Lấy Ý Kiến Dân về Luật An Ninh Mạng
Bộ
Công an công bố dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng để lấy ý kiến
người dân
RFA
2018-11-03
2018-11-03
Hôm thứ Sáu, ngày
2/11, Bộ Công an đã công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của
Luật An ninh mạng đang gây tranh cãi tại Việt Nam. Mục đích công bố là để lấy ý
kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân trong thời gian 2 tháng.
Hồi tháng 6 vừa qua
Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng. Luật sẽ đi vào hiệu
lực vào ngày 1/1/2019.
Nghị định mới do Bộ
Công an soạn thảo và công bố gồm 6 chương với 30 điều. Những điểm đáng chú ý
trong nghị định đã được đề cập đến từ trước bao gồm quy định lưu trữ dữ liệu và
đặt chi nhánh, văn phòng tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong
chương 5 và công tác kiểm tra đối với các hệ thống thông tin liên quan đến an
ninh quốc gia và thông tin quan trọng quốc gia ở chương 2.
Dự thảo nghị định yêu
cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu khi đặt chi nhánh hoặc văn
phòng đại diện tại Việt Nam. Các dữ liệu thông tin cá nhân của người sử dụng dịch
vụ tại Việt Nam phải lưu trữ bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh,
quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, thư điện tử, số
điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh các nhân, số căn cước công
dân, hộ chiếu, thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ tín dụng, tình trạng sức khoẻ, hồ sơ ý
tế, sinh trắc học. Ngoài ra dữ liệu về các mối quan hệ sử dụng dịch vụ tại Việt
Nam như bạn bè, nhóm người sử dụng kết nối hoặc tương tác cũng bị lưu lại. Thời
gian lưu trữ dữ liệu được quy định là cho đến hết thời gian hoạt động của doanh
nghiệp hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ nữa.
Về công tác kiểm tra,
lực lượng chuyên trách an ninh mạng được quy định thuộc Bộ Công An. Lực lượng
này có nhiệm vụ kiểm tra đối với các hệ thống thông tin thuộc cả hai danh mục
về an ninh quốc gia và thông tin quan trọng quốc gia.
Chủ quản các hệ thống
thôn tin quan trọng về an ninh quốc gia phải bố trí mặt bằng, điều kiện ký
thuật để thiết lập, kết nối hệ thống, thiết bị giám sát của lực lượng chuyên
trách an ninh mạng vào hệ thống thông tin của mình. Ngoài ra, các cơ sở này
phải chia sẻ các dữ liệu này cho lực lượng chuyên trách an ninh mạng của Bộ
Công an.
Theo blogger Osin Huy
Đức, người theo dõi chặt luật an ninh mạng và đã có nhiều bài viết về luật này,
trong một bài viết trên facebook cá nhân hôm 23/10 cho biết dự thảo nghị định
mới đã không còn dùng một số từ nhạy cảm trong dự thảo trước kia như “thái độ,
quan điểm…”. Vì vậy Theo blogger này dự thảo có cho cảm giác thu hẹp phạm vi dữ
liệu người dùng nằm trong tầm kiểm soát của Cục An ninh mạng. Thẩm quyền
yêu cầu doanh nghiệp chuyển dữ liệu bây giờ thuộc Bộ trưởng Bộ Công an thay vì
Cục trưởng cục An ninh mạng như 2 dự thảo cũ.
Tuy nhiên, theo
blogger Osin Huy Đức, việc dự thảo mới vẫn chưa thay đổi những quy định ngặt
nghèo về việc lưu trữ gần như toàn bộ thông tin người dùng ở Việt Nam khiến chi
phí của nền kinh tế để thi hành luật là vô cùng lớn và vô lý. Đó là chưa kể
những dữ liệu người dùng cung cấp cho các mạng xã hội hay các dịch vụ internet
thuộc quyền sở hữu của công dân, có những dữ liệu là tài sản của họ, thậm chí
là bí mật đời tư được Hiến pháp bảo hộ. Vì vậy việc đòi cung cấp các dữ liệu
này phải là quyền tư pháp tức toà án chứ không phải của cơ quan điều tra, tức
Bộ Công an.
Ngay trước khi có dự
thảo nghị định này, nhiều công ty nước ngoài đã hy vọng dự thảo sẽ có thay đổi
không yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lập văn phòng, chi nhánh ở Việt
Nam. Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã nhiều lần lên tiếng về
vấn đề này.
Một nghiên cứu của
Phòng Thương mại Mỹ ở Việt Nam cho thấy 61% các doanh nghiệp được hỏi, bao gồm
cả các doanh nghiệp không phải của Mỹ sẽ không muốn đầu tư vào Việt Nam nếu yêu
cầu này vẫn được giữ nguyên.
No comments:
Post a Comment