Liệu có phải công nhân biểu tình là do ‘thế lực thù
địch’ kích động?
RFA
2018-09-28
2018-09-28
Bị xúi giục biểu tình
Phát biểu tại Đại Hội
Công Đoàn Việt Nam lần thứ 12 diễn ra ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình ở
Hà Nội vào ngày 25 tháng 9, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng cộng sản
Việt Nam, đưa ra cảnh báo được trích dẫn nguyên văn “tuyệt đối không để các thế
lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để
kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự, gây chia
rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.”
Một nữ công nhân may
Công ty Pouchen ở Đồng Nai có ý kiến về phát biểu vừa nêu của ông Nguyễn Phú
Trọng:
“Ổng phát biểu vậy là nói sai rồi, hông có ai
xúi giục đâu. Công nhân giờ họ có trình độ, hiểu biết nhiều, tự công nhân họ
thấy quyền lợi họ bị xâm phạm thành ra họ tự đình công, biểu tình chứ đâu ai
xúi giục đâu.”
Đồng quan điểm với nữ
công nhân trên, anh Đoàn Huy Chương, người từng bị tuyên án 7 năm tù giam trong
vụ đình công của hơn chục ngàn công nhân nhà máy Mỹ Phong ở Trà Vinh vào đầu
năm 2010 giải thích:
“Không ai xúi công
nhân cả, mỗi công dân thì phải biết quyền lợi mình ở đâu và quyền lợi đó là
chính đáng. Trong Hiến pháp Việt Nam đã khẳng định trong điều 25 là người dân
có quyền biểu đạt ý kiến, quyền nêu chính kiến của mình, và có quyền hội họp,
tự do biểu tình. Khi một người Tổng Bí thư mà không hiểu về luật pháp như vậy,
có khi họ hiểu về luật pháp và ngồi xổm trên Hiến pháp thì dân không tôn trọng,
vừa qua dân phản ứng rất nhiều.”
Đảng Cộng sản Việt Nam
ngay từ những ngày đầu phát động cuộc cách mạng luôn đề cao vai trò của giai
cấp công nhân là tiên phong chống lại những thế lực bị những người cộng sản kết
án ‘lạc hậu, bóc lột’.
Sau bao nhiêu năm,
giai cấp công nhân Việt Nam cũng không khá hơn lên là bao. Nhiều người cho rằng
thành quả của cuộc cách mạng vô sản mà đảng cộng sản Việt Nam hô hào họ không
hề được thụ hưởng.
Quyền lợi người công
nhân không được bảo đảm khiến cuộc sống của họ chẳng khá gì hơn. Từ đó, lâu nay
công nhân phải tiến hành đình công thường xuyên để yêu cầu Nhà nước và đảng
cộng sản Việt Nam phải có chính sách đúng đắn.
Chị nữ công nhân
Pouchen từng tham gia biểu tình nhắc lại khi tiến hành biểu tình tất cả công
nhân đều đồng lòng chứ không phải do bị thúc ép, kích động. Họ phải lên
tiếng vì những quyền lợi của họ:
“Thứ nhất là chế độ
không đảm bảo. Thứ hai là mức lương, quyền lợi của công nhân bị xâm phạm. Rồi
bóc lột sức lao động nữa. Không được đền bù thỏa đáng thì công nhân bức xúc, tự
đình công.”
Ngoài biểu tình đòi
hỏi quyền lợi, nhiều công nhân còn tham gia biểu tình để nói lên chính kiến của
họ như trong đợt biểu tình vào giữa năm 2014 phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan
Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hay gần đây nhất là
hai cuộc biểu tình chống dự luật Đặc khu và An ninh mạng diễn ra trong hai ngày
9-10/6 với sự tham gia của rất nhiều công nhân ở nhiều tỉnh thành như Sài Gòn,
Long An, Đồng Nai, Bình Dương.
Anh Đoàn Huy Chương
nhận định rằng việc đổ cho ‘thế lực thù địch’ là cách để chính quyền Việt Nam
trấn áp hoạt động này của công nhân:
“Đảng Cộng sản họ gọi
thế lực thù địch nhắm đến những người biểu tình. Không riêng gì một người kêu
gọi hay một nhóm nào, mà họ nhắm trực diện đến người biểu tình họ cho là thế
lực thù địch chứ không riêng gì một ai hết. Vừa qua họ thấy những người đi đầu
thì họ bắt bỏ tù. Từ ngày 10/6 đến nay họ bắt gần cả trăm người và cho là thù
địch.”
Công đoàn
Cũng tại Đại Hội Công
Đoàn Việt Nam lần thứ 12 diễn ra ngày 25 tháng 9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nhắc đến vai trò của công đoàn, phải tham gia xây dựng, chỉnh đốn, bảo vệ đảng,
coi đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công nhân.
Trong thực tế, lâu nay
đảng và chính quyền Việt Nam dựng lên công đoàn cơ sở ở các nhà máy, xí nghiệp
cũng không ngoài mục tiêu để dễ bề kiểm soát giới công nhân. Đại diện công đoàn
cơ sở không do chính công nhân bầu ra.
Điều này được nữ công
nhân công ty Pouchen xác nhận:
“Công đoàn của công ty
không bao giờ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho công nhân hết, công nhân không có cơ
quan nào bảo vệ, thành ra họ mới đình công tự phát.”
Mong mỏi của người
công nhân là công đoàn phải quan tâm đến quyền lợi của họ, như chia sẻ của nam
công nhân sau:
“Hy vọng công đoàn sẽ
đi sâu đi sát vào đời sống vật chất tinh thần người lao động. Công đoàn phải hiểu
và chia sẻ thì mới tạo niềm tin sâu rộng đối với người lao động.”
Công nhân cũng như
người nông dân và các thành phần khác trong xã hội là những lực lượng lao động
đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Chính quyền có trách nhiệm bảo đảm mọi
quyền lợi và giúp họ phát huy hết mọi năng lực để cuộc sống cá nhân, gia đình
được bảo đảm và góp phần phát triển đất nước.
No comments:
Post a Comment