Trở
về cố hương – Operation Homecoming
“Hãy tưởng
tượng bạn đang bị nhốt trong một cái chuồng; hãy tưởng tượng chung quanh chuồng
đầy mùi xú uế; hãy tưởng tượng những thức ăn hư thúi bạn phải ăn có nhiều dòi
bọ đến độ nếu bạn chỉ nuốt phải vài con thôi là kể như bạn có phước; hãy tưởng
tượng bạn biết rõ mình có thể chết bất cứ lúc nào, tuỳ hứng của gã cai tù; hãy
tưởng tượng ngày này qua ngày khác bạn bị tra tấn cả thể xác và tâm lý, bằng
những thủ đoạn không phải để bẻ gãy xương mà là tinh thần của mình. Làm tù binh
cộng sản Bắc Việt là như vậy đó.
Rồi hãy tưởng
tượng, sau nhiều năm tháng đằng đẵng đầy thất vọng, một hôm bạn được họ cho mặc
bộ quần áo mới tinh, đứng xếp hàng chờ chiếc phi cơ của quân đội Mỹ đáp xuống
để đưa bạn về nhà. Đó là Chiến Dịch Trở Về Cố Hương.”
Andrew H.
Lipps, “Operation Homecoming: The Return of American POWs from Vietnam”
Hanoi
Hilton (Hoả Lò) nơi giam giữ tù binh Mỹ thời chiến tranh
Sử gia Andrew Lipps đã mô tả như thế
trong quyển sách của ông về Chiến Dịch Homecoming. Vào ngày 12 tháng 2, 1973,
chuyến bay đầu tiên của Không Quân Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Gia Lâm, Hà
Nội, để rước một nhóm tù binh chiến tranh (Prisoners of War—POW) gồm 40 người
từ khám Hỏa Lò, biệt danh Hanoi Hilton. Ông Lipps đã có mặt hôm đó để chứng
kiến nỗi vui mừng không thể tả xiết của những người tù binh khi cánh cửa chiếc
C-141 vừa đóng lại và máy bay sửa soạn cất cánh. Không biết ai đó đã ghi lên
cửa phòng lái dòng chữ “Hanoi Taxi”, và biệt danh đó đã được gắn liền với chiếc
phi cơ vận tải mang số hiệu 66-0177 này cho tới ngày nó được về hưu năm 2006.
Ngày nay chiếc Hanoi Taxi đã được bảo tồn và trưng bày tại Bảo Tàng Không Quân
Quốc Gia ở thành phố Dayton, Ohio, như chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử đầy
đau thương và mất mát.
Ngày 14 tháng 2, 1973 (Valentine’s Day),
Hanoi Taxi đáp xuống Travis Air Force Base, California, chính thức đánh dấu
ngày trở về của các cựu tù binh cộng sản. Trên chuyến bay đầu tiên đó là những
người hoặc bị ở tù lâu nhất hoặc bị thương nặng nhất cần cứu chữa gấp. Người
đầu tiên bước ra khi phi cơ đáp xuống California là Phó Ðề đốc James Bond
Stockdale, nhân vật về sau được đề cử làm phó tổng thống trong liên danh của
ông Ross Perot năm 1992.
Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4 năm ấy
đã có tất cả 54 chuyến bay do một phi đoàn C-141 đảm nhiệm, chở được tổng cộng
591 tù binh cộng sản về Mỹ. Trong số đó có 69 người bị Việt Cộng cầm tù ở miền
Nam được trả về từ Lộc Ninh, 9 người được trả về từ Lào, và thêm 3 người từ
Trung Quốc được tiếp nhận tại Hongkong. Trong số 591 tù binh đó có 325 người
phục vụ trong Không Quân, 138 người trong Hải Quân, 77 người trong Bộ Binh và
26 người trong Thủy Quân Lục Chiến. Ngoài ra còn có 25 người là thường dân làm
việc cho các cơ quan Mỹ tại Việt Nam. Nhiều người sau khi trở về vẫn ở lại
trong quân đội để tiếp tục phục vụ, chẳng hạn như ông John McCain – sau này làm
đến Thượng nghị sĩ tiểu bang Arizona và từng được Ðảng Cộng Hoà đề cử ra ứng cử
Tổng thống năm 2008.
Người bị tù ngắn nhất là 33 ngày, người
bị tù lâu nhất là 3,113 ngày. Trung bình họ bị nhốt khoảng 1,476 ngày (4 năm)
và hầu như ngày nào cũng bị tra tấn. Trong tù họ tự đặt ra một số kỷ cương để
giúp mọi người giữ vững tinh thần và ý chí. Chẳng hạn như tất cả đều đồng ý
rằng nếu được thả họ sẽ cho người ở tù lâu nhất hoặc bị bệnh nặng nhất về
trước, và cứ tuần tự như thế. Hoặc là họ sẽ nhất quyết từ chối nếu được thả
sớm, vì họ biết Hà Nội sẽ dùng những chiêu trò đó để tuyên truyền cho chế độ.
Nhưng cũng vì vậy mà đã xảy ra một câu
chuyện mang tên “The Kissinger Twenty”. Một hôm, bỗng dưng có hai mươi tù
nhân được ra lệnh thả, nhưng nhiều người trong số đó chưa thâm niên đủ để
về trước, nên cả nhóm quyết định từ chối không chịu về vì sợ bị làm mồi cho
tuyên truyền cộng sản. Bọn Bắc Việt bỡ ngỡ, không hiểu tại sao mấy tên Mỹ này
lại khùng quá như vậy. Họ nào biết rằng những quân nhân này đã có thỏa thuận
ngầm với nhau từ trước. Oái oăm ở chỗ lý do những tù nhân này có tên trong danh
sách phóng thích ngày hôm ấy là chỉ vì ông Kissinger, do không biết gì hết về
bí mật trong tù, đã bốc đại tên hai mươi tù binh trong một cuộc thương thuyết
nào đó với phía Bắc Việt. Sau khi hai mươi người này được giải thích nguyên do,
và được sự chấp thuận của tù binh sĩ quan cao cấp nhất tại Hỏa Lò, họ mới chịu
được thả ra với điều kiện phía Bắc Việt không được chụp hình họ. Ðủ biết tinh
thần kỷ luật của các tù binh Mỹ trong tù cộng sản cao cỡ nào!
Năm năm trước đây, nhân dịp 40 năm kỷ
niệm Operation Homecoming, một cuộc họp mặt các cựu tù binh đã được tổ chức tại
Thư Viện Richard Nixon ở California. Thiếu tá Lee Ellis, người từng ngủ ở Hanoi
Hilton hơn 5 năm, trong một cuộc phỏng vấn đã có lời nhắc nhở đến người dân Mỹ
như sau: “Hãy luôn luôn nhớ đến sự tự do. Mấy năm trời tôi không được
nhìn thấy mặt trời mọc, không được nhìn thấy sao đêm. Khi được thả về tôi quý
những điều đơn giản ấy vô cùng, và tôi rất biết ơn những người đã tranh đấu để
cho chúng tôi có được sự tự do như ngày hôm nay. Các bạn đừng bao giờ xem
thường hoặc quên đi điều đó.”
Năm nay, nhân dịp 45 năm Trở Về Cố
Hương, khoảng 140 cựu-POW sẽ tựu về thành phố Frisco, phía Bắc Dallas, trong
một cuộc họp mặt dài bốn ngày từ 15 tới 19 tháng 8. Ngoài những buổi hội thảo,
họ sẽ được mời đến thăm trang trại của ông Ross Perot. Ðặc biệt nhất cho người
Việt là sẽ có một buổi ăn trưa do Hội Cựu Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt đứng ra
tổ chức vào ngày 17/8. Hội Trưởng Tanner Ðỗ, một cựu binh Mỹ từng phục vụ tại
Iraq và Syria, hiện cư ngụ tại hạt Collin County, đã nảy ra ý kiến này để vinh danh
các cựu tù binh cộng sản, những người từng đã một thời hy sinh rất nhiều cho
nền tự do dân chủ của VNCH chúng ta. Ðồng thời, đài phát thanh VAE (Voice of
Arts & Entertainment) của cô Ý My cũng sẽ góp phần quảng bá và livestream
chương trình này trên Internet và Facebook.
Ban tổ chức rất mong nhận được sự giúp
đỡ từ các nhà mạnh thường quân và cơ sở làm ăn trong vùng. Trong số báo tới
chúng tôi sẽ có một bài phỏng vấn anh Tanner Ðỗ, mời quý độc giả đón xem.
LL Tanner Đỗ:
512 426 1636
IB
No comments:
Post a Comment