Sunday, September 9, 2018

Những điều cần lưu ý về chất phụ gia thực phẩm (phần 3)- Huỳnh Chiếu Đảng


Những điều cần lưu ý về chất phụ gia thực phẩm (phn 3)- Huỳnh Chiếu Đảng
2007-11-16
Xin xem lại Phần 1 và 2:
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Mấy tuần nay, "Sức khoẻ và Đời sống" đã gửi đến quý vị những kiến thức cần biết về tác hại nguy hiểm của các chất phụ gia thực phẩm được sử dụng rộng rãi trong nước và đang hàng ngày hiện diện trong rất nhiều món ăn khoái khẩu của người Việt Nam.

AFP PHOTO
Giữa lúc công tác quản lý của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá lỏng lẽo, làm thế nào để người dân có thể tự bảo vệ sức khoẻ cho mình? Từ thịt, cá, rau củ, trái cây cho tới đồ gia vị đều lần lượt bị phát hiện có chứa độc chất gây hại. Vậy ta nên ăn gì cho yên tâm và bổ dưỡng?
Mời quý vị nghe phần cuối cuộc trao đổi với ông ông Huỳnh Chiếu Đẳng, cựu giáo sư bộ môn Lý-Hoá nhiều năm giảng dạy tại Việt Nam, hiện đang định cư tại Mỹ. Ông là người chuyên quan tâm, nghiên cứu đề tài an toàn vệ sinh thực phẩm và thường xuyên có bài viết về lĩnh vực này.
Ăn gì cho an toàn?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Có nhiều người bạn của tôi hiện ở ngay trong nước, họ hỏi tôi ở Việt Nam ăn cái gì cho an toàn. Thực sự chúng ta rất khó biết được người sản xuất bỏ thứ gì trong thực phẩm. Ngay như chính phủ Mỹ cũng không biết khuyên người dân sở tại như thế nào nữa.
Tôi được biết cơ quan USDA của Mỹ khuyên dân chúng đừng bao giờ ăn hoài hoài một loại thực phẩm và ăn hoài hoài từ một nguồn sản xuất. Lý do là như thế này: Mỗi hãng sản xuất thực phẩm có bỏ vào trong đó những chất phụ gia gì thì chúng ta không thể kiểm soát nổi. Nếu chúng ta chỉ ăn loại thực phẩm từ hãng đó sản xuất, thí dụ ăn nước tương, khi ta ăn hoài hoài của hãng nào đó thì lần hồi cơ thể chúng ta tích luỹ chất phụ gia đó càng ngày càng nhiều, đến một ngày nào đó sẽ sinh bệnh. Cho nên chính phủ Mỹ khuyên người dân nên lúc thì ăn món sản xuất từ nơi này, lúc thì ăn món sản xuất từ hãng kia.
Khi chúng ta nhìn thấy những loại trái cây hay rau cỏ quá tươi, quá đẹp, thì cũng nên tránh bớt, vì người ta có thể dùng phân bón nhiều. Thứ hai nữa, người ta có thể dùng thuốc sát trùng. Phân bón tự bản thân nó vô hại. Ví dụ phân ure, nếu mà thiếu nó thì tôi nghĩ thế giới sẽ đói. Khi nông dân làm ruộng phải bón phân ure thì sản lượng lúa thu hoạch được mới cao. Chính bản thân phân bón không có hại, nhưng nếu chúng ta dùng không đúng cách thì nó sẽ gây hại.
Tại Hoa Kỳ, phân bón có hai loại. Một loại dùng để bón cây kiểng, tức là những loại cây mà chúng ta không ăn vào, thì phân bón đó không được tinh lọc vì trong đó có nhiều kim loại nặng. Bởi vậy chúng ta chỉ nhìn cây kiểng hoa lá mà thôi. Và một loại phân bón dùng cho rau cải và cây ăn trái. Loại phân bón này đắt tiền hơn vì nó đã được tinh lọc để loại bỏ các chất kim loại nặng là những chất có hại.
Trở lại vấn đề chúng ta ăn gì cho an toàn, tôi nghĩ là chính người trong nước, qua báo chí, qua những thông tin, người ta đã biết những chất nào là nguy hiểm. Lời khuyên nói chung là đừng bao giờ ăn hoài hoài một món nào. Nếu chúng ta chỉ ăn loại thức ăn của một nhãn hiệu nào đó thì có thể chất phụ gia của hãng đó sẽ tích luỹ lâu ngày trong cơ thể chúng ta và như vậy là rất nguy hiểm.
Trà Mi : Thưa ông, được biết những thực phẩm thường có chất phụ gia là những thực phẩm khô hay thực phẩm đã qua chế biến, như vậy có nên hạn chế những mặt hàng đó không?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Những thực phẩm chế biến bao giờ cũng có chất phụ gia, mà nhất là ở trong nước thì tôi thấy gần như là chúng ta không thể tránh những thực phẩm có chất độc.
Theo những tài liệu tôi đọc được, gần như là mọi thứ thực phẩm hiện gìơ đang được bày bán thì đều có chất gây hại mà gần như là chúng ta không thể tránh được. Thí dụ như bánh phở có chứa formol, kế đó là giò chả thì có hàn the, bún có chất tẩy trắng, nước tương có chất gây ung thư lý do là sản xuất không đúng tiêu chuẩn, nước mắm là chất dân chúng ăn thường xuyên thì lại có hàm lượng ure quá cao, cá được ướp phân đạm, rau cải bị xịt thuốc trừ sâu rầy.
Dĩ nhiên là ai cũng biết thuốc diệt sâu rầy là độc hại. Rồi trái cây lại được người ta chích vào thuốc tăng trưởng. Tôi được biết đối với trái mít, người ta đi thu mua mít chưa chín rồi về nhà người ta trét lên cuống mít hay là người ta xịt lên đó một loại hoá chất gì đó để làm cho trái mít đó chín và thơm ngon.
Khi người ta thu mua mít chưa chín để được giá rẻ, về nhà người ta phù phép thành ra mít chín thơm ngon và bán được giá. Tôi nghĩ rằng có lẽ người khôn của khó, cái gì khó mà người hơi bất nhân một chút, tức là làm sao kiếm lợi được thì thôi còn chuyện ai bị hại thì người ta quan tâm ít hơn. Và danh sách những thực phẩm như vậy chúng ta có thể liệt kê ra dài dài, không bao giờ dứt, cho nên thật khó nói ở Việt Nam chúng ta nên tránh những thứ gì.
Trà Mi : Như vậy coi bộ đời sống trở lại với thiên nhiên có lẽ là lý tưởng nhất, nhất là ở miền quê khi mình tự trồng trọt, tự chăn nuôi thì mình bảo đảm được nguồn thực phẩm do mình tự sản xuất là tinh khiết nhất, phải không ạ?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Nếu chúng ta sống ở đồng quê thì những món ăn có vẻ thiên nhiên hơn, nhưng điều đó không có nghĩa rằng cá mắm hay là nước uống mà chúng ta dùng là an toàn đâu. Tại vì, theo tôi được biết, đất nước Việt Nam mình bị ô nhiễm quá nhiều, nhất là hiện bây giờ chính phủ cho những hãng kỹ nghệ ngoại quốc vào lập những xưởng máy dọc theo ven sông và những hãng này (họ biết chứ không phải là không) họ xả nước độc vào dòng sông, vào trong đất đai của chúng ta, càng ngày càng nhiều.
Những nhà máy đó chính họ thì họ không dám lập trên đất nước họ thì họ lại đem lập ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta, thành thử nước sông bị nhiễm độc, rồi môi sinh chung quanh như đồng ruộng của chúng ta sẽ bị nhiễm độc. Ngày xưa thì cá mắm đầy đồng, bây giờ cá mắm rất là hiếm hoi. Lý do là chất độc làm cho cá không sinh sản được nhiều, hay là cá con bị chết ngay từ buổi ban đầu.
Nên cẩn thận
Trà Mi : Như vậy, tóm lại không có một lời khuyên nào hữu hiệu để tránh đựoc chất phụ gia thực phẩm trong đời sống hàng ngày tại vì nó hiện diện khắp mọi nơi.
Nếu chúng ta sống ở đồng quê thì những món ăn có vẻ thiên nhiên hơn, nhưng điều đó không có nghĩa rằng cá mắm hay là nước uống mà chúng ta dùng là an toàn đâu. Tại vì, theo tôi được biết, đất nước Việt Nam mình bị ô nhiễm quá nhiều, nhất là hiện bây giờ chính phủ cho những hãng kỹ nghệ ngoại quốc vào lập những xưởng máy dọc theo ven sông và những hãng này (họ biết chứ không phải là không) họ xả nước độc vào dòng sông, vào trong đất đai của chúng ta, càng ngày càng nhiều.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Dạ, đúng vậy cô. Ta không thể tránh được, nhất là ở trong nước. Ở ngoại quốc, thí dụ như ở các quốc gia Tây Phương thì không đáng e ngại lắm cho những chất phụ gia vì có sự kiểm soát của nhà nước và các hãng xưởng ở đây người ta làm đúng theo quy định của luật pháp.
Còn ở trong nước thì người sản xuất làm ra món hàng sao cho đẹp, cho ngon là được rồi. Người ta bất kể là món hàng đó có hại hay không có hại. Cho nên lời khuyên tôi có thể nghĩ ra được là những gì quá tươi, quá ngon, những rau cải mà quá đẹp, quá hấp dẫn thì chúng ta nên nghi ngờ là có những chất phụ gia nguy hại trong đó.
Trà Mi : Dạ. Và những loại thực phẩm nào nghi ngờ có nhiều phụ gia trong đó thì nên tránh hoặc hạn chế càng nhiều càng tốt.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Dạ. Đúng vậy cô.
Trà Mi : Ngoài ra thì cũng nên linh hoạt trong tiêu dùng thức ăn hàng ngày phải không, thưa ông?
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Dạ, Đúng như vậy cô.
Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông Huỳnh Chiếu Đẳng về thời gian ông đã dành cho chưong trình ngày hôm nay.
Ông Huỳnh Chiếu Đẳng : Cảm ơn cô.



No comments:

Post a Comment