Sau khi An Lộc (Bình Long) được giải tỏa (1972) một nghĩa trang được thành lập để tưởng niệm các chiến sĩ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã hy sinh trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Trước cổng nghĩa trang được khắc 2 câu thơ đầy xúc cảm đã chạm vào trái tim hàng triệu người dân thời bấy giờ:
“An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”
Tác giả hai câu thơ bất hủ đó là ai? Bây giờ ra sao?
Mời đọc để biết ai tác giả? Bây giờ ra sao? Và những câu chuyện liên quan đến tác giả và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Tác giả hai câu thơ bất hủ đó là ai? Bây giờ ra sao?
Mời đọc để biết ai tác giả? Bây giờ ra sao? Và những câu chuyện liên quan đến tác giả và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Blog ViSa
Chào Cô
...Em Gái Biệt Kích Dù
Bao Bất Đồng
bút ký
Nửa đêm về sáng... Bao Bất Đồng đang thả hồn
bay bướm mà mơ mình là Triệu Tử Long, đang thả phách lang thang mà
mộng mình là Võ Tòng đả hổ. Bỗng có tiếng điện thoại réo inh ỏị Bèn
bốc máy, cứ ngỡ là mấy ông bạn đời chợt nổi cơn đồng bóng nên gọi tới để kháo
chuyện thời sự. Nào ngờ bên kia đầu giây lại là một trong những con phượng
hoàng của Quân Lực : cựu đại-tá Phan Văn Huấn, nguyên chỉ huy trưởng
Liên-Đoàn 81 Biệt-Kích-Dù.
Bao mỗ cực kỳ cảm khái nên vội nhảy phóc xuống đất, miệng vừa hô nghiêm, tay vừa giơ lên chào, xem ra rất là lễ nghi quân kỷ. Rằng :
- Xin trình diện đại-tá.
- Miễn lễ. Nhưng hãy vứt giùm ta vào sọt rác hai tiếng "đại-tá".
- Bẩm, đệ tử không dám.
- Sao lại không dám. Thời buổi này đến vua mà còn bị mời xê ra chỗ khác chơi huống chi là tướng, tá...
- Vậy thì bẩm sư phụ.
- Càng không được. Ta gốc chỉ là con đom đóm trong số một triệu quân đứng dưới cờ mà lại tự xưng mình là sư e thất kính với các bậc tiền bối. Bây giờ giữa chúng ta, những người đã từng mặc áo lính chỉ còn là anh với em, diễn nôm ra là huynh đệ. Ta là huynh, mi là đệ. Nhận rõ ?
Bao Bất Đồng bắt rơm rớm nước mắt :
- Rõ ! Thưa.. Anh Cả.
- Tốt. Ta từ bên xứ Huê Kỳ gọi qua, thứ nhứt là để hỏi thăm các bạn hữu trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt, các chiến hữu trong Liên-Đoàn 81 Biệt-Kích-Dù, thứ nhì là cảm ơn ký giả Chu Văn và tờ VNTN, đã viết và đã đăng tải thiên ký sự để đời "Huyền sử ca Liên-Đoàn 81 Biệt-Kích-Dù" ròng rã suốt một năm. Đem in thành sách cũng xấp xỉ 300 trang khổ lớn.
- Bẩm, đó chẳng qua là bổn phận.
Anh Cả cười ha hả :
- Chí khí, chí khí... đúng là tác phong của Biệt Kích. Vẫn biết là bổn phận, nhưng mấy ai trong cõi lưu vong còn cho chữ nghĩa xuống đường để ghi lại những chiến tích của một thời xưa lừng lẫy của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ Bút ký "Huyền sử ca Liên-Đoàn 81" là một bản văn đáng đồng tiền bát gạọ Là một thông điệp máu để cho thế hệ trẻ hôm nay biết cha ông của họ ngày trước đã chiến đấu như thế nàọ
- Xin đa tạ.. xin đa tạ.
Anh Cả hỏi :
- Mi còn nhớ... cô giáo Pha ?
- Bẩm, là cô gái An Lộc. Kẻ đã bốc hai câu thơ bất hủ :
Bao mỗ cực kỳ cảm khái nên vội nhảy phóc xuống đất, miệng vừa hô nghiêm, tay vừa giơ lên chào, xem ra rất là lễ nghi quân kỷ. Rằng :
- Xin trình diện đại-tá.
- Miễn lễ. Nhưng hãy vứt giùm ta vào sọt rác hai tiếng "đại-tá".
- Bẩm, đệ tử không dám.
- Sao lại không dám. Thời buổi này đến vua mà còn bị mời xê ra chỗ khác chơi huống chi là tướng, tá...
- Vậy thì bẩm sư phụ.
- Càng không được. Ta gốc chỉ là con đom đóm trong số một triệu quân đứng dưới cờ mà lại tự xưng mình là sư e thất kính với các bậc tiền bối. Bây giờ giữa chúng ta, những người đã từng mặc áo lính chỉ còn là anh với em, diễn nôm ra là huynh đệ. Ta là huynh, mi là đệ. Nhận rõ ?
Bao Bất Đồng bắt rơm rớm nước mắt :
- Rõ ! Thưa.. Anh Cả.
- Tốt. Ta từ bên xứ Huê Kỳ gọi qua, thứ nhứt là để hỏi thăm các bạn hữu trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt, các chiến hữu trong Liên-Đoàn 81 Biệt-Kích-Dù, thứ nhì là cảm ơn ký giả Chu Văn và tờ VNTN, đã viết và đã đăng tải thiên ký sự để đời "Huyền sử ca Liên-Đoàn 81 Biệt-Kích-Dù" ròng rã suốt một năm. Đem in thành sách cũng xấp xỉ 300 trang khổ lớn.
- Bẩm, đó chẳng qua là bổn phận.
Anh Cả cười ha hả :
- Chí khí, chí khí... đúng là tác phong của Biệt Kích. Vẫn biết là bổn phận, nhưng mấy ai trong cõi lưu vong còn cho chữ nghĩa xuống đường để ghi lại những chiến tích của một thời xưa lừng lẫy của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ Bút ký "Huyền sử ca Liên-Đoàn 81" là một bản văn đáng đồng tiền bát gạọ Là một thông điệp máu để cho thế hệ trẻ hôm nay biết cha ông của họ ngày trước đã chiến đấu như thế nàọ
- Xin đa tạ.. xin đa tạ.
Anh Cả hỏi :
- Mi còn nhớ... cô giáo Pha ?
- Bẩm, là cô gái An Lộc. Kẻ đã bốc hai câu thơ bất hủ :
"An
Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt-Kích-Dù vị quốc vong thân"
Biệt-Kích-Dù vị quốc vong thân"
- Đúng ! Xưa, năm mùa hè đỏ lửa, trong tiếng đạn pháo vỡ trời của Bắc quân, cô Pha đã tận mắt chứng kiến sự hy sinh cao cả của những người lính Biệt-Kích mà xuất thần cảm đề được 2 câu thơ tuyệt cú đó.
- Hoan hô cô giáo Pha
- Phải nói là muôn năm cô giáo Pha. Bởi chính từ hai câu thơ đó mà cả nước biết danh Biệt-Kích-Dù, mà khiến hàng triệu người phải nhỏ lệ khóc cho 62 chiến sĩ mũ xanh đã nằm xuống trong mặt trận Bình Long.
- Hay thật !
- Hay quá đi chứ ! Vậy đố mi, giờ cái cô giáo vĩ đại ấy đang ở nơi mô ?
- Bẩm, chắc đã được lên... thiên đàng.
- Thiên đàng ???
- Còn tục gọi là đã sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc. Bởi, ngay cả những người lính thép, sau trận đánh, cũng chẳng còn được bao người nguyên vẹn hình hài, đừng nói là dân, đừng nói là một người con gái.
- Lầm chết, lầm chết ! Được sự che chở của lực lượng Biệt Kích, cô Pha đã thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc. Hiện nay, cô đã có gia đình và đang sống phây phây ở Mỹ.
- Phúc đức thay... phúc đức thay.
- Quả đúng là phúc đức. Thoát chết được trận An Lộc phải là phúc ông Bành Tổ. Mới đây hai vợ chồng có đến viếng ta. Chị, giờ đã hơn tứ tuần, nhưng vẫn còn duyên dáng, nhưng vẫn còn xinh đẹp, và nhất là vẫn còn nặng ân nghĩa với Biệt Kích Dù.
- Bẩm Anh Cả, em út còn nhớ... ngoài hai câu thơ :
"An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Kích Dù vị quốc vong thân" Hồi đó, cô giáo Pha còn quỳ trước nghĩa trang Biệt Kích tại An Lộc, vừa khóc, vừa dùng ngón tay vẽ trên cát một bài thơ ???
- Mầy số một ! Lần gặp lại mới đây, cô Pha có đọc lại cho ta nghe. Thơ rằng...
"Anh
Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng
Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ
Xin gửi đó hề chừ thương nhớ mãi".
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng
Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ
Xin gửi đó hề chừ thương nhớ mãi".
Đọc xong, Anh Cả hỏi :
- Hay không ?
- Hết xẩy.
- Chỉ có đi lính, nhất là lính Biệt Kích thời mới cảm được chất thơ. Mi họa được không ?
- Đệ vốn kiến văn dốt nát. Ngâm thì có thể chứ họa thì xin lỗi. Nhưng đệ cũng có một bài thơ xin nhờ đại huynh chuyển lại cho cô giáo Pha...
- Của ai ?
- Của một người lính Biệt Kích vô danh. Anh là một hạ sĩ trẻ của biệt-đội I. Tháng 1/75, theo Đường Sơn Đại Huynh Vũ Xuân Thông và Mãnh Long Quá Giang Nguyễn Sơn nhảy vào Phước Long. Bị thương và bị bắt. Trong giờ phút cuối cùng của đời người, anh đã cố viết được một bài thơ rất cảm động. Anh Cả Huấn hỏi như khóc :
- Vậy là thằng em đã hy sinh ?
- Vâng, anh ấy đã chết sau đó 8 ngày và bài thơ đã được giao lại cho một người bạn đồng cảnh ngộ.
- Và anh bạn ấy đã học thuộc lòng ?
- Dạ, y chang. Cách đây không lâu, em út do một sự tình cờ gặp lại đấng bạn đó và thế là... có bài thơ.
- Tựa đề ?
- Tựa là "Gửi em... cô gái Bình Long". Thơ rằng :
Nhớ theo Hổ
Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.
Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ
"Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi".
"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.
Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.
Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.
Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.
Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.
Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.
Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.
"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa.
Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ
"Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi".
"An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi.
Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long.
Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời.
Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan.
Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa
Toán Delta bị kích giữa đàng
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang.
Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan.
Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh.
"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi"
Xá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".
Và ơi.. cô giáo Pha ! Giờ, ở cõi trần thế chả hiểu cô có còn nhớ người lính Biệt Kích năm xưa ấy ? Thôi thì chào cô, em gái Biệt Kích Dù !
Đêm qua, Bao Bất Đồng sờ lên đầu bỗng thấy đầu rối beng, sờ vào tim bỗng thấy tim đau nhói, sờ xuống bụng chợt thấy bụng ngậm ngùi. Sợ bị tẩu hỏa nhập ma, nên một mình một đao, nên một thân một ngựa đến gõ cửa nhà một hán tử đầu bạc. Gọi là đầu bạc, bởi xuân xanh chưa xấp xỉ lục tuần mà tóc đã trắng phau như sợi tuyết, mà râu đã lê thê tới quá cằm. Lại cao nhòng như cây tre, lại gầy guộc như cây mía. Nhưng đôi mắt thì thần quang lấp lánh, nhưng thanh âm thời sang sảng như chuông đồng.
Xưa, là tay bút tài tử của phóng sự chiến trường. Trước, là tay viết sử trong Bộ Tổng Tham Mưụ Sau mười mấy năm tù ngục, người vừa mới đến Úc theo diện đoàn tụ gia đình. Sau ba tuần rượu, Hán tử luận :
- Trong cuộc chiến tranh giữ nước vừa qua, anh hùng không chỉ có ngũ đại tướng quân Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vĩ, Phạm Văn Phú và Lê Văn Hưng. Mà còn hàng vạn những chiến binh vô danh đứng rợp trời dọc theo suốt chiều dài của Quân Lực.
Tỷ như cái chết cực kỳ anh dũng của...18 ông La Hán.
- Thập bát La Hán ?
- Phải. Đó là 18 dũng sĩ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Khi tướng Dương Văn Minh đọc bản văn đầu hàng thì họ đang múa súng tại rừng Tân Uyên. Khi xe tăng VC húc đổ cánh cửa dinh Độc Lập thì họ đang đánh vỡ mặt bọn du kích ở mật khu Biên Hòa.
- Hách thật !
- Sáng ngày mùng 2 tháng 5, họ rút tới bờ sông Đồng Nai, định bơi qua phía bên kia để chơi một cú chót thì bị bao vây, bị bắt. Trước khí phách ngất trời của những người lính Biệt Cách, trước thần oai lẫm liệt của những ông La Hán thời đại, kẻ địch vừa sợ toát mồ hôi, vừa phát hoảng dựng tóc gáy. Nên chúng đem xử bắn hết rồi ném xác xuống sông !
- Thảm lắm thay ! Thảm lắm thay !
- Đồng bào quanh vùng, phần vì cảm thương cho các chiến sĩ đã vị quốc vong thân, phần vì ngưỡng phục phong thái bất khuất của những đại anh hùng, nên đã vớt xác anh em và chôn dọc theo bờ sông.
Hỡi ơi, khi sống thì đứng trên đầu sóng ngọn gió, lúc chết thì chẳng có được một mảnh gỗ đề tên.
Tựa như những câu thơ...
"Lính Biệt Cách Dù không trích nghĩa trang
Yêu cô đơn nên mến lá thu vàng
Ghét nghi lễ nên âm thầm nằm xuống...
hoặc :
"Một mai anh chết trong rừng thẳm
Muôn lá vàng rơi niệm xác thân".
Bao mỗ thở dài :
- Họ thuộc Biệt đội nào ?
Hán tử trợn mắt :
- Mày cũng biết Biệt-Cách Dù à ?
- Bẩm, xưa tại hạ với Liên Đoàn 81 cũng có một chút duyên.
Hán tử nghẹn ngào :
- Theo bản tin Biệt Cách Dù từ Hoa Kỳ, họ thuộc về ba toán thám sát. Thứ nhất là Biệt đội 1 của Trung-úy Trần Bá Long, thứ nhì là Biệt đội 2 của Trung-úy La Cao, thứ ba là Biệt đội 4 của Trung-úy Nguyễn Văn Quý.
Hán tử chép miệng :
- Cựu Đại-tá Phan Văn Huấn, đương kim gia đình trưởng Biệt-Cách Dù đã liên lạc với các chiến hữu ở Việt Nam để bằng đủ mọi cách phải tìm cho ra các nấm mồ của 18 đại dũng sĩ này. Tin giờ chót cho biết rằng đã tìm được một hố chôn tập thể tám người, rằng đã truy cứu được tên tuổi, rằng đã thông báo với thân nhân và đang chuẩn bị tìm nơi an táng.
- Cảm động quá ! Cảm động quá !
- Than ôi, vật đổi sao dời, thấm thoát mà cũng đã hơn hai mươi năm. Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh đã có hàng vạn chiến sĩ ta đã hy sinh cho tổ quốc, trong đó có hàng ngàn tử sĩ mà xác thân còn gửi đâu đó ở hốc núi, xó rừng, bên lau sậy, ven suối. Không có được một tấm bia đá, không có được một nén hương thơm. Hỏi sao mà hồn phách được siêu thoát, hỏi sao mà nấm xương khô được nguyên vẹn.
Tựa như lời ai điếu :
"Anh hùng hữu hận diệp diệp tiêu"
Nghĩa là
"Người anh hùng mang nỗi uất hận, trong khi bao lá cây xào xạc rụng xuống".
Thôi thì, xin được chắp tay cúi đầu trước Anh Linh của Thập Bát La Hán.
Bao Bất Đồng
nguồn:
vietmaisau
No comments:
Post a Comment