Đau rát và đỏ ở đầu lưỡi
21/10/2019
Thính
giả Chon
Nguyen hỏi:
"Thưa Bác sĩ,
Tôi bị đau rát ở đầu lưỡi và đỏ. Xin Bác sĩ chỉ giùm tôi cách chữa trị.
Cảm ơn Bác sĩ"
Bác sĩ
Hồ Văn Hiền trả lời:
“Đau
rát ở đầu lưỡi và đỏ” chỉ là những triệu chứng, chúng ta
phải biết nhiều chi tiết hơn về hoàn cảnh, bịnh nhân, bịnh sử của căn bịnh mới trả lời được một cách có ý nghĩa. Ví dụ ở trẻ em lưỡi đỏ tươi như trái dâu, đi kèm theo
sưng họng và nóng sốt có thể do nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn streptococcus, chữa bằng kháng sinh
penicillin, và bịnh có khi gây biến chứng ở tim và khớp (thấp khớp cấp, acute rheumatic
fever). Nếu là ở người già nghiện thuốc lá thì bác sĩ sẽ nghĩ nhiều hơn đến khả năng thiếu vitamin hay khả năng ung
thư.
Nói
chung , lưỡi đỏ và đau là dấu hiệu của viêm lưỡi (glossitis) làm các nhú
(papillae) trên mặt lưỡi đổi màu.
Nguyên
nhân thường gặp:
- Dị ứng , hay gây kích thích
(irritant) do thuốc, thức ăn
- Tổn thương do bị thức ăn quá nóng gây phỏng, do các dây niềng răng
(braces) cắt vào lưỡi
- Do
thiếu chất dinh dưỡng; ví dụ thiếu máu do
thiếu
vitamin B12, folate, sắt (Fe) ;
bịnh tự miễn nhiễm như bệnh Sjogren (Sjögren’s
syndrome), trong đó các tuyến nước miếng và nước mắt bị hư hại, làm khô miệng.
- Nhiễm trùng do nấm (vd Candida), vi khuẩn hay siêu vi
(Herpes virus).
- Ung
thư lưỡi/miệng ít gặp (3% tổng số ung thư) nhưng cần định bịnh càng sớm càng tốt. Ung thư phía trước (squamous cell cancer
of the oral tongue) thường bắt đầu như một vết loét một bên của đầu lưỡi, dễ chảy máu và kéo dài lâu ngày không lành. Ung
thư của phần gốc lưỡi phía (
squamous cell cancer of the base of the tongue) có thể không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện được, thường rất trễ. Người trên 50 tuổi, uống rượu, hút thuốc, bệnh giang mai, răng lởm chởm, bén cắt vào lưỡi là những yếu tố cơ nguy.
- Hội chứng Rát Miệng (Burning Mouth
Syndrome, BMS), hay còn gọi là Bịnh “đau lưỡi”
(glossodynia, glossa=lưỡi,
odyna=đau ). Nếu bác sĩ đã thăm dò tất cả các câu hỏi trên mà vẫn không có yếu tố nào giúp cho định bịnh một nguyên nhân chính xác giải thích đau
lưỡi thì đây là định bịnh mà bác sĩ sẽ nghĩ đến. Đại đa số bịnh nhân là đàn bà ( tỷ lệ 7/1 cho đến 31/1), đa số ở người phụ nữ đã tắt kinh, và có những triệu chứng khác của thời sau khi nghỉ kinh (postmenopausal).
Phụ nữ gốc Á châu cũng như người Da Đỏ dễ mắc chứng này hơn người da trắng.
Bác sĩ
khám bịnh một bịnh nhân đau lưỡi và miệng kéo dài và khó giải quyết sẽ cần biết bịnh nhân bao
nhiêu tuổi, nam
hay nữ (trường hợp đây là nam);
có hút thuốc lá hay không, có nhai
thuốc lá hay ăn trầu không (ở Việt Nam); trước đây có bịnh herpes lở miệng không; có bị "dời ăn"
(zona, shingles, herpes zoster) trên mặt hay không; có những thực hành khẩu dâm (oral
sex) hay không (ví dụ gần đây một số người trung niên mắc bịnh ung thư đầu và mặt nhiều hơn trước do nhiễm virus HPV); bịnh nhân có thuộc về thành phần nghề nghiệp dùng lưỡi nhiều như nói nhiều hay không (
tuy nhiên lưỡi là một cơ mạnh nhất của cơ thể nếu tính theo
tỷ lệ cân nặng của bộ phận này); có bị ợ chua hay không; và có khám nha sĩ chưa (đau khớp hàm mặt [TMJ pain], xem có răng đau hay
không; đau lưỡi ở phần nào, phía sau mà ở giữa hay về một bên
(unilateral), hay hai bên (bilateral); đau lúc nói chuyện, từ lúc bắt đầu hay nói bao
nhiêu lâu thì đau; đau thế nào, rát, phỏng hay buốt; có chạy lan ra vùng nào
không (irradiation of pain), ví dụ trên mặt, má, bên phải hay trái; đau cường độ thế nào
(intensity), làm gì thì bớt đau (ví dụ xịt thuốc tê bán phổ biến có
benzocaine [vd Chloraseptic Sore Throat Relief Spray] có bớt đau không, bác sĩ có cho dùng thuốc xylocain súc miệng cho đỡ đau không?)
Trước khi đi bác sĩ gia đình khám, nên chuẩn bị những câu trả lời như trên.
Chữa trị
Nếu bác sĩ nghĩ nguyên nhân là nhiễm trùng, bs
sẽ cho dùng thuốc chống nấm, chống vi khuẩn thích hợp, hay cho bịnh nhân dùng các chất vitamin như B12, folate hay chất sắt bị thiếu.
Bịnh nhân nên giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng với bàn chải tốt (không bị xơ), đúng phương pháp;nhớ chải trên mặt lưỡi để làm sạch các thức ăn, vi
khuẩn dính trên nhú lưỡi; dùng vòi nước xịt răng
(waterpik), dùng chỉ răng
(floss), thuốc sát trùng súc miệng; tránh thức ăn quá cay,
chua (nước trái cây); tránh dùng thuốc súc miệng có lauryl
sulfate; ăn chậm lại để tránh cắn vào lưỡi; tránh hút thuốc lá.
Có thể dùng thuốc tê xịt vào lưỡi để giảm đau.
Đa số các tổn thương trên lưỡi mau lành vì các tế bào của các nhú lưỡi thay thế nhanh . Một nửa các nhú lưỡi phụ trách vị giác thay đổi mới trong 10-15 ngày.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 7
tháng 10 năm 2019
No comments:
Post a Comment