Tiếp
tục lùi Dự luật Đặc khu: Một phép thử lòng dân?
Hòa Ái, phóng viên RFA
2018-08-27
2018-08-27
Quốc hội Việt Nam một
lần nữa ra quyết định tiếp tục hoãn thời hạn xem xét thông qua Luật Đơn vị hành
chính kinh tế đặc biệt, gọi tắt là Luật Đặc khu.
Động thái tích cực
Truyền thông trong
nước, vào ngày 24 tháng 8, dẫn lời của Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
cho biết Quốc hội chưa xem xét Dự luật Đặc khu trong kỳ họp thứ 6, diễn ra vào
tháng 10 năm 2018, theo như thông báo trước đó.
Vào ngày 9 tháng 6, ba
ngày trước khi Quốc hội xem xét thông qua dự luật này, Văn phòng Chính phủ
thông báo lùi thời gian xem xét qua kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Lý do được
nêu ra là cần thêm thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện. Và, ông Nguyễn Hạnh
Phúc nói với truyền thông rằng Quốc hội quyết định lùi thêm thời gian xem xét
là do Chính phủ sẽ tiếp tục xin ý kiến để hoàn chỉnh dự luật thông qua vào kỳ
họp sau.
Tiến sĩ Lê Đăng
Doanh, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên
Hiệp Quốc, vào tối ngày 27 tháng 8, lên tiếng với RFA về thông báo của Quốc hội
liên quan Dự luật Đặc khu:
“Tôi hoan nghênh động
thái của Quốc hội đã dừng không có xem xét Luật Đặc khu và cũng lại hoãn việc
xem xét luật này vào kỳ họp sắp tới đây, để chắc chắn là phải lắng nghe ý kiến
của các chuyên gia, của các cựu chiến binh, của người dân và cần phải có sự
đánh giá thật là khách quan, khoa học, dựa trên kinh nghiệm thực tế và những
kinh nghiệm trong nước.”
Tôi hoan nghênh động
thái của Quốc hội đã dừng không có xem xét Luật Đặc khu và cũng lại hoãn việc xem
xét luật này vào kỳ họp sắp tới đây, để chắc chắn là phải lắng nghe ý kiến của
các chuyên gia, của các cựu chiến binh, của người dân và cần phải có sự đánh
giá thật là khách quan, khoa học, dựa trên kinh nghiệm thực tế và những kinh
nghiệm trong nước
-TS. Lê Đăng Doanh
-TS. Lê Đăng Doanh
Đài Á Châu Tự Do ghi
nhận qua các trang fanpage của báo mạng quốc nội, rất nhiều độc giả bày tỏ sự
phấn khởi trước thông tin vừa nêu, chia sẻ ý kiến cần có trưng cầu dân ý về Dự
luật Đặc khu. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng hy vọng trong thời gian tới ban soạn
thảo sẽ có các cuộc đối thoại, theo như yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,
để tiếp thu những ý kiến đóng góp và trình lên Quốc hội một luật thật sự có
chất lượng.
Trong khi đó, Tiến sĩ
Phạm Chí Dũng nói rằng cho đến thời điểm này, theo quan sát của ông thì Nhà
nước Việt Nam không có biểu hiện nào cho thấy lắng nghe ý kiến của người dân về
Dự luật Đặc khu. Trong lần hoãn thời gian thông qua Luật Đặc khu hồi tháng 6,
tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định đó là một
quyết định “kế hoãn binh” của Quốc hội trước những cuộc biểu tình của dân chúng
diễn ra ở khắp các tỉnh, thành Việt Nam. Và Quốc hội tiếp tục lùi thời hạn xem
xét Dự luật Đặc khu trong kỳ họp thứ 6, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng không
phải do xuất hiện lời kêu gọi tổng biểu tình trong dịp lễ Quốc Khánh, mà có yếu
tố từ bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Vào lúc này, trong
thời gian vừa qua, nguồn cơn sâu xa không chỉ đến từ phản ứng của người dân, mà
còn từ trong nội bộ Đảng; trong giới cách mạng lão thành, giới cựu thần của
Đảng. Và đặc biệt, tôi có nghe thông tin có những người thân của ông Nguyễn Phú
Trọng khẩn thiết khuyên ông Trọng không cho đưa ra nghị bàn và thông qua ngay
Luật Đặc khu mà phải cần chỉnh sửa rất nhiều nhiều vấn đề trong các nội dung,
kể cả có những ý kiến đề nghị cần thiết thì không thông qua Luật Đặc khu hoặc
là bỏ luôn Luật Đặc khu.”
Bỏ Luật Đặc khu?
Mặc dù Văn phòng Chính
phủ ra thông báo vào sáng sớm ngày 9 tháng 6 lùi thời hạn thông qua Luật Đặc
khu, tuy nhiên vào ngày 10 tháng 6, một cuộc biểu tình rộng khắp của hàng ngàn
người dân Việt Nam phản đối Luật Đặc khu vì lo ngại về chủ quyền và an ninh
quốc gia ở 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với thời hạn cho thuê
đất lên đến 99 năm. Trong bối cảnh Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của
Trung Quốc trong khối ASEAN thì nỗi lo ngại của người dân Việt không phải không
có cơ sở, theo đánh giá của một số chuyên gia như Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên
gia từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh Luật Đặc khu sẽ tạo điều kiện
nhượng tô cho nhà đầu tư Trung Quốc.
Dự luật Đặc khu vấp
phải hai luồng ý kiến hầu như trái ngược nhau của giới chuyên gia. Một luồng ý
kiến cho rằng trong thời đại công nghiệp 4.0 và trong bối cảnh hiện tại của đất
nước, thì ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ không mang lại được
hiệu quả là bao, mà trái lại phải đối diện với nhiều rủi ro về nguy cơ an ninh
quốc gia.
Trong số các chuyên
gia ủng hộ Luật Đặc khu, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu kinh tế và chính sách trường Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội nói với truyền thông quốc nội rằng luật này cần được soạn thảo thành một
luật khung áp dụng cho tất cả địa phương ở Việt Nam và có thể chọn một nơi để
tập trung thử nghiệm, thay vì đề xuất 3 đặc khu. Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành nhấn
mạnh một khi đặc khu thử nghiệm được thành công thì vùng nào muốn làm đặc khu
phải đáp ứng yêu cầu của khung Luật Đặc khu, đồng thời phải đề xuất các phương
án đột phá nhất.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
cũng khẳng định với RFA:
“Vấn đề bây giờ quan
trọng là phải cải cách áp dụng cho cả nướ,c tốt nhất là biến cả nước Việt Nam
như là một đặc khu Hong Kong, tức là luật lệ rõ ràng, bộ máy có hiệu lực, tham
nhũng rất thấp. Điều ấy có thể giúp đất nước phát triển.”
Nguồn cơn sâu xa không
chỉ đến từ phản ứng của người dân, mà còn từ trong nội bộ Đảng; trong giới cách
mạng lão thành, giới cựu thần của Đảng. Và đặc biệt, tôi có nghe thông tin có
những người thân của ông Nguyễn Phú Trọng khẩn thiết khuyên ông Trọng không cho
đưa ra nghị bàn và thông qua ngay Luật Đặc khu mà phải cần chỉnh sửa rất nhiều
nhiều vấn đề trong các nội dung, kể cả có những ý kiến đề nghị cần thiết thì
không thông qua Luật Đặc khu hoặc là bỏ luôn Luật Đặc khu
-TS.Phạm Chí Dũng
-TS.Phạm Chí Dũng
Thế nhưng, Tiến sĩ
Phạm Chí Dũng cho rằng không thể có được sự lạc quan như vậy, vì:
“Về lý thuyết tôi cho
là đúng. Nhưng trong thực tế thì cũng cần nhớ rằng cách đây ¼ thế
kỷ cho đến nay, Việt Nam từng có phong trào khu chế xuất, phong trào xây dựng
khu công nghiệp, rồi sau đó phong trào xây dựng khu đô thị mới. Cho đến nay
trên cả nước có đến 800 khu đô thị mới. Và từ khu chế xuất tới khu công nghiệp,
tới khu đô thị mới thì tất cả đều lạm phát. Do đó, chắc chắn sẽ xảy ra lạm phát
đặc khu. Thế thì, xây quá nhiều mà không hiệu quả thì xây ra để làm gì? Thành
thử quan điểm của tôi là không chỉ hoãn Luật Đặc khu mà cần bỏ luôn Luật Đặc
khu.”
Hồi trung tuần tháng
6, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội-Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nêu lên ý
kiến của ông trên tài khoản facebook cá nhân rằng Luật Đặc khu để làm gì qua
lập luận để thúc đẩy kinh tế phát triển hay để thực nghiệm thể chế? Và, Tiến sĩ
Nguyễn Sĩ Dũng khẳng định xét về góc độ kinh tế thì Luật Đặc khu là một lựa
chọn sai lầm, còn về thực nghiệm thể chế thì dự luật không có câu trả lời cho
điều này.
Song hành với thông
báo của Quốc hội tiếp tục lùi thời gian xem xét Dự luật Đặc khu, cộng đồng cư
dân mạng vẫn tiếp tục lên tiếng phản đối, cho rằng những ai thông qua dự luật
này bị coi là “kẻ bán nước”, đồng thời kêu gọi Quốc hội hãy bỏ Luật Đặc khu.
No comments:
Post a Comment