Lê Văn Tám và những huyền thoại cách mạng
Kính Hòa RFA
Ngày 22/7/2018, tờ Văn
Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin một số nhà văn đã thực hiện một ngày giỗ cho
nhân vật Lê Văn Tám, một nhân vật được cho là tham gia cách mạng vào tuổi thiếu
niên, dùng xăng tẩm vào người để đốt chay kho xăng của thực dân Pháp tại Sài
Gòn vào những năm 1940 bắt đầu của cuộc kháng chiến.
Nhưng câu chuyện này
đã từng bị phản bác cách đây khá lâu.
Câu chuyện về một
thiếu niên tên là Lê Văn Tám tham gia vào lực lượng kháng chiến chống Pháp do
những người cộng sản chỉ huy, có hành động hy sinh anh dũng, là một câu chuyện
được loan truyền chính thức trong báo chí, sách giáo khoa, và cái tên này cũng
được dùng để đặt tên đường, trường học, công viên….từ khi đảng cộng sản bắt đầu
cầm quyền.
Nếu không phải 90% thì
cũng là 80 mấy phần trăm người ta tin ông Phan Huy Lê hơn là các ông cảnh sát
tư tưởng.
-Ông Nguyễn Quang A.
-Ông Nguyễn Quang A.
Không có một sự nghi
ngờ gì trong xã hội Việt Nam suốt những năm đó về câu chuyện này cũng như bao
nhiêu câu chuyện anh hùng cách mạng khác, cho đến năm 2008.
Năm 2008, Giáo sư sử
học Phan Huy Lê lần đầu tiên nói rằng câu chuyện Lê Văn Tám là một câu chuyện
không có thật, được nhà cách mạng Trần Huy Liệu dựng lên để làm công việc tuyên
truyền mà thôi.
Sau khi xuất hiện ý
kiến của Giáo sư Phan Huy Lê, trên tờ Sài Gòn giải phóng tại Thành phố Hồ Chí
Minh có bài viết của ông Trần Trọng Tân, từng giữ chức vụ Trưởng Ban văn hóa tư
tưởng trung ương đảng, viết rằng nhân vật Lê Văn Tám là có thật.
Nhận định về bài viết
về buổi lễ giỗ Lê Văn Tám do tờ báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh tường thuật,
cũng như những ý kiến cho rằng Lê Văn Tám là có thật, Tiến sĩ Nguyễn Quang A,
nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội nói rằng đừng xem sự việc đó là quá lớn:
“Có một cái nhóm xung
quanh cái tờ Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đấy là một nhóm thực sự là cực
đoan. Mình không nên đánh giá quá cao cái việc ấy, nó cũng giống như là dư luận
viên. Nếu không phải 90% thì cũng là 80 mấy phần trăm người ta tin ông Phan Huy
Lê hơn là các ông cảnh sát tư tưởng.”
Dư luận viên được cho
là những người được nhà nước cộng sản trả tiền để tham gia vào cuộc chiến tuyên
truyền trên không gian mạng. Chính báo chí của nhà nước cũng đã công nhận rằng
lực lượng này thực sự tồn tại.
Người từng nằm trong
bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản là ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng
Vụ nghiên cứu của Ban dân vận trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói về
buổi lễ giỗ sáng ngày 22/7:
“Nếu mà ông (Phan
Huy) Lê đã công bố tư liệu của cụ Trần Huy Liệu rằng ông hư cấu để tuyên
truyền, thì đấy là sự thật. Thế còn cái chuyện tổ chức lễ giỗ này kia thì đấy
là cái chuyện thờ phụng một nhân vật ảo trong văn học thôi.”
Từ khi xuất hiện tuyên
bố của Giáo sư Phan Huy Lê cho đến nay, những con đường, trường học được đặt
tên Lê Văn Tám trước kia vẫn được duy trì tên này. Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng
nếu lấy một nhân vật văn học để đặt tên đường phố, trường học thì cũng là điều
bình thường, nhưng nếu lên đến mức làm lễ giỗ thì theo ông đó là một điều không
lành mạnh.
Nâng tầm các thứ lên
thì nhiều lắm trong lịch sử mấy chục năm gần đây. Nhân vật, rồi trận đánh, rồi
tập thể….
-Ông Nguyễn Khắc Mai.
-Ông Nguyễn Khắc Mai.
Ông so sánh việc này
với những câu chuyện kể về những người anh hùng cách mạng như những người phi
thường, thường được ghi trong sách báo của Đảng Cộng sản:
“Nâng tầm các thứ
lên thì nhiều lắm trong lịch sử mấy chục năm gần đây. Nhân vật, rồi trận đánh,
rồi tập thể…. Người ta bôi bác thêm vào thôi, để tuyên truyền. Và nó không có
thật, thành ra nó chả có giá trị gì, người ta nghe như thế rồi trong lòng chả
ai xúc động.”
Một tập thể được nâng
tầm lên như ông Nguyễn Khắc Mai đề cập là một đội nữ thanh niên xung phong bị
chết vì bom trong chiến tranh, được dựng tượng đài trên đường mòn Hồ Chí Minh,
và vừa qua đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự lễ kỷ niệm 50 năm sự
kiện này xảy ra, với sự dàn dựng sân khấu rất to lớn.
Khi được hỏi rằng tại
sao những chuyện thần tượng không có thật, hay thần thoại hóa những nhân vật
lịch sử vẫn tiếp tục được thực hiện trong thời đại tin học toàn cầu hóa này,
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Cái đấy là cái
điểm mà họ phải làm, chừng nào họ còn tồn tại thì họ còn làm, vì cái đấy là
những biểu tượng. Nhưng sức mạnh của biểu tượng thì chế độ nào đi nữa, mà người
ta có hiểu biết, thì người ta đều không chú ý. Những biểu tượng như thế đối với
một quốc gia thì có thể rất là cần, nhưng làm thế nào cho đúng ý nghĩa của nó,
chứ còn làm giống nhu kiểu 10 con ma ấy thì hoàn toàn là phản tác dụng.”
Theo ông Nguyễn Khắc
Mai, việc sử dụng những hình tượng, hay những anh hùng huyền thoại để tuyên
truyền vẫn không giảm đi trong những năm gần đây.
Chúng tôi không liên
lạc được với tờ Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như những nhân vật dự buổi
lễ giỗ Lê Văn Tám tại Sài Gòn. Nhưng chúng tôi có liên lạc được với ông Nhị Lê,
Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng
sản. Chúng tôi đặt câu hỏi là tại sao đã có những ý kiến trái ngược nhau về
nhân vật Lê Văn Tám, và về mặt chính thức thì nhà nước Việt Nam không lên tiếng
gì về chuyện này?
Ông Nhị Lê nói rằng
đây là một vấn đề rất lớn, nhưng viện cớ đang bận, ông hẹn chúng tôi một dịp
khác để bàn luận.
No comments:
Post a Comment