Kiên định CNXH: Chỉ
còn là chiếc áo khoác cho quyền lực của 1 chế độ
RFA
2018-09-27
2018-09-27
Cụm từ “Kiên định Chủ
nghĩa xã hội (CNXH)” hoặc tương tự, “trung thành với đường lối Cách Mạng” vài
ngày gần đây được nhắc đến khác nhiều từ những người lãnh đạo cấp cao của các
nước XHCN còn lại trên thế giới, trong đó, lẽ đương nhiên, có Việt Nam.
Những lời khẳng định
này thể hiện điều gì trong tư tưởng lãnh đạo quốc gia và chính sách phát triển
quốc gia trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện tại?
Chứng tỏ sự bảo thủ
Một lần nữa, chính ông
TBT Nguyễn Phú Trọng nhắc đến cụm từ “Kiên định Chủ nghĩa xã hội (CNXH)”
trong bài điếu văn cho cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm thứ Năm, 27 tháng 9.
Giáo sư Nguyễn Đình
Cống, nguyên Trưởng khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định cùng RFA:
“Ông Trọng từ trước
đến nay vẫn nổi tiếng là người bảo thủ, là người kiên định CNXH, kiên định Chủ
nghĩa Mác – Lênin. Có cái dịp nào nói được là ông ấy cứ nói ra thôi, để khẳng
định với toàn dân đấy là con đường kiên định ông ấy đi như thế, nhân dân đừng
hy vọng vào việc đổi mới gì cả.”
Lần này, tại đám tang
của cố Chủ tịch Trần Đại Quang cũng thế, theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, cũng
chính là 1 dịp để toàn dân thấy rõ sự bảo thủ của ông TBT.
Không chỉ riêng Giáo
sư Nguyễn Đình Cống có ghi nhận về việc rất nhiều lần cụm từ “kiên định XHCN”
được ông TBT sử dụng, mà nhà văn, blogger Nguyễn Tường Thuỵ cũng có cùng quan
điểm. Đặc biệt, ông nhấn mạnh cột mốc thời gian là từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng
làm TBT cho đến giờ.
“Ổng nói là theo thói
quen chứ còn phân tích rằng tại sao phải kiên định theo CNXH thì ông ấy cũng
không phân tích được. Tôi nghĩ như vậy.”
Nhớ lại cách đây 2
năm, ngay từ ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12, hãng tin AFP từng đưa tin
cho biết ông Nguyễn Phú Trọng, được xem là một người thân Bắc Kinh đã phát biểu
rằng, con đường Xã hội Chủ nghĩa vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam.
Đó là chuyện nước nhà.
Về chuyện của thế giới thì cũng vô tình, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng
Bộ trưởng Cuba ông Miguel Diaz-Canel khẳng định tại phiên họp Đại hội
đồng Liên hợp quốc khoá 73 rằng sự thay đổi thế hệ trong Chính phủ Cuba “chỉ là
sự tiếp nối, không phải là cắt đứt.”
Báo trong nước còn
trích dẫn thêm lời nhấn mạnh của ông: “bất chấp sự bao vây phong toả của Mỹ,
cách mạng Cuba vẫn sống động và mạnh mẽ, trung thành với đường lối cách mạng.”
Cũng xin nhắc thêm,
vào cuối tháng 7 vừa qua, Quốc hội Cuba đã thảo luận dự thảo Hiến pháp mới
trong đó không có Chủ nghĩa Cộng sản mà chỉ khẳng định “tập trung vào chủ nghĩa
xã hội.”
Chỉ còn ý nghĩa ở “Quyền lực”
Câu hỏi được đặt ra
những lời phát biểu “như đinh đóng cột” của ông TBT Việt Nam cũng như lời khẳng
định của ông Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba có thật sự
phù hợp đúng với thực tế phát triển trong quốc gia của họ hay không?
Theo ý kiến của Giáo
sư Nguyễn Đình Cống dành cho RFA thì lời nói đó chỉ đúng 1 phần, thể hiện chiếc
áo khoác bên ngoài của một chế độ.
“Theo như ông Trọng
nói và cũng như đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, người ta kiên
định CNXH thì người ta chỉ kiên định phần chính trị thôi, kiên định cái phần
bảo vệ quyền lợi của Đảng thôi, kiên định đường lối đấu tranh giai cấp, kiên
định đường lối chuyên chính vô sản thôi. Còn về những mặt khác thì không có nữa
đâu.”
Một ví dụ cho những
mặt khác đó được Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhắc đến đó là vấn đề kinh tế. Ông
nhấn mạnh “làm gì có CNXH nữa”
“CNXH nói rằng không
phát triển kinh tế tư nhân nhưng bây giờ thì phát triển kinh tế tư nhân. Như
thế còn gì là ‘xã hội’ nữa? Thành ra CNXH mà ông Trọng nói là phải hiểu rằng,
đấy là ổng muốn duy trì quyền lực của Đảng. Thế thôi! Chứ còn nói rằng CNXH mà
theo những vấn đề của Marx thì không thấy nữa.”
Với quan sát và nhận
định của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Việt Nam bây giờ chỉ là Công sản hình thức.
Và sự tồn tại của Cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ với mục đích duy nhất là bảo
vệ quyền lợi và độc quyền của những người trong Đảng. Thực tế, cái gọi là CNXH
hoàn toàn không tồn tại.
Đây cũng chính là ý
kiến của nhà văn/blogger Nguyễn Tường Thuỵ chia sẻ với RFA.
“Chủ nghĩa Cộng sản ở
VN, xây dựng CNXH ở Việt Nam đâu có còn theo nguyên lý của chủ nghĩa Marx nữa
đâu. Có những cái nguyên lý người ta đã bỏ hết cả rồi. Bây giờ người ta chỉ còn
giữ lại cái của chủ nghĩa Marx là 1 chế độ chuyên chính vô sản, 1 chế độ độc trị
độc quyền, độc đảng của chủ nghĩa Marx mà thôi chứ không phải là họ giữ chủ
nghĩa Marx.
Còn về mặt kinh tế xã
hội người ta bỏ qua hết rồi.”
Nhấn mạnh thêm, ông
kết luận “kiên định CNXH” chỉ còn ý nghĩa đối với họ chỉ còn ở chỗ là “Quyền
lực”.
Như thế, nói 1 cách
đơn giản, phải chăng cụm từ “kiên định CNXH” là thể hiện một sự cố chấp bảo vệ
quyền lực của một chế độ độc đảng hay không? Nhà văn/blogger Nguyễn Tường
Thuỵ đồng tình, thậm chí bày tỏ thêm quan điểm của ông là:
“Không có 1 ông đảng
viên nào, đặc biệt là ở Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW, Ban lãnh đạo, chắc kể
cả ông Trọng cũng không tin vào CNXH, nhưng cứ rao như vậy để cũng cố vị trí
quyền lực của các ông ấy. Chứ bây giờ không bám vào CNXH thì bám vào cái gì?”
‘Nơi
nào còn CNXH, nơi đó nghèo nàn lạc hậu’
Một sự vô tình rất thú
vị, khi tại Việt Nam, TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam là quốc gia kiên
định CNXH, thì ngay tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump có 1 bài diễn văn làm “bùng nổ” cộng đồng mạng Việt Nam, khi ông
kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà
nó đã gây ra cho mọi người”.
Như thế, liệu lời phát
biểu của Tổng thống Donald Trump gây “phấn khích” cho dư luận những ngày qua có
phải là 1 quan ngại cho Việt Nam trong bước đường hội nhập toàn cầu hoá hay
không?
Để trả lời câu hỏi
này, blogger Nguyễn Tường Thuỵ nói về hệ quả của sự tồn tại của CNXH:
“Nơi nào có CNXH là ở
nơi đấy nghèo nàn, lạc hậu. Ngay cả bây giờ, khi mà CNXH ở Liên Xô và các nước
Đông Âu bây giờ đã thay đổi sang thể chế dân chủ rồi, thì người ta nghĩ về thời
kỳ xây dựng CNXH ở các quốc gia này người ta vẫn còn kinh hoàng.”
Trong 1 bài bình luận
của ông, ông có viết rằng: “Sự sụp đổ của hệ thống XHCN vào thập niên cuối của
thế kỷ trước là quá ngoạn mục. Sự phá sản của chủ nghĩa Mác là một thực tế
trông thấy.”
Nhà Triết học người Úc
Peter Singer, cũng là Giáo sư khoa Đạo Đức Học ở Đại học Princeton, Melbourne
nêu rõ về tư tưởng Marx, do nhà biên dịch Nguyễn Huy Hoàng chuyển ngữ: “Những
thất bại của chủ nghĩa cộng sản chỉ ra một lỗ hổng sâu sắc hơn: Cái nhìn sai
lầm của Marx về bản chất con người.”
No comments:
Post a Comment