Tử thần trong
những chiếc “bánh gia súc”
21:08 10/09/2019
Trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, để trả đũa những trận ném bom hủy diệt của Đức Quốc xã xuống London, Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill đã yêu cầu các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn gây bệnh than (Anthrax) làm vũ khí sinh học để phá hủy tiềm lực quân sự Đức Quốc xã…
BÁNH GIA SÚC
Giữa tháng 8-1940, khi những trận oanh tạc của Không quân Đức Quốc xã xuống London ngày càng khốc liệt, theo lệnh của Thủ tướng Winston Churchill, một đơn vị bí mật được thành lập với tên gọi: “Phòng sinh học Porton” do Tiến sĩ Paul Fildes cầm đầu, cơ sở đặt tại căn cứ Porton Down.
Nhiệm vụ của phòng này là nuôi cấy, phát triển vi khuẩn gây bệnh than (Anthrax) và độc tố Botunilum để chế tạo vũ khí sinh học nhằm cắt đứt nguồn thịt gia súc cung cấp cho quân đội Quốc xã.
Kết quả là sau nhiều tháng nghiên cứu từ nguyên liệu gồm 50 tấn đậu nành, sau khi ép lấy một phần dầu, bã đậu nành được một nhà máy sản xuất xà phòng ở London cắt ra thành 5 triệu miếng nhỏ, mỗi cạnh dài 2,5cm và được ngụy trang bằng cách nhuộm màu xanh xám để khi thả xuống, nó lẫn với đất đai, cây cỏ. Tiến sĩ Paul Fildes
cho ra đời những chiếc bánh với tên gọi “bánh gia súc” có chứa mầm bệnh than.
Tháng 2-1944, 5 triệu “bánh gia súc” được “Phòng sinh học Porton” đóng gói, chờ đến lúc tung vào cuộc chiến. Theo kế hoạch, 80 máy bay ném bom Lancaster của Không quân Hoàng gia Anh, mỗi chiếc mang 40.000 “bánh gia súc”, chia làm 4 phi đội sẽ lần lượt thả xuống miền Bắc nước Đức gồm 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 phút. Như vậy, chỉ chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, khoảng 6 triệu hecta đồng cỏ sẽ có 3.200.000 “bánh gia súc”.
1.800.000 miếng bánh còn lại sẽ tiếp tục được thả sau khi đã có kết quả từ đợt thả đầu tiên. Các thực nghiệm của “Phòng sinh học Porton” cho thấy khi rơi từ độ cao 2km xuống đất, phần lớn “bánh gia súc” bị vỡ nên độ tản mát của nó rất lớn.
Vì vậy hầu hết những cánh đồng miền Bắc nước Đức - là vùng chăn nuôi trọng điểm - đều có bào tử bệnh than. Trong một báo cáo gửi Bộ Quốc phòng Anh, Paul
Fildes viết: “Kết quả thử nghiệm trên đảo Gruinard cho thấy khi ăn phải bánh gia súc, heo, bò, dê, cừu, ngựa… đều chết trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày. Khi thấy gia súc bắt đầu có dấu hiệu nhiễm bệnh, người Đức sẽ giết chúng để lấy thịt và như vậy, những ai ăn thịt cũng đều chết. Và bởi vì bào tử có thể tồn tại vài chục năm trong môi trường tự nhiên nên những khu vực nhiễm bào tử bệnh than không còn ai sinh sống được …”.
Thời điểm này, sân bay dã chiến MoD Boscombe Down ở phía tây bắc làng Porton được nâng cấp làm nơi cất, hạ cánh cho phi đội Lancaster. Tất cả các phi công không ai biết cụ thể về công việc mà họ sắp phải làm. Họ chỉ được thông báo rằng: “Đây là một phi vụ thả hàng tâm lý chiến nhằm gây hoang mang
trong hàng ngũ quân Đức…”.
Căn cứ Porton Down
Nằm về phía tây bắc làng Porton, hạt Wiltshire, Anh quốc, Porton Down là một căn cứ quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Anh. Tọa lạc trên diện tích 7.000 hecta,
Porton Down chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3-1916 - 2 năm sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.
Thoạt đầu nó mang tên “Trạm thực nghiệm chiến tranh”, sau đổi thành “Trạm thí nghiệm kỹ thuật Hoàng gia”. Nhiệm vụ của nó lúc ấy là nghiên cứu và phát triển những loại vũ khí sinh học nhằm đáp trả quân Đức vì năm 1915, Đức đã nhiều lần sử dụng đạn pháo có chứa khí mù tạt bắn vào phòng tuyến của quân Anh khiến gần 1.600 lính Anh thiệt mạng.
Tháng 5-1917, các phương tiện máy móc ở Porton Down đã được lắp đặt hoàn chỉnh. Với 50 nhà khoa học cùng 1.100 sĩ quan, binh lính, nó tiến hành sản xuất khí clo, khí mù tạt và phosgene. Bên ngoài hàng rào căn cứ đều được cắm những tấm bảng với dòng chữ: “Khu vực nguy hiểm. Cấm lại gần”. Theo ước tính, đến giữa năm 1918, đã có khoảng 4 triệu viên đạn pháo lẫn đạn súng cối chứa khí clo, khí mù tạt và phosgene được Porton Down giao cho quân đội, 1/3 trong số này đã được sử dụng.
Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc, và mặc dù các quốc gia liên quan đã thành lập một ủy ban nhằm hạn chế rồi đi đến chấm dứt việc sử dụng vũ khí sinh học trong các cuộc giao tranh tương lai nhưng cuối cùng, không một thỏa thuận nào đạt được. Vì thế, năm 1920, Nội các Anh quốc đồng ý cho tiếp tục những hoạt động nghiên cứu của căn cứ Porton Down.
Năm 1929, các cơ sở trong căn cứ Porton Down lại được đổi tên thành “Trạm thí nghiệm chiến tranh hóa học” và “Trạm thực nghiệm hóa học quốc phòng”. Một năm sau đó, nước Anh ký Nghị định thư Geneva, nội dung “chỉ sử dụng vũ khí sinh học để trả đũa trong trường hợp bị đối phương tấn công trước bằng vũ khí sinh học”.
Tuy nhiên, đến năm 1938, cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và viễn cảnh về sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đã cận kề, nhất là với kinh nghiệm xương máu từ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, nội các Anh quốc ra nghị quyết cho phép quân đội được quyền tấn công phủ đầu bằng vũ khí sinh học, đồng thời cũng cho phép căn cứ Porton Down tiến hành nghiên cứu và sản xuất các chất sinh học mới.
Bệnh than và độc tố Botulinum
Bệnh than - hay còn gọi là bệnh nhiệt thán, được nhà vi trùng học Robert Koch phát hiện từ năm 1876, do một loại vi khuẩn có tên Bacillus
Anthracis gây ra. Trong điều kiện môi trường bất lợi, vi khuẩn này sẽ sản sinh nha bào và nha bào bệnh than có thể tồn tại hàng chục năm.
Thậm chí khi đun sôi ở nhiệt độ 100oC thì phải mất 15 phút nha bào mới chết. Nguồn lây truyền vi khuẩn bệnh than chủ yếu qua đường tiêu hóa, hô hấp và qua các vết thương hở trên da.
Khi gia súc ăn phải bào tử bệnh than thì thịt của nó sẽ làm lây bệnh cho bất cả người nào ăn vào. Lúc ấy nạn nhân sốt cao 41-42°C, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, ho khan, ù tai, bụng trướng to, tiêu chảy, suy kiệt rồi chết. Nếu nhiễm bệnh qua vết thương hở ngoài da thì vùng bị nhiễm sưng đỏ, ngứa.
Vài ngày sau đó, vết thương chuyển sang màu đỏ sẫm, nạn nhân đau đớn và rất ngứa, xung quanh vết thương sưng phồng, loét sâu, đáy loét có màu tím. Tỉ lệ tử vong thường là 65% còn nếu nạn nhân hít phải bào tử bệnh than thì tỉ lệ tử vong là 95%.
Với độc tố Botunilum, đây là loại chất độc thần kinh mạnh nhất mà con người từng biết đến. Nó sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium Botulinum. Chỉ cần cho nó vào thức ăn với liều lượng 1,3 phần nghìn gram cũng đủ để gây tử vong cho một người khỏe mạnh.
Theo các nhà nghiên cứu, 1 gram Botunilum có thể giết chết 1 triệu người. Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất là đến nay y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào kháng lại nó. Và cũng như vi khẩn gây bệnh than, Clostridium Botulinum có khả năng sinh ra nha
bào và nha bào Clostridium Botulinum có thể chịu đựng ở nhiệt độ 1.200oC trong 4 phút.
Khi tử thần quay lưng
Ngày 22-6-1941, Đức Quốc xã tấn công Liên Xô. Chiến dịch ném bom Anh quốc giảm về cường độ bởi lẽ Không quân Đức bị kéo vào một cuộc chiến mới. Vì thế, đến cuối năm 1944, 5 triệu chiếc “bánh gia súc” vẫn nằm im trong kho, chờ lệnh của Thủ tướng Winston Churchill.
Cũng cuối năm 1944, sau khi
thảm bại trên đất Xôviết, Hitler ra lệnh tái oanh tạc hủy diệt London bằng bom bay V2. Theo các sử gia, việc oanh tạc này chỉ nhằm đánh giá tính năng của loại vũ khí mới cũng như để trả thù vì quân đội Đức Quốc xã hoàn toàn không còn khả năng tiến vào nước Anh.
Một lần nữa, chiến dịch “bánh gia súc” lại được đặt ra. Tuy nhiên, cuộc đổ bộ lên bờ biển Normandy của quân Đồng minh đã là dấu chấm hết cho chủ nghĩa phát xít. Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, 5 triệu chiếc “bánh gia súc” vẫn nằm nguyên trong kho ở Porton Down và được tiêu hủy bằng cách đốt cháy.
Lúc tiến vào nước Đức, người Anh kinh ngạc khi khám phá ra những kho vũ khí sinh học của Đức Quốc xã, bao gồm chất độc thần kinh Phosphogen, Nitrogen
Mustard và cả khí Sarin. Hóa ra về mặt vũ khí sinh học, người Đức đã đi trước người Anh một bước rất dài.
Cũng kể từ đó, đảo Gruinard – nơi thử nghiệm bệnh than trở thành khu vực cấm. Đến năm 1980, Chính phủ Anh quyết định không chờ cho các bào tử bệnh than tự hủy một cách tự nhiên mà ra lệnh bóc đi hằng trăm tấn đất trên bề mặt có bào tử bệnh than rồi bơm 280 tấn Formaldehyde
vào các nguồn nước để tiêu diệt bào tử còn sót lại.
Sau đó, họ thả cừu lên đảo và khi thấy không có con cừu nào chết vì nhiễm Bacillus Anthracis, cũng như trên mặt đất không còn dấu vết của bào tử bệnh than thì năm 1990, cảnh báo nguy hiểm mới được dỡ bỏ.
Chiến tranh kết thúc, nhưng không vì thế mà căn cứ Porton Down đóng cửa. Từ năm 1945 đến năm 1989, Phòng sinh học Porton đã cho 3.400 con
lợn Guinea tiếp xúc với chất độc thần kinh Sarin để đánh giá thời điểm chết.
Chưa hết, 56 người đàn ông tình nguyện thí nghiệm được đưa vào buồng kín rồi được cho tiếp xúc với khí Sarin nồng độ thấp. Các nhà khoa học ghi nhận rằng sau 20 phút, tất cả đều có dấu hiệu ngạt thở, suy hô hấp, tầm nhìn thu hẹp. Những hiện tượng này kéo dài suốt 5 ngày.
Tuy nhiên, một trong những thử nghiệm gây nhiều tranh cãi nhất xảy ra sau cái chết của Maddison. Ông là 1 trong 396 người tham gia vào một chương trình nghiên cứu nhằm mục đích xác định liều lượng khí Sarin gây tổn thương và tử vong khi nhiễm vào da. Cái chết của Maddison đã khiến một quan chức cao cấp ở Quốc hội Anh gọi Phòng sinh học Porton là “cơ sở của tội ác”.
Cho đến nay, căn cứ Porton Down vẫn hoạt động bình thường. Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh, kết quả của những cuộc thử nghiệm đã cho phép Porton Down
phát triển một số hệ thống phòng thủ tinh vi nhất trên thế giới nhằm bảo vệ nước Anh khỏi các cuộc tấn công sinh học, và “những người tình nguyện thử nghiệm đã có một đóng góp quan trọng đối với sự bảo vệ này…”.
Porton Down in
WW2
No comments:
Post a Comment