Thấy gì qua vụ ông Phúc đối thoại với nông dân
12/12/2019
·
·
Đọc các bài tường thuật về cuộc đối thoại lần thứ hai giữa Thủ tướng và chính phủ Việt Nam với nông dân (diễn ra hôm 10 tháng 12 tại Cần Thơ), người ta ắt phải tự hỏi: Dường như cả Thủ tướng lẫn chính phủ Việt Nam vừa không biết phải làm gì để hoạt động quản trị, điều hành thật sự hữu ích cho
nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vừa là những… cao thủ trong việc chuyển hóa cả trách nhiệm cá nhân lẫn trách nhiệm tập thể cho giới chỉ quen “chân lấm, tay bùn” (1)!
Lẽ nào Thủ tướng – nhân vật đứng đầu một chính phủ - không biết phải làm thế nào để tránh: Giá
thành sản phẩm cao trong khi đã hội nhập, sản phẩm nông nghiệp ngoại quốc đang ồ ạt tràn vào và sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không cạnh tranh được! Lẽ nào chính phủ không khảo sát, không tính toán – chuẩn bị gì trước khi ký kết hàng loạt hiệp định tự do thương mại để bây giờ quay sang vấn kế nông dân: Làm gì
để có sản phẩm tốt, giá thành hạ để bán cho
người tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu?..
Thủ tướng không chỉ vô duyên và vô dụng khi hỏi nông dân: Nhà nước, người dân phải làm gì? Lẽ ra Thủ tướng và các thành viên trong
nội các phải chủ động thông báo với nông dân, chứ không phải nêu ra các vấn nạn để nhờ 300 nông dân của các tỉnh, thành phố ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tính giúp: Làm sao
để nông dân vay được vốn. Các bộ hữu trách nên làm sao để giảm chi phí vận tải, chi phí
logistic, nghiên cứu – tạo ra giống mới để thích nghi
với biến đổi khí hậu…
Cứ như tường thuật của các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức về cuộc đối thoại vừa kể thì sau ba
giờ nghe
19 nông dân nêu ra 53 câu hỏi. Thủ tướng Việt Nam chỉ có thể “đánh
giá cao tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của nông dân” và
không thể trả lời câu hỏi nào. Động tác duy
nhất là “chính
phủ sẽ… tiếp thu, sẽ giao Văn phòng
Chính phủ cùng Hội Nông dân Việt Nam tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của nông dân để hình thành chủ trương, giao các bộ, ngành thực hiện”.
So cuộc đối thoại lần này với cuộc đối thoại lần thứ nhất diễn ra hồi tháng 4 năm ngoái ở Hải Dương (2), có thể thấy rất rõ là… không có gì mới! Nông dân vẫn tiếp tục than như bọng, cả Thủ tướng lẫn chính phủ tiếp tục “lắng nghe”, tiếp tục “tiếp thu” và hứa sẽ hỗ trợ. Sự khác biệt duy nhất giữa hai lần đối thoại là thay mặt chính phủ, Thủ tướng huỵch tọet: Nông dân Việt Nam phải tự nâng cao
học vấn, kiến thức về khoa học công nghệ, thị trường. Phải có tinh
thần tự lực, tự cường. Phải tự cứu mình, đừng chờ nhà nước cứu!
Dẫu trước nay, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng suy tính – tìm đủ mọi cách để bảo trợ một cách hợp pháp và phát triển nông nghiệp một cách hợp lý, hỗ trợ nông dân làm giàu, gắn bó với nông thôn thì tại Việt Nam, ngoài việc cảnh báo nông dân phải “tự cứu”, Thủ tướng Việt Nam còn đòi nông dân phải tìm cho
ra câu trả lời: “Làm gì
để cùng nhà
nước thực hiện câu nói của bác: Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”!
***
Nhân
danh… “bác”, Thủ tướng và các đồng chí đã ra rả về “chính sách tam
nông” (nông dân, nông thôn, nông nghiệp) vài thập niên. Thậm chí, vung
tiền “xây dựng nông thôn mới”. Từ 2010 đến 2015, hệ thống công quyền Việt Nam đã chi
850 tỉ cho chương trình “xây dựng nông thôn mới”, chưa kể theo một thống kê được công bố hồi cuối năm 2017,
có 53/63
tỉnh, thành phố đang nợ 15.277 tỉ đồng do “xây dựng nông thôn
mới” mà hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương chưa biết xoay tiền từ đâu ra để trả (3)!
16.000
tỉ đổ vào “xây dựng nông thôn mới” không những không làm “nông
dân giàu, nước ta thịnh” mà
còn tạo ra một hiện tượng mới: Nông dân trên khắp Việt Nam lũ lượt ly nông, ly
hương dắt díu nhau đi làm thuê khắp nơi, kể cả ở nước ngoài! Người ta ước đoán, có 20% cư dân các tỉnh phía Bắc miền Trung, 20% cư dân các tỉnh duyên hải miền Trung, 18,4% cư dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ xứ tha phương cầu thực. Có những khu vực như ĐBSCL, tỉ lệ tăng trưởng dân số hiện nay là
-0,13%!
Đáng
nói là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn quyết định chi thêm 193
ngàn tỉ nữa để tiếp tục “xây dựng nông thôn mới” trong
năm năm từ 2016 đến 2020 (4). Năm 2019 sắp hết, hơn hai tuần nữa là đến năm 2020 – thời điểm kết thúc kế hoạch năm năm “xây dựng nông thôn mới” lần thứ hai.
Nếu đem thực trạng của nông nghiệp, nông thôn, hiện tại cũng như tương lai của nông dân đặt bên cạnh chương trình “xây dựng nông thôn mới” và các dự án đủ loại liên quan đến nông nghiệp, ắt sẽ thấy Thủ tướng và các đồng chí chưa bao giờ vì nông dân, chẳng hề đoái hoài đến nông thôn và cũng không thèm bận tâm tới nông nghiệp. Thủ tướng quả là cao… cờ khi tổ chức “đối thoại với nông dân”, vừa cam kết “lắng nghe”, vừa hứa “tiếp thu” để chi hết trăm ngàn tỉ này tới trăm ngàn tỉ khác rổi bảo nông dân… “tự cứu”!
Chú thích
(3) http://www.thesaigontimes.vn/153485/Da-danh-hon-850000-ti-dong-cho-chuong-trinh-nong-thon-moi.html
No comments:
Post a Comment