Tuesday, February 26, 2019

CHUYỆN DI DÂN Ở ĐỨC - BS.Trần VănTích


CHUYỆN DI DÂN Ở ĐỨC
BS.Trần VănTích

Nhân bàn chuyện caravan và bức tường trên internet, một anh bạn bên Mỹ muốn tôi kể chuyện chi tiết và nhất là khách quan về vụ làn sóng di dân đổ vào nước Đức trước đây. Đó là lý do tại sao có bài này hôm nay.
Nước Đức vốn không nồng nhiệt tiếp thu người nước khác. Ai cũng biết vụ bài Do Thái. Ai cũng rõ tiếu bang Bayern, tiểu bang có diện tích lãnh thổ lớn nhất Đức, là một tiểu bang bài ngoại.
Mặt khác, ai cũng biết nước Đức là nước đã làm nên phép lạ kinh tế. Đại khái sau Đệ nhị Thế chiến Đức quốc bị chia hai. Tây Đức tan nát, kiệt quệ nhưng không tuyệt vọng, buông xuôi. 
Năm 1949 Konrad Adenauer thuộc đảng CDU đắc cử chức Thủ tướng. Nương tựa vào chương trình Marshall của Hoa Kỳ, nước Đức bắt đầu cố gắng hồi sức về kinh tế tài chánh và hồi sức rất nhanh. Một mặt Tây Đức tiếp nhận cả mấy triệu người tỵ nạn chính trị gốc Đức bị các quốc gia Hung gia lợi, Ba lan và Tiệp khắc trục xuất. Mặt khác, để bổ sung cho lực lượng lao động bản quốc, Đức khuyến khích người Thổ nhĩ kỳ sang Đức làm việc. 
Từ 1963 đến 1966, dưới thời Thủ tướng Ludwig Erhard, cũng thuộc đảng CDU, “Phép lạ kinh tế“ đã có mầm móng từ mấy năm trước, tiếp tục phát triển và bành trướng. Quốc tế nhìn vào nước Đức dân Đức với lòng ngưỡng mộ. 
Năm 1989, sau những biến động chính trị to lớn bên Đông Đức, chính phủ của Thủ tướng Helmut Kohl, vẫn là đảng viên CDU, trực diện đối đầu với cuộc di cư mạnh mẽ của người dân Đông Đức để rồi ngay sau đó, phải è vai gánh nặng món quà lịch sử nước Đức tái thống nhất.
Thời gian qua mau để Đức quốc bước vào triều đại Angela Merkel cũng là Thủ tướng đảng viên CDU và lần này thì “Phép lạ Di dân“ xảy ra.


Tháng chín năm 2015, có một caravan nhỏ ở đâu đó tại miền Nam Châu Âu. Cái caravan đó lọt được vào nước Áo.
Bà Merkel không bàn bạc với bất cứ ai khác, hạ lệnh cho đủ loại tàu hoả của Đức - toàn là loại tàu chạy nhanh và trang bị sang trọng như IC, EC, ICE, không phải loại tàu chợ - thi đua nhau chạy chuyến này chuyến khác sang nước Áo đón đoàn người này.
Tất nhiên là mồm mép chính trị gia Merkel giải thích là vì lòng nhân đạo nhưng trong tim đen thì Merkel tưởng rằng sẽ nhặt, lượm, vồ, chớp được mối khối lượng nhân công rẻ rề mà trẻ măng để phục vụ cho nạn thiếu nhân lực lao động đang rất trầm trọng tại nước Đức.  
Đoàn người đầu tiên đổ bộ xuống München, tiểu bang Bayern, tiểu bang rất nổi tiếng kỳ thị người ngoại quốc. Không biết do ai dàn dựng mà dân München đổ xô ra nhà ga đón dân di cư. Welcome, welcome. Tiếng Đức cũng có từ ngữ tương đương với welcome nhưng sợ di dân không hiểu Đức ngữ nên dân München dùng tiếng Anh để nồng nhiệt đón tiếp họ. 

Thấy cơ may ngàn năm một thuở đã đến, các chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Libanon, Syrie, Maroc, Tunisie, Algérie, Palestine, Égypte, Libye, Érythrée, Nigeria, Sénégal là những nước đang è cổ gánh một khối di dân khổng lồ ăn chực nằm chờ hàng chục năm qua bèn hô hào khối di dân khốn khổ tuyệt vọng đó mau lẹ chạy qua Đức vì Mom Merkel đang dang tay mời chào. 

Lại nữa, đội ngũ buôn người hân hoan và hùng hỗ cộng tác (!) với các chính quyền vừa kể để thi đua nhau chuyển lậu người vào nước Đức. Nước Đức bỗng nhiên phải tiếp nhận cỡ chừng hai triệu người (dân số Đức khoảng tám mươi triệu người). 
Xã hội Đức rối loạn. Di dân xả rác bừa bãi trên xe lửa, nơi nhà ga. Tàu hoả cao tốc đang chạy vun vút, chúng giật dây cơ quan báo động bắt tàu ngừng lại để thử coi cho biết. Chúng không thèm theo lệnh cơ quan di trú đến những nơi thích hợp mà lại xuống tàu bất cứ ga nào chúng muốn. 
Xin nói thêm là người tỵ nạn Việt Nam chúng ta đến đảo nhiều người chỉ còn cái khố nhưng di dân Merkel thì nhiều người ăn mặc rất hợp thời trang và họ dùng những phương tiện thông tin hết sức hiện đại. 
Nhà thương Đức bỗng dưng đầy bệnh nhân mà là loại bệnh nhân mắc những bệnh nhiệt đới, bác sĩ y tá không hề biết đến bao giờ: lao, sốt rét, ký sinh trùng, nhiễm virút lạ v.v.. Bệnh nhân lại thuộc loại chơi cha, đòi hỏi đủ thứ và nhất là rất sẵn sàng dùng hai nắm đấm hay dao găm, lưỡi lê. Không có chỗ chứa, Đức phải dựng lên không biết bao trại tỵ nạn bằng containers. 

Khối di dân chỉ thiếu hai sắc dân: Việt Nam là một và Mỹ là hai. Việt cộng không chuẩn bị kịp nên không có dân Việt nam nào chạy sang được Đức còn Mỹ thì không có công dân Hoa Kỳ nào muốn di tản sang Đức; trong khi đám di dân gồm cả người Mông cổ, người Ấn độ, người Pakistan, người Phi luật tân!


Món quà đầu tiên di dân tặng cho Merkel là vụ sờ soạng nắn bóp vĩ đại ở Vương cung Thánh đường Köln (Cologne trong tiếng Anh) vào dịp Giáng sinh 2015.    Sẵn có trong tay các phương tiện liên lạc hiện đại và hữu hiệu, di dân trẻ tuổi – phần lớn là Hồi giáo – tổ chức gặp nhau tại Köln. Nhiều nhóm thanh niên Hồi giáo tụ tập tại quãng trường trước Thánh đường và thi đua nhau công xúc tu sỉ qua sờ soạng, xoa bóp, cả hôn hít, ôm chặt phụ nữ. 

Cảnh sát hoàn toàn bị động và bất lực vì biến cố xảy ra ngoài sức tưởng tượng và ngoài sự trù liệu. Có bà (hay cô) kể là hôm đó may mà mình mặc quần chứ nếu mặc váy thì đã phải ở truồng chạy thoát về nhà! Đông đảo phụ nữ phải một phen nhục nhã tự cổ chí kim chưa từng xảy ra còn trẻ con thì bị một vố khiếp đảm vô tiền khoáng hậu. Thế rồi sau đó di dân bề hội đồng nữ sinh viên ở Freiburg, di dân lái xe tải đâm vào đám đông giết người hàng loạt ở Berlin, di dân gây hấn nổi loạn đốt cơ sở trú ngụ ở nhiều địa điểm v.v..
Merkel gây tai hoạ cho nước Đức đã đành mà cả Châu Âu cũng bị vạ lây.   Merkel ngoan cố và vô lý đòi phải chia khối di dân ra khắp Liên Âu. Quyết định một mình nhưng lại bắt người khác phải cùng gánh chịu.  

Nước Áo vội vàng xây tường, Hung-ga-ri cũng vậy. Ba lan từ chối nhận di dân viện lẽ đã phải gánh nặng đám di dân chạy từ Nga sang do khủng hoảng Ukraine.  Hung-ga-ri thẳng thắn tuyên bố không nhận di dân khác văn hoá.  Đan mạch tăng cường bảo vệ biên giới với Đức.

Kết quả rất ngoạn mục. Vào dịp bầu cử tháng chín 2017, đảng CDU của Merkel thất bại nặng nề, Merkel mất chức đảng trưởng, giờ chỉ còn chờ hai năm nữa hết nhiệm kỳ thì sẽ về nằm nhà.  
Đồng thời, các phong trào và đảng phái cực hữu bài ngoại bỗng nhiên mọc lên như nấm và lớn lên như thổi.  Đảng AfD cực hữu trước đó chỉ là một bóng mờ trên chính trường Đức hốt nhiên được hưởng ứng mạnh mẽ: AfD lọt vào Quốc hội Liên bang và có mặt trong Hội đồng Đại diện địa phương của tất cả mười sáu tiểu bang CHLB Đức. Asylpolitik – chính sách di dân – trở nên đề tài xung khắc giữa các đảng trong liên minh cầm quyền, giữa CDU và CSU, giữa Merkel và Seehofer, giữa Thủ tướng và Bộ trưởng Nội vụ.
Chính sách di dân đã từng khiến chính phủ suýt tan vỡ.  Chính sách di dân hiện vẫn là đề tài phải tiếp tục mang ra bàn cãi, theo như nhận định của tân nữ Chủ tịch đảng CDU, người thay thế Merkel.
Có thể khẳng định rằng tai hoạ di dân ở Đức trong mấy năm qua là một vấn đề rất hấp dẫn, có thể viết bao nhiêu trang giấy cũng không thể kể hết chi tiết.  Vậy xin phép tạm chấm dứt ở đây.

21.01.2019


No comments:

Post a Comment