Tại
sao quan hệ Trung Quốc-Thụy Điển xấu đi quá nhanh?
·
6 giờ trước
Xung đột ngoại giao
giữa Trung Quốc và Thụy Điển là điều không ai có thể lường trước được. Nhưng
mọi chuyện đang có vẻ xuống dốc không phanh chỉ trong vài tuần trở lại đây.
Mọi chuyện bắt đầu từ đâu?
Tất cả bắt đầu với một
video gây sốt vào đầu tháng Chín, cho thấy cảnh một số khách du lịch Trung Quốc
đã bị cảnh sát Thụy Điển đuổi ra khỏi một khách sạn ở Stockholm.
Một người đàn ông
Trung Quốc và bố mẹ ông bị cáo buộc đến khách sạn lúc nửa đêm, nhiều tiếng
trước giờ lấy phòng.
Họ yêu cầu ở lại tiền
sảnh khách sạn nhưng bị từ chối, và cuối cùng bị cảnh sát buộc phải rời đi.
Trong video, người đàn
ông Trung Quốc la hét bằng tiếng Anh: "Đây là giết [người]. Đây là giết
[người]" trong khi bà mẹ than khóc bằng tiếng Trung Quốc, nói "hãy
cứu giúp," trong khi các nhân viên cảnh sát đứng nhìn xung quanh.
Video này nhanh chóng
lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, và có tới hàng triệu lượt xem và hàng
ngàn các bình luận khác nhau.
Một số người chỉ trích
cảnh sát Thụy Điển đã hành xử quá khắc nghiệt, trong khi những người khác cho
rằng gia đình này đã "kịch tính hóa" sự việc một cách không cần
thiết.
Và khi video đang lan
truyền chóng mặt trên mạng xã hội, đại sứ quán Trung Quốc ở Thụy Điển đã yêu
cầu chính phủ nước sở tại xin lỗi, nói rằng các hành động của cảnh sát "vi
phạm nhân quyền cơ bản của công dân Trung Quốc".
Tuy nhiên, một người
quản lý khách sạn nói với tờ báo Thụy Điển Aftonbladet rằng gia đình này đã đặt
phòng khách sạn sai ngày, và khi được thông báo điều này thì cả ba người
"từ chối rời đi".
Chuyện chỉ có thể thôi sao?
Không, mọi thứ sau đó
trở nên tồi tệ hơn.
Hôm 21/9, Svenska Nyheter, một chương trình truyền hình
trào phúng được phát sóng trên
đài truyền hình quốc gia Thụy Điển SVT, đã có một phần chương trình mỉa mai,
châm chọc về khách du lịch Trung Quốc.
Chương trình chiếu lại
video khoảnh khắc các ba du khách Trung Quốc kia bị khiêng ra khỏi khách sạn và
kèm theo một đoạn hài kịch được lồng tiếng Quan Thoại về những điều khách du
lịch Trung Quốc "Nên và Không nên làm".
Trong đoạn hài kịch,
người dẫn chương trình nói khách du lịch không nên vừa ăn uống vừa "ỉa đái
bên ngoài các địa danh tham quan lịch sử".
"Nếu bạn thấy một
người đi dạo trên phố với chú chó của họ, điều này không có nghĩa họ mang theo
bữa trưa của họ đâu," đoạn hài kịch nhắn nhủ.
Video cũng cho rằng
người Trung Quốc phân biệt chủng tộc, nhưng Thụy Điển thì chào đón người da
đen, người Ả Rập, người Do Thái và "thậm chí cả người đồng tính luyến
ái".
"Bởi vì ở Thụy
Điển, chúng tôi tin vào các nguyên tắc của giá trị nhân quyền. Mặc dù những
nguyên tắc này không áp dụng cho người Trung Quốc," người dẫn chương trình
nói.
Video kết thúc với
người dẫn chương trình nói rằng Thụy Điển sẵn lòng chào đón du khách Trung
Quốc, nhưng họ sẽ "ăn một trận đòn" nếu cư xử không phù hợp.
Video này lan truyền
rộng rãi trên Youku, một trang video trực truyến giống như Youtube ở Trung
Quốc.
Trung Quốc phản ứng như thế nào?
Rất nhiều người Trung
Quốc đã phản ứng giận dữ trên Sina Weibo.
Những dòng hashtag
#SwedishTVShowInsultsChinesePeople (Chương trình Thụy Điển lăng mạ người Trung
Quốc) có tới hơn 34 triệu theo dõi.
"Điều này không
thể tha thứ. Tôi thừa nhận khách du lịch Trung Quốc cư xử xấu hổ, nhưng họ
không nên sỉ nhục toàn bộ Trung Quốc như thế này. Họ nên xin lỗi," một
người bình luận viết.
"Họ cố tình phụ
đề đoạn hài kịch bằng tiếng Trung Quốc ... rõ ràng là họ muốn chúng ta biết họ
đang sỉ nhục chúng ta," một người khác viết.
"Một cách để phản
đối Thụy Điển là hãy tẩy chay họ đi. Không đi du lịch ở đó, tẩy chay IKEA,
H&M và Volvo," một người dùng khác bình luận và quan điểm này cũng
được nhiều người chia sẻ.
Chính phủ Trung Quốc
cũng tức giận không kém.
"[Chương trình
này] cho một sự sỉ nhục và sự tấn công ác ý vào Trung Quốc và người dân Trung
Quốc," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói. "Chúng tôi mạnh mẽ
lên án [nó]."
Ông nói thêm rằng Bộ
Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển đã có những động thái
"phản đối mạnh mẽ" với Stockholm.
Giám đốc giải trí đài
SVT Thomas Hall nói với BBC rằng mục đích của chương trình là "bình luận
về các vấn đề hiện tại bằng cách sử dụng sự châm biếm và hài hước".
Ông Hall nêu rõ quan
điểm này trong một tuyên bố rằng đoạn hài kịch đăng trên Youku là để "thu
thập phản ứng của Trung Quốc", và nói thêm rằng "đây là một sai lầm,
vì toàn bộ thông điệp và mục đích của chúng tôi bị [hiểu lầm] ... chúng tôi
nhận ra rằng đây có thể là một sự xúc phạm, chúng tôi thật sự xin lỗi."
Vậy chẳng lẽ mối quan
hệ của Trung Quốc và Thụy Điển lại có thể rạn nứt chỉ vì vài khách du lịch và
một show hài hước hay sao?
Không hẳn. Đây là chỉ
là dấu hiệu cho thấy rõ hơn nền tảng mối quan hệ đã có nhiều vấn đề từ trước,
tiềm tàng bấy lâu nay.
Đức Đạt Lai Lạt Ma -
nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng mà Bắc Kinh coi là mối đe dọa ly khai - đã đến
Thụy Điển hồi đầu tháng này.
Tuy nhiên, truyền
thông nhà nước Trung Quốc cho rằng căng thẳng hiện tại không liên quan đến Đức
Đạt Lai Lạt Ma.
Nhưng còn Quế Mẫn Hải,
một công dân và nhà xuất bản sách người Thụy Điển có trụ sở tại Hồng Kông, bị
chính quyền Trung Quốc bắt giữ hồi tháng Một khi ông đang trên đường đến Bắc
Kinh từ tỉnh Ningbo, miền đông Trung Quốc.
Khi đó ông đang đi
cùng hai nhà ngoại giao Thụy Điển và được cho là đang trên đường đến gặp một
bác sĩ chuyên khoa Thụy Điển.
Tuy nhiên, truyền
thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc Thụy Điển đã tìm cách bí mật đưa ông ta ra
khỏi Trung Quốc.
Theo Viking Bohman,
một nhà phân tích tại Viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển, "lời giải thích hợp
lý nhất" cho sự cố trong mối quan hệ Trung Quốc-Thụy Điển là Quế Mẫn Hải.
"Tôi nghĩ là
chừng nào Quế Mẫn Hải vẫn bị giam cầm ở Trung Quốc, thì đây sẽ là vấn đề căng
thẳng lớn. Nếu các lời kêu gọi trả tự do cho Quế Mẫn Hải ngày càng gia tăng ở
Thụy Điển, và nếu Trung Quốc không mảy may nhún nhường thì mối quan hệ rất có
thể trở nên tệ hơn."
No comments:
Post a Comment