Càng cao cấp càng… rẻ!
10/03/2019
Trân Văn
“Họa vô đơn chí” rõ
ràng đang ứng vào ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Việt Nam.
Dẫu không mong nhưng
giờ, ông Thể vẫn trở thành thành viên… “nổi” nhất trong nội các của ông Nguyễn
Xuân Phúc.
***
Xét cả về tính chất
lẫn mức độ, ông Thể đã, đang và sẽ còn “nổi” rất lâu. Ngay cả khi các vấn nạn
mà các trạm thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức
BOT gây ra cho chính trị, kinh tế, xã hội đã được giải quyết xong, chắc chắn
ông Thể vẫn còn “nổi” lều bều như một ví dụ sinh động, minh họa cho một giai
đoạn nhiều chuyện đáng bàn.
Trong mắt công chúng
Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Bộ trưởng Giao
thông – Vận tải Việt Nam đã chết, chính trường Việt Nam giờ chỉ còn ông Thể với
hỗn danh Thể… “cá tra”, hỗn danh này phổ biến tới mức, nhiều người sử dụng mạng
xã hội bỡn cợt “thả cá trê”, không thèm giải thích thì ai cũng biết đó là… ai
và tại sao!
Bị công chúng miệt
thị, rủa xả, ông Thể có… thốn không? Có! Thực tế cho thấy, ông không để sót cơ
hội nào để “giải độc dư luận”. Sau một thời gian dài bị cáo buộc là người đỡ
đầu cho các trạm thu phí BOT mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam, dung dưỡng cho
chủ đầu tư các trạm BOT này bóp cổ dân lành (1), thông qua báo giới, ông Thể
phân bua với công chúng rằng đó là lỗi lầm của nhiệm kỳ trước.
Không may cho ông Thể
là công chúng chưa quên rằng nhiệm kỳ trước, tuy không phải là Bộ trưởng Giao
thông – Vận tải nhưng ông vẫn là Thứ trưởng và trực tiếp phê duyệt nhiều văn
bản hỗ trợ tận tình cho các dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức
BOT. Cũng vì vậy, không ít facebooker đùa như Mai Quốc Ấn từng đùa: Bộ trưởng Thể
hiện nay cần kỷ luật Thứ trưởng Thể của nhiệm kỳ trước (2)!
Ở nhiệm kỳ này, dẫu
Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước từng công bố kết quả nhiều cuộc khảo
sát cho thấy, hàng loạt công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT
hết sức đáng ngờ về việc lựa chọn chủ đầu tư, cách tính toán tổng vốn đầu tư,
phương thức xác định thời gian thu phí, vị trí đặt trạm thu phí nhưng ngoại trừ
đề nghị đổi thu phí thành thu… giá, ông Thể không làm gì cả!
Cho dù ông Thể ra sức
biện bạch, thu… giá hợp lý hơn vì đó là quan hệ riêng tư giữa phía cung cấp
dịch vụ và phía sử dụng dịch vụ, khác với thu phí phải được cấp có thẩm quyền
phê duyệt nhưng thu… giá vẫn tắc tử! Tác dụng duy nhất của sáng kiến đổi thu
phí thành thu… giá là công chúng không bán tín, bán nghi nữa mà đoan chắc như
đinh đóng cột là ông Thể… có gì đó với chủ các trạm thu phí BOT.
Ông Thể mới thề là ông
không… xơ múi gì trong các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT
(3) nhưng rõ ràng là chẳng ai tin, thiên hạ không vì các trạm thu phí BOT trước
sao thì giờ vẫn vậy. Chẳng riêng dân chúng, ngay cả Thanh tra Chính phủ, Kiểm
toán Nhà nước đồng thanh tuyên bố, các trạm thu phí BOT không ổn thì Bộ Giao
thông – Vận tải vẫn tụ thủ bàng quan.
Từ đầu năm tới nay,
phản ứng của dân chúng đối với các trạm thu phí BOT càng lúc càng quyết liệt.
Động tác duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thực hiện
là bắt những người tích cực nhất trong chuyện gây áp lực với các trạm thu phí
BOT để Bộ Giao thông – Vận tải phải làm gì đó coi cho được. Không phải tự nhiên
mà công chúng rủa ông Thể kịch liệt hơn khi Hà Văn Nam bị bắt, sáu người khác
bị khởi tố (4).
Hà Văn Nam, 38 tuổi là
một tài xế tham gia nhiều hoạt động phản đối các trạm thu phí BOT bị công chúng
xác định là “bẩn” vì thời gian được phép thu phí dài đến mức phi lý, vì được
phép đặt ở những vị trí vô lý để có thể buộc cả những phương tiện không sử dụng
công trình giao thông đã đầu tư theo hình thức BOT phải trả phí. Chỉ vì chống
các trạm thu phí BOT bẩn, Nam bị du đãng hăm dọa nhiều lần, thậm chí bị bắt
giữ, đánh đập.
Giống như nhiều người,
Chau Doan xem việc bắt Hà Văn Nam và khởi tố sáu người khác với cáo buộc “gây
rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT Phả Lại là một “cú đạp vào mặt
lương tri”. Sự trắng trợn ấy cho thấy đẳng sau các công trình giao thông được
đầu tư theo hình thức BOT là thế lực “bẩn” mà quyền lực “thật sự khủng khiếp”,
người Việt không nên thờ ơ nữa vì đó chính là dung dưỡng điều ác (5).
Trong bối cảnh dư luận
như cuồng phong, ở vị trí Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, ông Thể bị buộc phải
hành động. Không thể đụng đến BOT bẩn, ông Thể phải chứng tỏ, ít ra ông cũng có
thể lập lại trật tự trong giao thông vốn hỗn loạn chẳng kém. Tuy nhiên ý tưởng
buộc những người làm mất bằng lái xe phải thi lại không những không đem lại cho
ông điểm nào mà còn làm hình ảnh của ông trở thành thảm hại hơn.
Ý tưởng này không chỉ
chọc cho công chúng chửi, ý tưởng đó còn gây cho báo chí thuộc hệ thống truyền
thông chính thức và một số cá nhân từng là viên chức hữu trách trong hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền cảm thấy ngứa ngáy. Nếu công chúng rần rần huỵch
toẹt ông Thể “ngu quá, Thể” (6) thì hệ thống truyền thông chính thức – vốn
“kiềm chế” tốt hơn - chê “sai quá, Thể” (7).
Chẳng phải chỉ có ông
Trần Khắc Tâm, một cựu đại biểu Quốc hội than: Bó tay (8)! – mà còn nhiều viên
chức như ông Nguyễn Đình Quyền, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, ông Lê Hồng Sơn, cựu Cục trưởng Cục Kiểm tra
Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp, cho đó là lạm quyền, vô đạo (9), kém
cỏi trong tư duy, hoạch định chính sách (10)…
***
Ông Thể đang loay hoay
“giải độc dư luận”, song song với VTV (đài truyền hình quốc gia) giúp ông phân
bua (đề nghị buộc thi lại nếu mất bằng lái xe nhằm ngăn chặn những tài xế vi
phạm luật giao thông bị thu bằng lái có thể dễ dàng vô hiệu hóa hình thức chế
tài này), ông Thể cấp tốc ban hành công điện, yêu cầu hệ thống trực thuộc Bộ
Giao thông – Vận tải phải sớm đặt định những giải pháp liên quan tới đào tạo
lái xe hiệu quả hơn…
Liệu điều đó có giúp
mặt ông Thể sạch hơn không? Chắc chắn là không! Chẳng riêng ông Thể, hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam càng ngày càng nhiều viên chức hữu
trách thuộc đủ mọi cấp, ở đủ mọi ngành, kể cả những ngành mà bản chất vốn dĩ
gắn chặt với kiến thức, tư cách như giáo dục, y tế,… tự bôi rồi tự rửa nhưng
càng rửa, mặt mũi, uy tín càng lem luốc.
Luong Ngoc Huynh
khuyên, lãnh đạo các cấp cần phải nghĩ trước khi nói. Nếu dốt quá không dám
chắc mình nghĩ có đúng không thì nên tham khảo trợ lý, đừng “lên đồng” nữa mà
bị vạ miệng (11). Nguyễn Văn Tiến Hùng thì nhìn tình trạng thi nhau “lên đồng”
là quá trình “giải thiêng” các viên chức vì chức vụ, bộ mặt, tư duy, cái
miệng,… mỗi thứ đi một nẻo (12).
Có xứ nào như Việt
Nam, trong mắt công chúng, viên chức càng cao cấp thì uy tín, phẩm giá càng rẻ?
Chú thích
No comments:
Post a Comment