Trích: “Vì vậy, nếu Việt Nam bắt đầu dân
chủ hóa, thì chính sách đối ngoại sẽ trở nên đơn giản hơn: Hà Nội sẽ không phải
lo lắng về việc Mỹ muốn đổi chế độ; sẽ không phải lo lắng về việc xúc phạm người
anh em xã hội chủ nghĩa ở Bắc Kinh; và sẽ không còn phải lo lắng là những người
bất đồng chính kiến muốn nổi loạn và lật đổ toàn bộ hệ thống nhà nước.”
Ngưng trích.
David
Hutt:
CSVN Sẽ Mất Nước hay Mất Đảng?
David Hutt: 'Việt Nam
sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc'
Tina Hà GiangBBC News Tiếng Việt
·
8 giờ trước
Trước tình trạng cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo
thang, Hà Nội ngày càng khó giữ được sự cân bằng trong liên hệ ngoại giao với
hai cường quốc đối thủ, tác giả David Hutt bình luận.
David Hutt, nhà báo làm việc tại
Á châu, chuyên viết trong mục 'Đông Nam Á' của The Diplomat, đưa ra nhận định
này trong bài ''Cạnh tranh giữa Mỹ và TQ
khiến Việt Nam khó xoay sở''.
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 10/12, David Hutt
giải thích rằng Hà Nội thật ra không có lựa chọn nào hơn là giải pháp ngoại
giao - có vẻ không hữu hiệu, trước một Trung Quốc ngày càng trở nên táo bạo và
không có lý do gì phải nhượng bộ.
Tình trạng được David Hutt gọi là tiến thoái lưỡng nan này xảy
ra là vì, theo ông, bận tâm lớn nhất của Hà Nội là không muốn mất chế độ cộng
sản, vì thế mọi quyết định liên quan đến chính sách ngoại giao đều bị nỗi ám
ảnh sợ mất đảng chi phối.
Thế nhưng ông cũng cho rằng Việt Nam cũng không muốn mất nước
(khẳng định chủ quyền trên vùng Biển Đông), vì nếu để mất nước thì ''tính chính
danh của nhà nước Việt Nam sẽ bị đe dọa.''
Giữa thế tiến thoái lưỡng nan này, David Hutt kết luận rằng Hà
Nội sẽ mất đảng nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc.
David Hutt: Vấn đề
của Hà Nội là, khi Trung Quốc trở nên táo bạo hơn, Hà Nội mất đi nhiều lựa
chọn. Hiện tại, những gì Việt Nam có chỉ là ngoại giao. Hà Nội cố gắng đàm phán
trực tiếp với Bắc Kinh, điều này đôi khi có kết quả, nhưng biện pháp ngoại giao
đòi hỏi Bắc Kinh phải tử tế.
Trung Quốc giờ đã xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, nên các tàu
của họ không cần phải quay trở lại đất liền để lấy thêm nguyên liệu, vì vậy họ
có thể quấy rối tàu biển Việt Nam thường xuyên hơn và lâu hơn.
Ngoài ra, nếu Bắc Kinh thuyết phục được ASEAN ký kết bộ Quy tắc
Ứng xử trên Biển Đông với các điều khoản Bắc Kinh muốn, thì chẳng lâu sau đó Hà
Nội có thể sẽ buộc phải ngừng khoan dầu với các đối tác nước ngoài - hiện đang
là các công ty Mỹ và Nga, cũng như tham gia hợp tác quân sự với Mỹ. Vì vậy, Hà
Nội sớm có thể mất đi phòng thủ chính của mình.
Hà Nội còn có những lựa chọn nào khác? Việt Nam không thể đụng
độ quân sự vì quân đội của họ yếu hơn hẳn so với Trung Quốc, và tại thời điểm
này, nếu có chiến tranh, Hà Nội không tin là Mỹ sẽ đến hỗ trợ. Điều tôi muốn
nói là Hà Nội cần nghĩ ra những ý tưởng mới và không thể phụ thuộc vào mong
muốn rằng tình huống nguyên trạng sẽ kéo dài.
Ví dụ, ông Trọng hoặc ông Phúc có thể đến Washington, nâng cao
quan hệ đối tác của họ thành một đối tác chiến lược, và thậm chí đưa ra ý tưởng
về một liên minh hiệp ước - để nếu có cuộc tấn công vào Việt Nam thì Hoa Kỳ sẽ
phải đáp trả.
Điều này sẽ thay đổi chính sách đối ngoại được quyết định vào
thập niên 1990 của Việt Nam. Mọi thứ bây giờ rất khác xưa và Hà Nội cần phải
bắt đầu có những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ nếu muốn làm chủ được tình
hình. Thật thế, Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ không chủ động thích ứng được
với các sự kiện chung quanh.
Hà Nội đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, vấn đề là
hình như họ không có vẻ như muốn ra khỏi vị trí đó, nơi họ ngày càng bị đẩy sâu
vào hơn.
BBC:Bài viết của ông trích dẫn câu
châm ngôn ''chơi với Mỹ mất chế độ, chơi với Trung Quốc mất nước''. Theo ông
thì nếu bắt buộc phải chọn, Hà Nội sẵn lòng bỏ chủ nghĩa cộng sản hơn hay sẵn
lòng bỏ lãnh thổ hơn?
David Hutt: Ồ, họ không
muốn bỏ cái nào. Tôi đoán là Đảng Cộng sản có lẽ muốn tự cứu mình nhiều hơn.
Nhưng bây giờ đảng và nước gắn liền với nhau. Tôi nghĩ rằng, ngoài tăng trưởng
kinh tế, bảo vệ lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông giờ đây là điều duy nhất mang lại
đến cho đảng chút tính hợp pháp. Từ bỏ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông là điều
tôi cho là có thể khiến đảng Cộng sản Việt Nam bị sụp đổ.
BBC: Ông nhận định rằng nguy cơ dẫn
đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam sẽ cao hơn nếu Hà Nội liên kết
với TQ thay vì nghiêng hẳn về phía Mỹ. Xin giải thích tại sao.
David Hutt: Đúng!
Việt Nam sẽ có thể mất đảng nhanh hơn nếu liên kết với Trung Quốc.
Trước hết, theo tôi, chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Việt
Nam hiện nay mãnh liệt đến mức nó thực sự đe dọa Đảng Cộng sản. Nguyễn Tấn Dũng
quản lý tinh thần bài Trung khá tốt khi ông còn là Thủ tướng, như trong các sự
kiện năm 2012. Nhưng kể từ năm 2016, nhiều người dân Việt Nam bây giờ cho rằng
thấy nhiều lãnh đạo của Đảng hiện nay, đặc biệt là những người như Nguyễn Phú
Trọng, là tay sai của Bắc Kinh.
Hãy nhìn vào các cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu năm ngoái
hoặc các cuộc biểu tình chống Formosa năm 2016; đó là những sự kiện khiến công
chúng Việt Nam thực sự tức giận và đang dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt trong
đảng. Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn liên kết với Bắc Kinh, trong trường
hợp đó sẽ phải từ bỏ chủ quyền của mình ở Biển Đông, tôi nghiêm túc nghĩ rằng
điều đó sẽ dẫn đến sự tức giận công khai đến mức Đảng Cộng sản bị đe dọa.
Thứ hai, chính phủ Hoa Kỳ không có mục đích thay đổi chế độ, tạo
''diễn biến hòa bình'' hay sự ''tự chuyển hóa'' ở Việt Nam. Họ muốn từ Hà Nội
một chính phủ thân thiện, phản đối sự bành trướng của Trung Quốc, điều mà Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện đang làm. Các dân biểu Mỹ nói đúng, chính quyền Hoa Kỳ
đã vuốt ve Việt Nam. Hãy nhìn cách họ nhân nhượng với Việt Nam, chẳng hạn như
khi Obama rút lệnh cấm bán vũ khí mà không bắt Hà Nội phải có bất kỳ tiến bộ
nhân quyền lớn nào.
So sánh điều này với cách Mỹ đối phó với Campuchia hoặc Thái
Lan. Tập đoàn Podesta, với mối liên hệ chặt chẽ với Đảng Dân chủ và Trump, đã
vận động chính phủ Việt Nam trong nhiều năm và giết chết các dự luật đòi hỏi VN
phải có nhiều tiến bộ về nhân quyền của Hoa Kỳ. John Kerry cũng bị cáo buộc đã
làm việc chăm chỉ trong vai trò Bộ trưởng Ngoại giao để ngăn chặn bất kỳ dự
luật nào như vậy đi qua Quốc hội.
Nhưng nếu Việt Nam không còn tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở
Biển Đông và không còn đưa ra một thái độ chống Trung Quốc trong ASEAN, thì Mỹ
không có lý do gì để nâng niu Việt Nam. Nếu Hà Nội gắn kết chặt chẽ hơn với Bắc
Kinh, thì Mỹ sẽ tìm cách thay đổi chế độ ở Hà Nội. Và nếu Hà Nội liên kết chặt
chẽ hơn với Bắc Kinh, người dân Việt Nam sẽ phản đối với con số lớn chưa hề
thấy trong nhiều thập niên. Theo tôi, Đảng Cộng sản có nhiều thứ để mất trong
nước và quốc tế nếu nó nghiêng hẳn về với Bắc Kinh hơn với Washington.
BBC:Gỉa sử nhận định vừa rồi là
đúng, ông có nghĩ rằng Hà Nội cũng nhận ra điều đó và vì thế không muốn hoàn
toàn liên kết với Trung Quốc, hay là họ có những lý do khác để không muốn làm
như vậy?
David Hutt: Tôi nghĩ
rằng Đảng Cộng sản, trước hết, không thích thay đổi. Nó muốn mọi thứ, trong
nước và quốc tế, được giữ nguyên trạng như hiện tại. Xét cho cùng, nền kinh tế
Việt Nam đang phát triển, Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao hơn - ví dụ,
có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - và Đảng Cộng sản vẫn nắm quyền.
Vì vậy, với các nhà lãnh đạo đảng mọi thứ bây giờ khá tốt. Nhưng
mọi thứ cũng đang thay đổi và tôi không nghĩ rằng Đảng Cộng sản, về bản chất,
giỏi thích nghi với thay đổi. Về mặt tư tưởng, họ muốn gần gũi với Bắc Kinh,
với tư cách là anh em xã hội chủ nghĩa, và chắc chắn họ nghi ngờ ý đồ của Hoa
Kỳ - mặc dù, như tôi đã nói trước đây, nỗi sợ về sự tiến hóa hòa bình của Hà
Nội thực sự không phù hợp với thực tế.
Tôi không thấy có các phe thân Mỹ hoặc thân Trung Quốc trong
đảng - Tôi nghĩ rằng nhận định này từ đâu đó là điều đã bị cường điệu hóa.
Nhưng hiện Hà Nội đang đứng trước một tình huống rất khó khăn phải giải quyết.
Nếu không làm gì và hy vọng rằng mọi việc sẽ còn ở nguyên trạng,
Hà Nội có nguy cơ không thể chủ động thích ứng được với các sự kiện. Nhưng nếu
liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ, Việt Nam có nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc và
các vấn đề kinh tế. Mặt khác, nếu nó liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc, họ sẽ
mất quyền khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và có nguy cơ khiến Washington ngày
càng tức giận và có biện pháp trừng phạt.
Vì vậy, như tôi đã viết trong bài, Hà Nội phải chọn một con
đường ít xấu nhất, và đó là một quyết định thực sự khó khăn. Tôi chỉ muốn nói
đây là một quyết định mà Hà Nội sẽ phải đưa ra vào một lúc nào đó.
BBC: Điều gì cần xảy ra để giúp Hà
Nội thoát khỏi tình huống khó xoay sở này? Và nếu được hỏi, ông
khuyên chính phủ Việt Nam nên làm gì?
David Hutt: Tự hào về điều
mình là người ủng hộ phong trào dân chủ hóa Việt Nam, và những người dũng cảm
đấu tranh cho quyền tự trị của chính họ - như Phạm Chí Dũng vừa bị bắt tháng
trước - tôi sẽ khuyên Đảng Cộng sản cải cách hệ thống chính trị, cho các đảng
độc lập được phép hoạt động và cho người dân Việt Nam có được bầu cử dân chủ
thực sự. Tôi nói điều này với tất cả sự chân thành và cẩn trọng.
Vấn đề đối với Hà Nội ngay bây giờ là chính sách đối ngoại chỉ
đứng hàng thứ yếu so với sự tồn tại của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản nghĩ về vị
trí của chính mình trước, rồi mới nghĩ đến chính sách đối ngoại.
Vì vậy, nếu Việt Nam bắt đầu dân chủ hóa, thì chính sách đối
ngoại sẽ trở nên đơn giản hơn: Hà Nội sẽ không phải lo lắng về việc Mỹ muốn đổi
chế độ; sẽ không phải lo lắng về việc xúc phạm người anh em xã hội chủ nghĩa ở
Bắc Kinh; và sẽ không còn phải lo lắng là những người bất đồng chính kiến muốn
nổi loạn và lật đổ toàn bộ hệ thống nhà nước.
Tâm trạng luôn lo lắng về sự sống còn của đảng CSVN là nguyên
nhân tạo ra tình cảnh tiến thoái lưỡng nan này. Lịch sử dạy chúng ta rằng chính
sách đối ngoại của các chế độ và nhà nước độc tài hiếm khi tốt về lâu dài, bởi
vì họ luôn thận trọng quá mức về những gì xảy ra trong nước.
Trong một nền dân chủ, nếu một chính sách đối ngoại thất bại,
thì sau cuộc bầu cử, chính phủ mới bước vào sẽ tìm cách giải quyết tình hình -
và nhà nước vẫn tương đối ổn định. Chỉ cần nhìn vào các sự kiện ở Mỹ sau khi Mỹ
bị thua trận trong cuộc chiến Việt Nam, đã không có bất kỳ vấn đề chính trị hay
cuộc cách mạng lớn nào. Nhưng ở một quốc gia độc tài như Việt Nam, một chính
sách đối ngoại thất bại có thể sẽ gây ra một cuộc cách mạng có nguy cơ tàn phá
hủy toàn bộ nhà nước. Nguy cơ này khiến chính phủ thận trọng hơn, bảo thủ hơn
và luôn tự phải lo lắng về sự sống còn hơn.
No comments:
Post a Comment