Tuesday, November 19, 2019

Tường thuật trực tiếp Biến Mới Nhất tại Hông Kông


Diễn Biến Mới Nhất tại Hông Kông
Tường thuật trực tiếp
Trung Quốc lên án phán quyết của tòa án Hong Kong
Ngày 19/11, một loạt các cơ quan của Trung Quốc ra tuyên bố phê phán phán quyết phúc thẩm bản án tư pháp liên quan “Đạo luật Cấm bịt mặt” của Tòa sơ thẩm Tòa án cấp cao Đặc khu Hành chính Hong Kong.
Người Phát ngôn Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc về công việc Hong Kong - Ma Cao Dương Quang phát biểu:
“Đạo luật Cấm bịt mặt” phát huy hiệu quả tích cực cho chặn đứng bạo lực và rối loạn kể từ khi được thực thi.
Tòa sơ thẩm Tòa án cấp cao Hong Kong ngang nhiên thách thức quyền uy của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và thẩm quyền quản lý của Trưởng Đặc khu hành chính theo pháp luật, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng về xã hội và chính trị.
Mong Chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong và cơ quan tư pháp nghiêm túc thực hiện chức trách theo Luật Cơ bản, cùng gánh vác trách nhiệm chặn đứng bạo lực và rối loạn, khôi phục trật tự xã hội.”
Người Phát ngôn Ủy ban công tác pháp chế của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Tang Thiết Vĩ nói nội dung phán quyết của Toà án cấp cao Đặc khu Hong Kong đã làm “suy yếu nghiêm trọng” quyền quản trị vốn có theo luật pháp của Trưởng Đặc khu và Chính quyền Đặc khu Hong Kong.
Nhân dân Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 19/11 đăng bài bình luận nhan đề “Mưu toan can thiệp vào công việc nội bộ Hong Kong của thế lực nước ngoài ắt sẽ thất bại”.
Bài này nói Trung Quốc “tuyệt đối không cho phép thế lực nước ngoài làm mưa làm gió tại Hong Kong”.Images
Người biểu tình chùm chăn cấp cứu trong lúc ra khỏi Đại học Bách khoa Hong Kong ngày 19/11Image caption: Người biểu tình chùm chăn cấp cứu trong lúc ra khỏi Đại học Bách khoa Hong Kong ngày 19/11
Lối vào ĐH Bách khoa tan hoang sáng 19/11
Hong Kong
Phố chạy vào cổng ĐH Bách khoa Hong Kong sáng 19/11. Theo phóng viên BBC News Rupert Wingfield-Hayes có mặt tại địa điểm này, trong đêm, các nhóm biểu tình đã tạo chiến lũy, cậy gạch, đốt xe con, xe bus để chặn cảnh sát.tty Images
Phố chạy vào cổng ĐH Bách khoa Hong Kong sáng 19/11Image caption: Phố chạy vào cổng ĐH Bách khoa Hong Kong sáng 19/11
Hong Kong có tân cảnh sát trưởng
Hong Kong
Ông Chris Tang, tức Đặng Bính Cường (54 tuổi) vừa được bổ nhiệm làm Cảnh sát trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, thay người tiền nhiệm Stephen Lo (Lư Vĩ Thông) trong lúc cuộc bao vây ĐH Bách khoa Hong Kong chưa chấm dứt.ong Kong
Ông Chris Tang, tức Đặng Bính Cường (trái) vừa được bà Carrie Lam trao quyết định của chính quyền TQ bổ nhiệm ông làm Cảnh sát trưởng Đặc khu hành chính Hong KongImage caption: Ông Chris Tang, tức Đặng Bính Cường (trái) vừa được bà Carrie Lam trao quyết định của chính quyền TQ bổ nhiệm ông làm Cảnh sát trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong
Anh đã bị ép phải trả Hong Kong như thế nào?
Lịch sử Anh - Trung về Hong Kong
Quan điểm của chính phủ Anh từ 1979 là đảm bảo 'tự trị' cho Hong Kong, và biến hợp đồng thuê đất ở Tân Giới sau hạn 1997 thành 'thuê vĩnh viễn'.
Anh có thể trả chủ quyền Hong Kong cho Trung Quốc nhưng giữ các quyền quản trị để đảm bảo ổn định cho nhà đầu tư và nền kinh tế Hong Kong.
Tháng 2/1982, cựu thủ tướng Anh Edward Heath thăm Trung Quốc và được nghe từ chính lời Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc chấp nhận để Hong Kong có quy chế "đặc khu hành chính" nhưng Bắc Kinh phải nắm chủ quyền.
Có vẻ như điểm gặp nhau của hai bên là sự tồn tại của nền kinh tế đặc thù đem lại thịnh vượng cho Hong Kong theo hình chức quản trị Anh Quốc.
Cuộc đàm phán mật từ đó đến 1984 xoay quanh ba khái niệm: chủ quyền (sovereignty), ổn định (stability), và thịnh vượng (prosperity).
Các giá trị như dân chủ, nhân quyền cho người Hong Kong không hề được nêu ra.
Tháng 9/1982, Margaret Thatcher trở thành thủ tướng Anh đầu tiên thăm nước Trung Quốc cộng sản và hai bên thảo luận, mà chưa quyết định về Hong Kong.
Nhưng điều bà cảm nhận lại là thái độ cứng rắn của lãnh đạo Trung Quốc.
Ngày 23/09, ông Triệu Tử Dương tiếp bà Thatcher ở Đại lễ đường Nhân dân và cho biết Bắc Kinh đặtchủ quyềnlên trênthịnh vượngvàổn địnhcủa Hong Kong.
Ngày hôm sau, lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiếp bà Thatcher và nói mạnh hơn, cho Anh 1-2 năm để suy nghĩ.
Trung Quốc nói muộn hơn hạn đó, họ sẽ công bố biện pháp "thu hồi" (recover) lại Hong Kong.
Không chỉ có vậy, như Lady Thatcher tiết lộ trong hồi ký 'The Downing Street Years' (1993), Đặng đã đe dọa trực tiếp bằng câu nói:
"Chúng tôi có thể đưa quân bước sang Hong Kong ngay tối hôm nay (walk in and take Hong Kong back later today) nếu muốn".
Bà Đầm Thép kể lại rằng bà điềm tĩnh trả lời, "Nếu đó là ý định của ngài thì tôi cũng không làm gì được, nhưng đấy cũng là sự sụp đổ của Hong Kong".
Bà Thatcher nói thêm:
"Thế giới sẽ thấy việc chuyển từ quyền lãnh đạo của Anh sang Trung Quốc là thế nào." (The world would then see what followed a change from British to Chinese rule')Images
Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiếp bà Thatcher và cho Anh 1-2 năm để suy nghĩ, muộn hơn hạn đó, họ sẽ công bố biện pháp "thu hồi" (recover) lại Hong Kong. Trên thực tế, Anh Quốc đã phải chấp nhận mô thức 'một quốc gia, hai chế độ' cho Đặng Tiểu Bình đưa ra.Image caption: Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiếp bà Thatcher và cho Anh 1-2 năm để suy nghĩ, muộn hơn hạn đó, họ sẽ công bố biện pháp "thu hồi" (recover) lại Hong Kong. Trên thực tế, Anh Quốc đã phải chấp nhận mô thức 'một quốc gia, hai chế độ' cho Đặng Tiểu Bình đưa ra.
Vẫn còn người biểu tình trong ĐH Bách khoa Hong Kong
Nữ tu giúp một thanh niên ra khỏi ĐH Bách khoa Hong KongImage caption: Nữ tu giúp một thanh niên ra khỏi ĐH Bách khoa Hong Kong
Post update
Các nhóm sinh viên ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong diễu hành thể hiện tinh thần đoàn kết tại khu vực mua sắm du lịch nổi tiếng Myeongdong ở Seoul vào hôm thứ Ba 19/11.mage
Các nhóm sinh viên ở Seoul, Hàn Quốc, ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong KongImage caption: Các nhóm sinh viên ở Seoul, Hàn Quốc, ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong
Cảnh sát đối đầu với sinh viên ở Đại học Bách Khoa Hong Kong
Social embed from facebook
Khoảng 100-200 người biểu tình vẫn cố thủ trong một trường đại học ở Hong Kong bị cảnh sát bao vây.
Những người biểu tình bên trong Đại học Bách khoa được cho là đang thiếu thực phẩm và nước uống và căng thẳng bước sang ngày thứ ba.
Post update
Chính phủ Trung Quốc đã bổ nhiệm tân lãnh đạo cảnh sát Hong Kong, được biết đến như một người cứng rắn.
Chris Tang được biết đến là người có biện pháp mạnh tay với người biểu tình trong Phong trào cổ vũ dân chủ năm 2014.
'Người biểu tình đu dây trốn thoát'
Một số người biểu tình đã trốn thoát khỏi khuôn viên trường đại học Bách Khoa Hong Kong, vốn vẫn bị cảnh sát bao vây, bằng cách đu dây từ cầu xuống đường và được nhiều người lái xe máy đến đón đi.
Khoảng 100 người khác cố gắng rời khỏi Đại học Bách khoa đã phải đối mặt hơi cay và đạn cao su. Một số đã bị bắt giữ.
Nhà chức trách cho biết có 116 người bị thương trong vụ bạo lực hôm thứ Hai.
Trump nên lên tiếng về Hong Kong
"Hoa Kỳ rất quan tâm sâu sắc đến tình trạng bất ổn chính trị và bạo lực ở Hong Kong," Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hôm thứ Hai.
Ông Pompeo kêu gọi chính quyền thành phố phải giải quyết những yêu cầu của công chúng và Trung Quốc phải tôn trọng những hứa hẹn về sự tự do của thành phố này.
Ông Pompeo nói với các phóng viên rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tôn trọng những lời hứa của mình với người dân Hong Kong và cho biết chính quyền thành phố có trách nhiệm chính trong việc mang lại sự yên bình cho Hong Kong.
"Bất ổn và bạo lực không thể giải quyết chỉ bằng những nỗ lực của lực lượng thực thi pháp luật. Chính phủ phải thực hiện các bước rõ ràng để giải quyết mối quan tâm của công chúng, trong khi kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về các sự cố liên quan đến biểu tình."
            Bắc Kinh lên tiếng về phán quyết mặt nạ
Cơ quan lập pháp Trung Quốc tuyên bố các tòa án Hong Kong không có quyền phán quyết về tính hợp hiến của văn bản luật theo luật Cơ bản của thành phố, trong đó bao gồm một lệnh cấm bịt mặt.
Bắc Kinh khẳng định họ nắm giữ thẩm quyền duy nhất đối với các vấn đề hiến pháp của Hong Kong.
Tuyên bốvđược đưa ra một ngày sau khi tòa tối cao Hong Kong phán quyết rằng lệnh cấm đeo mặt nạ trong các cuộc biểu tình công cộng là vi hiến.
Kêu gọi của Hoa Kỳ ngày 11/11
Trước đó ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố về Hong Kong:
“Hoa Kỳ đang quan sát tình hình ở Hong Kong với sự lo lắng cao độ. Chúng tôi lên án bạo lực ở mọi phía, bày tỏ thông cảm với nạn nhân bạo lực dù quan điểm chính trị của họ ra sao, và kêu gọi mọi phía - cả cảnh sát và người biểu tình – hãy kiềm chế. Chúng tôi lặp lại kêu gọi của Tổng thống Trump muốn giải pháp nhân văn cho các vụ biểu tình.
Sự chia rẽ gia tăng trong xã hội Hong Kong cho thấy nhu cầu có đối thoại rộng lớn và thành thật giữa chính phủ, người biểu tình và công dân nói chung. Hoa Kỳ thúc giục chính phủ Hong Kong xây dựng đối thoại với công chúng Hong Kong, bắt đầu nỗ lực để giải quyết các quan ngại đằng sau dẫn tới biểu tình. Chúng tôi cũng thúc giục người biểu tình hãy hồi đáp nỗ lực đối thoại.
Hoa Kỳ tin rằng sự tự trị của Hong Kong, sự trung thành với pháp trị, và cam kết bảo vệ tự do dân sự là chìa khóa giúp duy trì vị trí đặc biệt của nơi này theo luật Mỹ, cũng như cho thành công của “Một quốc gia, Hai hệ thống” và cho sự ổn định tương lai và phồn thịnh của Hong Kong. Chúng tôi thúc giục Bắc Kinh tôn trọng cam kết trong Tuyên bố Chung Anh – Trung Quốc, trong đó có cam kết Hong Kong sẽ “hưởng mức độ tự trị cao” và rằng nhân dân Hong Kong sẽ tận hưởng nhân quyền, tự do biểu đạt và tụ họp hòa bình - những giá trị cốt lõi mà chúng tôi chia sẻ với Hong Kong.”

Lý tưởng của Đại học Bách khoa Hong Kong
Trang web của Đại học Bách khoa Hong Kong dùng câu trong Kinh Dịch, 'Khai vật thành vụ, lệ học lợi dân (开物成务 励学利民, tiếng Anh là To learn and to apply, for the benefit of mankind) làm motto ca trường.
Xây dựng trên nền tảng Trường Thương mại Hương Cảng năm 1937, đây là cở sở giáo dục trên cấp phổ thông đầu tiên có ngân khoản từ quỹ công. Sau Thế Chiến 2, từ 1947, trường được nâng cấp thành Học viện Kỹ thuật Hong Kong, và từ 1956, nhận được tiền hiến tặng 1 triệu đô la từ Hội Kỹ nghệ Trung Hoa.
Sau đó, chính phủ Hong Kong cho xây khu cơ sở mới ở điểm mới. Trường khai trương chính thức ở địa ̣̣điểm này năn 1957 trong buổi lễ do Sir Alexander Grantham, Thống đốc Hong Kong khi đó chủ trì.
Từ 1972, trường có tên là Bách khoa Hong Kong, và từ 1994 có tên là Đại học Bách khoa Tổng hợp - Hong Kong Polytechnic University, viết tắt là PolyU.
Tình nguyện viên cho Hội Chữ Thập Đỏ 'được vào ĐH Bách khoa'
PolyU Hong Kong
Trang Hong Kong Free đăng trên Twitter rằng các nhóm tình nguyện làm cho Hồng Thập tự được cảnh sát cho phép vào khuôn viên ĐH Bách Khoa sau khi có tin số người bị thương nhiều.
Tan hoang trong ĐH Bách khoa Hong Kong
Hong Kong
Cảnh sát chĩa súng vào một người ngã xuống đống đổ vỡ trong ĐH Bách khoa. Phóng viên BBC Gabriel Gatehouse tìm thấy các đầu đạn cao su, "bắn không chết người nhưng gây đau đớn".


No comments:

Post a Comment