Tập Cận Bình Lo Ngại Trump Không Nương Tay
HỒNG THỦY
10:29 01/11/18
(GDVN) - Mùa xuân 2019
sẽ là thời kỳ rất khó khăn đối với kinh tế Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung
Nam Hải nhận thấy, môi trường bên ngoài đã "thay đổi sâu sắc".
Hồng Thủy South China Morning Post ngày 31/10 đưa tin, cùng ngày Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì phiên họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc để thảo luận về các vấn đề kinh tế.
Các nhà lãnh đạo hàng
đầu Trung Nam Hải đang chuẩn bị cho những điều tồi tệ hơn khi nền kinh tế lớn
thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.
Bộ Chính trị Đảng Cộng
sản Trung Quốc khẳng định ủng hộ thành phần kinh tế tư nhân và thị trường chứng
khoán trước nhiều lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp với trào lưu "quốc
tiến, dân thoái", tức nhà nước chỉ tập trung đầu tư phát triển các tập
đoàn kinh tế mà xem nhẹ vai trò của kinh tế tư nhân.
Áp
lực từ cuộc thương chiến với Hoa Kỳ ngày càng rõ nét
Đánh giá về kinh tế
Trung Quốc hiện nay, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng áp lực giảm
phát đang gia tăng và môi trường bên ngoài đang có "những thay đổi
sâu sắc".
|
|
3 tháng trước, Trung Nam
Hải mới dừng ở mức nhận định môi trường bên ngoài đang có "những
thay đổi đáng chú ý" có thể tác động lên nền kinh tế Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên các
nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc thể hiện mối quan tâm của mình trước công
chúng về sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp kể từ khi nổ ra thương chiến với Hoa
Kỳ.
Trong phiên họp hôm qua,
25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhận định, đã có rất
nhiều khó khăn với một số doanh nghiệp, các rủi ro đã xuất hiện và tích lũy
trong một thời gian dài.
Ông Tập Cận Bình chỉ đạo
các thuộc cấp, Trung Quốc phải phát triển, kiểm soát và sử dụng công nghệ trí
thông minh nhân tạo, chỉ có điều này mới giúp Bắc Kinh đảm bảo được tương lai
trong cuộc cách mạng công nghệ - công nghiệp tiếp theo.
Chủ tịch Trung Quốc nhấn
mạnh tham vọng muốn Bắc Kinh thống trị về mặt công nghệ trong bối cảnh Washington
cáo buộc họ có các hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ cũng như hành vi bất công
liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Chuyên gia kinh tế tài
chính Shen Jiangguang cho rằng, dường như các nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc
đã thay đổi quan điểm của họ về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới;
Đồng thời, họ đang có sự
chuẩn bị cho những khó khăn kéo dài mà cuộc chiến thương mại với Mỹ gây ra. Lần
này, họ không còn mô tả nền kinh tế Trung Quốc là "ổn định, động lực
tốt".
Trong cuộc họp ngày
31/10 các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng lên tiếng khẳng định, chính sách hỗ trợ
các doanh nghiệp tư nhân không có gì thay đổi.
Cách đây 3 tháng, Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ưu tiên chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để thúc
đẩy nền kinh tế mà không nhắc gì đến các doanh nghiệp tư nhân. Điều này càng
khiến giới doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc lo lắng.
Ngoài ra, hôm qua các
nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết họ sẽ cố gắng kích thích "tính năng
động" của thị trường chứng khoán, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh
và bền vững;
Đồng thời, Trung Quốc
cũng phải mở rộng quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, duy trì "lợi
ích hợp pháp" của doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc.
[1]
Bloomberg nhận định,
động thái nói trên của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc báo hiệu rằng các
biện pháp mới kích thích kinh tế đang được lên kế hoạch, vì dữ liệu kinh tế
đáng thất vọng cho thấy phương pháp tiếp cận hiện tại không hiệu quả.
Vài giờ trước khi công
bố nội dung cuộc họp của Bộ Chính trị, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hướng
dẫn chi tiết các điều khoản thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nêu bật một số
dự án trọng điểm và chỉ định các cơ quan cụ thể triển khai thực hiện.
Chính phủ và Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc đã đưa ra một loạt giải pháp trong tháng 10 để ổn định
tâm lý nhà đầu tư, bổ sung các bước để tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài
chính, khấu trừ thuế cho các hộ gia đình và các biện pháp hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khẩu.
Nhưng cho đến nay, các
giải pháp chính sách này chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt. [2]
Trong một động thái khác
có liên quan, Nikkei Asian Review ngày 1/11 đưa tin, hơn 50 công ty niêm yết
trên sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã được doanh nghiệp quản lý tài
sản - vốn nhà nước thuộc chính quyền địa phương rót tiền mua cổ phiếu;
Từ tháng Giêng đến tháng
Mười 2018, các đơn vị quản lý tài sản công ở địa phương đã đầu tư tổng cộng 30
tỷ nhân dân tệ (4,3 tỷ USD) vào hơn 50 công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch
chính của Trung Quốc.
Đáng chú ý, trong số này
có hơn một nửa các doanh nghiệp quản lý vốn / tài sản nhà nước trở thành cổ
đông hàng đầu của các doanh nghiệp niêm yết.
Mục đích chính của hoạt
động đầu tư nói trên được thông báo là để hỗ trợ các doanh nghiệp này đối phó
với các căng thẳng tài chính do thương chiến Trung - Mỹ gây ra.
Tuy nhiên, đã có những
tranh luận trên truyền thông Trung Quốc rằng, các doanh nghiệp quản lý tài sản
công ở các địa phương chẳng những không cứu các tập đoàn tư nhân, mà nhân cơ
hội này để thôn tính họ với giá rẻ nhất. [3]
Mùa xuân năm 2019 sẽ là
thời điểm rất khó khăn đối với Trung Quốc vì nhiều yếu tố, đặc biệt là căng
thẳng thương mại với Hoa Kỳ.
Tổng
thống Donald Trump sẽ không nương tay
Cũng theo Bloomberg, Mỹ
đang chuẩn bị công bố các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị đánh thuế sớm hơn
dự kiến, vào tháng Chạp 2018, nếu cuộc gặp dự kiến giữa Tổng thống Donald Trump
và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G-20 vào ngày 30/11, 1/12
không đạt kết quả.
Trước đó, việc tăng thuế
suất từ 10% lên 25% các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 triệu USD
được ấn định vào tháng Giêng 2019.
South China Morning Post
ngày 1/11 cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Tư (giờ Mỹ) đã cảnh báo
Trung Quốc, hãy hành xử như một quốc gia bình thường, sau khi 10 điệp viên
Trung Quốc bị cáo buộc tìm cách đánh cắp công nghệ hàng không của Mỹ.
Một hãng sản xuất con
chíp Trung Quốc bị nghi ngờ đe dọa đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ cũng bị xử phạt.
Fujian Jinhua Integrated Circuit Co đã bị loại khỏi danh sách các nhà cung cấp
công nghệ cao ở Mỹ.
Chính phủ Tổng thống
Donald Trump sẽ không dừng lại ở những cáo buộc và trừng phạt.
Bộ Tài chính Mỹ tháng
trước công bố rằng, chính phủ liên bang sẽ thắt chặt các quy tắc về đầu tư nước
ngoài trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả lĩnh vực hàng
không.
Những động thái này phù
hợp với quan điểm của cả lưỡng đảng Dân chủ, Cộng hòa.
Hai Đảng đã thống nhất
cao trong việc thông qua Đạo luật FIRRMA để đáp ứng các cảnh báo từ cộng đồng
tình báo Hoa Kỳ;
Giới tình báo Mỹ đã liên
tục cảnh báo việc các công nghệ tiên tiến của Mỹ bị chuyển giao cho Trung Quốc
thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.
FIRRMA được triển khai
đầy đủ vào năm 2020.
Hiện tại các quy định
tạm thời của FIRRMA đã cho phép Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) có
thẩm quyền xem xét bất kỳ giao dịch nào cho phép các thực thể nước ngoài quyền
truy cập vào thông tin không công khai của các doanh nghiệp Mỹ đang phát triển
những công nghệ quan trọng.
Ông Mike Pompeo nhấn
mạnh rằng, vấn đề Trung Quốc ăn cắp công tài sản trí tuệ của Mỹ đã diễn ra
trong nhiều năm.
"Đây
là chính quyền đầu tiên (Nhà Trắng) đã sẵn sàng chống lại Trung Quốc, và chúng
tôi đang làm việc này trên tất cả các mặt trận", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói. [4]
Nguồn:
No comments:
Post a Comment