Giấc mộng Nam Kha
Trọng Đạt
Bà Clinton nói không hy vọng gì ở tương lai.
Nhưng thực ra, sau đó bà lại chuẩn bị kỹ càng cho cuộc tranh cử tám năm sau
2016. Một sự trùng hợp, Clinton có kế hoạch giống hệt cái chiến lược “trường kỳ
kháng chiến nhất định thành công” của đồng chí Đặng Xuân Khu người làng Hành
Thiện. Đúng là Đông, Tây lại gặp nhau.
Clinton nhận làm ngoại
trưởng cho Obama năm 2009 và 8 năm nữa lại trôi qua. Nay năm 2016 bà lại tiếp
tục cái giấc mơ nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Lần tranh cử 2008 trước
đây, Clinton bị Dân Chủ gạt ra rìa để nhường cho Obama làm đại diện đảng. Nay
họ ủng hộ bà hết mình, gạt bỏ đối thủ sáng giá Bernie Sanders công khai cũng
như lén lút (bất hợp pháp) trong cuộc tranh cử sơ bộ.
Nhưng dù Dân Chủ có
đưa ai ra thì cũng không hy vọng thắng. Họ đã làm hai nhiệm kỳ và như đã trình
bầy, một đảng muốn được làm ba nhiệm kỳ nó khó hơn trúng số chưa kể hàng tá
những khó khăn chông gai khác.
Ngược dòng thời
gian Obama nhậm chức đầu năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp là 7.8%. Cuối năm đã tăng
lên 10.0%. Tới cuối 2010 không giảm mấy vẫn 9.8%. Người dân bất mãn biểu
tình ầm ĩ. Tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 họ bầu cho Cộng Hòa thêm 6 ghế
thượng viện thành 47 ghế (41+6) và thêm 63 ghế hạ viện thành đa số (242) ghế,
Dân Chủ thành thiểu số 193 ghế.
Năm 2012 họ bầu cho
Obama tiếp tục nhiệm kỳ hai để hoàn tất chương trình bảo hiểm Affordable Care
Act (tức Obamacare).
Sang năm 2014 tình
hình không mấy khả quan cho Dân Chủ về mọi mặt. Tại cuộc bầu cử giữa
nhiệm kỳ họ bầu cho Cộng Hòa chiếm thêm 13 ghế hạ viện thành 247 ghế (234+13),
chiếm đa số, Dân Chủ chỉ còn 188 ghế.
Tại thượng viện Cộng
Hòa thêm 9 ghế thành đa số 54 ghế (45+9), Dân Chủ mất 9 ghế còn 44 (53-9).
Ngoài ra bầu thống đốc
tiểu bang Cộng Hòa thêm 2 ghế thành 31(29+2), Dân Chủ mất 3 ghế, 2 cho Cộng
Hòa.
Năm 2014 cử tri đã bầu
cho Cộng Hòa giữ đa số tại quốc hội và cả đa số các thống đốc tiểu bang cho
thấy họ bất tín nhiệm Dân Chủ rõ rệt.
Vậy mà truyền thông
phe tả ca ngợi Hillary Clinton là nữ chính khách lỗi lạc nhất của thời đại.
Thăm dò cho thấy bà nắm chắc thắng lợi trong tay với 80% hy vọng. Hơn thế nữa,
năm nhà chiêm tinh gia lừng danh thế giới đều đồng thanh cùng tiên đoán bà sẽ
là nữ tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và rồi trên thế giới.. Nhất là tại Âu châu
nhiều người cũng tin như vậy. Họ yên tâm vì chính sách Mỹ sẽ không thay đổi,
vẫn thuận lợi cho họ.
Clinton được truyền
thông quảng cáo dữ dội, Dân Chủ quyên góp được 1 tỷ 3 trong khi Cộng
Hòa chỉ được một nửa khoảng 600 triệu. Các bản tin cho thấy Clinton tung tiền
như nước để quảng cáo cho vị trí của bà trên truyền thông, thường là nhiều gấp
ba hay bốn lần đối thủ Donald Trump. Đó là một lỗi lầm tai hại vì tranh cử tổng
thống nó khác xa với quảng cáo kem dưỡng da hay thuốc cao đơn hoàn tán!
Đối thủ của Clinton
đều có những khẩu hiệu hấp dẫn như Obama với “Change, Yes We Can,” hoặc Donald
Trump với “Make America Great Again.” Clinton chẳng có chính sách nào hấp dẫn.
Không có khẩu hiệu nào ăn khách, chỉ trần xì có câu nữ tổng thống đầu tiên.
Cho dù truyền thông ca
ngợi ầm ĩ, dù Con Lừa, tổng thống Obama tận tình ủng hộ Clinton nhưng cũng
không cứu vãn nổi tình thế. Gần đây nhà bình luận Edward Isaac Dovere có nói
Dân Chủ ngây thơ lạc quan tin tưởng.
Và rồi cái đêm kinh
ngạc 8-11-2016 đã đến lúc Clinton còn mang niềm hy vọng chứa chan, khi đếm
phiếu xong, trắng đen rõ ràng. Nước Mỹ đã chọn Trump. Lịch sử đã được dở sang
trang khác. Cả thế giới bàng hoàng. Truyền thông xin lỗi người dân vì loan tin
sai, mà thực ra họ cũng không đáng trách, năm nhà chiêm tinh gia lừng danh của
thế giới còn đoán trật huống chi truyền hình, báo chí.
Năm 2008, Cộng Hòa đã
tan như xác pháo trong cuộc tranh cử, mất luôn cả Tòa Bạch Ốc lẫn
điện Capitol. Nhưng họ biết thân biết phận vì đã làm mất lòng dân. Năm 2016,
2017, Dân Chủ vẫn còn ngây thơ tin tưởng là mình được mọi người thương yêu rất
mực. Thậm chí còn tin là theo thăm dò đa số dân Mỹ muốn ông Obama về làm lại
tổng thống thay thế ông Trump! Thật diễu hết chỗ nói.
Gần đây Hillary
Clinton nói ông James Comey (cựu giám đốc FBI) là yếu tố chính khiến bà thất cử
(Comey.. was the determining factor in her loss). Bà cũng cho là nước Nga đã
can thiệp vào cuộc bầu cử để làm lợi cho Cộng Hòa. Từng là ứng cử viên tổng
thống sao mà bà có thể dễ tin đến thế? (*)
Trong cuộc bầu cử tổng
thống năm 1972, qua thăm dò Richard Nixon cầm chắc sẽ được tái cử nhiệm kỳ hai
vì ông đã đem quân về nước gần hết, hòa được Nga,Tàu, sắp mang lại hòa bình.
Năm 2016, Hillary Clinton tin là thăm dò của bà đạt tới 80% hy vọng thắng
cử. Bà không bao giờ tự hỏi mình đã làm được gì cho nước Mỹ mà đòi 80% hy
vọng.
Hillary Clinton và Dân
Chủ vẫn còn cay đắng vì thất bại mà không bao giờ tự hỏi mình lấy tư cách gì để
đòi làm ba nhiệm kỳ? Ai bầu cho quí vị làm ba nhiệm kỳ?
Cuộc bầu cử 8-11-2016
vừa qua Dân Chủ đã mất trắng tay. Cộng Hòa lấy lại hành pháp. Họ chiếm đa số
thượng viện, hạ viện ,và cả thống đốc các tiểu bang (tỷ lệ 35/15). Chứng
tỏ người dân muốn thay đổi, cử tri đã chọn Cộng Hòa chứ chẳng có nước nào
can thiệp cả.
Hillary Clinton vẫn
cho là cuộc bầu cử thiếu công bằng vì bà hơn ông Donald Trump hai triệu phiếu
phổ thông. Thực ra số phiếu này hầu hết tại hai tiểu bang đông dân California
và New York . Nếu nước Mỹ bầu tổng thống theo lối phổ thông thì chỉ các tiểu
bang đông dân như Cali, Texas, New York, mới có người được làm tổng thống. Nhờ
bầu theo cử tri đoàn các tiểu bang nhỏ cũng có cơ hội đưa người lên làm tổng
thống. Năm 1993 ông Bill Clinton, thống đốc một tiểu bang xa xôi chắc cà đao,
tỉnh lẻ Arkansas, đã được bầu làm tổng thống, nhờ đó mà bà Clinton mới nổi như
ngày nay.
Clinton còn nhiều mơ
tưởng như giấc mộng Nam Kha, ba mươi năm mũ cao áo dài, khi tỉnh dậy thì nồi kê
chưa chín. Sau ngày 8-11-2016 người ta tưởng Hillary Clinton đã tỉnh cơn mơ
nhưng cho tới nay đã hơn nửa năm qua bà vẫn chìm trong giấc ngủ dài. Bà vẫn
không chịu thừa nhận tám năm trước đây 2008, đảng Con Lừa đã ngăn cản
không muốn cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch Ốc và bây giờ, người dân cũng
muốn ngăn cản gia đình bà y như vậy.
Lịch sử nước Mỹ đã có
hai lần Cha và Con được làm tổng thống: John Adams vị tổng thống thứ hai của Mỹ
(1797-1801) và con trai ông John Quincy Adams, tổng thống thứ sáu (1825-1829).
Trong mấy thập niên vừa qua Bush cha là tổng thống thứ 41 (1989-1993) và Bush
con cũng thành tổng thống thứ 43 (2000-2008) của Hoa Kỳ. Nhưng vợ chồng cùng
được làm tổng thống Mỹ thì chưa bao giờ có, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có.
Nay đức ông chồng Bill
Clinton phần vì sức khỏe kém, phần chán nản thế sự đa đoan, mấy năm qua có bản
tin nói ông đã thỉnh tượng Phật về nhà, đã tu tập Thiền để quên đi những thăng
trầm của cuộc đời sắc sắc không không.
Bà phu nhân Hillary
còn “say máu” đầy nhiệt huyết.. Người ta cũng để cho bà phân trần một lần cuối
trước khi mọi sự sẽ lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên.
Bản tin CNSNEWS cho
biết mục sư Billy Graham nói với bà Hillary Clinton trên trang mạng xã hội của
ông.
“Bà ơi, cuộc bầu cử đã
xong rồi.. Và ai cũng biết là bà thua và tổng thống Donald Trump đã thắng. Hãy
quên đi dĩ vãng mà tiến về phía trước để cùng nhau chung tay xây dựng lại đất
nước.”
Trọng Đạt
-------------
(*) Sau khi thất bại
về tay Donald Trump, bà Clinton luôn than phiền do James Comey và Nga như sau:
“Tôi đang trên đà
chiến thắng, cho đến khi Jim Comey đưa ra lá thư ngày 28 tháng 11 cùng việc
WikiLeaks đưa ra vụ Nga khiến những người muốn bầu cho tôi nghi ngờ và họ lo sợ
nên bỏ chạy. Nếu cuộc bầu cử xảy ra vào ngày 27 tháng 10, thì tôi đã là tổng
thống của mấy người.” (“I was on the way to winning until the combination of
Jim Comey’s letter on October 28 and Russian WikiLeaks raised doubts in the
minds of people who were inclined to vote for me but got scared off. If the
election had been on October 27, I would be your president.”)
Trong cuốn hồi ký
“What Happened” bà Clinton đổ thừa có 16 nguyên do khiến bà thất cử năm
2016. Ngoài giám đốc FBI James Comey, cùng vụ WikiLeaks của Nga, trong đó bà
còn đổ thừa cho:
– Đảng Dân Chủ:
“Tôi chẳng thừa hưởng gì từ đảng Dân Chủ cả. Nó đã phá sản. Tôi phải bơm tiền
vào để cho nó tiếp tục hoạt động.” (“I inherit nothing from the Democratic
Party. It was bankrupt. I had to inject money into it, to keep it going.”)
Người ủng hộ Dân Chủ
nên nghe câu lại này của chính Hillary Clinton. Vụ nghị sĩ Bernie Sanders
kiện đảng Dân Chủ chèn ép và gian lận để đưa Hillary làm ứng cử viên cho phe
Dân Chủ vào tháng 3 năm 2016, đến nay chắc nhiều người đã rõ. Tuy vậy,
truyền thông báo chí lúc bấy giờ cố tình ém nhẹm không cho đại chúng biết, để
giữ phiếu cho Hillary Clinton. Cũng vì vậy, sau đó nghị sĩ Bernie Sanders tuyên
bố tử bỏ Dân Chủ. Đồng thời qua lời này của bà Clinton, cũng nên nhận ra con
người của Hillary Clinton đã phản bội lại tổ chức, bè đảng, khi bị thất bại.
– Tổng thống Barack
Obama: “Có nhiều lúc tôi suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu tổng thống Obama
tuyên bố trên tivi với toàn thể quốc dân... báo động rằng nền dân chủ của chúng
ta đang bị tấn công. Có lẽ nhiều người Mỹ sẽ thức tỉnh về mối đe dọa lúc vào
bấy giờ.” (“I do wonder sometimes about what would have happened if President
Obama had made a televised address to the nation... warning that our democracy
was under attack. Maybe more Americans would have woken up to the threat in
time.”)
Ý bà muốn nói Obama
không công khai lên tiếng yểm trợ bà trước quốc dân. Ngược lại, trong hồi ký,
phó tổng thống Joe Biden cho biết tổng thống Barack Obama liên tục ngăn cản
không muốn ông phó Joe Biden ra ứng cử cho Dân Chủ năm 2016, để dành vị trí này
cho Hillary Clinton. Bởi bình thường, khi tổng thống mãn hai nhiệm kỳ, thì ông
phó sẽ là người ra tranh cử kế tiếp. Như trường hợp ông phó George Bush cha ra
tranh cử sau khi tổng thống Reagan mãn hai nhiệm kỳ. Điều này khiến phó tổng
thống Joe Biden quá bực mình. Và trong một buổi ăn trưa Biden nói thẳng
với Obama: “Nghe đây, tổng thống, tôi hiểu nếu ông đã có một cam kết rõ ràng
với Hillary và Bill Clinton..” (“Look, Mr President, I understand if you’ve
made an explicit commitment to Hillary and to Bill Clinton.”)
– Nghị sĩ Bernie
Sanders: “Những tấn công của ông ta đã để lại những tai hại lâu dài, khiến càng
khó khăn trong việc hội tụ những thành phần tiến bộ trong cuộc tổng tuyển cử và
mở đường cho chiến dịch 'Hillary Lương Lẹo' của Trump.” (“His attacks caused
lasting damage, making it harder to unify progressives in the general election
and paving the way for Trump's 'Crooked Hillary' campaign.”)
– Truyền thông:
“Tôi không trách cử tri. Cử tri chỉ nghe những gì họ nghe... và nếu họ không có
được một căn bản rộng lớn để phán đoán.” (“I don't blame voters. Voters are
going to hear what they hear ... and if they don't get a broad base of
information to make judgements on.”)
Trong khi đó, ai cũng
biết, trong mùa tranh cử năm 2016, ngay từ đầu bà Clinton đã được một lực lượng
hùng hậu truyền thông báo chí yểm trợ, tung hô, ca tụng cật lực suốt trong thời
gian tranh cử.
Ví dụ, sáng sớm ngày
bầu cử, tờ Huffington Post còn cho biết bà Clinton đạt 98%, trong khi ông Trump
chỉ có 1.7%.
No comments:
Post a Comment