Hệ thống giáo dục và những quan chức "ngáo đá" - Kỳ I
Nhân
tuyển sinh 2015: Hệ thống giáo dục và những quan chức "ngáo đá" - Kỳ
I
Jb
Nguyễn Hữu Vinh
Những ngày qua, trên các diễn đàn thông tin mạng Internet sôi
sục một làn sóng chê trách, thắc mắc và kêu ca ngành giáo dục, nhất là ông Bộ
trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận. Thậm chí một trang mạng yêu cầu ông Bộ trưởng
này từ chức đã được khởi xướng. Mấy chục năm nay, có lẽ bây giờ người dân mới
có cơ hội để biểu thị thái độ của mình về nền giáo dục Việt Nam cũng như quan
chức của hệ thống hiện nay một cách mạnh mẽ như vậy.
Cải cách giáo dục - cuộc
thí nghiệm không dứt
Có lẽ kỳ thi tuyển sinh
Tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh vào Đại học năm nay là kỳ thi lạ nhất sau 45 năm,
kể từ khi các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học được mở lại ở miền Bắc Việt Nam và
sau đó là cả nước. Kỳ thi này nằm trong công cuộc "Cải cách giáo dục"
mới.
Mà cái gọi là "cải
cách giáo dục" ở Việt Nam xưa nay vẫn tiến hành triền miên và liên tục.
Thế nhưng, sau mỗi đợt cải cách nền giáo dục lại được kéo lùi thêm một đoạn.
Cải cách xong lại quay đầu trở lại. Điển hình là từ những ngày đầu tiên cải cách
chữ viết, nền giáo dục đã đào tạo được một số thế hệ viết chữ, từ chữ gốc
Latinh, chuyển sang kiểu "chữ viết tượng hình". Thế rồi vài ba thế hệ
qua đi, thì lại trở lại vị trí ban đầu. Kế theo đó là phát âm, là chương
trình... đủ cả.
Chương trình của học sinh
thì ngày càng nặng, học đủ thứ. Cái cặp sách của học sinh lớp 1 mang gù cả lưng
vẫn chưa đủ cho việc đảm bảo chương trình "cải cách". Báo chí nói
nhiều, kêu lắm thì cũng như nước đổ lá môn.
Thi cử hàng năm là một
ngày hội, học sinh đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Thậm chí, nhiều
người còn kêu lên là nếu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao như vậy, thì thi cử làm gì cho
tốn kém.
Thế nhưng, trình độ của
học sinh, sinh viên ra trường, phục vụ xã hội thì quả là... ngao ngán. Hiện
tượng sinh viên ra trường không viết nổi cái đơn xin việc là chuyện bình
thường. (Tôi đã từng chứng kiến một Kỹ sư xây dựng ra trường, đi làm đến 7 năm
mà khi phải tính chu vi một vòng tròn, thì lấy đường kính nhân 2. Bởi vì theo
cô lý luận, thì giỏi lắm nó dài gấp đôi đường kính, hỏi thì không biết số Pi là
gì - Đây là chuyện có thật chứ không hề bịa).
Từ khi một đất nước có
mấy chục trường Đại học, giờ cả nước đã có gần nửa ngàn trường, đủ các thể
loại, đủ các địa phương... Nhưng rồi khi cần một điều gì đó cho quốc kế dân
sinh hoặc đụng chạm đến vai trò của đảng như trưng cầu dân ý, thì đảng vẫn luôn
cho là "dân trí còn thấp".
Chắc rằng chờ đến khi
Việt Nam đủ mỗi xã một trường Đại học thì dân trí sẽ cao hơn chăng?
Nếu nói đến vấn nạn giáo
dục ở Việt Nam, thì ngồi cả ngày không hết chuyện. Phải chăng, điều đó đã phần
nào thể hiện cái điều mà Hồ Chí Minh đã tự hào 70 năm trước, rằng: "Từ
đây, các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" (Hồ
Chí Minh - Thư ngày khai trường 2/9/1945).
Thế nhưng, 40 năm sau, kể
từ khi Hồ Chí Minh tự hào về một "nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam"
đó, theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Giáo dục thì "từ
1945-1985 nước ta vẫn chưa hoàn thành công cuộc xóa mù chữ. Và một nền tảng của
ngôi nhà giáo dục chúng ta chưa có".
GS Trần Kiều, nguyên Viện
trưởng Viện KHGD, Bộ GD&ĐT, nói: “Tôi cũng đồng ý với một số người
rằng, nền giáo dục của chúng ta chưa vượt khỏi phạm vi ứng thí. Người học chỉ
có mục đích vượt qua các kỳ thi, nhất là thi tuyển vào 10, thi đại học. Nếu
không cải cách về thi cử thì tất cả mọi cải cách khác đều vô nghĩa”
Nhưng, những cuộc cải
cách giáo dục ở Việt Nam liên miên từ năm nọ đến tháng kia, dẫn đến một kết quả
là những thất bại liên tiếp. Nhiều người đã ví von rằng những sáng kiến của
công cuộc "cải cách giáo dục" ở Việt Nam không khác gì mấy việc sáng
kiến của Ngân hàng nhà nước cho ra tờ bạc 30 đồng.
Có thể nói rằng, sau
"Cải cách ruộng đất" làm thay đổi tận gốc nền văn hóa Việt, tạo thói
quen cướp bóc có tổ chức trong xã hội, thì việc đưa nhiều thế hệ Việt Nam vào
cuộc "Cải cách giáo dục" triền miên, liên tục đã dẫn cả đất nước vào
trình trạng "dân trí thấp" như ngày nay ở vào thế kỷ 21.
Một kỳ thi tuyển khác lạ
và nhiều ý kiến ở Việt Nam
Kỳ thi Tốt nghiệp PTTH
kết hợp xét tuyển vào Đại học là một kỳ thi theo phương thức mới.
Trước hết, bỏ qua những
phát sinh "không lường trước được" qua những ngày xét tuyển đại học
đợt 1 vừa qua, thì công tâm mà nói đây là một kỳ thi theo chiều hướng tiến bộ
hơn. Những việc làm của Bộ giáo dục trong kỳ thi vừa qua là đáng khích lệ khi
kết hợp hai kỳ thi làm một và lấy kết quả xét tuyển vào các trường Đại học.
Việc đó đã đơn giản hơn cho hàng chục ngàn thí sinh không có khả năng, nguyện
vọng thi Đại học. Trước đây, đã thi tốt nghiệp xong là dù không có khả năng vẫn
đăng ký thi đại học đã trở thành tâm lý chung. Thời ông Bộ trưởng Nguyễn Minh
Hiển tỉ lệ tốt nghiệp THPT là 92,64%, số thí sinh thi đại học, cao đẳng đạt 15
điểm trở lên chỉ có 13,7%.
Tiếp theo là sự đơn giản
hóa dần các thủ tục trong kỳ thi. Việc công bố điểm thi mặc dù bị phản ứng nhiều
trên báo chí ngay trước kỳ thi vì không để cho các báo chí, công ty khác kinh
doanh trên điểm thi của sinh viên mà Bộ đã tập trung thông báo tại website của
Bộ. Điều này loại trừ được hàng chục tỉ đồng tiền của thí sinh và phụ huynh học
sinh khi dùng dịch vụ nhắn tin xem điểm.
Việc các thí sinh và phụ
huynh bị khốn đốn, ùn tắc khi nộp, rút hồ sơ trong đợt một vừa qua, là một sự
lúng túng như Bộ đã từng lúng túng ngay từ đầu khi áp dụng kỳ thi này. Tuy
nhiên với trình độ tin học ngày nay, chỉ cần một phần mềm (Software) cho các
thí sinh nộp và rút hồ sơ trực tuyến là có thể đảm bảo đơn giản hóa đi rất
nhiều việc xét tuyển trực tiếp "đút vào rút ra" như những ngày qua.
Tuy nhiên đã bộc lộ những
vấn nạn khó có thể giải quyết cho nền giáo dục Việt Nam.
Ở một số nước, việc áp
dụng hai kỳ thi làm một này đã diễn ra nhiều năm, vẫn trơn tru và tốt đẹp mà
không đến mức như ở Việt Nam.
Bởi có những đặc thù Việt
Nam, mà có mười ông Bộ trưởng có tài thánh cũng không thể nào giải quyết được.
Còn nhớ, ông cựu Bộ
trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã phát động cuộc cải cách "Hai không" rồi
"Bốn không" cho ngành giáo dục, trong đó việc "Nói không
với bệnh thành tích" để rồi năm đó tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thật
thảm hại. Và để giải quyết vấn đề làm gì với đám học sinh trượt tốt nghiệp trở
thành đa số tồn tại trong xã hội? Ông lại phải cho những thí sinh rớt thi lại.
Để rồi kết quả tổng cộng lại là con số gần như tuyệt đối và cải tiến biến thành
cải lùi.
(Còn nữa)
Hà Nội, ngày 23/8/2015
· J.B
Nguyễn Hữu Vinh
No comments:
Post a Comment