Trung
Quốc hoảng loạn thật sự,
Quảng
Đông đang ngày càng ‘ điêu đứng ‘
vì
chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
Là một trong những cửa ngõ kinh tế của Trung
Quốc, tỉnh Quảng Đông cũng đang “điêu đứng” trong chiến tranh thương mại Mỹ –
Trung.
Theo
Đài Á Châu Tự Do (RFA), một cư dân họ Lý ở khu Trung Sơn, Quảng Đông, nói rằng
nhiều doanh nghiệp lớn và vừa trong khu vực đã bị đóng cửa, những người ngoại
tỉnh lần lượt hồi hương để tìm đường thoát. Người này cho biết: “Gần đây, nhiều
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Quảng Đông đã đóng cửa và dọn đi
rồi, cả nhà máy giày cũng đóng cửa, nói chuyển đi là chuyển đi, các trung tâm
mua sắm xung quanh trống rỗng, và siêu thị trống không. Đầu tiên, các chủ nhà
máy này không kiếm được tiền, có người là thuê xưởng. Còn có một số người trả
lương thấp quá và công nhân không muốn làm. Nếu trả quá cao thì họ không có khả
năng”.
“Sau
khi nhà máy đóng cửa, nhiều người tỉnh khác đến Quảng Đông làm việc không thể
tìm được việc làm. Tôi có một người bạn mở nhà máy, xưởng của anh ấy cũng đóng
cửa rồi, tôi hỏi anh ta lý do là gì, anh ta nói rằng thua lỗ, còn phải trả
lương cho công nhân, trong khi hàng anh ấy sản xuất thì không bán được nữa. Anh
ấy đã lỗ hàng chục triệu nhân dân tệ”.
Anh
Trần Cẩm Cường, đầu bếp tại một nhà hàng ở Giang Môn, nói rằng do thu nhập
giảm, người dân địa phương đã giảm nhu cầu ăn uống và mua sắm quần áo, thực
khách đến nhà hàng giảm đi trông thấy, nhà hàng của họ đang cố gắng cầm cự kinh
doanh. Anh Trần cho biết: “Bây giờ thị trường bất động sản ở Quảng Đông đang
tuột dốc, giá khí than tăng lên, và giá xăng cũng tăng lên. Việc kinh doanh của
ông chủ không tốt, người tiêu dùng ít đến, và việc kinh doanh của ông chủ rất
khó khăn”.
Doanh
Nhân họ Lý ở Đông Quản nói rằng: “Nhiều mặt hàng đang trong quá trình tăng giá.
Điều kiện sinh tồn của các công ty nước ngoài rất khó khăn. Thực sự có những
trường hợp phải chuyển đi. Không chỉ ở Đông Quản, mà ở Thẩm Quyến và Quảng Châu
cũng thế”.
Ông Châu, một cư dân
của Thuận Đức, nói rằng Quảng Đông là tỉnh xuất khẩu lớn và có thu nhập ngoại
hối cao nhất ở Trung Quốc, nhưng tình hình kinh tế hiện tại thực sự là nguyên
nhân gây lo ngại.
Ông nói: “Trong
tương lai, một số lượng lớn các nhà máy sẽ đóng cửa, công nhân sẽ thất nghiệp,
nền kinh tế sẽ sụp đổ, giá sẽ tăng cao, và người dân sẽ quay trở lại thời kỳ
khó khăn trong nhiều thập kỷ. Xã hội sẽ càng bất ổn định hơn. Đây là con đường
cùng cho người dân và đất nước”.
Ông Châu cho rằng,
trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, sức mạnh của Trung Quốc đơn giản là
không thể cạnh tranh với nền kinh tế dẫn đầu phương Tây như Hoa Kỳ. Những khó
khăn của người dân vẫn còn ở phía sau.
Nhiều đồng minh châu Á
của Mỹ tìm cách ‘xa lánh’ Trung Quốc, gần Ấn Độ
Nhiều nước phát triển tại khu vực châu Á đang dần “xa lánh”
Trung Quốc, gần gũi hơn với Ấn Độ khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo
thang.
Theo CNBC,
các đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Australia… đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình, tránh lệ thuộc vào
Trung Quốc vì lo ngại ngành công nghiệp xuất khẩu của họ có thể bị tổn thương
bởi cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Rất
nhiều nước Châu Á đang sản xuất các mặt hàng được lắp ráp tại Trung Quốc trước
khi xuất khẩu, do đó chuỗi sản xuất trong toàn khu vực rất dễ bị tổn thương vì
căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
Nhà
nghiên cứu Termsak Chalermpalanupap tại viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore
nhận định rằng động thái tăng cường thương mại trong khu vực châu Á được xem là
biện pháp bảo vệ tốt nhất cho khu vực và chính điều đó đã thúc đẩy Nhật Bản,
Hàn Quốc, Australia quay sang quan tâm hơn tới các nước láng giềng khác, đặc
biệt là Ấn Độ.
“Chiến
tranh thương mại đẩy nhiều quốc gia đến với Ấn Độ như một đối tác kinh tế an
toàn”, Harsh Pant tại trung tâm nghiên cứu Observer Research Foundation cho
biết.
Thực
tế, vào tháng 7/2018, chính phủ Australia đã công bố một kế hoạch mang tên
“Chiến lược kinh tế Ấn Độ”. Theo kế hoạch này, Australia kỳ vọng sẽ biến Ấn Độ
trở thành một trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất và là địa điểm đầu tư lớn
thứ 3 của nước này vào năm 2035.
Cuối
năm 2017, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã giới thiệu kế hoạch “Chính
sách phía Nam”, tập trung vào việc tăng cường quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm New Delhi vào tháng 7 vừa qua, ông Moon Jae-in nói rằng Ấn Độ
không thuộc khu vực Đông Nam Á, nhưng sẽ là đối tác quan trọng trong chiến lược
hợp tác của Seoul.
Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người dự kiến tới thăm New Delhi vào tuần tới, đã
cam kết sẽ biến đất nước đông dân thứ 2 thế giới trở thành trụ cột trong chính
sách Ấn Độ – Thái Bình Dương, thúc đẩy đầu tư và phát triển hạ tầng tại các thị
trường mới nổi ở Châu Á, Châu Phi.
Năm
2016, một số công ty của Đài Loan như Foxconn cũng đã rót vốn vào Ấn Độ theo
một sáng kiến mới có tên “Chính sách mới phía Nam” được công bố bởi nhà Lãnh
đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Dhruva
Jaishankar – nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện Brookings Ấn Độ, cho
biết việc Trung Quốc tăng cường dùng kinh tế để gây áp lực với khu vực là một
trong những yếu tố khác đẩy các nước Châu Á đến gần Ấn Độ hơn.
Trung
Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau khi tranh chấp
lãnh thổ giữa hai quốc gia nổ ra vào năm 2010 và gần đây quốc gia này cũng đã
trừng phạt hàng loạt các doanh nghiệp Hàn Quốc vì hệ thống phòng thủ tên lửa
THAAD.
Ngoài
ra, tốc độ tăng trưởng tuyệt vời của Ấn Độ cũng là nguyên nhân khiến nước này
trở thành đối tác lý tưởng cho các nước châu Á.
Tuy
nhiên, thách thức vẫn vẫn nằm ở phía trước. Điều cần quan tâm lúc này là liệu
New Delhi có biết cách tận dụng cơ hội mà những xu hướng đó mang lại. Ấn Độ cần
tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế với các nước khác trong khu vực vì Bắc
Kinh đều đang dẫn trước trên cả hai mặt trận.
Kiều Ngọc (Tổng hợp)
cẦN PHẢI ĐÁNH tRUNG cỘNG VÀ CHIA NƯỚC tÀU RA THÀNH NHIỀU TỈNH .Như thế chế độc Cộng sản không còn nữa, tự nhien VN không cần đánh cũng tự nhiên bién thể. Hãy vọng Tổng Thông TRUMP sáng suồt giãi quyết tốt đẹp cho Đông Nam Á Châu.
ReplyDelete