Cái gì ‘bảo mật’, cái đó sinh chuyện
27/09/2019
·
Trân Văn
Sau sửng sốt, công chúng phẫn nộ khi ông Nguyễn Hạnh Phúc (Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam), giải thích: Cả chín người tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội) sang thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái, rồi ở lại Nam Hàn bất hợp pháp đều nằm trong nhóm… đi nhờ chuyên cơ (1)!
Qua mạng xã hội, đã có khá nhiều người giải thích tại sao họ phẫn nộ. Tuy nhiên vẫn còn một yếu tố cần phải lưu ý là việc cho… đi nhờ chuyên cơ vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mà Quốc hội Việt Nam từng thông qua
hồi tháng 11 năm ngoái – một tháng trước khi xảy ra chuyện cho… đi nhờ.
Nếu căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyến thăm Nam Hàn của bà Ngân thuộc phạm vi… bí mật nhà nước. Khi toàn bộ “hoạt động của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo đảng, nhà nước” đã được xác định là phải… “bảo mật” (2),
cho… đi nhờ chuyên cơ rõ ràng là phạm pháp.
Diễn biến của scandal cho… đi nhờ, chỉ ra, trong thực thi Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, các cơ quan hữu trách của Việt Nam chỉ… “bảo mật” tình tiết có chín người tháp tùng bà Ngân sang
Nam Hàn rồi bỏ trốn. Nếu đầu tuần này, Đài Truyền hình MBC
của Nam Hàn không
phanh phui, công chúng Việt Nam
không thể nào biết vì Luật Bảo vệ bí mật nhà nước còn nghiêm cấm tiết lộ “thông tin
có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội” (Điểm b, Khoản 1, Điều 7).
Đó có
thể là lý do, chín tháng sau
khi sự kiện chín người… đi nhờ để bỏ xứ tha phương cầu thực bị lộ, đại diện Quốc hội mới xác nhận, mới đề nghị “điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm”.
Chưa rõ sắp tới, Quốc hội và Bộ Công an có trình bày cho công chúng rõ, tại sao và những ai phải chịu trách nhiệm về việc tiết lộ thông tin
vốn thuộc loại cần được “bảo mật”, sắp đặt cho chín người vừa kể xin được visa nhập cảnh Nam Hàn, leo
lên chuyên cơ, tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sang “thăm” Nam Hàn hay
không?
Nhìn một cách tổng quát, “bảo mật” lại… sanh
chuyện. Tự thân bảo mật không sai
cũng chẳng xấu, thậm chí hết sức cần thiết song khác với thiên hạ, cách “ta” dùng các qui
phạm pháp luật xác định phạm vi cần bảo mật, mức độ mật, cách thức bảo mật khiến “bảo mật” đồng nghĩa với che đậy, hỗ trợ đại gian, đại ác!
***
Cách
nay vài ngày, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc VN Pharma) và các đồng phạm “buôn bán thuốc giả” mới cảnh báo tất cả các cá nhân dự xử, từ bị cáo, nhân chứng, người có quyền và nghĩa liên quan,… cho đến luật sư, báo giới,… rằng, hồ sơ vụ án này có một số tài liệu thuộc loại “mật” và “tuyệt mật”, vô tình hay
cố ý tiết lộ những tài liệu này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (3)!
Ai cũng
thấy
scandal VN Pharma nhập và phân phối H-Capita (dược phẩm đặc trị ung thư) không chỉ là trách nhiệm của ông Hùng và 11 bị cáo khác. Tuy
nhiên sau năm năm tính từ ngày vụ án được khởi tố, sau hai năm tính từ khi bản án sơ thẩm đầu tiên bị hủy, vẫn chưa có viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và vẫn chưa thấy hệ thống tư pháp giải thích tại sao, lúc đầu, từ công an,
viện kiểm sát đến tòa án khăng khăng ông Hùng và các đồng phạm chỉ “buôn lậu”?
Ông
Hùng từng bị phạt 12 năm vì “buôn lậu” nhưng bản án này đã bị hủy. Giờ, với cáo buộc “buôn bán thuốc giả” – được xem là đúng với bản chất của hành vi
phạm tội - ông đang đối diện với khả năng bị phạt tử hình! Cảnh báo của Hội đồng xét xử, không được tiết lộ các tài liệu thuộc loại “mật” và “tuyệt mật” trong
hồ sơ vụ án chắc chắn sẽ bịt miệng cả các bị cáo lẫn luật sư. Tuy vụ án được xét xử “công khai” nhưng với cảnh báo đó, làm sao có thể hy vọng hoạt động xét xử sẽ phơi bày trách nhiệm của cả những cá nhân đứng sau hậu trường hỗ trợ VN Pharma nhập – phân phối thuốc giả, lẫn những cá nhân thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng từng khăng khăng ông Hùng chỉ “buôn lậu”?
Trong
scandal VN Phama/H-Capita, hệ thống tư pháp không chỉ bộc lộ sự bầy hầy khi cả công an,
viện kiểm sát, tòa án cố tình xác định sai tội danh của ông Hùng và các đồng phạm (chỉ là “buôn lậu”) khiến bản án sơ thẩm bị hủy. Hệ thống này còn có một số cá nhân
nhận hối lộ 10 tỉ khi thụ lý vụ án. Cuối cùng, vụ nhận hối lộ 10 tỉ được tách ra xử lý riêng, chỉ có ông Ngô Anh Quốc (1/12 bị cáo vụ VN Pharma/H-Capita), một luật sư và một doanh nhân tham
gia “môi giới” bị phạt tù do “đưa hối lộ”. Hệ thống tư pháp không
tìm ra viên chức nào “nhận hối lộ” để truy cứu trách nhiệm hình sự (4). Có tài liệu nào thuộc loại “mật” và “tuyệt mật” trong
hồ sơ vụ án liên quan đến chuyện này không?..
***
“Bảo mật” đã từng mở lối để AVG bán 95% cổ phần cho MobiFone. Ngay sau
khi AVG “loan báo” ý định bán cổ phần cho doanh nghiệp ngoại quốc, Bộ Công an lấy lý do cần “bảo mật” để “khuyến cáo” Bộ Thông tin – Truyền thông phải sắp xếp cho doanh nghiệp trong nước mua lại số cổ phần này. Sở dĩ AVG,
MobiFone, các viên chức hữu trách thản nhiên định giá AVG
cao hơn giá trị thực 14 lần, MobiFone vui vẻ mua hớ, khiến ngân sách thất thoát 7.000
tỉ đồng vì toàn bộ hồ sơ của thương vụ này được xác định là… mật!
Trung
tuần tháng này, khi
cùng Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam xem xét các báo cáo về hoạt động của hệ thống tư pháp, bà Lê Thị Nga (Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), bảo với Viện Kiểm sát Tối cao và Bộ Công an rằng, không thể chấp nhận việc hai cơ quan này xác định những vi phạm trong hoạt động tư pháp (truy
tố sai, kết án oan),
số lượng tù nhân chết trong các trại giam, số lượng giám thị trại giam bị kỷ luật… là thông tin… tối mật (5)!
Bà Nga
nhấn mạnh, nếu cứ như thế chắc chắn sẽ không thể bảo đảm được sự công minh
trong hoạt động tư pháp, đồng thời than rằng, Quốc hội đã góp ý nhiều lần nhưng hệ thống tư pháp không sửa! Tháng 11 năm 2017,
khi góp ý cho Dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước, bà Nga từng than về “tình trạng lạm dụng bí mật nhà nước”, đóng dấu “mật” vào đủ thứ, kể cả “văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội” nên đại biểu không thể dùng văn bản này để trả lời cử tri! Bà cảnh báo rằng, nếu không thay
đổi thì không bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
trong phòng – chống tham
nhũng và bảo đảm yêu cầu công khai
hoạt động tố tụng (6)…
Dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã trở thành luật! Nếu có thời gian xem qua bộ luật này ắt sẽ thấy, tại Việt Nam, “công
khai, minh bạch” vẫn chỉ trên “đầu môi, chót lưỡi”. Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất xác định “hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước” cũng thuộc… “phạm vi bí mật nhà nước” (Điểm a, Khoản 3, Điều 7)! Sự kỳ quái ấy khởi đi từ yêu cầu toàn bộ hoạt động “bảo mật” phải “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” (Khoản 1, Điều 3).
Đến giờ, những con dấu xác định thông tin
là “Mật”, “Tối mật”, “Tuyệt mật” vẫn bu bám trên đủ loại văn bản, kể cả văn bản do chính quyền các tỉnh, thành phố phát hành, những nhắc nhở về “bảo mật”, răn đe về hậu quả nếu vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vẫn vang như chuông. Nhìn cho kỹ thì “bảo mật” vẫn là tấm khiên che
cho gian nhân, đậy điệm đủ loại tội ác. “Bảo mật” vẫn là một thứ bùa vừa gìn giữ, vừa tạo thêm thế và lực cho âm binh
mặc sức tung hoành! Chín người… đi nhờ chuyên cơ chỉ là chuyện nhỏ!
Chú thích
(2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-Bao-ve-bi-mat-nha-nuoc-2018-337064.aspx
No comments:
Post a Comment