Nhu
cầu chế ngự Trung Cộng
Đại Dương
Hoa Kỳ và Châu Âu đã hợp sức chế ngự Liên Sô và
thắng cuộc Chiến tranh Lạnh (1947-1991) với ít thiệt hại nhất. Nhờ thế, nguy cơ
chiến tranh nguyên tử rơi vào dĩ vãng và quên lãng. Cuộc chạy đua vũ khí nguyên
tử đóng vai trò quan trọng nhất trong Chiến tranh Lạnh, thứ đến là cạnh tranh
về chính trị và kinh tế..
Liên Sô tan rã vào năm 1991
Tây
Phương và Liên Sô có sức mạnh nguyên tử tương đương nên chẳng ai muốn “bấm nút
trước”. Trên phương diện quân sự, Khối Cộng sản có binh sĩ đông và cuồng tín,
nhưng, yếu thế hơn Khối Dân Chủ trên biển và không trung. Về kinh tế, Khối Dân
Chủ chiếm ưu thế tuyệt đối. Khối Cộng sản có ưu thế hơn trên phương diện “tuyên truyền xám”.
Sau
khi Liên Sô tan rã vào năm 1991 cùng với Đệ tam Quốc tế Cộng sản làm cho cộng
đồng quốc tế hy vọng những ngày thái bình sẽ được duy trì nếu con người lo tập
trung vào chiếc dạ dày nên kinh tế đóng vai trò quan yếu trong cuộc sống. Với
lý do chính trị và kinh tế mà Nga được đưa vào Nhóm Kinh tế Hiện đại G7 từ năm
1997 thành G8 cho đến lúc bị loại năm 2014 vì Tổng thống Nga, Vladimir Putin
cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine.
Khối
Dân chủ Phát triển tiến hành chính sách “phát triển kinh tế dẫn tới
thay đổi chính trị” để xây dựng nền kinh tế toàn-cầu-hoá nên
Tổng thống Bill Clinton và người kế nhiệm George W. Bush đồng ý cho Trung cộng
(TC) gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.
Rút
kinh nghiệm từ sự tan rã của Liên Sô nên Bắc Kinh siết chặt độc quyền toàn diện
xã hội. Nhà nước bố trí cán bộ làm kinh tế theo mô hình tư bản chủ nghĩa dưới
sự kiểm soát nghiêm ngặt của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình
(1904-1997) đặt tên “nền kinh tế theo định hướng thị trường” trong chế độ “Chủ
nghĩa Xã hội mang màu sắc TC” từ năm 1978 nhằm tập trung tài nguyên nhân vật
lực quốc gia vào tay Bộ Chính trị.
Nguồn
vốn dồi dào và công nghệ, kỹ thuật theo chân các tập đoàn Tây Phương và Nhật
Bản đã cứu đói 1.3 tỉ cư dân Hoa Lục để Bắc Kinh xây dựng và điều hành “Công
xưởng Thế giới”, đồng thời lũng đoạn, thao túng nền kinh tế toàn cầu. Đến thời
Chủ tịch Tập Cận Bình (2012- ), Bắc Kinh công khai tham vọng lãnh đạo nền kinh
tế toàn-cầu-hoá bằng mọi quy luật của Đảng Cộng sản Trung Hoa.
Sau
40 năm áp dụng chủ trương “mèo trắng hay mèo đen miễn bắt
được chuột” của Đặng Tiểu Bình đã nâng nền kinh tế TC đứng hàng
thứ nhì thế giới. Tổng sản lượng GDP nominal của Hoa Kỳ 20,000 tỷ USD; Liên
minh Âu Châu 18,000; TC 13,000; Nhật Bản 5,000; Đức 4,000; Anh 2,800; Pháp
2,700; Ý 2,000.
Tập
Cận Bình tuyên bố TC có kế hoạch làm chủ thế giới vào năm 2025 về mọi mặt, đặc
biệt kinh tế, kỹ thuật, quân sự khiến nhân loại giật mình run sợ.
Tổng
thống Donald Trump xuất hiện với kế hoạch tấn công TC toàn diện được người Mỹ
chấp thuận và nhân loại kỳ vọng vì chẳng có ai trên thế giới đủ sức đương đầu
với Tập Cận Bình.
Một
số mang tinh thần chủ bại, giới tài phiệt và lắm chính trị gia được Bắc Kinh
gia ân đã cảnh cáo cuộc chiến thương mại, kinh tế, kỹ thuật, quân sự do Trump
chủ xướng khó thắng TC và nguy cơ Thế chiến thứ đang ló dạng.
Thực
tế cần được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, cuộc chiến nào thì hai
bên cũng chịu thiệt hại. Đệ nhị Thế chiến (1937-1945), Tổng số tử vong quân sự
và dân sự 61 triệu của Phe Đồng Minh so với 12 triệu của Phe Trục. Cuộc chiến
liên quan đến tự do và nô lệ, độc lập và lệ thuộc nên phải trả giá bằng máu
xương.
Thứ hai, thương chiến Mỹ-Trung
xảy ra do Bắc Kinh vi phạm trắng trợn và trầm trọng các quy định của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) suốt từ lúc gia nhập trong các lĩnh vực bán phá giá;
không tôn trọng tài sản trí tuệ; lấy cắp, cướp đoạt, ăn trộm kỹ thuật; ép buộc
chuyển giao kỹ thuật; cạnh tranh bất chính bằng cách hạ giá đồng Nhân Dân Tệ;
sản xuất 90% hàng giả, hàng độc hại, hàng nhái trên thị trường thế giới; không
cho phép tổ chức công đoàn độc lập; Nhà nước trợ giá hàng hoá.
Mọi
số liệu do Cục Thống kê TC công bố đều mang thông điệp chính trị mà không phản
ánh thực trạng kinh tế quốc gia vì cán bộ từ trung ương tới địa phương đều làm
báo cáo láo để được cấp ngân khoản cho các dự án khiến cho nợ công của TC
lên gần 300% GDP theo nhận xét từ giới chuyên gia quốc tế. Cục Thống kê công bố
tăng trưởng GDP của năm 2018 là 6.6%, nhưng, các chuyên gia phụ trách của TC
cho biết chỉ được 1.6% hoặc âm.
Bắc
Kinh xem xét các công ty đa quốc qua 30 lĩnh vực theo 300 tiêu chí vạch sẵn để
buộc phải chịu thiệt thòi khi tham gia vào thị trường TC.
Các
quốc gia tiếp tục chịu thiệt thòi cho tới lúc phá sản hoặc phải vùng lên giành
lại quyền được quy định trong Tổ chức Thương mại Thế giới?
Trong
bài The Old World and the Middle Kingdom – Europe Wakes Up to China’s Rise đăng
trên tờ The Foreign Affairs ngày 12/08/2019, hai tác giả Julianne Smith and
Torrey Taussig đã kêu gọi Liên Minh Châu Âu (EU) hãy hợp sức với Hoa Kỳ để cải
tổ hệ thống quốc tế mệt mỏi từ việc cập nhật kiến trúc thương mại toàn cầu sang
quản lý các công nghệ mới đột phá và bảo vệ trật tự cấp tiến mà thoát khỏi ảnh
hưởng của TC.
Tuy
nhiên, Liên Âu là một tổ chức khó thống nhất. Chỉ có giới lãnh đạo EU ở
Brussels phản ứng. Tể tướng Đức, Angela Merkel đề cập tới TC như một “đối thủ cạnh tranh có hệ thống”. Tổng thống Pháp,
Emmanuel Merkel tuyên bố chấm dứt “tình trạng ngây thơ” đối
với TC. Trong khi các nước nhỏ hơn vì lợi ích kinh tế và mà giao du thân mật
với Bắc Kinh. Chỉ có 3 (Đức, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan) trong số 28 quốc gia EU được
thặng dư thương mại với TC nên bị áp lực từ Bắc Kinh đè nặng lên các giải pháp.
Năm
2013, Merkel chống EU áp thuế lên những tấm pin mặt trời của TC bán phá giá,
tiếp theo năm 2014 nâng mối quan hệ Đức-Trung thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện” đã được Bắc Kinh
đền đáp. Khoảng 5,200 công ty người Đức hoạt động ở Hoa Lục và 4/10 số lượng xe
Wolkswagen tới TC.
Tập
Cận Bình tuyên bố kế hoạch Make in China vào năm 2025 nhằm đưa TC trở thành nhà
lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Bắc Kinh sử dụng trí
tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá tín nhiệm công ty ngoại quốc và công dân, giam
cầm hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong hệ thống trại cải tạo đặt cho Châu Âu
về vai trò dẫn dắt thế giới như thế nào.
Hai
vụ TC đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ở Ba Lan và Tiệp đã bị ngưng sau hai năm
thi công vì Bắc Kinh chỉ lo thu mua các công ty sở tại để chuẩn bị thống trị
kinh tế nên 14/28 quốc gia Liên Âu phải siết chặt việc rà soát các khoản đầu tư
từ Bắc Kinh.
Bài
báo kết luận: “Châu Âu nên phát triển một chiến lược mạch
lạc để tăng cường sức mạnh và giá trị dân chủ cấp tiến mà hợp tác với Hoa Kỳ
tân trang hệ thống quốc tế đuối sức”..
Thứ ba, nhiều quốc gia Châu Âu
và Châu Á đã nhận thấy nguy cơ bị TC thống trị kinh tế, quân sự mà chưa sẵn
sàng đối đầu vì quen thói chờ Hoa Kỳ làm thay.
Pháp
đang hô hào xây dựng lực lượng Châu Âu độc lập mà ai cũng biết khó lòng địch
lại Nga nếu thiếu sức mạnh của của Hoa Kỳ. Chẳng qua Tổng thống Macron muốn giữ
vai trò lãnh đạo Liên Âu. Do đó, Châu Âu chỉ trích chiến lược kinh tế và chính
trị của Bắc Kinh, nhưng, chưa có kế hoạch đối phó trực tiếp và khả thi. Các
quốc gia Đông Âu và Baltics tin tưởng vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ hơn Liên Âu.
Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) viện cớ phát triển nên cần tiền của Bắc Kinh và tìm
cách thoả hiệp với TC để khai thác dầu khí chung trên Biển Nam Trung Hoa. AEC
làm bộ ngây thơ để mong Bắc Kinh ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung
Hoa nhằm ổn định và an ninh khu vực mà “cứ quên” TC từng đóng vai chính khi
soạn thảo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và đã phê
chuẩn, nhưng, chẳng tuân thủ nghiêm chỉnh.
Thứ tư, TC cứ “đánh đánh, đàm đàm” với Hoa Kỳ bằng cách hứa
khi đàm phán thương mại mà khi phái đoàn trở về Bắc Kinh thì bác bỏ toàn bộ dù
bị thiệt hại nhiều hơn theo tính toán của giới chuyên gia quốc tế. Có thể, Tập
Cận Bình cần giữ thể diện để chủ toạ kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10.
Nhưng,
Tổng thống Donald Trump không hề ngừng tay nếu Chủ tịch Tập Cận Bình chưa từ bỏ
tham vọng viết lại luật pháp quốc tế làm lợi cho TC; nếu Bắc Kinh chưa chấm dứt
chèn ép, bắt nạt các nước nhỏ; nếu TC đe doạ tới quyền tự do hàng hải.
Bộ
phim nhiều tập hình như tới lúc kết thúc!
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
US, Poland Sign Joint Agreement on 5G Technology Cooperation
China concessions to US would be ‘grave error’ in any trade deal
(SCMP)
US Vice President Mike Pence singles out Germany for not meeting
NATO spending (DW)
US-China trust needed more than trade deal to stop break-up of
world economy, Singapore minister warns (SCMP)
Factories From Europe to Asia Reel Under U.S.-China Trade War
(Bloomberg)
Foreign Affairs: The Old World and the Middle Kingdom – Europe
Wakes Up to China’s Rise –
No comments:
Post a Comment