Công an vc “giỏi”
lắm. Nếu cần trong vòng vài ngày sẽ bắt
được một thanh niên VN thú tội là hơn 150 năm trước đã ám sát TT Lincoln!
Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995
cho tờ
Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag
Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000,
trở thành
phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University
of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua
trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/. Các
bài viết của Nguyễn Hùng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA
nhưng không phản ánh quan
điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
Vụ
Hồ Duy Hải: Tỉnh muốn trảm, trung ương lắc đầu
04/12/2019
Sau khi
Viện kiểm sát nhân dân tối cao lệnh huỷ án tử hình đối với thanh niên Hồ Duy Hải, trên mạng xã hội xuất hiện video được thu từ một kỳ họp Hội đồng nhân dân Long
An cách đây hai năm.
Video được đưa lại trên
Facebook dẫn lời ông Đinh Văn Sang,
Viện trưởng kiểm sát Long
An nói cần “giết quách” tử tù Hồ Duy Hải nhưng có vẻ ông nói “dứt khoát” chứ không phải “giết quách” như người ta dẫn lại.
Đây là
những gì ông Sang
nói:
"Đã nhiều năm, nhiều kỳ rồi, chúng tôi đề nghị chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh tiếp tục kiến nghị với Quốc hội về vấn đề thi hành dứt khoát cái
vụ tử tù Hồ Duy Hải.
“Tới hiện nay cũng chưa có xi nhê gì hết, lâu lắm rồi và hổng biết ra làm sao. Đề nghị các cơ quan trung ương ở đây các đồng chí tác động giùm bởi vì giam
giữ cái tội này rất cực, phức tạp, ảnh hưởng tình hình chính trị địa phương.”
Điều rõ ràng là người đứng đầu cơ quan công tố muốn nhanh chóng tử hình người mà có lẽ họ biết rằng không gây ra tội ác.
Lý do là dấu vân tay dính máu thu được ở hiện trường không phải là dấu vân tay của ông Hải nhưng chi tiết này bị bỏ ngoài hồ sơ.
Ngoài
ra dao và thớt gỗ được cho là dụng cụ gây án không hề được thu tại hiện trường mà là mua ở chợ.
Nhân chứng duy nhất của vụ án nói nhìn thấy Hồ Duy Hải trong bưu điện, hiện trường của vụ hai nữ nhân viên bị giết chết, không được triệu tập. Trên thực tế nhân chứng này không hề quen biết Hồ Duy Hải và từng khai không chắc người ông nhìn thấy có phải là Hồ Duy Hải không.
Trong
khi đó người yêu của một trong hai nạn nhân cũng được khai là có mặt tại bưu điện vào đêm xảy ra vụ án lại không hề xuất hiện trong hồ sơ vụ án, theo
báo Người lao động.
Còn nhiều sai phạm khác trong
quá trình điều tra vậy mà cả toà sơ thẩm và phúc thẩm ở Long An đều kết án tử hình. Người đứng đầu cơ quan tố tụng tỉnh muốn thi hành án càng
nhanh càng tốt với đủ thứ lý do không thể dùng từ gì khác hơn là ngớ ngẩn. Thế nào là “giam giữ cái tội này rất cực”? Rồi “phức tạp, ảnh hưởng tình hình chính trị địa phương”? Không rõ đã bao tỉnh giết người vì những lý do này? Một người ăn nói trơ tráo như vậy sao có thể đứng đầu ngành kiểm sát tỉnh?
Ông
Sang cũng không phải là người duy nhất đứng ra bảo vệ ngành kiểm sát. Ngay
cả người hiện giờ là Phó thủ tướng thường trực, ông Trương Hoà Bình, từng phát biểu khi còn là chánh án nhân dân tối cao hồi năm 2015:
“Điều tra phát hiện ra nghi can Hồ Duy Hải. Hồ Duy Hải cũng nhận tội có giết người. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác minh
một số chứng cứ khác để chứng minh lời nhận tội của Hồ Duy Hải. Sau đó, Viện Kiếm sát tiến hành truy
tố và đưa ra tòa án xét xử. Tại tòa sơ thẩm bị cáo vẫn nhận tội và bị cáo nhận không có bức cung, nhục hình.”
Tướng Trương Hoà Bình giờ còn là Đại biểu Quốc hội của Long An và không rõ chứng cứ ông nói tới có phải là con
dao và chiếc thớt mua ở chợ để cho vào hồ sơ. Nếu không được chủ tịch nước yêu cầu ngưng thi hành án và những người đứng đầu Quốc hội yêu cầu xem xét lại quá trình điều tra, ông Hồ Duy Hải giờ đã chỉ còn là thây ma.
Điều này khiến có những lời kêu gọi bỏ án tử hình. Cây viết Trương Huy San đăng lại những hình ảnh chưa từng công bố của vụ xử tử những người trong vụ án Minh
Phụng – Epco và viết:
“Không
ai giải oan
cho Tăng Minh Phụng, Phạm Huy Phước, Trần Quang Vinh... Mà ngay cả được giải oan họ cũng chỉ còn là nắm đất. Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh liên quan
tới đất đai,
Minh Phụng,
Tamexco... mà so với tham
nhũng ngày nay thì chỉ là rất "muỗi". Bắn không có giá trị răn đe khi
chính sách quá màu mỡ cho
quan tham đục khoét.
“Thay
vì tử hình, kể cả các ủy viên BCT hay bộ trưởng. Đừng điều tra như trò đùa trong
các vụ như AVG hay PVN... Có người dân nào tin Bắc Son chỉ nhận 3 triệu USD và Minh
Tuấn thì chỉ 200 nghìn bạc lẻ. Làm sao
chỉ có Son,
Tuấn mà tiêu được 8.900 tỷ đồng. Làm sao
tiền hối lộ lại chỉ chi cho cấp cao nhất là hai vị ấy...”
Vụ Hồ Duy Hải chỉ là vụ gần đây nhất chứ không phải là duy nhất trong chuỗi các vụ án oan
sai ở Việt Nam. Chuyện ép cung,
bắt bị can phải chứng minh mình vô tội thay vì cơ quan tố tụng phải có đủ chứng cớ để buộc tội xảy ra thường xuyên. Ngoài ra sự can thiệp của hệ thống chính trị vào các thẩm phán lớn tới mức khả năng xảy ra án oan ở Việt Nam không còn là điều phải nghi ngờ.
Cách
đây nhiều năm khi còn làm cho
BBC Tiếng Việt, tôi cũng đã mở diễn đàn cho công
chúng bình luận về chuyện nên hay
không nên giữ án tử hình. Diễn đàn xuất hiện do công dân Úc gốc Việt Nguyễn Tường Vân bị Singapore kết án treo
cổ và sau đó án đã được thi hành vì
thanh niên gốc Việt buôn ma tuý.
Diễn đàn dẫn lại lời cựu Thủ tướng Anh Quốc Ted Heath, người từng nói về những người ủng hộ án tử hình rằng: ''Phép thử thực sự là liệu người đó có sẵn sàng là người vô tội bị tử hình hay
không?''
Một trong các độc giả từ Canada cũng viết: “Không
có ai có quyền tước đi sinh
mạng người khác.
“Chỉ có những người lãnh đạo dùng án tử hình để xoá đi các bằng chứng sống về các vấn đề xã hội, để trốn tránh trách nhiệm của mình đối với xã hội.
“Án tử hình không bao
giờ có thể giải quyết được các vấn đề xã hội. Nó chỉ kéo xã hội loài người gần hơn về thời nguyên thuỷ, khi con người ta phải chém giết [lẫn] nhau để tranh giành sự sống.”
Cũng có
những độc giả phản đối và kiên quyết bảo vệ việc giữ án tử hình. Nhưng phần đông cho
rằng xã hội nên rộng lượng hơn với những người phạm tội lần đầu, nhất là những người trẻ tuổi.
Đó là trường hợp đã xác định chắc chắn hành vi
phạm tội. Trong trường hợp ông Hồ Duy Hải và nhiều trường hợp điều tra và kết án cẩu thả khác, không có gì có thể biện minh cho chuyện nhiều quan chức khăng khăng đòi tử hình một người mới chỉ bị nghi ngờ chứ không hề chứng minh được rằng họ phạm tội.
No comments:
Post a Comment