Não trạng “chết vẫn oai” của quan chức cộng sản VN
RFA
2018-09-26
2018-09-26
Khu đền thờ của gia
đình ông Trần Đại Quang (có hình mặt cười) và khu đất xây mộ của ông Trần Đại
Quang (hình chữ nhật) bên cạnh
Việc xây dựng một khu
lăng mộ nguy nga rộng lớn cho ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã vấp phải phản
ứng mạnh từ dư luận.
Đây không phải lần đầu
tiên một quan chức cấp cao ở VN được đầu tư những công trình hoành tráng sau
khi chết, với mục đích được nói là để tưởng nhớ công ơn của họ với đất nước.
Lăng mộ vài chục ngàn mét vuông
Ngay sau khi những
thông tin về khu an táng ông chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa qua đời được
truyền thông chính thức loan đi, cư dân mạng và công luận nhanh chóng chia sẻ
và bình luận. Rất nhiều người tỏ ý không tán thành việc xây dựng một công trình
lăng mộ nguy nga như vậy cho một người quá cố. Có những ý kiến còn mỉa mai rằng
“May nhờ ông chủ tịch mất mà dân có con đường đẹp để đi” hay “giá mà các dự án
giao thông của VN được 1% nhanh như vậy”,…
Trước phản ứng của dư
luận, Truyền thông trong nước đồng loạt rút tất cả các bài viết về lăng mộ của
ông Quang.
GS. Nguyễn Khắc Mai,
nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nhận định về việc xây lăng mộ hàng chục
ngàn mét vuông cho nhà lãnh đạo quá cố:
Tôi thấy đây là vấn đề
rất phản cảm mà dư luận đã có ý kiến. Người ta cho rằng đây là kiểu thức vua
chúa phong kiến, chứ không phải ở thời đại văn hóa, văn minh hiện đại. Dẫu
người ta nói mảnh đất đó có thể do gia đình, bạn bè, thân hữu góp tiền mua.
Nhưng vấn đề không phải ai bỏ tiền ra mua mà vấn đề là làm một khu lăng mộ rộng
như vậy cho một người từng là chủ tịch nước là phản cảm, trong khi dân chúng
đói nghèo, một tấc đất cắm dùi không có. Nhiều người bị tước đoạt cả đất đai,
nhà ở, kêu than hàng chục năm trời. Một bên là lăng mộ mênh mông hoành tráng,
một bên là sự mất đất đẩy đến tận cùng của số kiếp con người.
Nhà báo tự do Nguyễn
An Dân cũng có quan điểm tương tự:
Nhà nước đã có riêng
một nghĩa trang quốc gia cho các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nhưng theo thôi, có
lẽ các qu an chức cũng không muốn nằm ở đó, đặc biệt người Bắc người ta có câu
sống cái nhà chết cái mồ.
Tôi thì thấy nó hơi
phản cảm ở chỗ nếu như ông ý thức rằng ông phục vụ cho quốc gia và ông chết
trên cương vị lãnh đạo Nhà nước thì thôi để quốc gia chi phí cho ông trong
nghĩa trang quốc gia đi. Hoặc là đưa về chôn một cách bình dị.
Tại Hà Nội có nghĩa
trang Mai Dịch, là nơi Nhà nước dành riêng để chôn cất các nhà lãnh đạo chóp bu
hay những người có công với chế độ. Tuy nhiên nghĩa trang này hiện cũng đang ở
trong tình trạng quá tải. Khu đất xây lăng mộ cho ông Trần Đại Quang rộng hơn
diện tích cả nghĩa trang Mai Dịch.
Hiện chưa có một con
số chính thức về việc chi tiêu cho tang lễ và nơi an táng của ông Trần Đại
Quang nhưng dư luận ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Trong khi đó mức chi ngân sách
nhà nước cho một tang lễ tối đa là 800 triệu đồng. Báo chí cũng không đưa tin
lăng mộ cho ông Quang là do gia đình hay Nhà nước chi trả.
Từ hơn chục năm về
trước, VN đã đưa ra công văn khuyến khích người dân không tổ chức tang lễ long
trọng, lãng phí và vận động nhân dân hỏa táng, điện táng để dần dần bãi bỏ địa
táng. Tuy nhiên dư luận cho rằng tang lễ của người đứng đầu Nhà nước mà không
làm gương thì làm sao người dân noi theo?
Khu lăng mộ ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp rộng
lớn ở Quảng BìnhScreenshot of Báo Đầu tư.
Chết…vẫn phải oai
Có thể nhận định Việt
Nam luôn sẵn sàng chi một khoản tiền khổng lồ để xây những công trình bề thế
cho người có công với chế độ khi họ qua đời. Bằng chứng là những lăng mộ rộng
lớn như của ông cựu Thủ tướng Phan Văn Khải hay ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp và
những tượng đài hàng ngàn tỷ đồng mọc lên như nấm khắp mọi miền đất nước.
Giáo sư Nguyễn Khắc
Mai nêu quan điểm về tình trạng này:
Nó chỉ báo rằng những người
lãnh đạo Cộng sản hiện nay trí tuệ rất thấp, nhân cách văn hóa không có gì nên
mới hành xử như vậy. Không chỉ riêng vụ ông Trần Đại Quang, mà chế độ này, cái
nền văn hóa cộng sản này nó thúc đẩy người ta càng đi tới cái siêu phong kiến.
Càng lên ngôi cao thì càng muốn biến mình thành vua thành chúa như ngày xưa.
Điều này để lại tiếng xấu, gieo vào trong lòng người hình ảnh xấu. Đấy là một
trong những sự thất bại của chủ nghĩa Cộng sản ở VN. Nó không tạo dựng được
những con người của văn hóa, văn minh, hiện đại, dân chủ mà nó đưa con người đi
tới thụt lùi, thoái hóa, trở về với vua chúa phong kiến độc tài độc quyền, tàn
ác ngày xưa.
Nhà nghiên cứu xã hội
học Phạm Quỳnh Hương, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
đánh giá vấn đề này từ góc độ xã hội:
Truyền thống của Việt
Nam từ xưa không chỉ vua chúa hay nhà quan mà nói chung những người giàu có, có
quyền thế đều có truyền thống xây lăng mộ. Truyền thống đó đã ăn sâu vào văn
hóa của người VN rồi thành ra trong tâm tưởng của mỗi người dân đều nghĩ khi
mình chết hay bố mẹ mình mất đi thì muốn xây một ngôi mộ thật to đẹp. Đó là một
văn hóa bình thường. Tuy nhiên đời sống hiện đại và văn hóa phương tây đến thì
người ta sẽ nhìn nhận rằng đó không phải là một điều quá quan trọng. Điều quan trọng
là mỗi con người đem lại được những gì cho xã hội, cho cộng đồng. Tuy nhiên đó
là một giá trị mới, nhưng giá trị cũ ở VN hiện nay còn tồn tại rất nặng nề.
Vị giáo sư cổ súy tự
do dân chủ Nguyễn Khắc Mai cho rằng đây là một nghịch lý trong xã hội VN hiện
nay. Một bên thì lãnh đạo, những người tự nhận là “đầy tớ của nhân dân” nhưng
lại chễm chệ như vua chúa, còn một bên là số đông người dân vẫn còn nghèo khổ,
không đủ ăn, và trẻ em nhiều nơi không được tới trường.
No comments:
Post a Comment