Vì
sao lãnh đạo không chịu ra tòa khi bị dân kiện hành chánh?
Diễm Thi, RFA
2018-08-30
2018-08-30
Phiên tòa xét xử vụ án ông Lê Văn Lung kiện Ủy
Ban Nhân Dân Quận 2 liên quan việc phá hủy căn nhà của ông theo quyết định
cưỡng chế thu hồi đất do Chủ tịch UBND quận này ban hành, dự kiến diễn ra sáng
28/8 vừa qua đã bị hoãn. Lý do được thông báo ngay trước phiên xử là do bên bị
đơn vắng mặt.
Đây không phải là vụ đầu tiên những phiên tòa
như thế bị hoãn vì không có sự tham gia của bị đơn là đại diện bên chính quyền.
Vietnamnet trích thông tin từ 2015-2017, Toà
án nhân dân Hà Nội xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch và Phó Chủ
tịch uỷ ban tham gia tố tụng.
Tại phiên họp thứ 10 của Uỷ ban Tư pháp diễn
ra vào sáng 22/8, đoàn giám sát cho biết tỷ lệ các lãnh đạo UBND và người đại
diện không tham gia phiên tòa năm 2017 cao gấp 3 lần so với trước khi thực hiện
Luật tố tụng hành chính 2015. Hiện có hàng trăm vụ án loại này mà tòa án không
thể thụ lý chỉ vì Chủ tịch UBND và đại diện UBND vắng mặt.
Lách luật hay bận?
Lý giải vì sao các lãnh đạo UBND lại “né” việc
đối chất hay tham gia tố tụng tại tòa, luật sư Ngô Anh Tuấn, trưởng một văn
phòng luật mang tên ông ở Hà Nội nhận định:
Phải thừa nhận một thực tế là các cơ quan hành
chính nhà nước không có nhiều sự tôn trọng đối với các cơ quan tư pháp, bởi vì
tòa gọi là cơ quan tư pháp độc lập nhưng thực tế không độc lập được. Ngân sách
thì được cấp từ bên hành chính nên họ phụ thuộc. Tòa thì tôi không nói nhưng
bên cơ quan thi hành án chịu sự lệ thuộc khá là lớn bên cơ quan hành chính, nên
nếu có phán quyết xấu với bên thi hành án xảy ra thì chưa chắc họ thực hiện.
Nhưng nếu theo đuổi
một vụ án hành chánh thì phải theo từ đầu đến cuối, và luật pháp rất phức tạp
nên họ rất là ngại. - LS. Nguyễn Khả Thành
Theo Luật sư Nguyễn Khả Thành, sở dĩ các vị
chủ Tịch hay phó chủ tịch UBND không ra tòa một phần vì họ vin vào Điều 158 của
Luật tố tụng hành chánh. Điều luật này quy định trường hợp đương sự vắng mặt
nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa án vẫn xử.
Vấn đề tốn kém về thời gian cũng là một nguyên
nhân khiến các đại diện chính quyền ngại xuất hiện tại tòa. Luật sư Thành nói:
Theo tôi thì một trong những lý do họ hay né
tránh - khi tôi nói chuyện với một số vị phó chủ tịch - thì công việc họ rất bề
bộn, đôi lúc đến mấy chục đầu việc. Nhưng nếu theo đuổi một vụ án hành chánh
thì phải theo từ đầu đến cuối, và luật pháp rất phức tạp nên họ rất là ngại.
Hơn nữa một năm có hàng trăm vụ thì họ cũng không có thời gian theo đuổi. Mà
nếu theo mà chỉ nắm một cách cụ thể, không nắm rõ ràng cụ thể thì khi ra tòa,
nếu luật sư hay bên kiện họ chất vấn một số câu hỏi nào đó thì vị này rất khó
trả lời.
Cần thay đổi luật
Theo Khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính
2015, trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan,
tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện...
Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy nói
rằng sau khi luật 2015 có hiệu lực thi hành thì có những địa phương, Chủ tịch
UBND làm văn bản ủy quyền thường xuyên cho phó chủ tịch tham gia tố tụng, nhưng
thực tế phó chủ tịch cũng chưa tham gia bất kỳ phiên đối thoại hoặc phiên tòa
nào.
Liên quan đến việc cấp trên ủy quyền cho cấp
dưới tham gia tố tụng, Vietnamnet dẫn lời đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) rằng
người dân kiện những quyết định hành chính do người đứng đầu cơ quan hành chính
ký, mà khi ra tòa thì lại ủy quyền cho cấp dưới tham gia tố tụng trong khi họ
không đủ thẩm quyền đối chất mà chỉ nghe rồi đề nghị tòa án hoãn phiên tòa để
về xin ý kiến Chủ tịch UBND, dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết.
Nhưng nếu theo đuổi
một vụ án hành chánh thì phải theo từ đầu đến cuối, và luật pháp rất phức tạp nên
họ rất là ngại. - LS. Ngô Anh Tuấn
Vậy làm cách nào để những người bên phía chính
quyền được triệu tập phải có mặt tại tòa, luật sư Ngô Anh Tuấn nói với chúng
tôi:
Điều tôi quan tâm hơn là giải quyết kết quả
của phiên tòa đó như thế nào, tính thực thi phán quyết của tòa như thế nào, các
cơ quan có thực thi hay không, người trưởng có thực thi hay không hay cứ đẩy
qua đẩy lại.
Quy định luật tố tụng hành chánh năm 2015 về
phạm vi Người đại diện thì tôi thấy nó cứng nhắc, có nghĩa ông trưởng chỉ được
ủy quyền cho cấp phó của mình. Đó không phải là mấu chốt để giải quyết vấn đề.
Bởi vì người có chuyên môn có thể là một người khác, không quan trọng, miễn họ
giải quyết được vấn đề. Còn giả sử người phó yếu kém về năng lực thì hậu quả
người cấp trưởng cũng phải chịu.
Theo luật sư Nguyễn Khả Thành thì hiện tại là
bế tắc, bởi Luật tố tụng hành chánh đưa ra Điều 60 vì họ mong muốn chính người
ký quyết định có thể ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của người kiện phải ra
tòa đối diện chất vấn. Nhưng thực tế theo đuổi một vụ kiện không phải đơn giản,
thẩm phán phải coi hồ sơ tới hàng mấy tháng mới đem ra xử được, trong khi những
vị phó chủ tịch rất nhiều công việc chứ không phải chỉ một việc ra tòa. Với
hàng trăm vụ như vậy, nếu UBND cử riêng một vị phó chủ tịch chuyên ra tòa như
Điều 60 thì cũng không xuể. Hơn nữa vị này không có chuyên môn sâu về pháp
luật.
Báo Người Lao Động dẫn lời Luật sư Nguyễn Tri
Đức, Giám đốc Công ty Luật 360, Đoàn Luật sư TP HCM cho rằng đến nay, Luật Tố
tụng hành chính không đề ra các quy định cụ thể chế tài khi phía người bị kiện
không tham gia đối thoại. Chính điều này đã dẫn đến ít nhiều hệ lụy làm ảnh
hưởng quyền, lợi ích của người khởi kiện và quá trình giải quyết, xét xử vụ án.
No comments:
Post a Comment