Yêu
cầu
điều
tra tượng
20 xác
người
Triển lãm 'The Real Bodies' trưng bày xác 20
người từ Trung Quốc được biến thành 'tượng bóc da' ở Birmingham, Anh quốc, có
thể bị pháp y điều tra.
Triển lãm do một công
ty Hoa Kỳ tổ chức vừa bị các bác sĩ Anh yêu cầu điều tra vì cho rằng những
người Trung Quốc này "có thể chết không tự nhiên".
Một số tờ báo Anh
đặt câu hỏi có phải đây là xác tù nhân Trung Quốc bị tử hình.
Lá thư của nhóm bác sĩ
Anh nay yêu cầu chủ nghiệm pháp y của Birmingham, bà Louise Hunt điều tra
cuộc triển lãm tại trung tâm NEC.
Một bác sĩ Anh, ông
David Nicholl nói với đài BBC: "Chúng tôi muốn pháp y điều tra nguyên nhân
cái chết của những người này xem có điều gì đáng ngờ không."
"Ban tổ chức
triển lãm có thể trưng ra giấy khai tử của những người này, hay giấy phép từ
thân nhân của họ về việc đem họ ra trưng bày thương mại như vậy không?"
Cơ quan Pháp y
Birmingham hiện mới xác nhận họ đã nhận được thư từ nhóm bác sĩ do ông
Nicholl gửi và đang xem xét nội dung.
Đây chỉ là 'tin giả'
các mẫu vật chết một cách tự nhiên, không bị va đập và không
phải là tù nhânTom Zaller
Ông Tom Zaller, chủ
tịch công ty Imagine Exhibitions thì bác bỏ chuyện "cái chết không tự
nhiên" của các xác người Trung Quốc, gọi đó là"tin giả".
Các báo Anh cho hay 20
xác người được biến thành tượng trưng bày đến từ Đại học Y Đại Liên, vùng Đông
Bắc Trung Quốc.
Ban tổ chức triển lãm
nói đây là các "xác người không ai nhận".
Trang Birmingham Mail
nói một tờ báo ở Úc đã lên tiếng kêu gọi cấm các cuộc triển lãm loại này và
cho là xác những người Trung Quốc kia "có thể là tù nhân bị tra tấn và
hành quyết".
Theo một bài trên BBC
tháng 4/2018, khi triển lãm này ra mắt tại Úc, giáo sư Vaughan Macefield từ ĐH
Western Sydney nói ông cảm thấy có gì không ổn vì các xác người đều không có
danh tính.
Ông nói trường y
thường nhận được xác người hiến tặng ở lứa tuổi già còn những xác Trung Quốc
"đa số là đàn ông trẻ tuổi".
Cũng khi đó, ông Tom
Zaller nói với BBC các cáo buộc là hoàn toàn bịa đặt và ông biết chính xác
100% rằng "các mẫu vật chết một cách tự nhiên, không bị va đập và không
phải là tù nhân".
Được biết giá vé bán
vào triển lãm NEC xem 20 xác người bóc da tẩm polymer và chừng 200 bộ phận cơ
thể là 12,95 bảng Anh cho người lớn, và 8 bảng cho trẻ em.
Người ta cũng cảnh báo
cha mẹ về việc cho con cái đến xem triển lãm này.
Tại phòng trưng bày ở
NEC, ngoại ô Birmingham, Anh Quốc có cả tượng
một người chỉ còn toàn cơ đã đóng cứng trong polymer, cầm tay bộ xương lột
hết da thịt của chính ông ta trong một điệu vũ.
Ngoài nhóm tượng người
Trung Quốc còn có "mẫu vật"
là xác phụ nữ có mang còn nguyên bào thai trong bụng, được mổ phanh ra "vì
mục đích nghiên cứu y học".
Bị yêu cầu đóng cửa
Hiện cũng có những
người tại Anh ký tên trên trang kiến nghị Change.org yêu cầu đóng triển lãm tại
NEC.
Họ cho rằng ban tổ
chức không có giấy tờ rõ ràng "về nguồn gốc các xác người" và cả
cuộc triển lãm có vấn đề đạo đức.
Những người kiến nghị
cũng trích báo Đức, tờ Der Spiegel nói tác giả của công nghệ ướp xác người
bằng cách đóng plastic, ông Gunther Von Hagens, nói những xác người ở Đại Liên
"rất tươi mới".
Luật Trung Quốc buộc
để tử thi 'vô thừa nhận' trong nhà xác 30 ngày chờ xem ai đến nhận hay không,
và hạn này lâu hơn mức xác 'đủ tươi' cho công nghệ polymer nói trên.
Điều này đặt ra câu
hỏi có thật đây là các xác chết "không ai nhận" hay là không, theo
kiến nghị trên trang Change.org.
Mới đây, tại Việt Nam
một triển lãm tương tự mang tên 'Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người' (Mystery
of Human Body), cũng bị ngưng ở TPHCM.
Báo chí Việt Nam cho
hay đây là triển lãm do công ty Mega Vina (quảng bá nội dung chương trình Hàn
Quốc tại Việt Nam) và chi nhánh Công ty Khai Thiên - Big Bang xin phép trưng
bày bán vé ở Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM nửa sau năm 2018.
Công ty Mega Vina nói
các mẫu vật thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng Khoa học Cơ thể người - MOM Museum
của đảo Jeju (Hàn Quốc).
Nhưng hôm 06/07, triển
lãm phải đóng vì thực hiện không đúng nội dung "xin phép trưng bày mẫu
vật bằng nhựa nhưng trên thực tế là "cơ thể người chết, hiến tạng cho
khoa học và được nhựa hóa", theo trang giaothong.vn.
Xem thêm về Trung Quốc:
No comments:
Post a Comment