Nguyễn Ngọc Sẵng
(Danlambao) –
Hôm thứ Hai 17 tháng 9 Tổng thống
Donald Trump quyết định đánh thuế 10% trên 200 tỷ hàng hoá nhập khẩu
từ Tàu và mức thuế này sẽ tăng lên 25% vào cuối năm nay, dù trước đó
ông tuyên bố trên Twitter là sẽ đánh thuế thêm vào 267 tỷ nữa nếu Tàu
dám trả đũa vào những sản phẩm từ nộng nghiệp, chăn nuôi và sản phẩm
công nghiệp. Tình hình thương mại rất căng thẳng, nhưng chỉ số chứng
khoáng của Mỹ ngày thứ Ba vẫn tăng 206 điểm.
Ông Trump lên án Tàu Cộng là muốn đánh
thuế vào các mặt hàng nông sản, chăn nuôi và công nghiệp để những
giới này vì bị thiệt hại và sẽ không bỏ phiếu cho ông vào mùa bầu cử
năm 2020 mà giới này đã ủng hộ ông thắng cử lần vừa qua.
Như thường lệ và lấy lệ, Tàu tuyên bố
sẽ trả đũa bằng cách tăng thuế trên 60 tỷ hàng hoá của Mỹ, nhưng thêm
câu “sẽ giảm bớt số tiền truy thâu”. Có phải chăng Tàu muốn bày tỏ sự
nhượng bộ khéo léo? (theo nhà báo Susan Heavey và Yawen Chen).
Cũng trong ngày thứ Ba, sau khi ông
Trump đánh thêm thuế, ngưồn tin từ Bắc Kinh cho hay, họ sẽ cử một
phái đoàn đàm phán khác sang Mỹ do vị Thứ Trưởng bộ Thương Mại Wang
Shouwen cầm đầu, không phải do Phó Thủ Tướng Liu He, người đã không
đạt được kết quả gì trong lần đàm phán vừa rồi.
Trước tin này, Bộ Trưởng Thương Mại Hoa
Kỳ Wilbur Ross tuyên bố: “Cuộc thảo luận kế tiếp có kết quả hay không
là do phía Tàu”. Ông muốn nói gì trong câu này? Có phải chăng Mỹ đã
định sẵn lộ trình, và tùy mức độ chấp nhận của Tàu để đưa đến kết quả
thành công hay thất bại?
Tờ New York Times ngày 18 tháng 9 viết
rằng Tàu Cộng đã từng cứng rắn trong việc điều đình thương mại, nhưng
hiện tại sự lựa chọn của họ đã bị thu nhỏ lại rồi. Bắc Kinh không còn
hàng hoá của Mỹ để đánh thuế, nếu cuộc chiến thương mai gia tăng. Có
ý kiến nên đầu hàng được nêu ra hay nền kinh tế Tàu sẽ bi thảm.
Tứ bề nguy khổn
Chưa tìm được cách thoát vòng vây của
Mỹ, Tàu lại chịu thêm những rắc rối từ các láng giềng.
Hôm 18 tháng 9, nhà cầm quyền Đài Loan
kêu gọi các công ty do chủ Đài Loan đang kinh doanh ở Tàu hãy dời
hãng xưởng về quê mẹ Đài Loan sẽ được chính phủ ưu đãi.
Có 20 công ty đáp ứng lời kêu gọi của
vị Bộ Trưởng Kinh Tế Shen Jong-chin và trước sự lo ngại ảnh hưởng xấu
từ cuộc chiến thương mại Mỹ Tàu. Ông Deng Chen-chung cựu bộ trưởng
kinh tế Đài Loan nói thêm rằng chính phủ sẽ cung cấp mọi trợ giúp cần
thiết cho các công ty hồi hương và Đài Loan đang là vùng đất cơ hội
bằng vàng để dời cơ xưởng trở về quê nhà.
Hiện có khoảng 100 ngàn công ty của Đài
Loan trên đất Tàu, đa số đang thu xếp để trở lại quê nhà vì giá nhân
công, tiền thuê đất, thuế, bảo hiểm cho công nhân, qũy hưu đều tăng
cao, nhất là sự bất an trong chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Tàu.
Một số công ty đa quốc gia hiện đang
sản xuất tại Tàu đã hoặc đang chuẩn bị di chuyển sang các quốc gia
Đông Nam Á khác như Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Ấn Độ để tránh
thuế từ Mỹ.
Theo ông Carlo Diego D’Andrea, phó giám
đốc phòng thương mại Châu Âu khuyến cáo Bắc Kinh nên dỡ bỏ những rào
cản thị trường, thực hiện cải cách kinh tế, đừng tạo thêm công ty
quốc doanh, tức khắc các căng thẳng về thương mại sẽ giảm bớt.
Ông dự đoán rằng cuộc chiến thương mại
sẽ làm tăng trưởng kinh tế bị trì trệ, hàng triệu người mất việc làm,
giao thương ít đi, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn và nhu cầu tiêu dùng
tại Tàu sẽ giảm sút.
Phòng Thương Mại Âu Châu cho biết
nguyên nhân của chiến tranh thương mại và sự căng thẳng trong hệ
thống kinh tế thế giới là do việc cải cách và điều hành thương mại
của Tàu yếu kém không theo kịp đà phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế của họ.
Chủ tịch phòng thương mại Âu Châu, Mats
Harborn nói tiếp, các công ty của Châu Âu từ lâu rồi đã bị bóp nghẹt
bởi sự cải cách kém hiệu quả và hiện tại họ đang bị thiệt hại thêm vì
cuộc chiến thương mại Mỹ Tàu gây ra.
Ai được lợi, ai thiệt hại trong cuộc
chiến thương mại?
Theo ông Michael Every, nhà nghiên cứu
về thị trường tài chính châu Á tại Hồng Kông thì cuộc chiến thương
mại sẽ có lợi choViệt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và cả Mể Tây Cơ. Phía Mỹ
sẽ đạt thắng lợi về chiến thuật kinh tế vùng châu Á vì Tàu đang bị
“bào mòn” vốn dĩ đã bị mòn, do đó sẽ thêm khó khăn trong dự án “sản
xuất tại Tàu năm 2025”, sẽ bị giới hạn thêm trong giao thương kinh tế
với thế giới. Đó là thắng lợi của sức mạnh Mỹ.
Giám đốc Châu Á của Eurasia Group cho
biết, một trong những mục đích của việc tăng thuế xuất là thúc đẩy
các công ty Mỹ đưa những cơ xưởng ra khỏi Tàu, lý tưởng nhất là đưa
cơ xưởng về Mỹ. Họ cũng hài lòng nếu các cơ xưởng Mỹ chuyển sang nước
khác, không tập trung ở Tàu, nhất là các công ty kỹ thuật cao.
Theo ông, Bắc Kinh đang lo sợ làn sóng
“bỏ Tàu” sẽ lan rộng, nhanh chóng không kịp trở tay. Đó là lý do Bắc
Kinh sẽ trả đũa để giữ thể diện, nhưng chỉ giới hạn trong chừng mức
nhất định.
Giám đốc kinh tế Derek Scissors của
China Beige Book đưa ra nhận định rằng, cả hai phía đều bị thiệt
thòi, nhưng Mỹ sẽ bị thiệt tối thiểu về lợi nhuận.
Chuyện lạ mà không lạ
Ngày thứ Hai, Tổng thống Trump quyết
định đánh thuế trên 200 tỷ hàng Tàu nhập vào Mỹ, cả thế giới đều
biết, trừ nước Tàu (theo Yahoo news ngày 19/9).
Điều đó không lạ đối với người Việt
Nam, Tàu, Bắc Hàn, nhưng rất kỳ lạ với thế giới tự do.
Bản tin của Yahoo cho biết tất cả báo
giấy, báo mạng, truyền hình tại Tàu đều im hơi. Tờ Nhân Dân Nhật Báo
của nhà nước Bắc Kinh không hề nói gì việc này. Mãi đến 7 giờ sáng
thứ Ba, đài tuyền hình trung ương, với 100 triệu khán/thính giả đã
đưa tin rộng rãi về Chủ Tịch Tập đang ở đâu, làm gì, nhưng không có
một lời về việc đánh thuế từ ông Trump.
“Đừng sờ tới việc này” đó là lệnh của
nhà cầm quyền gởi các cơ quan truyền thông địa phương. Mọi người bị
cấm viết về kinh tế Tàu đang tan vỡ, kinh tế đang gặp khủng hoảng.
Mọi việc đã có nhà nước “no”. Người dân không có quyền biết việc quốc
gia, biết việc liên quan sống chết đến đời sống hằng ngày của họ. Họ
hoàn toàn bị bịt mắt, bịt miệng, chỉ có những chế độ mọi rợ còn sót
lại trên hành tinh này mới hành xử như vậy.
Chúng ta nên có một lần tự vấn là tại
sao chế độ mọi rợ vẫn tồn tại? Có phải chăng họ quá mạnh không ai có
thể lật đổ họ? Hay chúng ta chưa bao giờ đồng lòng đứng lên lôi cổ
bọn chúng xuống?
Jack Ma, người sáng lập đại công ty
Alibaba dự đoán trận chiến mậu dịch có thể kéo dài 20 năm. Nếu đúng,
đảng cộng sản Tàu còn tồn tại trong 20 năm nữa không, trong khi kinh
tế Tàu đang xuống dốc thảm hại?
Trong 40 năm phát triển kinh tế, Tàu
trở thành quốc gia giàu có đứng hàng thứ nhì trên thế giới, nhưng Tập
Cận Bình dùng nguồn lực quốc gia đó để tạo cho mình dáng dấp hoàng
đế, ngang hàng với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình hòng lưu danh
thiên cổ trong sử Tàu mà con Đường Tơ Lụa là dấu ấn lịch sử.
Nhưng con Đường Tơ Lụa đang bị phá sản
vì sự từ khước hợp tác của vị tân Thủ tướng Mã Lai Mahathir Mohamad.
Gần đây Pakistan tuyên bố sẽ xét lại những hiệp ước vay nợ không bình
đẳng, bất lợi của chính phủ trước ký với Tàu. Và có thể còn các nước
Châu Phi nghèo, nhưng không ngu đang bị thực dân mới Tàu bốc lột sẽ
xét lại. Đừng quên những vấn nạn xã hội đang lan rộng tại Tàu và phe
phái chinh trị Thượng Hải, phe Tây Nam đang sẵn sàng hạ bệ Tập.
Tàu đang khốn đốn, Cộng Sản Việt Nam
không còn chỗ dựa vững chắc nữa. Nợ ngập đầu, thu không đủ chi, ngân
sách do “bóp cổ” dân mà có, xã hội băng hoại. Con đường tốt nhất để
đảng CSVN đi là chấp nhận đa đảng; dân chủ hoá xã hội; thả tức khắc,
vô điều kiện những tù nhân lương tâm, những nhà tranh đấu; tổ chức
bầu cử có sự giám sát quốc tế trong thời gian sớm nhất, để người dân
chọn người lãnh đạo đất nước. Đó là lối thoát cho người cộng sản.
Chờ ngày cộng sản sụp đổ, đất nước sẽ
không tránh khỏi cuộc tắm máu do dân trả thù, dù không ai muốn tái
diễn cảnh đó.
Phải nhớ rằng thời gian không chờ đợi
các ông.
20.09.2018
|
No comments:
Post a Comment