'Mỹ nổ phát súng cảnh cáo' về phía TQ
·
3 giờ trước
Chuyên gia Biển Đông ở CSIS Gregory B. Poling vừa có bài bình
luận trên tờ báo Mỹ The Hill, cho rằng việc tăng ngân sách quốc phòng
hướng về Bắc Kinh là một "phát súng cảnh cáo cho Trung Quốc".
Luật Ủy quyền Quốc phòng
(NDAA) 2019, được Quốc Hội thông qua hôm 1/8, đề ra các bước cơ bản nhưng quan
trọng để đưa đến một chiến lược hiệu quả hơn đối phó với Trung Quốc ở Biển
Đông.
NDAA thông qua ngân
sách 716 tỉ đôla cho quốc phòng, tăng 16 tỉ so với năm tài chính 2018. Về thực
tế, việc tăng 2,23% ngân sách vẫn sẽ khiến chi tiêu quốc phòng giảm đi, vì lạm
phát 2,46% năm qua.
Ba bước đối trọng với Trung Quốc
Ông Poling chỉ ra NDAA
tái thực hiện Sáng kiến An ninh vùng biển Đông Nam Á dưới thời Obama và kéo dài
đến 2025.
Chương trình này được
tuyên bố vào 2015 để giúp tăng cường năng lực của các nước láng giềng Trung
Quốc ở Đông Nam Á và giúp họ không bị Trung Quốc "đẩy ra khỏi vùng biển
tranh chấp" hoàn toàn.
Chương trình sẽ hứa
hẹn 425 triệu đôla trong thiết bị và đào tạo trong 5 năm, chủ yếu ở
Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, thậm chí cả Đài Loan.
NDAA tài khóa 2019 còn
bao gồm cả Bangladesh, Sri Lanka và Ấn Độ.
Thứ hai, NDAA cũng xác
định khai trừ vĩnh viễn Trung Quốc khỏi các cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình
Dương (RIMPAC) hằng năm do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng
Jim Mattis đã không mời Bắc Kinh tham dự RIMPAC 2018, và NDAA cấm Lầu Năm Góc
đảo ngược quyết định trên cho tới khi Trung Quốc ngừng việc xâm lấn ở Biển
Đông, và "4 năm liên tục có những hành động để ổn định khu vực" và gỡ
bỏ các vũ khí ở các tiền đồn tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ ba, NDAA sẽ yêu
cầu Lầu Năm Góc gửi báo cáo cho Quốc hội và công chúng về sự bành trướng gia
tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Và ông Mattis buộc phải báo cáo "ngay lập
tức" ngay sau khi Trung Quốc có bất kỳ cuộc xâm lấn hay quân sự hóa nào ở
khu vực.
Ông Poling cho rằng
những bước tiến của NDAA sẽ không thể đủ để ngăn chặn sự cưỡng chế của Trung
Quốc, nhưng rõ ràng "Quốc hội đang gửi đi một thông điệp rằng chưa hề quên
tranh chấp biển đảo ở Biển Đông hay những đồng minh Hoa Kỳ bị liên lụy và mong
muốn Nhà Trắng và Lầu Năm Góc sẽ làm nhiều hơn về vấn đề này."
Giảm sự ảnh hưởng của TQ tại Mỹ
Ông Poling cho rằng
các nhà lập pháp Hoa Kỳ chia sẻ quan điểm của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc rằng
Trung Quốc là một trong những thách thức hàng đầu mà cả quốc gia phải đối mặt.
Cụ thể là để đối đầu
với tình báo kinh tế và chuyển giao công nghệ, NDAA yêu cầu Bộ Quốc phòng bao
gồm các âm mưu gián điệp trong các báo cáo hàng năm gửi Quốc hội bàn về sức
mạnh quân đội Trung Quốc.
Luật mới cấm Lầu Năm
Góc chi tiền cho các khóa học tiếng Hoa ở các đại học có Viện Khổng Tử của
Trung Quốc.
NDAA cũng kêu gọi Mỹ
thắt chắt quan hệ an ninh với Đài Loan, Ấn Độ, nhắc lại cam kết với các đồng
minh trong khu vực.
Trung Quốc: Quân sự hóa ở Biển Đông là "tự vệ"
Trong khi đó mới đây,
hôm 5/8, tại cuộc họp các quốc gia ASEAN tại Singapore, Ngoại trưởng Trung Quốc
Vương Nghị nói rằng các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông là hành động "tự
vệ".
The Straits Times của Singapore, ông Vương Nghị nói đây là phản ứng của Bắc
Kinh trước áp lực về an ninh từ Hoa kỳ và các quốc gia trong khu vực.
"Một số quốc gia
không thuộc khu vực, chủ yếu là Hoa Kỳ, đã gửi một lượng lớn vũ khí chiến lược
vào khu vực này, đặc biệt là Nam Hải, như để thể hiện sức mạnh quân sự và gây
áp lực lên các nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc," ông Vương Nghị nói
trong buổi họp báo bên lề các cuộc họp liên quan đến ASEAN do Singapore tổ chức
tuần trước.
"Tôi e rằng đó là
nhân tố lớn nhất đằng sau sự thúc đẩy quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực
này".
No comments:
Post a Comment