Bắc Hàn 'sẽ không
giải giáp
nếu tiếp tục bị phạt'
·
5 giờ trước
Ngoại trưởng Bắc Hàn
cảnh báo "không đời nào" nước ông giải giáp trong khi Mỹ tiếp tục áp
các lệnh trừng phạt.
Ri Yong-ho nói tại Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng các biện pháp trừng phạt đào sâu thêm sự ngờ vực
của Bắc Hàn về Mỹ.
Bình Nhưỡng nhiều lần
kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ và điều này được
Nga và Trung Quốc ủng hộ.
Nhưng chính quyền
Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt nên được duy trì cho đến khi Bắc Hàn
tiến hành phi hạt nhân.
Tổng thống Donald
Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh mang
tính bước ngoặt vào tháng 6/2018, tại sự kiện này ông Kim cam kết nỗ lực hướng
tới giải trừ vũ khí hạt nhân.
Có rất ít tiến bộ về
điều này từ thời điểm đó.
Ông Ri nói gì?
Ông cho biết Mỹ cứ
nhất định theo chính sách "phi hạt nhân trước đã" và "gia tăng
áp lực bằng chế tài".
"Sự bế tắc gần
đây là vì Mỹ vẫn giữ các biện pháp mang tính cưỡng ép mà có thể tổn hại đến
việc tạo dựng lòng tin," ông Ri phát biểu.
"Nếu không có bất
kỳ niềm tin nào vào Mỹ thì sẽ không có sự tin tưởng đối với an ninh quốc gia
của chúng tôi và trong hoàn cảnh như vậy không đời nào chúng tôi đơn phương
giải giáp trước."
"Nếu ai đó cho
rằng các biện pháp trừng phạt có thể khiến chúng tôi phải quỳ gối thì đó là
chuyện viễn vông và họ không biết gì về chúng tôi", ông nói thêm.
Điều gì đã xảy ra kể từ cuộc gặp tại Singapore?
Một thỏa thuận đạt
được ở đó cho biết Bắc Hàn sẽ tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân nhưng không đề
cập bất kỳ mốc thời gian, chi tiết hoặc cơ chế để xác minh quá trình này.
Tháng trước, Tổng
thống Trump cáo buộc Trung Quốc đồng minh của Trung Quốc phá hoại tiến trình
phi hạt nhân do căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.
Các cáo buộc đưa ra là gì?
Dưới đây là những gì
được truyền thông Mỹ nêu ra hồi tháng 7/2018:
§
Địa điểm làm giàu hạt
nhân chính thức duy nhất của Bắc Hàn tại Yongbyon đang được nâng cấp.
§
Nước này đang đẩy
nhanh việc làm giàu ít nhất là hai hoặc có thể hơn nữa các địa điểm, bên cạnh
Yongbyon.
§
Bình Nhưỡng tiếp tục
sản xuất thêm các xe chở bệ phóng tên lửa đạn đạo di động.
§
Bình Nhưỡng cũng đã
phát triển việc sản xuất tên lửa với động cơ sử dụng nhiên liệu khô, có khả
năng di động cao hơn và dễ phóng hơn.
Các tường thuật này có
độ tin cậy đến đâu? Đó "chỉ là" các tường thuật, nhưng có vẻ như
chính xác, theo đánh giá của những nhà quan sát đáng nể trọng chuyên theo dõi
tình hình Bắc Hàn.
Thông tin được đưa ra
dựa trên các nguồn ẩn danh từ giới tình báo Hoa Kỳ cũng như từ nghiên cứu của
trang 38 North đối với các ảnh chụp vệ tinh địa điểm Yongbyon.
Các cáo buộc nghiêm trọng đến đâu?
"Không hoạt động
nào trong số này vi phạm tới bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra tại kỳ họp
thượng đỉnh Singapore giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim
Jong-un," Vipin Narang, giáo sư ngành khoa học chính trị tại MIT và là
chuyên gia về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, nói.
Trong tuyên bố ra cuối
kỳ họp thượng đỉnh, Bình Nhưỡng chỉ đồng ý hợp tác hướng tới việc phi hạt nhân
hóa bán đảo Triều Tiên, điều mà Bình Nhưỡng coi là một tiến trình gồm nhiều
giai đoạn.
Chi tiết về tiến trình
này vẫn đang được hai bên bàn thảo.
"Sẽ không bao giờ
là chuyện đơn phương, ngay lập tức," ông Narang nói. "Cho nên Kim
Jong-un tự do tiếp tục vận hành các địa điểm đã có."
Tuy nhiên, các tường
thuật về việc Bắc Hàn tiếp tục hoạt động hạt nhân vẫn bị coi là hành động làm
xói mòn tới tinh thần cuộc họp thượng đỉnh, và gây nghi ngờ về sự thành thật
của Bình Nhưỡng trong việc phi hạt nhân hóa.
"Bức tranh lớn
hơn ở đây là chương trình hạt nhân của Bắc Hàn vẫn tiếp diễn, được thực hiện
dưới sự điều hành của Kim Jong-un, thể hiện qua bài diễn văn của ông hồi tháng
Giêng, khi ông thúc giục viêc tiếp tục sản xuất đầu đạn và tên lửa đạn
đạo," Ankit Panda, biên tập viên tạp chí The Diplomat nói.
Việc gây áp lực có đem lại hiệu quả không?
Câu hỏi hiện nay là
liệu trong thời hậu kỳ họp thượng đỉnh Singapore thì kiểu gây áp lực thế này
liệu có ép Bình Nhưỡng đi vào đúng hướng được không.
Từ những gì mới được
công bố trong các tường thuật mới đây thì việc Bắc Hàn tiếp tục nỗ lực hạt
nhân, quân sự cho thấy nước này có ý duy trì năng lực hạt nhân và tên lửa đạn
đạo, thậm chí còn đang tiếp tục sản xuất các thứ vũ khí này.
"Có thể là Bình
Nhưỡng đang tính toán rằng bất kể thế nào thì Trung Quốc cũng đã có những hành
động tối đa trong vấn đề trừng phạt Bắc Hàn. Và Hoa Kỳ thực sự không thể tiếp
tục mà không có sự ủng hộ của Trung Quốc," ông Narang nói.
"Kim Jong-un có
thể đơn giản nói rằng 'Tôi đã làm những gì cần phải làm để phá vỡ chiến dịch
gây áp lực tối đa' - và tôi cho rằng có lẽ ông ấy đã đúng."
No comments:
Post a Comment