Alan Donald, Đại sứ Anh tại Trung Quốc hồi năm 1989 tiết lộ.
Trích: "Sinh
viên khoác tay nhau nhưng họ bị xe bọc thép cán, trong đó có cả binh lính. Sau đó xe bọc thép cán đi cán lại trên thân
thể họ để làm thành 'bánh' và thi thể họ bị xe ủi chuyển đi. Xác người bị
đốt rồi xả xuống cống."
"Bốn nữ sinh viên
cầu xin tha mạng nhưng họ bị đâm." Ngưng trích.
Số người
chết trong vụ thảm sát Thiên An Môn 'là khoảng 10.000'
·
25 tháng 12 2017
Theo BBC
Vụ quân đội Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình ở Quảng trường
Thiên An Môn năm 1989 đã làm ít nhất 10.000 người thiệt mạng, theo tài liệu
mới được công bố của Anh.
Số liệu được nêu trong một điện tín ngoại giao bí mật do ông
Alan Donald, Đại sứ Anh tại Trung Quốc hồi năm 1989, gửi đi.
Nguồn tiết lộ con số này là bạn của một thành viên trong Hội
đồng Nhà nước Trung Quốc, vị đại sứ cho hay.
Những ước tính trước đây về số người chết trong các cuộc biểu
tình dân chủ Thiên An Môn là vào khoảng vài trăm cho đến trên 1.000 người.
Theo một thông báo của Trung Quốc hồi cuối tháng 6/1989, 200
người dân và vài chục nhân viên an ninh đã thiệt mạng ở Bắc Kinh sau cuộc đàn
áp "những kẻ nổi dậy phản cách mạng" hôm 4/6/1989.
Bức điện của ông Donald được gửi đi hôm 5/6. Ông cho biết nguồn
tin của mình là một người "truyền lại thông tin từ một người bạn thân,
người hiện đang là ủy viên của Hội đồng Nhà nước [Trung Quốc]".
Hội đồng này thực chất là nội các chính phủ của Trung Quốc và
do thủ tướng làm chủ tịch.
Bức điện của ông Donald được giữ tại Kho lưu trữ Quốc gia Anh ở
London. Hồi tháng 10, tài liệu này được giải mật và trang tin HK01 đã được
xem.
Ông Donald nói nguồn tin của ông là đáng tin cậy, và là người
luôn "thận trọng để tách biệt sự thật với suy đoán và tin đồn."
Ông viết: "Các sinh viên tưởng là họ có một giờ đồng hồ để
rời quảng trường nhưng chỉ sau năm phút, các xe tăng đã tấn công.
"Sinh viên khoác tay nhau nhưng họ bị xe bọc thép cán,
trong đó có cả binh lính. Sau đó xe bọc thép cán đi cán lại trên thân thể họ để
làm thành 'bánh' và thi thể họ bị xe ủi chuyển đi. Xác người bị đốt rồi xả
xuống cống."
"Bốn nữ sinh viên cầu xin tha mạng nhưng họ bị đâm."
Ông Donald nói thêm rằng "một số ủy viên của Hội đồng Nhà
nước cho rằng nội chiến sắp xảy ra."
Cuộc biểu tình chính trị kéo dài bảy tuần trước khi quân đội
được điều đến. Đó là đợt biểu tình lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc thời cộng
sản.
Vụ thảm sát Thiên An Môn cho đến nay vẫn là chủ đề hết sức nhạy
cảm ở Trung Quốc.
Trung Quốc cấm các nhà hoạt động kỷ niệm và kiểm soát rất
chặt các thảo luận trên mạng về sự kiện này, thậm chí còn kiểm duyệt các ý
kiến chỉ trích.
Tuy vậy, cuộc thảm sát Thiên An Môn vẫn được các nhà hoạt
động trên thế giới kỷ niệm hàng năm, đặc biệt là ở Hong Kong và Đài Loan.
No comments:
Post a Comment