Nhật Cảnh
Báo TC Bằng Hành Động
Biển Đông: Trung Quốc
nhận cảnh báo ngầm đáng sợ từ đối thủ không ngờ
13:30, 12/12/2019
Nhật
Bản vừa phát đi một thông điệp cảnh báo ngầm nhưng không kém phần sắc lạnh
ở Biển Đông với Trung Quốc khi nước này sẵn sàng triển khai một chiến hạm đến
khu vực Biển Đông đang nóng bỏng vì những cuộc tranh chấp và đối đầu.
Chiến hạm Izumo lớn nhất của
Nhật Bản
Tokyo
vừa tiết lộ kế hoạch phái một tàu chiến của nước này đi thực hiện một
chuyến đi kéo dài 3 tháng xuyên qua các vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông.
Các nguồn tin cho rằng, hoạt động phô trường sức mạnh mới nhất của Nhật Bản
diễn ra vào thời điểm khi Bắc Kinh đang tìm cách đẩy mạnh các nỗ lực tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đông - nơi 7 quốc gia khác cũng có chủ quyền.
Sự
hiện diện quân sự ngày càng được đẩy mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra
mối quan ngại sâu sắc không chỉ đối với các nước có tranh chấp trực tiếp
mà với cả các nước trong khu vực Châu Á và các nước phương Tây.
Mỹ
đặc biệt bất mãn trước việc Trung Quốc tìm cách giới hạn hoạt động của các nước
khác ở Biển Đông – một tuyến đường biển giao thương quan trọng – nơi có đến
3,37 nghìn tỉ USD giao dịch thương mại đi qua. Mỹ không muốn chứng kiến tuyến
đường biển cực kỳ quan trọng này của thế giới rơi vào tay của Trung Quốc.
Trong
thời gian qua, Mỹ liên tục phái các tàu chiến và chiến đấu cơ đến Biển Đông để
thực hiện chiến dịch tự do hàng hải và thách thức đòi hỏi chủ quyền tham lam và
phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đến
lượt Nhật Bản, nước này cũng đang có kế hoạch phái tàu sân bay trực thăng Izumi
đến Biển Đông. Chiếc tàu chiến vừa được đưa vào biên chế cách đây 2 năm của
Nhật sẽ có các chặng dừng chân ở Singapore, Indonesia, Philippines và Sri
Lanka. Sau đó, chiến hạm của Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào cuộc tập trận
hải quân ba bên Malabar cùng với các tàu chiến của Mỹ và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương
vào tháng Bảy tới. Tàu Izumi sẽ rời Nhật Bản vào tháng Năm và quay trở về nước
vào tháng 8 năm 2020.
Các
nguồn tin cho rằng, đây sẽ là màn phô trương sức mạnh hải quân lớn nhất của
Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Một
nguồn tin từ Tokyo tiết lộ với tờ Stock Daily Dish rằng: “Mục đích là để thử
thách năng lực của chiến hạm Izumi bằng cách phái con tàu đi thực hiện một
nhiệm vụ mở rộng. Chiến hạm của Nhật sẽ cùng huấn luyện với Hải quân Mỹ ở Biển
Đông”.
Lực
lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản từ chối bình luận về các thông tin trên.
Nhật
Bản không có tranh chấp ở Biển Đông nhưng bản thân nước này có tranh chấp với
Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Nhật
Bản được cho là muốn mời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên thăm chiến
hạm Izumi của họ.
Động
thái trên diễn ra trong bối cảnh Manila đang dần rời xa Trung Quốc và quay lại
theo đuổi liên minh với Mỹ. Khi được đề nghị bình luận về chuyến thăm của tàu
chiến Nhật Bản trong cuộc họp báo gần đây, ông Duterte cho biết: “Tôi đã mời
tất cả họ. Đó là vùng biển quốc tế. Biển Đông không phải là lãnh thổ của chúng
tôi nhưng có một phần quyền lợi của chúng tôi ở đó”.
Việc
Nhật Bản có kế hoạch phái chiến hạm tối tân của mình đến Biển Đông chắc chắn sẽ
khiến Bắc Kinh tức giận và lo ngại.
Biển
Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các
tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng
một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế,
Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung
Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng hàng
loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép đồng thời cấp tập quân sự hóa
Biển Đông. Thực tế này đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực
nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung.
Nhật
Bản không có tranh chấp ở Biển Đông nhưng như nhiều nước khác, Tokyo không thể
chấp nhận tham vọng đòi độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên
này của Bắc Kinh. Hơn nữa, Nhật Bản cũng không tránh khỏi cảm giác lo ngại
trước một Trung Quốc nổi lên ngày càng quyết liệt và hiếu chiến, đặc biệt trong
các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Bản thân Nhật Bản cũng đang có tranh
chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Kiệt Linh
No comments:
Post a Comment