Từ Bắc Hàn
Sang Việt Nam
Vĩnh Tường
Từ Bắc Hàn Sang Việt Nam
Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 8
… tiến Vào Biển Đông là một phần của cuộc cách mạng Trump.
Mấy ngày nay, tin tức hàng không mẫu hạm USS
Carl Vison cập bến Đà nẵng đã vang dội khắp vùng Biển Đông. Nhưng phải nói nhà
cầm quyền Việt nam và người dân Việt là hai thành phần có nhiều suy nghĩ và tâm
tư dao động nhất về sự kiện lịch sử tháng Ba này.
Ở xứ tự do như Hoa Kỳ, khi trở thành nguyên thủ
quốc gia, phần lớn tùy tư tưởng và tình hình thực tế mà chính sách và sự vận
hành guồng máy chính quyền có khi trái ngược với những gì mà người tiền nhiệm
đã làm. Giới hạn nhiệm kỳ là cách để người khác lên tu bồi kết quả tốt, sửa đổi
hoặc dọn sạch những hậu quả tồi tệ.
TT Carter thì
tán dương và muốn thúc đẩy phong trào dân chủ, nhân quyền nhưng chỉ bằng ý
tưởng và bằng lời nói, và không muốn HK can thiệp nhiều vào chuyện quốc tế và
ông đã thất bại vì hoà bình không thể bằng ý tưởng.
TT Regan thì
hoà bình chỉ có thể đến khi có sức mạnh – với kẻ bợm bãi, giấy mực và lời nói
không mang lại kết quả; và ông đã làm nên lịch sử vĩ đại - khối CS hoàn toàn
sụp đổ, còn lại vài nước loe ngoe TQ, VN, BH, CUBA và mấy chục năm qua chủ
nghĩa ấy chỉ có biến thái chứ không thêm được quốc gia nào – Venezuala xhcn
ngoi lên và đang giãy chết.
TT Clinton thì
nửa nạt - nửa mỡ, cứng rắn nhưng chậm chạp, không quả quyết như không kịp thời
can thiệp vào biến cố ở Bosnia, Rwanda hay đã buông lỏng nhân quyền để lấy
thương mại với TQ, hoặc không muốn thêm việc đã để cho trùm Binladin thao túng,
tổ chức khủng bố đánh phá liên miên nhưng không phản ứng kịp thời và không thật
sự đối đầu, để trứng nở thành con và để ông TT Bush con lãnh đủ hậu quả 9/11
sau mấy tháng nhậm chức.
TT Bush con
nhân cơ hội đó, dứt khoát trả đũa bằng biện pháp quân sự, sẵn đà dẹp luôn độc
tài ở Iraq mong đem dân chủ phát dương quang đại và cổ võ phong trào dân chủ
với tuyên bố ‘nơi nào dân đòi dân chủ thì Mỹ sẽ đứng sau ủng hộ.’ Chiến thắng ở
Iraq đã thắng lợi, chế độ độc tài lừng lẫy Sadam Hussein bị tiêu diệt. Chế độ
dân chủ ở nước HG mới bắt đầu phôi thai thì thế giới gặp khủng hoảng tài chánh,
cuộc chiến Afganistan còn kéo dài. Dân tình ngao ngán, muốn thay đổi nên giao
cho Obama.
TT Obama người không có chút kinh nghiệm gì về
cả kinh tế, về quân sự, về ngoại giao. . . một chút cũng không. Obama làm cách
mạng theo bằng khen - giải thưởng Nobel HB trong khi chưa làm gì cả. Hiện tượng
này, đã khiến bình dân thấy ngay là nhiều sự bất thường sẽ nhất định xảy ra.
Quả nhiên là như vậy. Đó là chính sách kiểu Carter. Obama triển khai lý tưởng
một thế giới trong mộng - để rồi sau 8 năm để lại những bằng chứng tiêu điều
trong nước cũng như thế giới - mộng thực khác nhau.
Từ đây, nói đến Obama, người ta sẽ nhớ ông đã thay đổi được điều
gì như ông đã tuyên bố “Thay đổi đáng tin cậy” (Change we believe in):
- Một giải thưởng Nobel cho không, trước khi làm việc và dĩ
nhiên là không biết kết quả sẽ ra sao – lãnh đạo từ phía sau – Đại diện
HK, TT Obama khom lưng đi xin lỗi khắp nơi, có khi cuối rạp cả người - Rút quân
sạch ráo trước khi Iraq ổn định, từ đó lực lượng khủng bố mới hình thành và
bùng phát khắp thế giới, không phải như “đội bóng” của mấy cậu Trung học (JV
Team) mà ông đã nói – Iraq lần thứ hai chịu cảnh màn trời chiếu
đất, hàng loạt tín đồ Tin lành và thường dân vô tội đã bị cắt đầu, bị dìm lồng
sắt hay thiêu sống - Syria thành bình địa, trở thành sân chơi của Putin -
Dân Trung đông có nước, có nhà phải rơi vào đại họa chạy tán loạn – Âu châu bị
vạ lây - nạn di dân tràn ngập – Iran được tiền cash có ngõ vươn lên để
đối đầu, cân bằng với Do thái – Bắc Hàn phát triển vũ khí đến đỉnh điểm, gần
như chỉ còn vấn đề bắn hay không bắn mà thôi – TQ thì thao túng, lợi dụng tối
đa cơ hội làm giàu trên sự thua thiệt của Mỹ và biến Biển Đông thành ao nhà,
thành khu quân sự khiến thế giới sốt ruột - Trong nước thì chia rẽ, phân hoá
với bao nhiêu tổ chức mọc lên như nấm, khiến bá tánh bất an, - hàng khối
scandals làm hư hỏng, thối nát cả hệ thống chính trị, - làm suy giảm niềm tin
đối với hệ thống an ninh, cảnh sát, sở thuế, cơ quan chăm sóc cựu chiến binh –
và làm xói mòn niềm tự hào của người Mỹ về thể chế chính trị tốt đẹp, nghiêm
minh - Tất cả đều tuột dốc. - Một núi nợ khổng lồ, tính mỗi năm thâm hụt hơn
ngàn tỉ dollars không có chỗ chỉ - Bảo hiểm y tế chết danh Obamacare ngày càng
lộ ra khuyết điểm, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và khiến thiên hạ toát mồ
hôi chạy lung tung để né tránh giá cả gia tăng, và tìm cách đổi bệnh viện, bác
sĩ. - . . . Đến nay, Iran và Nga có trở nên đàng hoàng, thành bạn
hay chưa, hoặc có muốn chịu theo HK kiến tạo hoà bình không, hay là thấy ông TT
trẻ yếu quá, không thực tế mà được đằng chân thì lân lên đằng đầu? – Quân khủng
bố HG cực đoan, có thấy chính sách hoà hoãn, không dám gọi đích danh khủng bố
của chính phủ Obama mà trở nên nhân đạo và thôi khủng bố không? Tất cả đều
không – zero.
TT Obama tuyên bố sẽ thay da đổi thịt nước Mỹ (fundamentally
transform America). Hoá ra là đổi thành như thế, thì làm sao trách dân HK bầu
cho người mới – một ông thần Trump – khi ông này đòi đập hết rồi xây lại một
nước Mỹ vĩ đại, xứng đáng với vị trí của nó. Dĩ nhiên kinh nghiệm về nước Mỹ
trong 40 -50 năm lăn lộn mọi ngõ ngách để xây dựng sự nghiệp đồ sộ, Obama không
thể nào sánh bằng ông Trump. Sự thật như thế mà đến nay truyền thông ăn đeo
kính đen dày quá nên không thấy.
Thật tình mà nói Obama có chí lớn, có tư tưởng lớn. Nhưng tư
tưởng gì và làm thế nào mới là điều quan trọng. Chỉ có tư tưởng không phù
hợp với nền tự do bậc nhất của HK mới đẻ ra nhiều hệ luỵ mà thôi. Một cuộc cách
mạng định mở ra một trang sử mới với ý tưởng lập lại trật tự toàn cầu theo
hướng tập thể hóa, sống chung hòa bình. Mưu tính chương trình rộng lớn, ôm đồm
và không thực tế, đã không thực hiện được, thì chuyện nổ ra quá nhiều chi tiết
rủi ro vượt ngoài tầm kiểm soát - không thể thu về - là điều không thể tránh
khỏi. Lẽ thường đơn giản như thế mà truyền thông ăn theo cũng không thấy luôn.
Quan niệm cân bằng lực lượng - lấy chỗ dư bù chỗ thiếu –
kiềm hãm chỗ mạnh và tạo cơ hội cho chỗ yếu vươn lên cho thăng bằng, bình
thường là không sai nhưng để tiến tới thiên hạ thái bình là giấc mơ
không bao giờ thành sự thật. Tin rằng Mỹ mạnh quá và đã ngạo mạn, gây
chiến, tạo bất ổn nên ông đã đi xin lỗi khắp nơi. Cũng chính tư tưởng này mà
nước Mỹ bị trói buộc đến suy trầm, dân Mỹ lo sợ và xã hội mất định hướng nếu
không nói là rối loạn hay phân hoá. Đồng minh mất niềm tin. Thế giới khủng
hoảng. Quan niệm cân bằng lực lượng này chỉ đúng ở môi trường có điều
kiện ổn định hoàn toàn – tức là ở nơi có thể áp dụng công thức vật lý với những
thành phần có thể cân đo, đong đếm. Và dĩ nhiên không thể xảy ra đối với thực
thể như con người hay các quốc gia, dân tộc khác nhau, nhất là trong thời đại
này.
TT Trump,
bây giờ đến lượt ông Trump: Xưa nay có ai chưa làm TT mà có kinh nghiệm làm TT?
Thế mà bên thua cuộc cứ tuyên truyền Trump không có kinh nghiệm. Trong khi đó
ông từng vác túi tiền vào ra sào huyệt chính trị đủ hạng như đi chơi Casino,
ông đã từng điều hành hàng chục ngàn công nhân đủ mọi trình độ. Từ phố nghèo
đến chốn ăn chơi đàn điếm, bài bạc không chỗ nào sót dấu chân . . . Hiểu biết
đời qua thực tế bốn - năm chục năm và cũng từ đó ông đã biến nó thành khối
tiền. Ông đã thành công lẫy lừng, và thành quả có thể sờ mó, có thể cân đo,
- không phải chỉ trong nước mà còn khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ có nên
mướn con người này làm việc, với mức lương bắt đầu là MỘT dollar mỗi năm không?
Hỏi các em học sinh tiểu học xem chúng tả lời ra sao?
Ông cũng làm cách mạng tức là bỏ cái cũ thất bại của Obama để
xây dựng cái mới. Ông không theo hệ tự tưởng lý thuyết nào cả, mà hầu hết nghị
trình của ông đều theo lẽ phải thông thường (common sense) như đói thì ăn, khác
thì uống. Dân gian Việt nam có câu “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Mỹ đã có sức
mạnh này và cả sức mạnh quân sự. Bình dân hãy xem ông Trump đang hoạt dụng sức
mạnh ấy như thế nào? Ván cờ Biển Đông là nơi mà người Việt rất quan tâm:
“Xoay trục”, hai
từ này chúng ta đã nghe nói nhiều, thậm chí nhiều vị nhắc đến một cách hãnh
diện như là một sáng tạo của Obama. Thực ra, chính sách chung của Mỹ đã hoạch
định lâu dài, các vị TT thực hiện theo phương thức khác nhau, tùy tình hình mỗi
lúc, tùy hệ tư tưởng mà TT đã nhuộm. Cách giải quyết những vấn đề ở Biển Đông
dĩ nhiên có tính quyết định sự ổn định trong vùng và cả thế giới. Dĩ nhiên
không thể nào sót vai trò chủ chốt của HK, ngoại trừ trường hợp muốn để cho TQ
vươn lên thay thế và mong có hoà bình từ sự cân bằng. TQ một phen vỡ mộng vì
không phải bà Clinton lên để nối chính sách của Obama mà là ông Trump.
Đúng như thế, ông Trump đã quay mũi con tàu về hướng khác một cách rất dứt
khoát.
Bàn cờ Biển Đông đã được lật úp và cờ đã sắp lại với hai người
chơi là Donald Trump và Tập Cận Bình. Trong khi người ta quen ở đỉnh
cao trí tuệ chê cười, thì Trump cứ tự nhiên lấy cái chí lý trong lẽ
thường của tạo hoá ra chơi – như đã nói hễ đói thì ăn, khát thì uống.
Nghe tầm thường nhưng nó là lẽ đạo không một lý thuyết chính trị nào gì có thể
đánh ngã.
Nguyên tắc của ông Trump là nâng căng thẳng
đến mức không giải quyết không được
Thông thường phải có nấu thì mới có ăn - Thép có nung đỏ đến mức
thì mới uốn được - Sắt cứng mà cong queo thì dùng búa đe mà đập. Khác với kiểu phải đạo chính trị mà
chính trị gia đã dùng say mê đến đầu óc đặc quánh, không còn linh động. Thiên
hạ, lớn nhỏ kêu gọi ông nên hạ nhiệt theo kiểu đã làm 25 năm qua – mà không
thấy rằng làm như thế là để cho TQ thủ lợi, khống chế, nắm dây giật con nộm BH
và để HK tiếp tục bỏ tiền ra mua bình an tạm thời, chờ ngày đầu hàng. “Dĩ
nhu chế cương” 25 năm đã quá đủ. Ông Trump không nghe theo - Ông đã
đổi thuốc, “dĩ độc trị độc” . Lấy búa tạ đập búa nhỏ và
bị họ xúm nhau chỉ trích ông nóng nảy, ngu đần. Rốt cuộc ai ngu, ai đần?
- Ông vừa nâng cao căng thẳng, biến Biển Đông thành chảo dầu sôi để xem
phản ứng và thực thi chiến lược đồng bộ các bước:
Thứ nhất, là vừa gõ kẻng áp vào tai các nước đồng minh chung quanh
để họ nhận thức tầm quan trọng của vấn đề và vai trò của Mỹ cũng như vực dậy
niềm tin của đồng minh đã bị xói mòn.
Thứ hai, là
cùng siết chặt vòng đai tài chánh một cách quyết liệt để BH nhanh chóng hết
đường binh, không theo kiểu nhai gum, chờ thời.
Thứ ba,
là đe doạ sẵn sàng dùng giải pháp quân sự (military option is on the table).
Thứ tư, là
trình diễn, so sánh lực lượng để đánh thức BH và TQ. Thông điệp ngầm rằng muốn
chơi thì coi chừng ông thần Trump sẽ xả láng, (all in) nhất là ngày đêm ông
đang ngứa ngáy khi bị quấy nhiễu, đánh phá, ngăn trở của kẻ thua cuộc trong
nước. Chiến thuật của ông đã và đang khai triển là:
1. Không ngại đấu khẩu: Nâng căng thẳng
biển đông
Ông trump lập tức tuyên bố thẳng thừng “kỷ nguyên của
chiến lược nằm chờ đã qua” - “Những lời mềm yếu 25 qua đã để lại những gì. Hãy
xem những gì chúng ta đang phải đối mặt”.
Ngày 2 tháng giêng 2018 có lúc căng thẳng đến mức Kim Jong Un đe
rằng cái nút bấm vũ khí hạt nhân đang có sẵn trên bàn của hắn. Ông
Trump liền phản pháo rằng: “có ai ở chế độ kiệt quệ, đói meo của hắn,
nhắc hắn rằng tôi cũng có cái nút bấm hạt nhân, nhưng nó bự hơn và có sức ông
phá hơn của hắn. Và nó có hiệu lực đấy.” Kiểu chính trị, nhân đạo với
loại bợm bãi, là bất nhân với hàng triệu người. Một đòn, được ông Trump trả lại
ít nhất ba bốn đòn.
2. Cấm vận: Kế hoạch cấm vận BH khai
triển tại HĐLHQ.
Nâng căng thẳng đến mức cả thế giới lo sợ để khiến cho HĐ Liên
Hiệp Quốc cùng bầu ủng hộ chính sách. Kết quả mỹ mãn chưa từng thấy sau những
lời đanh thép, dứt khoát như đinh đóng của bà Đại sứ Nikki Haley. Gia tăng bố
ráp, siết bù loong dần dần từng giai đoạn, trừng phạt, cấm vận liên tục cho đến
khi BH kiệt quệ. Song song với đe dọa không nao núng về quân sự với thái độ bất
chấp của TT Trump. Truyền thông thiên tả (gọi là 4 T cho gọn), cũng như TTAD
(truyền thông a dua), chỉ lo chọt xỉa cái nhỏ mà không thấy cái lớn rằng tất cả
đều nằm trong chiến thuật của ông Trump.
3. Phô trương lực lượng để đánh thức cơn
say thuốc súng của Kim Jong Un (BH) và cảnh tỉnh TQ:
Nâng căng thẳng đánh thức đồng minh Nam hàn để đạt được những
thoả thuận. Không phải tự dưng mà Nam Hàn cho HK Hoa Kỳ mang giàn THAAD chống
hỏa tiễn sang Nam hàn vào tháng Ba - 2017. Hoa Kỳ đem tàu chiến, tuần tra, tập
trận với đồng minh bất chấp kêu gọi giảm nhiệt. Nhưng nhiệt này nằm trong chiến
lược và chiến thuật của chính phủ Trump. Lực lượng tiếp tục phô trương là chính
sách rất đúng đắn để đánh thức giấc mơ hay cơn say thuốc súng của họ Kim. Và
nếu cần thì Trump sẽ mời hắn sang tận mắt xem kho vũ khí của HK, để hắn có cơ
hội quyết định nên đeo đuổi hay nên bỏ.
Trung tuần tháng Tư 2017 chính TT Trump ra lệnh cho tàu chiến
hạng nặng, kể cả hàng không mẫu hạm vào vùng biển quanh bán đảo Triều tiên.
Hoạt động quân sự rầm rộ trong khu vực để gia tăng căng thẳng nhằm làm giảm
nhuệ khí của BH, cảnh tỉnh và thúc đẩy TQ phải ra tay. Ông từng tỏ rõ lập
trường rất đơn giản và dứt khoát - chỉ có một kết quả là BH phải
giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông nói “Nếu TQ không giúp gì thì HK
sẽ làm một mình”
Đáp lại, Kim Jong Unleo thang đe doạ bắn hoả tiển với đầu hạt
nhân vào Mỹ bất cứ lúc nào. Ngày 18/4/2017 BH mở cuộc tập trận
lớn bắn đạn thật do Kim Jong Un thị sát nhằm đe dọa Nam Hàn. Ngay hôm sau (19/4/2017) giàn
chống hỏa tiển THAAD nói trên được chính phủ Nam hàn chính thức đồng ý cho tiến
hành lắp ráp. Kể như Bác Hàn tiếp tục lọt vào quỹ đạo mà TT Trump đã vẽ. Đây là
thành công thứ nhất. Tổng Tống Trump chắc phải cảm ơn!
26/4/2017 Chính
phủ Trump tổ chức họp kín, khẩn cấp - bất thường và tránh tiết lộ với 100
thượng nghị sĩ – bàn về chương trình hạt nhân và sự đe dọa của BH đối với nền
an ninh của HK. Đây là hội nghị Diên Hồng – cũng là một cách gửi thông điệp
cảnh tỉnh toàn thế giới. Cùng lúc đó, Tư lệnh Harry Harris Jr nói với Quốc hội
rằng giàn chống hỏa tiễn trên sẽ sẵn sàng hoạt động trong ngày. Hỏa
tiễn bay lên sẽ bị thủ tiêu ngay.
4. Ngoại giao: Phải cho thiên hạ thấy
quyết tâm và sức mạnh mới nói đến chuyện ngoại giao. Điều này Obama không thể
nào theo kịp ông Trump.
TT Trump tác giả cuốn “Nghệ Thuật Đàm Phán”, ngoài mặt cho thấy
ông có thể làm càn - làm cho kẻ thù không đoán được – Đây lại loại sức mạnh
trong thủ thuật thương lượng, tiếp sức cho sự đe dọa bằng giải pháp quân sự
đang chờ lệnh. Cuộc truy đuổi đến đụng tường thì nhất định sẽ có hai giải pháp
để chọn lựa. Đó là đánh xáp là cà hoặc ngồi xuống nói chuyện. Và dĩ nhiên cuộc
đàm phán sẽ nhất định xảy ra. Sắp xếp xong TT Trump chỉ việc chơi game chờ.
Giới chức quan hệ ngoại giao kể cả phó TT Pence qua lại như con thoi và sau đó
là TT Trump đi một vòng quanh 5 nước, trong 12 ngày ở Biển Đông với bài diễn
văn tại APAC làm cả thế giới bừng tỉnh - không phải bằng lý thuyết, chủ nghĩa
chính trị cao siêu - sáo rỗng mà bằng lý lẽ thông thường đã bị bỏ quên. Đó
là tin ở tạo hóa, hãy đặt hạnh phúc của dân trên hết. Dân sẽ xây dựng xã
hội. Địa vị, chính quyền là thứ yếu (Dân vi qúi. Xã tắc thứ
chi. Quân vi khinh).Muốn cho dân hạnh phúc thì phải để cho họ tự do, độc lập,
bảo vệ độc lập và nên noi gương các nước phát triển.
Về ngoại giao liên quan đến BH, ông Trump nói: “Tôi bảo
Rex Tillerson, vị ngoại trưởng tuyệt vời của chúng ta rằng ông ta đang phí thời
gian thương thảo với tên nhóc cứng đầu.” “Hãy để dành sức, chúng ta sẽ làm
những gì chúng ta cần hoàn thành”.Nghe câu nói này mà chỉ trích “trống
đánh xuôi kèn thổi ngược”thì thật là ngô nghê hết sức! Ý tại, ngôn
ngoại - Trump đã ngụ ý chừa một cửa cho Kim Jong Un rằng, chỉ còn một
cơ hội là nói chuyện với Ngọai trưởng Tillerson của tôi, bằng không thì đừng hy
vọng ông chủ - tức là TT Trump đổi ý. Cha và mẹ khuyên một đứa trẻ bướng bĩnh
cũng thường dùng kiểu một cương một nhu này.
Và điểm đặc biệt là Nam Bắc Hàn đã từng cùng tham dự thể thao
chung trong các tổ chức thế vận hội nhưng lần này nội dung có khác vì trong
hoàn cảnh rất căng thẳng trước nguy cơ chiến tranh. BH đã lợi dụng cơ hội để
tuyên truyền qua - em gái của Kim Jong Un, Kim Yo Jong - cán bộ tuyên truyền
cấp cao làm cho cả 4T (truyền thông thiên tả) Hoa Kỳ vuốt ve khen ngợi. Ông
Trump đã phá giải sạch sẽ ngay bằng cách cho ái nữ Ivanka - cố vấn cao cấp của
TT sang dự lễ bế mạc, biểu tượng phụ nữ Hoa Kỳ làm phai nhạt hình ảnh của Kim
Yo Jong.
Kết quả chiến lược Trump: Tối 8/3/2018 trong khi viết bài này,
thì nghe tin đài Fox Businesss news. Cô Trish Regan loan báo Kim Jong Un chính
thức mời TT Trump nói chuyện và hứa ngưng chương trình thử tên lửa đạo
đạo. TT Nam Hàn ông Moon Jae-in tường trình, tỏ lời cảm ơn và ca ngợi sự
lãnh đạo của TT Trump đã đặt áp lực tối đa và đúng cách. Chiến lược đã bắt đầu
thấy thành công, và chỉ ngạc nhiên đối với những ai lo chống Trump mà không
thấy đây là kết quả đương nhiên sẽ đến theo chiến lược của ông.
5. Yếu điểm của TQ: Đài loan và Bắc Hàn
a/ Đài loan: Ông Trump vận dụng Đài loan như một lợi
thế đòn bẫy trong chiến lược của mình
Từ lâu, Mỹ công nhận Đài loan thuộc về TQ như một nước hai chế
độ. Loại 4T (truyền thông thiên tả) chỉ trích Trump không hiểu điều này nên mới
dám nói chuyện với bà TT Đài loan! Còn ông Trump thì dùng điều này như
một lợi thế làm cho Tập Cận Bình giật mình. Bỡi lẽ Đài loan thuộc về TQ chỉ là
chủ quyền không giấy mực. Mỹ nói có thì cho là có, nói không thì không. Cho
nên, khi có biến cố chớm xảy ra thì chắc chắn trước hết TQ sẽ liền chộp lấy Đài
Loan. Hoặc đến lúc thuận tiện TQ sẽ ra tay trước, bỏ túi Đài loan, kể như TQ
chỉ hợp pháp hoá chủ quyền trên cái mà họ cho là của họ.
Gặp tổng thống Trump, TQ sẽ vỡ mộng xây căn cứ quân sự để chiếm
trọn biển đông. Dĩ nhiên TQ không thể về tay trắng, và vì thế Đài loan là mục
tiêu số một. Ông Trump dư biết điều này nên thỉnh thoảng thọt lét TQ. TQ phải
chọn một trong hai, tiếp tục giật dây BH đến chừng thành công sẽ làm cánh tay
nối dài của mình, hay chọn Đài loan, hoặc muốn cả hai. Điều này khó có thể được
cái nào đối với TT Trump, ngọại trừ trường hợp HK trao đổi.
b/ Bắc Hàn là tử huyệt của TQ.
Là tử huyệt của TQ bỡi: Thứ nhất, BH cùng
đứng dưới một lá cờ CS. - Thứ hai, BH cùng chung biên
giới. - Thứ ba, 25 triệu dân nghèo đói, lạc hậu.
- Thứ tư, BH chỉ là một bãi vũ khí độc hại. Thống nhất theo
kiểu Việt nam – cùng chế độ CS là mơ ước của TQ. Nhưng nếu chiến tranh, dù nhỏ
hay lớn xảy ra thì TQ chắc chắn sẽ rước họa vì 4 trọng điểm trên đây. Ông Trump
biết điều này không? Bình dân nghĩ xem. Nếu không biết thì ông Trump từ từ, vừa
vỗ vai, khen và vừa khèo Đài loan, vừa siết dần vòng vây BH và vừa đe dọa chiến
tranh thương mại và chờ Tập Cận Bình làm gì?
6. Chiến tranh có thể xảy ra không? - Điều này chắc
sẽ không có. - Cái nhất định có sẽ là:
Thứ nhất, là BH vừa bị siết dần bù loong cho đến khi kiệt quệ và
nhất định sẽ tìm cách giữ gìn mặt mũi trước khi ngồi vào bàn đàm phán. Chính phủ
TT Trump chơi nước cờ đóng tất cả và dùng áp lực tứ phía rất căng, không dùng
kiểu nhân đạo mị dân và chỉ chừa một cửa mở đó là ngồi lại đây nghe Trump nói.
Kim Jong Un còn đường nào để đi nữa không? Dĩ nhiên không bao giờ ông Trump
theo kiểu ông Bush - dùng sáu sợi dây trói không chặt, - hoặc kiềm chế
(contain) kiểu Clinton hay Obama – cho tiền ăn tiêu rồi ngồi chờ. TT Trump đã
nói rất rõ kết quả chỉ có một là giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân (denuclearize).
Thứ hai, là
TQ không đường chọn lựa nên phải dứt khoát lập trường ủng hộ giải trừ vũ khí
hạt nhân của BH – nhúc nhích, động thủ thì Mỹ sẽ hốt Trường sa, Hoàng sa từ tay
TQ, chứ không phải từ tay Việt nam – và sẽ đóng ở đó lâu dài để giữ an ninh
toàn vùng.
Thứ ba, là
quân đội HK có lý do rất chính đáng hiện diện, tung hoành trên biển đông để
kiềm chế TQ. Những khu quân sự trên đảo TQ vừa xây bây giờ là cục xương chẳng
những vô bổ mà còn dễ mắc nghẹn. Có thể để làm kiểng xem chơi, chờ khi DC lên
nắm quyền may ra có cơ thay đổi được gì chăng. Đặc biệt, điều này Viêt nam sẽ
hưởng lợi.
Sau bài diễn văn ngụ ý vừa khen dân Việt nam anh hùng và có tinh
thần bất khuất vì độc lập dân tộc, vừa kêu gọi chính quyền phải vì dân trên
hết, phải noi gương các nước tự do dân chủ thì đến sự kiện nổi bật là tàu siêu
mẫu hạm vào Đà nẵng. Chúng ta cùng nhau xem những con cờ đi về phía Việt nam.
7. Hàng không mẫu hạm vào Đà nẵng, Việt nam
Sự kiện tàu siêu hang không mẫu hạm Carl Vinson cập cảng Đà nẵng
đúng vào tháng Ba đã khiến người Việt nam có tuổi nghĩ ngay đến những sự trùng
lặp:
•Bắt đầu: - tháng Ba, 1965, tại Đà nẵng: Chính phủ
Mỹ đưa quân đội chủ lực đổ bộ vào Việt nam.
Ngày 8 tháng 3 các con tàu USS Herico, Union, và Vancouver mang
lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến gồm 3500 quân do Tướng Frederick J. Karch chỉ huy
cập bến Đà nẵng, chuẩn bị tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống quân du kích
CS.
•Kết thúc: - tháng Ba, 1973, tại Đà nẵng: 60
ngày, sau Hiệp định Paris (27/1/1973), Mỹ làm lễ chính thức hạ cờ chấm dứt vai
trò trực tiếp tác chiến.
•Triệt thoái hoàn toàn: tháng Ba 1975 tại Đà
nẵng: Toàn bộ cơ sở, tổ chức dân sự, Lãnh sự quán cuối cùng đóng cửa. Cuối
tháng ba, hai chiếc tàu Pioneer Contender và Miller cập cảng Đà nẵng để đón
rước nhân viên sứ quán và hàng ngàn dân Việt đang đổ dồn về trong cảnh rối
loạn, hoang mang.
•Trở vào lại ngày 5 đến ngày 9 tháng Ba, 2018 cũng
tại Đà Nẵng - vào khoảng ngày lễ phụ nữ 8/3. Thật là chu đáo, một
việc làm phát huy hết tác dụng! Siêu hàng không mẫu hạm USS Carl Vision
cập bến Đà nẵng và lưu lại đây 4 ngày, trình diễn ca nhạc. Dân Việt nam nô nức
đón chào và cùng vui chơi hơn những ngày hội truyền thống .Trước
kia, Mỹ đến Việt nam để ngăn ngừa làng sóng đỏ từ TQ và LBSV đàng sau Việt nam
cộng sản. Ngày nay, HK phải đối đầu trực diện với TQ, mà Việt nam là một trong
những điểm chiến lược then chốt trong vùng. Hợp tác quốc phòng Mỹ Việt nằm
trong chiến lược này. Đưa tàu siêu hàng không mẫu hạm vào Đà nẵng trong tháng
Ba có mấy điểm đáng ghi nhận:
Thứ nhất,
chiến lược giành thắng lợi về mặt tâm lý. Dân Việt nam rất tin ở điềm báo.
Chính phủ Trump chọn thời gian trùng lặp những sự kiện lịch sử xảy ra trong quá
khứ để nhắc nhở dân Việt nam. Về mặt này phải chia ra hai thành phần để biết
chiến lược của Chính phủ Trump ảnh hưởng đến Viêt nam như thế nào. Chính phủ
thừa biết hiện nay ở Việt nam gần 90% dân muốn theo Mỹ, và hầu hết đảng viên CS
và chính quyền cấp cao thì lệ thuộc TQ. Dĩ nhiên chính quyền ôm chân TQ thì cứ
tự nhiên. Chính phủ Trump đã hứa không đá động. Vào Đà Nẵng tháng Ba là để
chiếm lòng dân, gia tăng thiện cảm, trình diễn văn hoá Tây phương ngay trong
thành phố đông dân TQ để dân có dịp so sánh.. Những bài ca trình diễn đã được
chọn lựa rất kỹ - bài được nhiều người biết đến vừa có ý nghĩa tâm lý chiến cho
người lớn: - Bài Nối Vòng Tay Lớn, Trịnh Công Sơn hát mừng chiến thắng của CS
chiếm miền Nam (1975) và người miền Nam “không ai có nụ cười nở
trên môi”. Lần này, có ý nghĩa khác – dân vui vẻ đón chào người Mỹ,
dân Việt nam đoàn kết để tự quyết định một tương lai. Và bài Trống Cơm cho trẻ
em cùng vui chơi. Âm nhạc và lối trình diễn đượm sắc thái của một xã hội tự do
đã gây xúc động lòng người và được dân hoà mình ủng hộ nhiệt liệt. Tất cả sự
dàn dựng đều nằm trong chiến lược gây phong trào – phong trào gì thì bình dân
dư biết. Đây là cách xây dựng nền móng như xây một căn nhà. Đừng quên ông Trump
là thợ xây; ông thắng cử cũng nhờ phương thức: Dân vi qúi. TQ
không điên tiết và nhà cầm quyền VN không lúng túng mới là điều lạ vì bây giờ
họ phải tỏ rõ thái độ theo dân hay theo TQ. Ông Trump và HK đã thật sự toàn
thắng trên mặt trận này.
Thứ hai, phô
trương lực lượng để các nước trong vùng, cả Viêt nam và TQ có dịp tận mắt so
sánh, và nhân đây gửi thông điệp thách thức, cảnh tỉnh TQ chớ vội làm chủ Biển
Đông. Hiện nay, tuy TQ cũng có tàu chiến và quân đội mạnh, nhưng phương tiện
hẳn còn thua xa Mỹ, và quân đội từ lâu chưa tham chiến trực tiếp.
Thứ ba, chứng
tỏ quyết tâm trở lại biển đông, củng cố niềm tin vào cam kết bảo vệ đồng minh
chiến lược lâu dài. Trong những năm qua, niềm tin này đã dần dần xuống dốc vì
chính phủ Obama không chứng tỏ đủ cứng rắn để tin cậy, mà ngược lại chứng tỏ
hoà bình tạm bợ trên bề mặt, bằng lý thuyết chính trị, trong khi bên dưới là
nguy cơ đang chờ.
Thứ tư, Không
ngồi đó mà trích dẫn sách chính trị, ông Trump x ài v õ Trump, theo
lẽ thông thường thậm chí lý, như đã là lươn thì sợ gì lấm đầu hay muốn
ăn thì phải lăn vào bếp hoặc muốn giành phần thắng thì không
chừa cơ hội nào mà không xông vào. Ông Trump đã chơi thế cài răng lược. Mỹ
phải ôm trọn dân Việt nam. Cục xương chính quyền là món khó nhả, khó nuốt để
dành cho TQ. Ai sẽ thắng đây?
Hoa Kỳ tuy không áp đặt thể chế chính trị ở Việt nam nhưng hy
vọng Việt nam có thể thấy quyết tâm này mà tự theo chân Nam Hàn, Nhật Bản mà
trở thành đồng minh HK. Ngụy ý đã có trong bài diễn văn. Ai đọc kỹ sẽ thấy.
Khi chương trình vũ khí hạt nhân BH được giải
quyết, chắc chắn BH sẽ có tiền xây dựng lại xã hội, xã hội theo kiểu nào còn
tùy ở tình hình diễn biến sau đó. Nhưng rất có khả năng Nam Bắc Hàn sẽ thống
nhất và đột nhiên theo thể chế tự do. Dĩ nhiên không mạt vận đến nỗi theo kiểu
Việt nam bỡi một Việt nam đã đủ cho Mỹ có bài học muôn đời. Hoa Kỳ sẽ không có
lý do gì để cho việc ấy xảy ra.
Hé cửa thì gió lùa, một con đê bị rò rỉ thì có nguy cơ sẽ vỡ vì
sức nước đã có sẵn ở đó. Những kẻ, hay những chính phủ độc tài đến thời kỳ cuối
thường đột ngột rệu rã rất nhanh. Bỡi cái đoàn kết, nhất hô bá ứng mà họ có,
chỉ từ quyền lợi, và nỗi sợ hãi vây quanh, tức là luôn ẩn tàng mối nguy tan vỡ
rất mạnh. Một khi ý trời là lòng dân đã quyết thì chính quyền không là gì cả,
bỡi theo đúng nghĩa nó là sản phẩm của dân, không xài được thì giữ làm gì. Khó
khăn gai gốc đang chờ TQ. Thành công của TT Trump nhất định đến, và mỗi bước
tiến về hướng tốt hơn cho dân BH đều từng bước ảnh hưởng đến Việt nam.
Vĩnh Tường
No comments:
Post a Comment