Chiến Dịch Chống “Thế Lực Thù Địch” của TC
TQ tung chiến dịch
'chống lại các thế lực nước ngoài' can thiệp Hong Hong
·
7 giờ trước
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch quan
hệ công chúng quyết liệt để chống lại sự chỉ trích quốc tế ngày càng gay gắt về
cách họ giải quyết cuộc khủng hoảng Hong Kong hiện đã bước sang tháng thứ bảy.
SCMP cho
hay rằng các chuyên gia ngoại giao và chính trị tin rằng việc các đặc phái viên
Trung Quốc tăng cường hoạt động cho thấy ưu tiên hàng đầu của họ là ngăn chặn
việc quốc tế hóa sâu rộng những gì mà Bắc Kinh tin là công việc nội bộ của
mình, sau khi Washington thông qua luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.
Dù đã bị bầm dập bởi cuộc chiến thương mại kéo dài, mối quan hệ
Mỹ Trung lại thêm xấu đi khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thành luật Đạo luật
Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, vốn được các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ gần như
tuyệt đối.
Đáng ngại hơn cho Bắc Kinh là người biểu tình Hong Kong đang
thực hiện chiến dịch kêu gọi các nước khác làm theo Mỹ, ký các dự luật tương tự
ủng hộ cho Hong Kong.
Đáp lại, các đại sứ ở châu Âu - nơi có sự thay đổi lớn trong
quan hệ với Trung Quốc, và các quốc gia dọc theo đường đứt gãy địa chính trị Mỹ
- Trung, đang lên tiếng như chưa từng có trước đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người tiền nhiệm,
ủy viên Bộ Chính trị Dương Thiết Trì đã dẫn đầu trong việc tấn công cái mà Bắc
Kinh coi là sự can thiệp của nước ngoài, khi Úc, Canada và Châu Âu tham gia
cùng Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hong Kong.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh, bận rộn hơn bao
giờ hết kể từ khi biểu tình bùng nổ ở Hong Kong.
Bênh cạnh việc phát biểu, viết bài bình luận cho các tờ báo khắp
thế giới, ông Lưu còn chủ trì ba cuộc họp báo về Hong Kong tại Anh, thu hút rất
nhiều phóng viên Anh, Mỹ và Trung Quốc, theo website của Đại sứ quán Trung Quốc
tại Anh.
Thông điệp của ông Lưu rất rõ ràng và nhất quán, đó là không
ngừng ủng hộ chính phủ, lực lượng cảnh sát; lên án sự can thiệp của nước ngoài
và bạo lực do người biểu tình gây ra.
Các đặc phái viên Trung Quốc tại châu Âu khác, như Ý, Pháp, Tây
Ban Nha, Ba Lan, Phần Lan và Hà Lan, cũng đã lên tiếng, đôi khi nhiều lần về
vấn đề này.
Các đại sứ khác ở Canada và Singapore, Trung Đông, Châu Phi và
Châu Mỹ Latinh đã đưa ra tuyên bố với truyền thông địa phương quan điểm chính
thức của Bắc Kinh về các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Bộ Ngoại giao và các nhà ngoại giao của Trung Quốc trong những
tháng gần đây đã hoạt động tích cực trên trên Twitter, vốn bị chặn ở Trung Quốc
đại lục. Các đặc phái viên Trung Quốc ở Mỹ, Anh, Iran, Ả Rập Saudi, Nam Phi và
Áo năm nay bắt đầu viết Twitter.
Đặc phái viên Trung Quốc ở Úc mới viết bài cảnh báo Úc
"nghĩ kỹ" trước khi bình luận về bất ổn ở Hong Kong.
Đại sứ Trung Quốc tại Czech thì vừa mắng truyền thông và các
chính trị gia nước ngoài là "đạo đức giả".
David Zweig, giáo sư danh dự tại Đại học Khoa học và Công nghệ
Hong Kong, cho biết sự tham gia của các đại sứ cho thấy "điều này đã trở
thành một vấn đề về chính sách đối ngoại, và không chỉ là vấn đề nội bộ".
No comments:
Post a Comment