Càng gần ngày bàu cử, các “thế lực thù địch”
càng đánh phá Trump quyết liệt hơn với hy vọng hạ bệ Trump để lấy lại vị thế đã
mất.
Chỉ khi sau Trump tái đắc cử mới có thể tự do
mà “quyền đả Kim Jong-un, cước đá Tập Cận Bình" mà thôi!
Tên lửa của Bắc Hàn và quyết định 'quà Giáng sinh' của Kim Jong-un
Laura BickerBBC News, Seoul
·
3 giờ trước
Kim Jong-un sẽ phải có một quyết định quan trọng.
Đàm phán với Donald Trump cho đến giờ không tiến triển như dự
định. Các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt vẫn được áp dụng và có vẻ
như Washington sẽ không có động thái gì dù Bình Nhưỡng yêu cầu họ đưa ra một
thỏa thuận khác để giải quyết vấn đề hạt nhân vào cuối năm nay.
Donald Trump dường như cũng bực bội. Ông một lần nữa nói bóng
gió về các hành động quân sự chống lại Bắc Hàn nếu cần thiết, mặc dù nhấn mạnh
"mối quan hệ tốt" của ông với nhà lãnh đạo Bắc Hàn.
Những tuần tới có thể sẽ có biến chuyển rất quan trọng trong ngoại
giao Mỹ-Bắc Hàn.
Ankit Panda, chuyên gia về Bắc Hàn tại Liên đoàn các nhà khoa
học Mỹ, bình luận với BBC:
"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến nguy cơ trở lại
cuộc khủng hoảng rất quen thuộc vào năm 2020".
"Chúng ta bắt đầu thấy kịch bản mà nhiều người đã cảnh báo
từ những bước đầu của quá trình ngoại giao: Một ông Trump khó tính và cáu kỉnh
đang nhận ra thực tế quan hệ ngoại giao của ông với Bắc Hàn như trong chương
trình truyền hình thực tế."
Căng thẳng và đe dọa mùa Giáng
sinh
Bất chấp bản chất "truyền hình thực tế" của hội nghị
thượng đỉnh Trump-Kim và những cái bắt tay của họ trong chuyến thăm bất ngờ tới
biên giới Bắc Hàn vào tháng 6, Nam Hàn đã từng mô tả quyết định tiếp xúc với
Kim Jong-un của Tổng thống Mỹ là "can đảm".
Họ nói rằng cách tiếp cận của ông khá độc đáo, và có hy vọng
rằng có thể lần này mọi thứ sẽ khác.
Chỉ 15 tháng trước, các nhà lãnh đạo hai miền Bắc và Nam đã nắm
tay nhau tại núi Paektu, lạc quan rằng họ có thể đi đến một thỏa thuận nào đó
để chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Hy vọng đó đã biến mất.
Bình Nhưỡng từ chối đàm phán với Seoul. Tuần trước, Bắc Hàn đã
thực hiện các cuộc tập trận pháo binh gần biên giới biển với miền Nam theo yêu
cầu của Kim Jong-un. Điều này đã vi phạm một thỏa thuận quân sự đạt được giữa
hai nước vào năm ngoái.
Nam Hàn tất có nhiều lý do để thận trọng khi miền Bắc có các
hoạt động ở gần biên giới. Vào tháng 11 năm 2010, các lực lượng Bắc Hàn đã bắn
khoảng 170 quả đạn pháo và tên lửa vào đảo Yeonpyeong, giết chết bốn người Nam
Hàn. Hiện tại có những lo ngại rằng căng thẳng đang bắt đầu bùng phát trở lại.
Không thiếu các dấu hiệu cảnh báo từ Bắc Hàn về việc mối quan hệ
ngoại giao của họ với Washington và Seoul sẽ hướng tới đâu.
Mới đầu tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Ri Thae Song gợi ý rằng
Bắc Hàn có thể tiếp tục các vụ thử tên lửa tầm xa trong vài tuần tới nếu
Washington từ chối thay đổi vị thế đàm phán và rằng "hoàn toàn tùy thuộc
vào Mỹ muốn chọn món quà Giáng sinh nào" - một cụm từ gần như chắc chắn
được chọn để báo chí Hoa Kỳ nhận thấy.
Sau đó, Lãnh tụ Tối cao đã lại lên lưng ngựa trắng tại Paektu,
ngọn núi linh thiêng nhất của Bắc Hàn. Những hình ảnh và bài viết trên truyền
thông nhà nước tràn đầy thông điệp chính trị và ý thức hệ.
Hàng chục bức ảnh cho thấy ông rẽ tuyết trên đường lên đỉnh núi
"cách mạng". Chuyến đi diễn ra vào thời điểm "đế quốc và kẻ thù
giai cấp thực hiện nỗ lực điên cuồng hơn để làm suy yếu tư tưởng, cách mạng và
giai cấp của Đảng ta", nhà lãnh đạo Bắc Hàn được trích lời.
Tuyên bố nói thêm rằng ông đã chuẩn bị cho người dân của mình
sẵn sàng với "sự khắc nghiệt và kéo dài của cuộc cách mạng".
Bắc Hàn đang được cảnh báo về thời kỳ khó khăn trước mặt.
Sự trở lại của người tên lửa?
Kim Jong-un cũng triệu tập một cuộc họp bất ngờ với các nhà lãnh
đạo đảng cầm quyền. Ủy ban chính trị quyền lực nhất của Bắc Hàn sẽ họp vào cuối
tháng 12 để "thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng". Nói một
cách đơn giản, điều này là điềm không tốt. Có thể ông Kim đã bị thuyết phục
rằng các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ không hiệu quả và sẵn đưa ra cá mệnh lệnh mới.
Vậy, người tên lửa đã sẵn sàng để trở lại?
Một số người sẽ nói người tên lửa vẫn luôn ở đó. Năm nay là một
trong những nằm Bắc Hàn có nhiều thử nghiệm tên lửa nhất.
Đất nước còn nghèo và khó khăn của Kim Jong-un tuy vẫn đang bị
quốc tế trừng phạt mạnh mẽ nhưng đã phát triển được ba hệ thống tên lửa mới,
tất cả đều đã được thử nghiệm sau khi cuộc đàm phán giữa ông Trump và nhà lãnh
đạo Bắc Hàn bị đổ bể tại Hà Nội vào tháng Hai.
"Tất cả các tên lửa đều có một số điểm chung", Vipin
Narang, giáo sư nghiên cứu bảo mật tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói hồi
đầu năm nay.
"Chúng dùng nhiên liệu rắn, có thể đặt trên bệ phóng di
động, nhanh, bay thấp và ít nhất tên lửa KN-23 có thể điều khiển trong quá
trình bay, điều này rất ấn tượng.
"Bất kỳ tên lửa nào trong số này đều sẽ đặt ra thách thức
đối với khu vực và hệ thống phòng thủ tên lửa ROK do những đặc điểm trên. Kết
hợp với nhau, chúng là một cơn ác mộng."
Nhưng tất cả 13 lần phóng trong năm 2019 đều bị ông Trump bỏ
qua. Dù gì, ông Kim đã giữ lời hứa sẽ không thử vũ khí tầm xa hoặc vũ khí hạt
nhân.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Bắc Hàn cũng ám chỉ rằng lời hứa này đã
hết hạn và lệnh cấm thử nghiệm sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 12 nếu không có
thỏa thuận với Mỹ.
Phóng vệ tinh?
Kim Jong-un có thể nghĩ rằng nếu ông muốn giành lại sự chú ý của
tổng thống Mỹ và gây áp lực để có một thỏa thuận tốt hơn, nhưng ông sẽ phải làm
lớn hơn và táo bạo hơn. Ngoài ra còn có nhiều bộ phận khác nhau trên các tên
lửa tầm ngắn mới mà ông có thể đang rất háo hức để thử trên các vũ khí tầm xa.
Một cách để thực hiện điều đó là phóng vệ tinh. Về mặt kỹ thuật,
ông sẽ không thất hứa, nhưng sự kiện sẽ được cả trong nước và quốc tế ý.
"Lý do để nghi ngờ rằng sẽ có một vụ phóng vệ tinh rất phức
tạp", Ankit Panda nói, "nhưng nói rộng ra, chúng tôi thấy một số dấu
hiệu, bao gồm bằng chứng về việc phát triển SLV [phương tiện phóng vệ tinh] mới
từ năm 2017 và tăng tần số nhắc đến các hoạt động không gian trên truyền thông
nhà nước năm nay.
"Cũng đã quá lâu không có bất kỳ hoạt động không gian
nghiêm túc nào mặc dù chương trình không gian được duy trì tốt ở Bắc Hàn kể từ
năm 2016."
Các nhà phân tích đang theo dõi
trạm phóng vệ tinh ở Sohae một cách cẩn thận. Địa điểm này là nơi
mà Bắc Hàn đã cam kết tháo dỡ.
Melissa Hanham, một chuyên gia về tình báo nguồn mở và giám đốc
của Dự án Datayo tại Quỹ Tương lai Một Trái đất cho biết: "Chúng tôi chưa
thấy bất kỳ hoạt động nào cho thấy có một thử nghiệm sắp xảy ra.
"Tuy nhiên, đây vẫn là một cơ sở có khả năng hoạt động đầy
đủ. Họ đã không tháo dỡ bệ phóng - họ vẫn có thể thử tên lửa ở đó."
Một phương án khác cho Bình Nhưỡng là thử công nghệ nhiên liệu
rắn mới trên tên lửa tầm xa. Melissa Hanham cho biết loại nhiên liệu này có lợi
thế chiến thuật và sẽ khiến tên lửa tầm xa của Bắc Hàn nhanh hơn và mạnh hơn.
"Tên lửa nhiên liệu rắn dễ trốn được khỏi các vệ tinh do
thám và gián điệp hơn, bởi vì chúng có thể được cấp nhiên liệu mà không nhất
thiết phải có một đoàn xe nhiên liệu xung quanh khiến vệ tinh dễ phát hiện.
Chúng cũng có thể được lưu trữ và phóng nhanh hơn tên lửa nhiên liệu lỏng vì
chúng được nạp nhiên liệu trước và sẵn sàng hoạt động."
Nhưng chắc chắn thử nghiệm tên lửa tầm xa sẽ khiến Washington
coi đó là mối đe dọa đối với Mỹ và có nguy cơ chọc giận Donald Trump?
Tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng đối đầu với Bắc Hàn "phần
lớn đã được giải quyết" vào năm ngoái. Khá khó để ông có thể tuyên bố điều
này trong cuộc đua tái tranh cử khi Bình Nhưỡng bắn tên lửa có khả năng vươn
tới Los Angeles.
Mintaro Oba, cựu nhân viên Bàn Hàn Quốc tại Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ, nhận định:
"Tốt nhất thì Bắc Hàn đang cố gắng để Mỹ chấp nhận đàm phán
theo các điều khoản có lợi cho mình bằng cách tăng cường áp lực. Xấu nhất thì
Bắc Hàn thực ra không có ý định đàm phán, và chỉ tìm cách khiến cho Washington
phải chịu trách nhiệm cho sự leo thang căng thẳng".
"Dù thế nào thì Bắc Hàn cũng có kỹ năng sử dụng các phương
tiện công cộng để đặt gánh nặng và đổ lỗi lên Hoa Kỳ.
"Giống như ông già Noel nói rằng những món quà của bạn phụ
thuộc vào việc bạn là người ngoan hay hư, nếu ông ấy trước giờ vốn không tặng
quà nhiều, có lẽ ông ta đã đưa bạn vào danh sách trẻ hư."
Rachel Minyoung Lee, một nhà phân tích tại NK News, cũng tin
rằng Bắc Hàn đã quyết định rằng các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ không hiệu quả.
"Trên thực tế, tôi nghi ngờ việc Bình Nhưỡng còn có niềm
tin vào kết quả từ chính sách ngoại giao với Mỹ ngay cả trước khi các cuộc đàm
phán ở Stockholm được tổ chức vào tháng 10", cô nói.
Đúng là kế hoạch của Kim Jong-un vẫn chưa rõ ràng nhưng tất cả
các dấu hiệu đến từ Bình Nhưỡng cho thấy họ nghiêm túc về việc đếm ngược này.
Giáo sư John Delury của Đại học Yonsei, Seoul nói với hãng tin
Reuters: "Các tín hiệu cho thấy cửa sổ ngoại giao đang đóng lại nhanh, nếu
không muốn nói là đã đóng hẳn."
No comments:
Post a Comment