đầy đủ là
Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Luật học về Quản trị Nhà nước và Phòng chống tham
nhũng, chương trình được Đại học Quốc gia Hà Nội công bố hôm 2/8, và do Khoa
Luật của trường thực hiện.
Báo chí trong nước
tường thuật vắn tắt rằng chương trình nhắm mục tiêu đào tạo ra các chuyên gia
có kiến thức “toàn diện, chuyên sâu về quản trị nhà nước và phòng chống tham
nhũng” cho các cơ quan tổ chức đang tham gia vào công cuộc phòng chống tham
nhũng ở Việt Nam.
Những người theo học
trong chương trình cần phải có bằng cử nhân ngành luật hoặc gần với ngành này,
như quản lý nhà nước, quản lý công hay chính trị học, theo các báo. Trường bắt
đầu tuyển sinh khoá đầu tiên vào giữa tháng 9 tới.
Các giảng viên của
Khoa Luật ĐHQG Hà Nội sẽ đảm nhiệm phần lớn việc giảng dạy, bổ sung cho họ là
các giáo sư nước ngoài hoặc từ các trường đại học Việt Nam khác, cũng như các
chuyên gia tại các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác, các báo cho hay.
Dẫn lại thông tin từ
lễ công bố chương trình, các báo cho biết, từ năm 2012, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội
đã dạy về phòng chống tham nhũng như là một môn học riêng, trở thành cơ sở giáo
dục đại học đầu tiên tại Việt Nam thực hiện một chỉ thị của thủ tướng về đưa
phòng chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy.
... việc đấu đá đấy được biện minh đó là việc
làm trong sạch bộ máy, rồi chống tham nhũng, v.v và v.v… Và trong bối cảnh trớ
trêu như vậy, người dân mới thấy chuyện đào tạo thạc sĩ về cái chuyên ngành như
thế là cái trò lố bịch.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Trong suốt 5 ngày kể
từ lễ công bố, dư luận trên mạng xã hội liên tục thể hiện nhiều ý kiến hoài
nghi về tác dụng của chương trình.
Nhiều người khác nhau
cho rằng việc đào tạo này chỉ lãng phí vì tình trạng tham nhũng ở Việt Nam mấy
chục năm nay không có gì thay đổi. Một số người gọi chương trình là “trò hề”
hoặc “tào lao”. Trong khi đó, có những người suy diễn xa hơn rằng kiến thức về
chống tham nhũng có thể giúp cho một số kẻ biết cách che đậy để tham nhũng một
cách tinh vi hơn, bài bản hơn.
Trên báo chí chính
thống, sự hoài nghi tương tự được thể hiện qua các bài báo như “Nói thẳng:
‘Thạc sĩ chống tham nhũng’, buồn cười quá!” trên tờ Người Lao Động, hay bài
“Thạc sĩ phòng chống tham nhũng: Đào tạo để làm gì?” trên Đất Việt.
Tiến sĩ Nguyễn Quang
A, một nhà hoạt động nổi tiếng, lý giải với VOA rằng sở dĩ nhiều người Việt Nam
ngờ vực và châm biếm về chương trình vì lâu nay chính quyền thường “xảo ngôn”
khi nói về các sự việc, “làm méo mó” ý nghĩa của các khái niệm.
Trong quan điểm của vị
tiến sĩ, cái gọi là chống tham nhũng ở Việt Nam thực chất chỉ là “các cuộc
thanh trừng phe phái trong nội bộ một đảng cộng sản duy nhất cầm quyền”.
Ông nói:
“Tất cả những vụ án
vừa rồi, diệt ông này, diệt ông kia, đốt lò, thì đều nhân danh chống tham
nhũng, thật ra là chuyện phe phái đấu đá lẫn nhau. Nhưng việc đấu đá đấy được
biện minh đó là việc làm trong sạch bộ máy, rồi chống tham nhũng, v.v và v.v…
Và trong bối cảnh trớ trêu như vậy, người dân mới thấy chuyện đào tạo thạc sĩ
về cái chuyên ngành như thế là cái trò lố bịch”.
Theo xếp hạng của Tổ
chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam đứng thứ 107
trong số 180 nước, có tiến bộ một chút so với thứ hạng 113 trên 176 của năm
2016, nhưng vẫn trong nhóm các nước có tình trạng tham nhũng cao.
Tại Hội nghị tổng kết
10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức ngày
4/3/2016, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính
phủ, nói: “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Chống lại
cơ chế xin cho, chúng tôi chống lại có khi ‘chết’ trước”.
Giảng dạy cho tất cả mọi người, đặc biệt là
những người trong hệ thống công quyền nắm được thế nào là tham nhũng, hay tham
nhũng có thể bị xử lý như thế nào lẽ ra là nên có lâu rồi.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng
Trong các cuộc thảo
luận trên mạng Internet, nhiều người dẫn lại phát ngôn cách đây hơn 2 năm của
ông Đạt để nhấn mạnh quan điểm rằng việc đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng sẽ
không đem lại tác động gì đáng kể, trong bối cảnh tham nhũng diễn ra tràn lan
từ cấp trung ương cho đến cấp xã.
Mặc dù vậy, tiến sĩ
Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, có cách nhìn
khác. Bà cho hay rằng chương trình ra đời là kết quả của tâm huyết, nhiều nỗ
lực, thậm chí là sự khổ công của nhiều người tại Khoa Luật ĐHQG Hà Nội.
So với nhiều nước khác
đã có đào tạo thạc sĩ chống tham nhũng từ lâu, ngay như nước láng giềng Trung
Quốc cũng theo thể chế cộng sản đã cho thí điểm đào tạo ngành này từ đầu năm
2011, nữ tiến sĩ cho rằng Việt Nam “đã muộn, nhưng muộn còn hơn không”.
Bà nói:
“Giá như nó được triển
khai sớm hơn. Lẽ ra phải từ rất sớm thì mới đúng. Lạm quyền và tham nhũng là
vấn đề của nhân loại chứ không của riêng Việt Nam. Giảng dạy cho tất cả mọi
người, đặc biệt là những người trong hệ thống công quyền nắm được thế nào là
tham nhũng, hay tham nhũng có thể bị xử lý như thế nào lẽ ra là nên có lâu
rồi”.
Singapore chưa phải là một nước dân chủ, nhưng
nền pháp trị của người ta rất rạch ròi ... Luật pháp nghiêm minh, minh bạch và
quản trị tốt thì lập tức tham nhũng sẽ giảm
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Nhà xã hội học Khuất
Thu Hồng nói thêm rằng, chương trình đào tạo nói riêng và Việt Nam nói chung có
thể tham khảo nhiều kinh nghiệm hay và thành công về chống tham nhũng đã được
đúc kết ở nhiều nước, ví dụ như các nước Bắc Âu hay Mỹ.
Trong khi đó, tiến sĩ
Quang A nêu ý kiến rằng Việt Nam không cần đi đâu xa mà hãy “học” Singapore
ngay trong khu vực. Theo ông, chống tham nhũng hiệu quả không nhất thiết phải
gắn với thể chế dân chủ vì thực tế cho thấy có những nước dân chủ nhưng tham
nhũng vẫn cao, và ngược lại.
Ông nói:
“Singapore chưa phải
là một nước dân chủ, nhưng nền pháp trị của người ta rất rạch ròi. Pháp luật là
trên hết, không có ai là ngoại trừ cả. Quản trị đất nước một cách minh bạch,
hiệu quả. Chuyện minh bạch là rất quan trọng trong chống tham nhũng. Luật pháp
nghiêm minh, minh bạch và quản trị tốt thì lập tức tham nhũng sẽ giảm”.
Theo vị tiến sĩ, tuy
Việt Nam khác Singapore ở quy mô lãnh thổ và dân số, song nếu các nhà lãnh đạo
chóp bu trong Bộ Chính trị quyền lực nhất của Đảng Cộng sản thật sự cứng rắn,
họ vẫn có thể kiểm soát hay thậm chí định đoạt số phận của các lãnh đạo cấp
tỉnh, những người thường được người dân và đôi khi cả báo chí gọi là “những ông
vua con”.
Trên mạng Internet,
nhiều người kêu gọi phải có các biện pháp quyết liệt hơn, như thay thế luật
phòng chống tham nhũng bằng luật “tiêu diệt tham nhũng”, các quan chức chính
quyền phải kê khai tài sản và công bố một cách nghiêm túc, những tài sản bất
minh không thể chứng minh nguồn gốc phải bị tịch thu. Họ khẳng định phải xem
cuộc chiến chống tham nhũng là chuyện sống còn với cả quốc gia
No comments:
Post a Comment